Sau thời gian suy nghĩ và tìm tòi, đầu năm học 2015 – 2016, tôi đã mạnh dạn chọn lấy đề tài: “Một vài biện pháp rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ cho học s
Trang 1PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẦN MỞ ĐẦU
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong môn Ngữ Văn, văn nghị luận chiếm vị trí rất quan trọng Nó
giúp học sinh hình thành và phát triển tư duy, khả năng lập luận và thuyết
phục; giúp các em khi trưởng thành có tư duy lôgic và năng lực biểu đạt
những vấn đề của đời sống Vì vậy, văn nghị luận được bố trí dạy ngay từ
lớp 7, tiếp tục rèn luyện và nâng cao ở lớp 8, lớp 9 Các tiết làm văn nghị
luận cũng chiếm một thời lượng không nhỏ ở lớp 9, giúp học sinh có kĩ
năng làm bài nghị luận hoàn chỉnh và tiếp tục nâng cao ở bậc trung học phổ
thông Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là kiểu bài thuộc nhóm nghị luận
văn học Đây là kiểu bài khó so với văn nghị luận nói riêng và phân môn
Tập làm văn nói chung Ở kiểu bài này, đòi hỏi học sinh phải có năng lực
phân tích, đánh giá từ khái quát đến cụ thể, có sự hiểu biết về văn học và
đặc biệt là kĩ năng trình bày Mặt khác, kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải
thề hiện được năng lực tiếp nhận, cảm thụ thơ của mình
Thực tế, ngay từ tuổi mẫu giáo, các em đã làm quen với thao tác đọc
và cảm nhận thơ ở cấp độ đơn giản Đến bậc Tiểu học, mức độ cảm thụ thơ
được nâng lên một bước mới: đọc diễn cảm, chỉ ra cái hay, cái đẹp trong
đoạn thơ, phát hiện những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài
thơ Đến bậc Trung học cơ sở, cảm thụ thơ được nâng lên một bước để đáp
ứng yêu cầu cao hơn Nhưng đối với học sinh lớp 9 thì kĩ năng viết văn của
các em ở kiểu bài này còn nhiều hạn chế Các em chưa định hình được các
bước tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ Chính vì lẽ
đó, kiến thức tạo lập văn bản nghị luận về văn học lại trở thành vấn đề xa lạ
đối với các em Vậy đối với giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9,
ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về văn học, tôi
Trang 2còn phải quan tâm đến phương pháp rèn kĩ năng làm văn nghị luận về một
đoạn thơ, bài thơ cho các em Bởi điều này sẽ giúp cho các em có khả năng
lập luận chặt chẽ, trình bày những lí lẽ, dẫn chứng một cách sáng sủa, giàu
sức thuyết phục khi bày tỏ ý kiến của bản thân về một đoạn thơ, bài thơ
Sau thời gian suy nghĩ và tìm tòi, đầu năm học 2015 – 2016, tôi đã mạnh
dạn chọn lấy đề tài: “Một vài biện pháp rèn luyện kĩ năng làm văn nghị
luận về một đoạn thơ, một bài thơ cho học sinh lớp 9” làm đề tài nghiên
cứu cho năm học này
II LỊCH SỬ ĐỀ TÀI:
Đề tài mà tôi nghiên cứu đã được nêu nhiều trong các sách về phương
pháp giảng dạy phân môn Tập làm văn và được nhiều giáo viên nghiên cứu
viết thành sáng kiến kinh nghiệm Tuy nhiên, các giải pháp trong sách là
những giải pháp khắc phục cho học sinh bậc Trung học cơ sở nói chung Ở
từng thể loại, từng kiểu bài cần phải có những giải pháp thiết thực hơn, sâu
sát hơn, phù hợp với đặc điểm yếu kém của học sinh từng nơi Là giáo viên
giảng dạy môn Ngữ văn, tôi đã thấy được những nhược điểm ấy và đề ra
các giải pháp thích hợp để rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận về một đoạn
thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9
III PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài này là những suy nghĩ, kinh nghiệm của bản thân tôi tích lũy
trong nhiều năm học Đây là đề tài mới được nghiên cứu nên chỉ áp dụng
được đối với môn Ngữ văn 9 (phần văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ)
ở trường Trung học cơ sở Thuận Thành và mới áp dụng trong năm học
2015 – 2016
IV MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Từ những thực tiễn và cơ sở trên đề tài này nhằm mục đích giúp cho
học sinh lớp 9 có được kĩ năng làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài
thơ Đề tài nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người học và nâng cao chất
Trang 3lượng bộ môn Ngữ văn Các em sẽ có được kĩ năng từ viết đúng, dần dần
hướng tới viết hay, có ý tứ sâu xa, lời lẽ ngắn gọn, hàm súc, bài viết mạch
