1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh nghiệm rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở tân lập

24 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 269,5 KB

Nội dung

Thực trạng nhận thức của học sinh về kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.. Các biện pháp thực hiện rèn luyện kĩ năng là

Trang 1

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 2.2.1 Về nội dung kiểu bài nghị luận trong chương trình Ngữ văn 9 4 2.2.2 Thực trạng nhận thức của giáo viên về kĩ năng làm bài văn nghị luận về

tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 52.2.3 Thực trạng nhận thức của học sinh về kĩ năng làm bài văn nghị luận về

tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

5

2.3 Các biện pháp thực hiện rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác

phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học

sinh lớp 9 trường trung học cơ sở Tân Lập.

7

2.3.1 Biện pháp 1: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn

2.3.1.5 Dạng 3: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về nhân vật trữ tình

2.3.2 Biện pháp 2: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm

2.3.2.1 Kĩ năng chung về rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một tác

phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

13

2.3.2.2 Dạng 1: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về toàn bộ tác phẩm

2.3.2.3 Dạng 2 Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một phương diện nội

dung hay nghệ thuật của tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 152.3.2.4 Dạng 3 Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một nhân vật trong

2.3.2.5 Dạng 4 Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật

2.3.2.6 Dạng 5 : Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn văn ngắn 18 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với Hội đồng giáo dục, với bản

thân, đồng nghiệp và nhà trường.

20

Trang 2

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

Văn bản nghị luận là một kiểu văn bản mà việc tạo lập là vô cùng khó đốivới học sinh trung học cơ sở “Nó không chỉ đòi hỏi phải có kiến thức chính xácsâu rộng, phong phú; những suy nghĩ, quan điểm đúng đắn về văn học (nghịluận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bàithơ), về đời sống xã hội, mà đòi hỏi cả sự tư duy lôgíc, chặt chẽ, với những cáchlập luận sắc sảo, thấu tình đạt lí thì mới có thể hấp dẫn thuyết phục được ngườiđọc người nghe”[1]

Dạng bài mà học sinh phải tạo lập thì nhiều, mỗi dạng lại có những yêu cầucách thức nghị luận khác nhau Nào là nghị luận văn học, rồi nghị luận đời sống

xã hội Trong đó, riêng nghị luận văn học lại có những dạng cụ thể hơn nữa,kiểu bài khó so với nghị luận nói riêng và phân môn tập làm văn nói chung.Kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có năng lực phân tích , đánh giá từ khái quátđến cụ thể, có sự hiểu biết về xã hội, về văn học, về lịch sử và đặc biệt là kĩnăng trình bày

Đối với học sinh trung học cơ sở, đặc biệt là học sinh ở những vùng khôngđược thuận lợi như học sinh lớp 9 ở xã Tân Lập thì kĩ năng viết văn của các emcòn nhiều hạn chế : Bài viết rời rạc, khô khan, dùng câu dùng từ chưa chính xác,

bố cục chưa rõ ràng, lập luận chưa có sức thuyết phục, vốn từ nghèo nên diễnđạt lủng củng tối nghĩa, dài dòng, không thoát ý, mắc nhiều lỗi chính tả Từ thựctrạng trên, tôi đã tìm tòi , học hỏi bạn bè, đồng nghiệp và mạnh dạn đưa ra sángkiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về tácphẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho họcsinh lớp 9 Trường trung học cơ sở Tân Lập”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận văn chương cho học sinh lớp 9trường trung học cơ sở Tân Lập trong đó bao gồm cả việc cung cấp kĩ năng vàrèn luyện kĩ năng nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu chương trình học và nhu cầuphát triển của xã hội ngày nay

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Các kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) vànghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9 Trường trung học cơ sởTân Lập, huyện Bá Thước

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo, nghiên cứutài liệu hướng dẫn về việc rèn các kĩ năng làm bài văn nghị luận Tham khảosách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 9

Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm dạy và học: Tích lũy các giờ dạytrên lớp, dự giờ đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ góp ý

Trang 3

Phương pháp thực nghiệm, áp dụng dạy thử nghiệm trên lớp, so sánh đốichứng: Lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (trong năm học 2015-2016

và 2016-2017 tôi chọn lớp 9A là lớp đối chứng, lớp 9B là lớp thực nghiệm)

Phương pháp phân tích: So sánh chất lượng các bài viết, lực học, mức độtích cực của học sinh khi chưa áp dụng rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về tácphẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ với khi đã

