Làm sao để học sinh cảm thụ văn bản truyện tốt, làm sao để các em vận dụng tốt các kĩnăng và kiến thức về tác phẩm truyện vào bài nghị luận văn chương,… Ngườigiáo viên không chỉ hướng dẫ
Trang 12.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 22.2 Thực trạng của vấn đề trước khi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm 42.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề
7
2.3.1 Biện pháp 1: Rèn luyện kĩ năng cho học sinh so sánh nhân vật
văn học ở tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích)
7
2.3.2 Biện pháp 2: Rèn luyện kĩ năng cho học sinh so sánh ở cấp độ tác
phẩm truyện( hoặc đoạn trích)
9
2.3.3 Biện pháp 3: Rèn luyện kĩ năng cho học sinh so sánh ở cấp độ đề
2.3 4 Biện pháp 4: Rèn luyện kĩ năng so sánh cho học sinh ở cấp độ
khuynh hướng tư tưởng ( Đối với học sinh giỏi) 142.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
16
Trang 2I MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài.
Trong nhà trường phổ thông, Ngữ văn là môn khoa học xã hội có vai tròrất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người HọcNgữ văn vừa giúp người học có trình độ học vấn phổ thông vừa giúp người họcphát triển và hoàn thiện về mặt nhân cách, giúp các em biết yêu cái hay cái đẹp,ghét cái xấu, biết cách ăn nói, giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày Giúp họcsinh cảm nhận và bày tỏ ý kiến về cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương làmột trong những sứ mệnh của người giáo viên để hoàn thành mục tiêu giáo dục
ấy Làm sao để từ những nội dung vấn đề của tác phẩm các em có thể bộc lộnhững đánh giá, suy nghĩ riêng của cá nhân mình qua các bài viết một cách sâusắc, toàn diện ?
Tác phẩm truyện có ảnh hưởng rất lớn trong nhận thức và hình thànhnhân cách của học sinh Tuy nhiên, mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn khôngchỉ dừng lại ở việc đọc hiểu các tác phẩm truyện, mà từ đó còn rèn cho học sinh
kĩ năng thực hành, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về tác phẩm Đó chính là
kĩ năng nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Thực tế, trong các đề bàitrong sách giáo khoa hay các đề thi vào THPT yêu cầu tái hiện kiến thức về cácvăn bản văn học (nghị luận văn học) luôn chiếm 50% số điểm của bài thi Trong
đó phần nghị luận văn học về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là một trongnhững đơn vị kiến thức thuộc cấu trúc đề thi Từ tầm quan trọng đó đã đặt ranhiều băn khoăn, trăn trở đối với giáo viên phụ trách bộ môn Ngữ văn Làm sao
để học sinh cảm thụ văn bản truyện tốt, làm sao để các em vận dụng tốt các kĩnăng và kiến thức về tác phẩm truyện vào bài nghị luận văn chương,… Ngườigiáo viên không chỉ hướng dẫn học sinh bám vào đặc trưng thể loại, vào kiếnthức cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) mà cònphải hướng dẫn cho các em những cách vận dụng những kĩ năng hợp lí để giúpbài văn hay, sinh động hơn
Trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), kĩ năng sosánh không phải là một kĩ năng mới lạ Song trên thực tế trong khung kiến thứcchương trình, kĩ năng này lại không được hệ thống thành kiến thức riêng biệt,bài bản Chính vì vậy, khi viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạntrích) việc sử dụng kĩ năng so sánh học sinh thường lúng túng, nhiều em khônglàm được, nếu có thì hiệu quả đạt được chưa cao Bởi vậy, với học sinh khối 9,
để thực hiện mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng đại trà và chất lượng mũinhọn thì việc hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm truyện bằng kĩ năng so sánh
là một nhu cầu bức thiết đối với học sinh và cả với người dạy
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THCS thịtrấn Cành Nàng nhiều năm ôn thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh đạt nhiềuhọc sinh giỏi cho trường, bản thân thấy được vai trò ý nghĩa lớn của đổi mớiphương pháp trong dạy và học hiện nay Để góp phần nho nhỏ trong việc nângcao kiến thức cho học sinh và việc đổi mới phương pháp trong quá trình giảngdạy và ôn luyện cho học sinh lớp 9 môn Ngữ văn, tôi xin góp một phần cách
hiểu, cách rèn luyện học sinh qua đề tài: Rèn luyện kĩ năng so sánh nhằm nâng cao hiệu quả viết văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Trang 3cho học sinh lớp 9 trường THCS thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước Với
đề tài này, bản thân tôi mong muốn đưa lại hiệu quả cao trong dạy và học Ngữ
văn THCS Vì vậy rất mong được sự ủng hộ và chia sẻ của các đồng nghiệp!