lạc, gợi cảm và có sức thuyết phục Đề tài còn có thể đánh thức cảm xúc
của đồng nghiệp trong quá trình dạy học để họ nhận thấy sự cần thiết trong
việc dạy học sinh cảm thụ tác phẩm thơ và trình bày một cách khoa học,
thuyết phục người đọc
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
I THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI:
Năm học 2014 – 2015, tôi được Ban giám hiệu phân công giảng dạy
hai lớp 9 với 77 học sinh Khi giảng dạy đến kiểu bài nghị luận về một
đoạn thơ, bài thơ, tôi nhận thấy các em còn gặp nhiều khó khăn ở bài viết
này Kĩ năng viết văn của các em chưa thật thành thạo Đa phần các em còn
lúng túng trong cách diễn đạt Bài viết còn rời rạc, khô khan, dùng từ đặt
câu chưa chính xác, bố cục chưa rõ ràng, luận điểm, luận cứ và lập luận
cũng chưa có sức thuyết phục cao Một số bài vốn từ rất nghèo nàn nên
diễn đạt lủng củng, dài dòng không thoát ý, mắc nhiều lỗi chính tả Ở bài
viết Tập làm văn số 7 (nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ), các em đạt
được kết quả như sau:
Năm
học Lớp
Tổng số
Điểm Giỏi
Điểm Khá
Điểm Trung bình
Điểm Yếu
2014-2015
Qua bảng số liệu trên, tôi nhận thấy rằng số học sinh có điểm Yếu ở
bài viết số 7 trong năm học 2014-2015 ở 02 lớp chiếm khá cao: 19/77 học
sinh (tỷ lệ 24,7%) Còn số học sinh có điểm Trung bình chiếm: 39/77 học
sinh (tỷ lệ 50.6%) Bản thân tôi trăn trở và dành thời gian tìm hiểu lý do
Theo tôi, là do các nguyên nhân sau:
- Thứ nhất: Các em chưa nắm sâu nội dung bài thơ, đoạn thơ Kiểu bài nghị
luận về một đoạn thơ, bài thơ đòi hỏi học sinh phải có sự hiểu biết về nội
dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ thì mới phân tích được Vốn kiến
thức đó, các em có được từ đâu? Tất nhiên là từ phần đọc- hiểu văn bản
Thế nhưng do các em còn quá lười nên chưa nắm chắc kiến thức ở phần
đọc- hiểu văn bản Điều đó khiến bài viết ở bài Tập làm văn của các em
còn đơn điệu, chưa phong phú, sắc sảo Nội dung bài viết còn sơ sài Vì
Trang 5vậy, các em đã gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ý để làm bài văn nghị
luận
- Thứ hai: Học sinh không lập dàn bài trước khi viết Vì thế, bài làm của
các em có bố cục chưa rõ ràng Các em cứ nhớ gì viết nấy nên bài viết còn
lộn xộn, chưa theo trình tự, còn mắc lỗi về lập ý, không làm nổi bật vấn đề
nghị luận Các em chưa hiểu được dàn ý là nội dung sơ lược của bài văn
Đó là hệ thống suy nghĩ, tìm tòi, nhận xét, đánh giá của học sinh dựa trên
yêu cầu cụ thể của đề bài Dàn bài trong Tập làm văn chẳng khác nào là
bản thiết kế xây dựng ngôi nhà, bản kế hoạch sản xuất của một xí nghiệp để
thực hiện chỉ tiêu sản xuất
- Thứ ba: Các em còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, trình bày thiếu logic,
không mạch lạc Đa số các em còn nghèo nàn vốn từ ngữ nên diễn đạt còn
lủng củng hoặc có vốn từ nhưng sử dụng chưa phù hợp trong mọi hoàn
cảnh Các em chưa biết lựa chọn các hình ảnh tiêu biểu để phân tích mà
làm nổi bật luận điểm Mặt khác khả năng cảm thụ và phân tích chi tiết
nghệ thuật, điểm sáng nghệ thuật còn hạn chế Bên cạnh đó, các em còn
lúng túng trong việc xây dựng một đoạn văn, trong việc diễn đạt những suy
nghĩ của mình vào bài viết
Từ thực trạng trên đây, tôi nhận thấy rằng: muốn rèn luyện kĩ năng
làm văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9, bản thân tôi
cũng như học sinh phải cố gắng thật nhiều mới đem lại kết quả cao Do đó,
ngay từ đầu năm học 2015-2016, khi được phân công tiếp tục giảng dạy
Ngữ văn lớp 9, tôi đã thử nghiệm một số biện pháp nhằm giúp học sinh làm
tốt kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Muốn vậy, tôi cần giải
quyết tốt các vấn đề sau:
- Trước hết, tôi yêu cầu học sinh phải nắm chắc những kiến thức đã học ở
các đoạn thơ, bài thơ Bởi vốn kiến thức này nó sẽ giúp cho các em rất
nhiều trong việc làm rõ luận điểm, làm nội dung của bài viết được sâu sắc
Trang 6hơn Muốn làm được điều này, tôi phải hướng dẫn các em tích hợp với giờ
dạy văn bản
- Để có luận điểm rõ ràng thì các em phải đọc kĩ yêu cầu đề bài, xác định
giới hạn phạm vi yêu cầu của đề và trả lời được câu hỏi: Điều nổi bật nhất
để làm rõ vấn đề là gì? Điều đó được biểu hiện qua những chi tiết nào?