áp dụng việc rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạntrích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Kiểu văn nghị luận là một trong những nội dung quan trọng của môn Ngữ

văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng Bản chất của việc học thể

loại nghị luận là người viết thường vận dụng nhiều thao tác, kĩ năng (giải thích,chứng minh, phân tích, bình giảng ) để từ đó giúp các em biết trình bày mộtcách có lí lẽ, hấp dẫn những cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá của mình về một vấn

đề văn học “Học làm văn nghị luận cũng như mọi loại hình học tập khác là phảibiết xây dựng từ sự hiểu biết cơ bản đến các mức độ cao”[2]

Trong khi rèn luyện kĩ năng cách làm bài văn nghị luận văn học thì mỗimột giáo viên cần chú ý phát huy, động viên tích cực sự sáng tạo của từng họcsinh chứ không được gò ép theo những khuôn mẫu

Chúng ta cần xác định đây là tiết dạy học rèn luyện, rèn phương pháp, kĩnăng làm văn chứ không phải là giảng văn Vì thế cần tránh sa vào bình giảng vàphân tích một tác phẩm cụ thể Việc học sinh học tốt môn Ngữ văn nói chung vàviết tốt bài tập làm văn nghị luận nói riêng sẽ giúp các em rất nhiều trong việchình thành tính cách, bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái … Nó giúp các

em có tư duy lôgic hơn cũng đồng thời giúp các em cảm thụ văn chương sâuhơn Việc giúp học sinh viết tốt bài tập làm văn lớp 9 đòi hỏi người thầy phải cókiến thức sâu rộng ở nhiều mặt, cả những kiến thức trong sách và thực tế ở ngoàiđời Nó cũng đòi hỏi sự tâm huyết ở người thầy, người thầy cần phải kiên trì, tậntâm và cần có các phương pháp linh hoạt cho các cách hướng dẫn cho từng dạngbài cụ thể [3]

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1 Về nội dung kiểu bài nghị luận trong chương trình Ngữ văn 9.

Hiện nay trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 hầu như khôngtrình bày cụ thể các bố cục dàn ý, dàn bài đại cương của các kiểu bài (Chỉ có 4dàn ý mẫu trong 4 tiết: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đờisống, cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, cách làm bài nghịluận về tác phẩm truyện, cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ – sáchgiáo khoa Ngữ văn 9 tập II), điều này cũng gây khó khăn cho học sinh trong quátrình học tập nắm vững kiến thức, nhất là đối với học sinh yếu, kém

Việc tìm và đưa ngữ liệu vào việc viết văn cũng còn nhiều hạn chế Đó làhiện nay học sinh ít quan tâm đến việc đọc văn bản, hoặc chỉ đọc qua loa đốiphó; một bộ phận học sinh lại quá ỷ lại sách tham khảo, sách bài văn mẫu Có

Trang 4

thể thấy chỉ cần trên dưới vài chục nghìn đồng là các em có ngay sách bài vănmẫu để làm “ bảo bối” trong các tiết viết bài tập làm văn, kiểm tra học kì.

2.2.2 Thực trạng nhận thức của giáo viên về kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Đối với người dạy, đa số giáo viên đều tận tụy với công tác giảng dạy,

chăm lo quan tâm đến học sinh nhưng vẫn còn những mặt hạn chế sau :

Giáo viên khó có thể thực hiện đầy đủ, trọn vẹn việc truyền đạt kiến thức

- kĩ năng cho từng đối tượng học sinh về cách viết bài văn, xây dựng đoạn văn,tách đoạn văn, liên kết đoạn văn bởi vì thời lượng không cho phép Ở các tiết

“Trả bài viết Tập làm văn”, tiết “Ôn tập”, tiết “Luyện nói” nhiều khi giáo viên

chưa hướng dẫn chưa được cụ thể cho các em xây dựng được bố cục của cácdạng bài viết cụ thể

Việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc giảng dạy tập làm văn cũngcòn hạn chế, chưa hợp lí… nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến viếc gây hứng thú

và việc tiếp thu kiến thức của học sinh

Trước đây khi dạy văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và

nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho các em, tôi mới chỉ giúp các em nắm bắtđược những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa Trong quá trình dạy chỉ dạytập làm văn ở những tiết học về tập làm văn, chưa tận dụng được thời gian ở cácphân môn khác để tích hợp với phần tập làm văn Đặc biệt chưa chú trọng luyệntập và ra bài tập về các dạng bài văn nghị luận về nhà cho các em để từ đó hìnhthành kĩ năng làm bài