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Với đề tài Rèn luyện kĩ năng so sánh nhằm nâng cao hiệu quả viết văn
nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho học sinh lớp 9 trường THCS thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước, tôi mong muốn nâng cao chất lượng giờ
học tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và kĩ năng viết bài văn nghị luận vănchương về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cũng như tạo được niềm yêu thíchcủa các em học sinh với bộ môn Ngữ văn Hơn thế, tôi cũng mong được chia sẻnhững kinh nghiệm cá nhân với các đồng nghiệp để góp phần nâng cao hơn nữachất lượng bộ môn Ngữ văn đáp ứng mục tiêu giáo dục mà cả xã hội đang kỳvọng
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài Rèn luyện kĩ năng so sánh nhằm nâng cao hiệu quả viết văn nghị
luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho học sinh lớp 9 trường THCS thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước, tôi sẽ tập trung nghiên cứu các khai thác, sử
dụng kĩ năng so sánh có hiệu quả cho học sinh lớp 9 khi làm kiểu bài nghị luận
về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết : Nghiên cứu tài liệu, để nắm rõnhư thế nào là dạy học so sánh và áp dụng vào bài học ra sao
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Trong công tácgiảng dạy giáo viên hiểu rõ tâm lí, năng lực của từng đối tượng học sinh, thôngqua bài kiểm tra để đánh giá chất lượng học sinh, điều tra khảo sát thực tế giáoviên và học sinh về tình hình tiếp cận, sử dụng kĩ năng so sánh để thu thập thôngtin; thống kê, xử lý số liệu…
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Phân tích và xử lý số liệu kết quả bàikiểm tra trước và sau khi áp dụng đề tài
II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Kiểu bài văn nghị luận là một kiểu bài chiếm thời lượng lớn trong chươngtrình THCS Các em được học văn nghị luận từ học lớp 7, lớp 8 và lớp 9 Ở lớp
7, các em được học kiến thức khái quát chung về văn nghị luận và chú trọng haiphép lập luận chứng minh và giải thích Lớp 8, học sinh được học tiếp về vănnghị luận ở nội dung cách viết bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm, tự
sự và miêu tả Ở lớp 9 đã có sự kế thừa, nâng cao kiến thức về văn nghị luận Đó
là cung cấp cho các em phép lập luận phân tích và tổng hợp trong văn nghị luận;
là kiến thức và kĩ năng về kiểu bài nghị luận văn chương và nghị luận xã hội Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe
một tư tưởng, quan điểm nào đó Mỗi một bài nghị luận đều phải có luận điểm,
luận cứ và lập luận Trong một bài văn có thể có một luận điểm chính và cácluận điểm phụ Luận điểm được xem là linh hồn của bài văn nghị luận Bởi luậnđiểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình
Trang 4thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.Luận điểm phải đúng đắn, chân thực, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sứcthuyết phục Để làm sáng tỏ luận điểm phải cần tới lí lẽ, dẫn chứng (luận cứ) làđưa ra làm cơ sở cho luận điểm Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thìmới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục Và lập luận là cách nêu luận cứ đểdẫn đến luận điểm Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyếtphục [7] Với bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) học sinh tiếptục cần phải nắm vững vừa phải vận dụng linh hoạt những kiến thức chung vềvăn nghị luận vào bài làm Vì nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là
“trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay
nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặcđoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.” [9] Từ đó,