Làm được điều này nghĩa là tôi đã giúp cho các em tìm hiểu đề và tìm ý
- Lập dàn bài cho một bài văn nghị luận là bước không thể bỏ qua Bởi vì
xây dựng dàn bài trước khi viết bài sẽ có rất nhiều ưu điểm Bài viết sẽ liền
mạch, các ý được sắp xếp theo trình tự hợp lí hơn Nhờ thế mà bài viết
tránh được tình trạng mất cân đối, đầu voi đuôi chuột
- Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu được các nhận xét,
đánh giá và cảm thụ riêng của người viết Những nhận xét, đánh giá ấy phải
gắn với sự phân tích, bình giảng ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, biện pháp tu
từ, nội dung cảm xúc của tác phẩm Đối với kiểu bài nghị luận về một đoạn
thơ, bài thơ cần phân tích thẩm bình (cảm thụ) theo mạch cảm xúc của
đoạn thơ, bài thơ Muốn đạt được yêu cầu trên khi viết bài, tôi luôn lưu ý
cho các em phải lựa chọn các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu mà phân tích; biết
lựa chọn từ ngữ phù hợp mà diễn đạt để nội dung bài viết chính xác, phong
phú hơn Mặt khác, tôi còn hướng dẫn các em viết phần Mở bài - Thân bài
-Kết bài sao cho đạt được kết quả tốt
II CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Để khắc phục tình trạng trên đây tôi đã tiến hành các giải pháp sau:
1 Tích hợp với giờ dạy văn bản
- Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ hội tụ cả hai yếu tố: năng
lực cảm thụ văn chương và phương pháp làm bài nghị luận Lời văn của bài
nghị luận phải chặt chẽ, thể hiện chính kiến của người viết lại vừa phải gợi
cảm, sinh động, thể hiện sự rung động với tác phẩm Đây là điểm khác biệt
với các dạng văn khác Trong thực tế, không phải học sinh nào cũng có khả
Trang 7năng cảm thụ ngay từ khi tiếp xúc với tác phẩm Trong quá trình đổi mới
phương pháp dạy học, học sinh làm trung tâm chủ thể của tiếp nhận Nói
như thế cũng không phải coi nhẹ vai trò chủ đạo, hướng dẫn của thầy Đặc
biệt là sự dẫn dắt để học sinh phát hiện, khắc sâu những điểm sáng và chi
tiết nghệ thuật trong đoạn thơ, bài thơ Và đó cũng là việc làm thường
xuyên của tôi trong mỗi giờ dạy văn bản thơ Đây là bước chuẩn bị quan
trọng để các em làm tốt kiểu bài này
Ví dụ: Khi giảng dạy văn bản “Sang thu” của Hữu Thỉnh, tôi luôn dẫn
dắt để các em có thể cảm nhận được khoảnh khắc giao mùa của tự nhiên
thật đẹp, gieo vào lòng người những rung động nhẹ nhàng Các em cảm
nhận được bài thơ là sự chuyển đổi rất tinh vi của đất trời khi hạ dần qua và
thu đang tới Qua khổ thơ một, tôi đã giúp các em nhận ra điểm sáng và
nghệ thuật trong đoạn Tác giả không dùng những thi liệu về mùa thu như
những nhà thơ khác: cảm nhận mùa thu qua sắc vàng của hoa cúc, của lá
ngô đồng hay lá khô xào xạc Hữu Thỉnh đón nhận thu về bằng một hương
vị đặc biệt: hương ổi
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se”
Giữa những âm thanh, màu sắc và hương vị đặc biệt của mùa thu đang lan
tỏa, chỉ có hương ổi làm nhà thơ bất chợt xao lòng Đó là hương vị không
dễ dàng nhận ra, “hương ổi” dịu êm trong gió thu đã đánh thức xúc cảm
trong lòng tác giả Hương thơm ấy không chỉ lan tỏa mà là “phả” thành
từng luồng đậm đặc vào gió se đặc trưng của mùa thu Có lẽ đó là sức sống
dạt dào mà Hạ muốn tặng cho Thu Màn sương Thu cũng muốn tận hưởng
trọn vẹn khoảnh khắc giao mùa mà chùng chình chưa muốn bay đi:
“Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
Trang 8Không gian có sự hòa hợp của hương ổi dịu dàng, gió thu nhè nhẹ và sương
thu mơ màng tạo nên một ấn tượng mà ta khó lòng quên được “Sương thu”