ta thấy bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là kiểu bài có tínhchất tổng hợp cao, đòi hỏi người viết không chỉ nắm vững tác phẩm truyện màcòn phải biết bày tỏ chính kiến riêng của mình về vấn đề nghị luận Vì vậy khiviết bài phải sử dụng nhiều thao tác nghị luận Trong chương trình THCS, họcsinh được học các thao tác lập luận thành bài riêng biệt là phép lập luận chứngminh, phép lập luận giải thích, phép lập luận phân tích và tổng hợp Phép lậpluận chứng minh là dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận
để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy [7] Phép lậpluận giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất,quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tưtưởng, tình cảm cho con người [7] Phép lập luận phân tích là phép lập luận trìnhbày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật,hiện tượng Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vậndụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu, và cả phép lập luận giảithích, chứng minh [9] Phép lập luận tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung
từ những điều đã phân tích Không có phân tích thì không có tổng hợp Lập luậntổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phầnhoặc toàn bộ văn bản [9] Ngoài ra khi tìm hiểu các bài văn mẫu làm ngữ liệucác em còn được làm quen với phép lập phép lập luận so sánh
Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ
biên thì “so sánh là nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau,
khác nhau hoặc sự hơn kém” Theo “Từ điển Tu từ – phong cách học – thi pháp học” của tác giả Nguyễn Thái Hoà (NXB Giáo dục) thì “so sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe” Trong thực tế đời
sống, so sánh trở thành một thao tác phổ biến, thông dụng nhằm đáp ứng nhucầu nhận thức, đánh giá của con người trong nhiều lĩnh vực và hoàn cảnh Vớimôn Ngữ văn trong nhà trường THCS, khái niệm so sánh cần phải được hiểu
theo theo những lớp nghĩa cơ bản Thứ nhất, so sánh ở phạm vi là một phép tu từ
từ vựng ở phần kiến thức Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 6 tập 2: so
sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
Trang 5để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt [6] chủ yếu giúp các em phát
hiện ra các phép so sánh có trong tác phẩm văn học Từ đó học sinh tìm ra tácdụng của biện pháp so sánh trong khả năng biểu đạt nội dung của văn bản cũngnhư tài năng sử dụng ngôn ngữ của tác giả Thứ hai, trong văn nghị luận kĩ năng
so sánh trong nghị luận văn học là một thao tác lập luận như các thao tác lậplụân mà các em đã được học (phép lập luận chứng minh, phép lập luận giảithích, phép lập luận phân tích và tổng hợp): So sánh là đối chiếu hai hay nhiều
sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhauhay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mìnhđang bàn luận [11] Như vậy, so sánh là phương pháp nhận thức trong đó đặt sựvật này bên cạnh một hay nhiều sự vật khác để đối chiếu, xem xét nhằm hiểu sựvật một cách toàn diện, kỹ lưỡng, rõ nét và sâu sắc hơn Tuy nhiên, so sánh vănhọc như một kiểu bài nghị luận văn học lại chưa được cụ thể bằng một bài học
độc lập trong chương trình Ngữ văn THCS Từ những khái niệm trên khi vận
dụng so sánh vào việc rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích) sẽ giúp cho học sinh hiểu rõ hơn đối tượng (có thể là nhữngchi tiết, nhân vật, hình tượng, quan niệm, …), cảm nhận được những mới mẻ,độc đáo của đối tượng văn học cũng như những sáng tạo của nghệ sĩ Để rènluyện và hướng dẫn học sinh thực hiện tốt kĩ năng này nói riêng, cảm thụ vănhọc nói chung, về phía học sinh, giáo viên cần phải chỉ đường cho học sinh biếtcách sử dụng so sánh khi làm bài một cách cụ thể, dễ nhớ, dễ hiểu
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1 Tình hình địa phương:
Thị trấn Cành Nàng là đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc huyện BáThước, cách Thành phố Thanh Hóa khoảng 110 km về phía Tây Là một Thịtrấn huyện lỵ, là một trung tâm buôn bán sầm uất của huyện Bá Thước Thị trấnCành Nàng được chia thành 5 đơn vị khu dân cư ( 5 khu phố) trải dài theo Quốc
lộ 217 với chiều dài khoảng 3 km Trường THCS Thị trấn Cành Nàng đóng tạiphố 3 thị trấn Cành Nàng
2.2.2 Tình hình nhà trường:
- Từ ngày 01/10/ 2014 UBND Huyện phê duyệt đề án: Thành lập trườngtrung tâm các lớp chất lượng cao ở Trường THCS Thị trấn Cành Nàng, nhàtrường đã tuyển sinh thu hút nhiều học sinh năng khiếu trên địa bàn huyện vềhọc tại trường nên đa phần đối tượng học sinh nói chung, học sinh khối lớp 9 nóiriêng đều chăm ngoan và có ý thức học tập tốt
- Tình hình đội ngũ giáo viên: Ban giám hiệu: 03, giáo viên 22, nhân viên
03 Có 2 tổ chuyên môn: Tổ Tự nhiên 13, tổ Xã hội 9 ( trong đó môn Ngữ văn
có 4 đồng chí)
- Thực trạng chương trình: Trong chương trình Ngữ văn ở bậc Trung học
cơ sở, phần đọc hiểu văn bản chiếm một thời lượng khá lớn trong chương trình.Với chương trình lớp 9, đọc hiểu văn bản là 59 tiết/175 tiết (chiếm 33.7%) thìđọc hiểu tác phẩm truyện là 29/59 (chiếm 49.2% thời lượng), đọc hiểu tác phẩmthơ là 15/175 tiết (chiếm 25.4% thời lượng), còn lại các thể loại khác là 15/175tiết (chiếm 25.4% thời lượng)
Trang 6- Thực trạng nhận thức của giáo viên Ngữ văn trong nhà trường khi giảngdạy kĩ năng so sánh:
Nội dung
Mức độ
GV đã hiểu, hướngdẫn, vận dụng
Chưa thựchiện
Hiểu được vai trò của kĩ năng so sánh trong
bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc
đoạn trích)
Hướng dẫn học sinh vận dụng kĩ năng so
sánh trong bài văn nghị luận về tác phẩm
truyện (hoặc đoạn trích)
Hướng dẫn HS vận dụng kĩ năng so sánh
trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích) có tính bài bản, hệ thống
Qua điều tra và thực tế trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy: Với giáo viêndạy Ngữ văn, rèn kĩ năng so sánh cho học sinh thật sự rất cần thiết và quantrọng Tuy nhiên thực tế việc hướng dẫn học sinh kĩ năng này còn mang tính chủquan tìm kiếm, mày mò từ kinh nghiệm cá nhân nên một số giáo viên còn e ngại
và chưa rèn học sinh vận dụng kĩ năng này nhiều
Thực trạng nhận thức của học sinh đối với môn Ngữ văn về việc thực hiện
kĩ năng so sánh:
Nội dung
Mức độ
HS đã sử dụng,hiểu, vận dụng
Chưa thựchiện
HS đã hiểu được vai trò của kĩ năng so sánh
trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích)
HS hiểu được vai trò của kĩ năng so sánh
trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích)
HS vận dụng kĩ năng so sánh trong bài văn
nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn
Trang 7hứng thú với văn chương và tạo nên những sản phẩm cảm thụ văn chương củahọc sinh có giá trị thật sự chưa nhiều
Kết quả qua bài kiểm tra của học sinh: Sau khi được phân công giảng dạy
môn Ngữ văn 9 trong năm học 2015 - 2016, kết quả bài kiểm tra nghị luận vềtác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) của học sinh lớp 9 chưa được cao Qua bàikiểm tra tiết 48 (Kiểm tra truyện trung đại - học kỳ I) và tiết kiểm tra 120 (Viếtbài tập làm văn số 6- học kỳ II) với đề bài có một câu yêu cầu học sinh cảm thụtác phẩm truyện thì kết quả chưa đạt như kì vọng của giáo viên
Lớp số Sĩ
Điểm
9 - 10
Điểm 6,5 – 8,5
Điểm 5,0 – 6,0
Điểm 3,0 – 4,5 Điểm dưới 3
năng tiếp thu, cảm nhận tác phẩm văn chương khi các em vận dụng vào làm bài
tập Bởi vậy, trên thực tế hàng năm khả năng lĩnh hội cũng như kĩ năng làm bàivăn ở các em đạt kết quả chưa cao như mong muốn của người dạy Trong cácbài kiểm tra văn về phần truyện hay các bài viết nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích) trong chương trình Ngữ văn 9, xa hơn là kì thi vào PTTH chấtlượng bài làm chưa cao, nhiều em bài thi môn Ngữ văn chỉ đạt dưới 5 Thậm chímột số em trong đội tuyển học sinh giỏi khi làm bài này chưa hay, sâu sắc Mộtphần là do các em chưa chịu tích luỹ kiến thức giữa các tác phẩm văn chươngvới nhau, chưa có ý thức tự học, tự tìm tòi sáng tạo mà còn mang thói quen ỷ lại,thụ động vào sự hướng dẫn của thầy cô, hoặc tài liệu tham khảo Ngoài ra cònnguyên nhân chính khác là các em chưa hiểu so sánh giữa các tác phẩm là phải
so sánh cái gì ? So sánh như thế nào?