được nhân hóa, “chùng chình” là sự rung rinh lay động của làn sương hay
chính là tâm trạng bâng khuâng trong tâm hồn con người? Có lẽ là cả hai
Vạn vật trong thời khắc chuyển mùa càng trở nên duyên dáng, nhịp nhàng
Cảm quan tinh tế của nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng, rất duyên
dáng để rồi xao xuyến: “Hình như thu dã về” Bước đi của mùa thu được
cảm nhận không chỉ bằng khứu giác, xúc giác, thị giác mà còn là tất cả sự
rung động của tâm hồn Thu về trong sự cảm nhận tinh tế của một hồn thơ
đầy ắp tình yêu tha thiết với mùa thu quê hương
- Ngoài việc giúp cho học sinh phát hiện và khắc sâu những điểm
sáng và chi tiết nghệ thuật trong đoạn thơ, bài thơ tôi cũng không quên
cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tác giả, hiểu rõ hoàn cảnh
sáng tác của tác phẩm Bởi hoàn cảnh sáng tác của bài thơ có vai trò rất
quan trọng khi cần đánh giá, nhận xét một tác phẩm văn học Đặt tác phẩm
vào hiện thực xã hội lúc đó, các em sẽ hiểu rõ và nhìn nhận đúng hơn về
tâm trạng, hành động suy nghĩ của nhân vật trong một tác phẩm hay tình
cảm, cảm xúc của nhân vật được thể hiện trong một bài thơ Từ đó có thể
làm rõ vấn đề: Tại sao đối tượng lại có hành động, suy nghĩ như vậy? Hành
động suy nghĩ đó bộc lộ tâm trạng, cảm xúc như thế nào? Tâm trạng, cảm
xúc đó nói lên phẩm chất gì của đối tượng?
Ví dụ: Khi làm bài văn nghị luận với đề bài: “ Những đặc sắc trong bài thơ
Viếng lăng Bác của Viễn Phương”, tôi yêu cầu học sinh cần phải nắm rõ
hoàn cảnh sáng tác bài thơ là: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống
Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước được thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc rồi vào lăng
viếng Bác Bài thơ ấy được viết trong dịp đó và in trong tập “Như mây mùa
xuân” (1978) Hiểu được hoàn cảnh sáng tác, các em mới thấy được lòng
Trang 9thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và tấm lòng của đồng bào
miền Nam đối với Bác
2 Tìm hiểu đề và tìm ý
- Tìm hiểu đề là bước đầu tiên và quan trọng nhưng từ xưa đến nay
nhiều học sinh thường bỏ qua bước này nên dẫn đến tình trạng bài làm lạc
hướng, lạc thể loại của đề bài yêu cầu, mọi người thường nói là lạc đề Một
bài văn nghị luận thật sự đạt kết quả tốt cần đáp ứng được các yêu cầu về
nội dung và yêu cầu về hình thức Vì vậy, trước khi làm bài, tôi đã yêu cầu
học sinh phải đọc kĩ đề bài, tìm và gạch chân những từ ngữ quan trọng để
xem xét, xác định chính xác thể loại nghị luận cần hướng tới Đối với kiểu
bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, tôi yêu cầu học sinh cần phải xác
định phạm vi đối tượng mà đề yêu cầu (nghị luận về một đoạn thơ hay một
bài thơ) Mặt khác, các em cũng cần xác định được đề tài và nội dung của
đề bài, hướng nghị luận (do đề qui định hay do người viết lựa chọn)
Ví dụ: Đề bài: Phân tích và nêu cảm nghĩ về bài thơ: “Quê hương”
của Tế Hanh
Với đề bài này, các em phải gạch chân được các từ ngữ: “ phân tích,
nêu cảm nghĩ, bài thơ Quê hương” Các em phải xác định được đây là kiểu
bài nghị luận về một bài thơ (có nêu cảm nghĩ) Tôi giúp các em nhận ra đề
bài trên thuộc loại có chỉ định về nội dung cần bàn luận (phân tích và nêu
cảm nghĩ về bài thơ Quê hương của Tế Hanh)
Nếu là dạng đề chưa có chỉ định thì các em cần phải suy nghĩ tìm ra
yêu cầu mà nội dung của đề bài cần đạt Chẳng hạn, đề bài: “ Những đặc
sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương” Đề bài này chưa cho