Ngoài kết quả chưa cao từ các đề kiểm tra trên thì khi kiểm tra vở bài tậpcủa học sinh, tôi nhận thấy các bài tập trong sách giáo khoa có vận dụng kĩ năng
so sánh các em đều làm chưa đạt yêu cầu Bên cạnh kết quả chưa mấy khả quantrên của học sinh đại trà, thì chất lượng học sinh giỏi cũng đạt chưa cao
Về phía học sinh ở bậc THCS nói chung và học sinh khối 9 nói riêng khảnăng sử dụng kĩ năng so sánh chưa tốt Phần lớn các em chỉ cảm nhận bằng cảmtính vai trò của những kĩ năng này và vận dụng nó còn tùy tiện mà chưa có bàibản, khoa học Hơn nữa kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)đòi hỏi học sinh phải có những nhận xét, đánh giá về truyện Các nhận xét, đánhgiá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải xuất phát từ ýnghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tácphẩm được người viết phát hiện và khái quát Đồng thời phải được trình bày rõràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục
Tuy nhiên thực tế, trong xu thế xã hội và tình hình học Ngữ văn hiện nay,học sinh chưa thực sự ham học chịu khó tìm tòi, góp nhặt, tích lũy để xâu chuỗi
Trang 8thành hệ thống kiến thức mà còn bị các thú tiêu khiển hấp dẫn từ đời sống mạng
ảo lôi kéo Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sosánh nhằm nâng cao hiệu quả viết văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn
trích) cho học sinh lớp 9 trường THCS thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước với
mong muốn cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực, đưa lại hiệu quảcao trong dạy và học Ngữ văn
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Biện pháp 1: Rèn luyện kĩ năng cho học sinh so sánh nhân vật văn học ở tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích).
Nhân vật văn học là khái niệm chỉ hình tượng cá thể người trong tác phẩmvăn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương diệnriêng Ðối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôngiữ vị trí trung tâm Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranhthiên nhiên, những lời bình luận đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạngcho tác phẩm nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là việcxây dựng nhân vật Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồnngười đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con ngườiđược nhà văn thể hiện Tô Hoài đã có lí khi cho rằng "Nhân vật là nơi duy nhấttập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác" [3] Vì vậy, nghị luận
về nhân vật trở thành con đường quan trọng nhất để đi đến giá trị hiện thực, giátrị nhân đạo của tác phẩm, để nhận ra lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn
Khi nghị luận về nhân vật ta cần làm bật thông điệp mà người nghệ sĩ gửigắm ở nhân vật qua các phương thức, phương tiện, phương pháp thể hiện như:lai lịch, ngoại hình, lời thoại, nội tâm, hành động, … của nhân vật Tuy nhiên đểlàm bật những phương diện này ta không chỉ dừng lại đơn thuần ở nhân vật màphải đặt nhân vật trong tương quan với các nhân vật khác hoặc có thể là mâuthuẫn, xung đột kịch Khi nghị luận về nhân vật, ta có thể đối chiếu, so sánh, …các kiến thức để làm nổi bật nhân vật
Ví dụ 1: Đề bài: Cảm nhận về nhận vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em
Thúy Kiều” (trích “Truyện Kiều”) của Nguyễn Du
Với đề bài này yêu cầu học sinh phải biết nghị luận về nhân vật Khi cảmnhận nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (trích “TruyệnKiều”), học sinh bám những lời thơ giới thiệu của Nguyễn Du về Kiều để bày tỏsuy nghĩ, tình cảm của mình cho nhân vật Tuy nhiên để bài viết trình bày nổibật về bức chân dung tuyệt sắc giai nhân Thúy Kiều vật thì học sinh cần phải đốisánh việc đại thi hào giới thiệu về Thúy Vân, Thúy Kiều Đồng vận dụng kiếnthức đã học về thi pháp trung đại để làm sáng tỏ về nhân vật Thúy Kiều Bởi nếu
tả nàng Vân, nhà thơ chỉ dành 4 câu thì tả Thúy Kiều nhà thơ dành tới 12 câuthơ Với Vân, nhà thơ chủ yếu tả vẻ đẹp ngoại hình, còn với nàng Kiều vẻ đẹpcủa nàng là cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn Và so với Vân, nàng có phần hơn cả
về tài và sắc Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả vẫn dùng những hình tượng nghệthuật ẩn dụ qua thủ pháp ước lệ, tượng trưng: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu Nếu
vẽ Vân, nhà thơ cụ thể ở khuôn mặt, làn da, mái tóc, thì tả Kiều nhà thơ thiên
về gợi và chỉ tập trung ở đôi mắt nhưng vẫn tạo được một ấn tượng chung về vẻ
Trang 9đẹp của một tuyệt thế giai nhân Chọn đôi mắt để thể hiện vẻ đẹp của Kiều, tácgiả đã thể hiện sự tinh anh nhất của con người, nó thể hiện tâm hồn và trí tuệ của
mỗi con người ở Kiều, đôi mắt của nàng như làn thu thuỷ - làn nước mùa thu
dợn sóng gợi lên một vẻ đẹp trong sáng, long lanh, linh hoạt Còn đôi lông mày
thì như nét xuân sơn, nét vẽ núi mùa xuân lại gợi nên một đôi mày thanh tú trên
gương mặt trẻ trung của người đẹp Vẻ đẹp của Kiều khiến hoa đã phải "ghen"
(tức), liễu đã phải "hờn" (giận) Không chỉ vậy, sắc đẹp của nàng có thể khiến
nghiêng nước nghiêng thành Không chỉ đẹp về nhan sắc, Kiều còn đẹp ở tài
năng Nếu tả nhan sắc, nhà thơ chỉ dành một phần thì khi tả tài Thúy Kiều nhàthơ dành số lượng câu chữ đến hai phần Vốn bản chất thông minh trời phú, tàicủa Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cảcầm (đàn), kì (cờ), thi (thơ), hoạ (vẽ) Trong đó nổi bật nhất là tài đánh đàn củanàng Tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu (nghề riêng), vượt lên trêntất cả mọi người (ăn đứt) Quả thật, nghe tiếng đàn của nàng khiến lòng ngườiđều rung động Tả tài đàn của Kiều cũng là nhà thơ ca ngợi cái tâm đặc biệt củanàng Cung đàn “ bạc mệnh” mà Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòngcủa một trái tim đa sầu, đa cảm Như vậy vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp của cả sắc -tài – tình, vẻ đẹp của một quốc sắc thiên hương Cũng như Thuý Vân, chân dungcủa Kiều là chân dung mang tính cách, số phận Vẻ đẹp của Kiều khiến tạo hoáphải ghen ghét, đố kị nên dự báo số phận của nàng sẽ éo le, đau khổ Qua sự đốisánh ta thấy được sự tinh tế và tài tình của Nguyễn Du khi tả chân dung ngườiđẹp
Ví dụ 2: Đề bài: Cảm nhận vẻ đẹp của tình cha trong truyện ngắn “Chiếc
lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng [14]
Với đề bài này, học sinh phải nắm vững kiến thức bài văn yêu cầu là một bài
nghị luận văn học về nhân vật trong tác phẩm truyện (người cha – anh Sáu) Để
làm rõ được tình cảm cha con thiêng liêng, sâu nặng ở người cha đáng kính này,
ta rất cần phải vận dụng kỹ năng so sánh Đó là việc ta đối chiếu diễn biến tâm