chúng ta biết nét đặc sắc ở phương diện nào của tác phẩm Vì vậy, tôi phải
gợi ý cho các em hiểu và xác định được đây là tác phẩm thơ, mà nét đặc
sắc trong thơ phải là nội dung và nghệ thuật ( ngôn từ, hình ảnh, cấu trúc,
biện pháp tu từ, mạch cảm xúc, cảm hứng bao trùm…)
Trang 10- Sau khi xác định đúng yêu cầu đề bài, tôi tiếp tục hướng dẫn học
sinh tìm ý để xây dựng hướng làm bài thật hoàn chỉnh Nghĩa là tôi giúp
học sinh tái hiện lại những hiểu biết về tác giả, nhận ra hoàn cảnh ra đời,
nội dung tư tưởng và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ
Ví dụ: Cho đề bài: Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh:
Tiếng suối trong như tiếng hát xaTrăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoaCảnh khuya như vẽ người chưa ngủChưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Đối với đề bài này, tôi yêu cầu học sinh cần tìm được các ý như sau:
* Về tác giả:
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh được sinh ra trong một gia đình trí thức yêu
nước, có truyền thống đấu tranh kiên cường Hoàn cảnh xã hội và giáo dục
gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ thời niên
thiếu
+ Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, Người đã
quyết tâm ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước
* Hoàn cảnh ra đời bài thơ:
Bài thơ được ra đời trong khoảng thời gian những năm đầu của cuộc
kháng chiến chống Pháp Địa điểm là vùng chiến khu Việt Bắc Lúc này
Chủ tịch Hồ Chí Minh đang trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống
Pháp đầy gian khổ nhưng vô cùng oanh liệt của nhân dân ta
* Nội dung tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ:
- Nội dung:
+ Vẻ đẹp núi rừng đêm trăng chiến khu Việt Bắc
+ Hình ảnh người thi sĩ, chiến sĩ Cách mạng Hồ Chí Minh (yêu thiên
nhiên và nặng lòng lo nỗi nước nhà)
- Nghệ thuật: Vẻ đẹp hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại
Trang 113 Lập dàn bài
- Đây là bước mà học sinh coi là khó nhất khi làm bài Các em
thường bỏ qua để thực hiện bước viết bài Tại sao vậy? Vấn đề này cũng dễ
lí giải:
+ Thứ nhất các em có một tâm lí sợ mất nhiều thời gian khi làm bài
+ Thứ hai, học sinh không có thói quen, chưa tập thành nếp lập dàn
bài trước khi viết bài hoàn chỉnh
+ Thứ ba, một số học sinh chưa thuộc bài cũ cho nên cũng không
thể lập được dàn bài
+ Thứ tư, do thói quen chủ quan của một số em
Như vậy, bài viết của các em có hệ thống luận điểm sắp xếp không
theo trật tự lô-gic, các ý lộn xộn, hoặc bỏ ý, bỏ luận điểm trong bài làm
Trước thực trạng này, người giáo viên như tôi cần phải làm gì để
giúp các em tránh khỏi những tồn tại trên? Đầu tiên, tôi yêu cầu học sinh
xác định về thời gian làm bài cho một đề cụ thể Đây là khâu chuẩn bị mà
tôi luôn rèn cho học sinh có thói quen tốt để các em khỏi lúng túng trong
việc phân phối thời gian sao cho hợp lí khi làm bài, tránh tình trạng thiếu
giờ hoặc thừa giờ
Tiếp theo, tôi yêu cầu các em xác định bố cục bài văn nghị luận về
một đoạn thơ, bài thơ Tìm ý cho mỗi phần của bố cục chính là chuẩn bị
các yếu tố, điều kiện cần thiết cho việc xây dựng bài văn Nếu các em tìm
được các luận điểm chính xác, điểm sáng trong bài thơ sẽ là điều kiện phân
tích, bình luận trong bài văn đúng và hay tạo nên cách viết riêng cho mình
Đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, khi tìm ý để lập dàn ý, tôi
yêu cầu học sinh phải biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi sao cho phù hợp