lí, hành động giữa anh Sáu với bé Thu trong lần gặp gỡ của hai cha con sau támnăm xa cách Được về thăm nhà sau bao năm ở chiến khu, khao khát đốt lònganh Sáu là được gặp con, được nghe con gọi tiếng ba, được ôm đứa con bé bỏngtrong vòng tay yêu thương Vì thế, về gần tới nhà, thoáng thấy bóng con, anhSáu vô cùng xúc động, không chờ xuồng cập bến, anh nhón chân nhảy thót lên
xô chiếc xuồng tạt ra rồi vội vàng bước những bước dài Tiếng gọi "Thu!Con…" anh phải kìm nén bao lâu nay bỗng bật ra thật cảm động, làm người đọcthấy nghẹn ngào Nhưng ngược lại với điều anh Sáu mong muốn, bé Thu - congái anh lại ngơ ngác, hốt hoảng rồi vụt chạy và kêu thét lên khiến người cha đaukhổ, hai tay buông thõng như bị gãy Rồi suốt ba ngày nghỉ phép, anh khôngdám đi đâu xa, chỉ quanh quẩn gần con Song, anh càng xích lại gần nó càng lùixa; anh càng khao khát được nghe tiếng “ba” từ lòng con, nó càng không gọi
Bị con cự tuyệt, anh Sáu đau khổ nhưng vẫn cố nén thất vọng để yêu thương và
bù đắp cho con…
Phát hiện ra sự đối lập trong lần gặp gỡ giữa cha con anh Sáu, giáo viên sẽgiúp học sinh thấy được tấm lòng người cha mêng mang, dành tình yêu thươngcon hết mực của anh Sáu Không chỉ vậy, để học sinh hiểu rõ hơn nữa tình cha
Trang 10con sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của cuộc chiến tranh, giáo viên còn hướngdẫn học sinh tích hợp kiến thức văn học sử Truyện “Chiếc lược ngà” đượcNguyễn Quang Sáng viết năm 1963, khi nhà văn đang hoạt động ở chiến trườngNam Bộ Giáo viên gợi nhớ cho học sinh bối cảnh xã hội nước ta được gửi gắmtrong tác phẩm lúc bấy giờ Đó là thời kì diễn ra cuộc chiến tranh chống đế quốc
Mĩ Là tinh thần cả dân tộc hi sinh tất cả vì nền độc lập cho dân tộc Vì vậy câuchuyện của cha con anh Sáu không còn là chuyện một nhà mà là câu chuyện củamuôn nhà trong thời chiến Rộng ra đó còn là chuyện của muôn thời, muôn đời.Giá trị sâu xa, lay động lòng người được gợi ra từ nhân vật, từ tác phẩm cần phảiđược ta tìm hiểu từ những thao tác so sánh, tích hợp quý giá ấy
Như vậy, mục đích của việc hướng dẫn học sinh so sánh nhân vật trongtác phẩm truyện là để :
- Các em tìm thấy những nét riêng của nhân vật
- Các em phát hiện ra khả năng sáng tạo vô cùng và kì diệu của các tác giả đãtạo nên sự phong phú hấp dẫn cho thế giới văn học, đem đến những cảm nhậnvừa lạ vừa quen cho người thưởng thức…
Để học sinh đạt được hiệu quả nhờ kĩ năng so sánh khi học và cảm thụvăn thì trước hết ta cần tạo lập cho các em các bước so sánh nhân vật Cụ thể:
- Xác định được nhân vật cần nghị luận trong tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Xác định được vấn đề nghị luận về nhân vật cần nghị luận trong tác phẩmtruyện (hoặc đoạn trích)
- Hình dung được những đặc điểm cơ bản về nhân vật cần nghị luận trong tácphẩm truyện (hoặc đoạn trích) như: lai lịch, diện mao, lời nói, cử chỉ, …
- Nhân vật khiến ta liên tưởng tới những nhân vật nào trong chính tác phẩm (nếucó), hoặc nhân vật trong các tác phẩm văn chương khác đã học (hoặc đọc thêm),hoặc các sự kiện xã hội nào đã và đang diễn ra
- Từ sự so sánh ấy ta rút ra nhận xét về thông điệp cuộc sống của tác giả gửigắm trong tác phẩm văn học
Như vậy, thao tác so sánh nhân vật trong tác phẩm truyện chính là chìakhoá để các em bước vào tìm hiểu và phát hiện ra những nét riêng của nhân vậttrong tác phẩm đồng thời cảm nhận được vẻ đẹp phong phú của tác phẩm, mở ranhững khả năng khám phá về thế giới hình ảnh kì diệu trong văn học
2.3.2 Biện pháp 2: Rèn luyện kĩ năng cho học sinh so sánh ở cấp độ tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích).
Khi hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm truyện, người giáo viên sẽhướng dẫn các em cảm thụ văn bản theo đặc thù của thể loại văn chương Saubước khám phá đó để giúp các em hiểu sâu, nắm kĩ hơn tác phẩm ta có thểhướng dẫn học sinh thao tác so sánh ở cấp độ tác phẩm Trong kiểu bài nghịluận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), dạng đề yêu cầu học sinh phải vậndụng kĩ năng so sánh tương đối nhiều, đặc biệt là trong quá trình ôn luyện bồidưỡng học sinh mũi nhọn Mục đích của việc so sánh giữa tác phẩm này với tácphẩm kia để phát hiện ra :
- Những tác phẩm trước nó để thấy sự kế thừa và cách tân
- Những tác phẩm sau nó để thấy đặc điểm của văn chương thời đại và sự pháttriển của văn chương nói chung
Trang 11- Những tác phẩm cùng thời để thấy được sự độc đáo.
- Những tác phẩm của chính nhà văn để thấy vẻ riêng, nét riêng hoặc một quyluật chung nào đó
Để làm được điều này, thì giáo viên cũng phải hướng dẫn cho học sinhcách so sánh, tích hợp:
- Xác định vấn đề cần nghị luận trong tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Vận dụng những kiến thức đã học để phát hiện ra tác phẩm có điểm chung vàriêng gì so với các tác phẩm khác (có thể cùng hoặc khác thời)
- Từ sự so sánh đó rút ra những nhận xét khái quát, nâng cao
Ví dụ 1: Với đề bài: Từ truyện cổ tích dân gian “Vợ chàng Trương” và
“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, em hãy chỉ rõ sự sáng tạo của nhà văn Nguyễn Dữ trong tác phẩm“Chuyện người con gái Nam Xương”
Để giúp các em phát hiện được sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn trongtác phẩm thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh tiến hành các bước:
- Đọc truyện cổ tích dân gian “Vợ chàng Trương”.
- Phát hiện và liệt kê những điểm giống và khác giữa truyện cổ tích dân gian
“Vợ chàng Trương” với “Chuyện người con gái Nam Xương” bằng hệ thống
các ý trả lời cho các câu hỏi:
? Sự việc chính trong truyện cổ tích “Vợ chàng Trương” và“Chuyện người con
gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ?
“Vợ chàng Trương” “Chuyện người con gái Nam Xương”
- Vũ Nương và Trương Sinh lấy nhau
Vừa cưới vợ xong đã phải đi lính
- Vũ Nương ở nhà phụng dưỡng mẹ
già, nuôi con nhỏ Để dỗ con, nàng
thường chỉ bóng mình trên tường mà
bảo đó là cha nó
- Giặc tan Trương Sinh trở về, nghe lời
con nhỏ, nghi oan là vợ mình không
chung thuỷ
- Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình
xuống sông Hoàng Giang tự vẫn
- Khi hiểu ra nỗi oan của vợ, Trương
Sinh đã lập đàn giải oan cho nàng ở
bến sông ấy
- Trương Sinh xin mẹ “đem trăm lạngvàng” cưới Vũ Nương Vừa cưới vợxong đã phải đi lính
- Vũ Nương ở nhà phụng dưỡng mẹgià, nuôi con nhỏ
- Giặc tan Trương Sinh trở về, nghelời con nhỏ, nghi oan là vợ mìnhkhông chung thuỷ
- Vũ Nương bị oan, bèn gieo mìnhxuống sông Hoàng Giang tự vẫn
- Một đêm Trương Sinh cùng con traingồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóngtrên tường và nói đó chính là ngườihay tới đêm đêm Lúc đó chàng mớihiểu ra vợ mình bị oan
- Phan Lang tình cờ gặp lại Vũ Nươngdưới thuỷ cung Khi Phan Lang trở vềtrần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoavàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh
- Trương Sinh lập đàn giải oan trênbến Hoàng Giang Vũ Nương trở về