với từng đề bài cụ thể Với dạng đề có chỉ định và dạng đề không có chỉ
định, tôi yêu cầu học sinh phải xác định được đâu là nội dung chính cần
tìm Vấn đề là tôi luôn tổ chức, hướng dẫn các em phát hiện ra các luận
Trang 12điểm mà đề yêu cầu Có như vậy việc lập dàn bài, triển khai luận điểm mới
trở thành kĩ năng của các em Nhờ vậy, các em tránh được tình trạng khi
viết bài lại trùng luận điểm với những ý lớn mà mình đã xác lập, không viết
lan man
Ví dụ: Đề bài: Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu
* Với yêu cầu của đề bài này, tôi tổ chức cho các em lập dàn bài cho bài
văn Trước hết cho các em đặt câu hỏi tìm ý cho phần Mở bài như sau:
- Em hiểu gì về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Chính Hữu? Đối với
em dấu ấn sâu sắc nhất về nhà thơ Chính Hữu là gì? (Chính Hữu là nhà thơ
quân đội, chủ yếu sáng tác về những người chiến sĩ quân đội – những
người đồng đội của ông trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ Tập thơ “Đầu súng trăng treo” là tác phẩm chính của ông)
- Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào? (Bài thơ được ra đời vào năm
1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch
Việt Bắc thu đông năm 1947)
- Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của bào thơ là gì? (Với cách sử dụng
ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian; với bút pháp tả thực kết hợp
với lãng mạn một cách hài hòa, bài thơ ca ngợi tình cảm đồng chí cao đẹp
giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân
Pháp gian khổ)
* Sau đó, tôi tổ chức cho các em tìm luận điểm, luận cứ trong phần Thân
bài Mỗi bài thơ lại có nhiều cách trình bày luận điểm Tùy từng yêu cầu
của đề bài mà tôi gợi cho học sinh tìm luận điểm Ở đề bài này, tôi luôn
hướng dẫn học sinh tìm ra các luận điểm, luận cứ như sau:
- Phần một: Cơ sở hình thành tình đồng chí cao đẹp:
+ Sáu câu thơ đầu: Những lí giải về cơ sở của tình đồng chí:
Cùng chung cảnh ngộ
Trang 13Cùng chung lí tưởng, cùng chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do
+ Sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau
+ Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính
+ Sự lạc quan và tình đồng chí, đồng đội đã giúp người lính vượt qua
những gian khổ thiếu thốn
- Phần ba: Biểu tượng đẹp, giàu chất thơ về người lính
* Cuối cùng, tôi hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho phần Kết bài Tôi cho
học sinh đặt câu hỏi và trả lời: phần Kết bài có nhiệm vụ gì? Hãy liên hệ
bản thân? (Nghĩa là các em phải đánh giá, khẳng định khái quát giá trị của
bài thơ; rút ra bài học bản thân hoặc liên hệ mở rộng vấn đề khơi gợi suy
nghĩ nơi người đọc) Với đề bài này, các em cần phải nêu được:
- Bài thơ “Đồng chí” là bức chân dung sống động về anh bộ đội cụ Hồ thời
kháng Pháp Chính Hữu đã khắc họa hình ảnh người chiến sĩ với tấm lòng
cảm phục và mến thương sâu sắc
- Bài thơ lưu lại mãi mãi trong kí ức bao nhiêu thế hệ cầm súng chống xâm
lăng Chúng ta cần học tập và ghi nhớ công lao của người chiến sĩ cách
mạng
4 Viết bài
Viết bài là quá trình chuyển dàn bài thành đoạn văn, bài văn Đây
cũng là giai đoạn tương đối khó đối với học sinh Bởi các em còn gặp khó
khăn trong cách diễn đạt Vì vậy, tôi luôn hướng dẫn các em dựng thành
đoạn văn, viết bài hoàn chỉnh có bố cục ba phần rõ ràng Tùy vào nội dung
của đoạn thơ, bài thơ mà triển khai các luận điểm Ở bước lập dàn bài, các