2.2.3 Thực trạng nhận thức của học sinh về kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Đời sống còn nhiều khó khăn, các em phải lao động hàng ngày ở ngoàiruộng nương và làm nhiều việc phụ giúp gia đình nên ít có thời gian để đọc cáctài liệu tham khảo, mở rộng hiểu biết

Xa trung tâm xã, huyện, nhà trường lại chưa đủ cơ sở vật chất để phục vụviệc dạy học nên các em không có đủ tài liệu để tham khảo Vì vậy chỉ có thểnắm bắt được những gì sách giáo khoa cung cấp

Học văn đòi hỏi viết nhiều (đọc nhiều) nhưng học sinh lớp 9 trường trunghọc cơ sở Tân Lập lại ít có điều kiện cũng như thời gian để luyện tập Bên cạnh

đó học sinh chủ yếu là người dân tộc Thái và Mường dẫn tới vốn từ khôngphong phú do về nhà các em thường giao tiếp bằng tiếng của dân tộc mình)những điều kiện trên làm cho các em nghèo nàn về vốn từ nên khi viết bài cũngthêm phần khó khăn

Học sinh hiện nay, đa số không ham muốn học tập môn Ngữ văn, nhất làngại làm những bài văn Thời gian các em chủ yếu đầu tư cho việc các mônthuộc khoa học tự nhiên Có lẽ ngoài nguyên nhân khách quan từ xã hội, thì mộtphần cũng do làm văn quá khó, lại mất nhiều thời gian nhất là văn nghị luận

“Công thức” làm văn cho các em lại không được hình thành cụ thể Các em

Trang 5

không phân biệt rõ các thao tác nghị luận chính mà mình sử dụng Càng ngày, kĩnăng tạo lập văn bản của học sinh càng kém hơn, và rất hiếm có những bài vănnghị luận có được sức hấp dẫn, thuyết phục bởi cách lập luận rõ ràng, chính xác,đầy đủ và chặt chẽ từng luận điểm, luận cứ…Bài viết của các em khi thì sai vềyêu cầu thao tác nghị luận, khi lại không sát, không đúng với nội dung nghị luậncủa đề bài Ví dụ, đề bài yêu cầu cảm nhận các em lại làm như một bài phântích, thiếu cảm xúc, thái độ tình cảm; đề bài yêu cầu nghị luận về một nội dungcủa tác phẩm các em lại nghị luận về toàn bộ tác phẩm đó; các em không khôngphân biệt được viết như thế nào là bài bình giảng, viết như thế nào là bài phântích một đoạn thơ bài thơ; hoặc khi nghị luận kết hợp giải quyết một ý kiến nào

đó liên quan tới tác phẩm, các em lại quên mất việc giải quyết ý kiến đó (quêngiải thích ý kiến, quên xoáy vào tác phẩm để làm rõ ý kiến) mà cứ sa vào nghịluận toàn bộ tác phẩm…

Nguyên nhân mấu chốt là học sinh thiếu kĩ năng hoặc còn non kém về kĩnăng làm các dạng bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) vànghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Năm học 2013- 2014 học sinh khối 9 của trường có 47 em; năm học2014- 2015 học sinh khối 9 của trường có 49 em; năm học 2015-2016 học sinhkhối 9 của trường có 51 em và năm học 2016 – 2017 có 55 em Ngay từ đầunăm học tôi đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên dạy lớp 9 đó làngoài giảng dạy kiến thức trong sách giáo khoa theo phân phối chương trình 37tuần thì song song với đó nhiệm vụ trọng trách nặng nề đó là ôn luyện, rèn kĩnăng thuần thục, cung cấp kiến thức đầy đủ để cuối năm học các em tham gialao đọng sản xuất, dự kì thi tuyển vào trung học phổ thông và tham gia các lớphọc nghề Cuối tháng 3 năm học 2013 – 2014 và năm học 2014 - 2015 khi họcsinh đã học hết phần nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận

về một đoạn thơ, bài thơ tôi tiến hành ra đề nghị luận văn học, sau đó chấm bài,mục đích để nắm bắt được khả năng làm bài nghị luận của học sinh Kết quảđiểm khảo sát năm học 2013 – 2014 và năm học 2014 - 2015 ở hai lớp 9 mônNgữ văn như sau:

ý chuyển đoạn và tách ý, tách đoạn Về hành văn thì chưa lưu loát, lí lẽ dẫnchứng chưa đủ tính thuyết phục, chưa biết liên hệ và nêu bài học cho bản thân…

Cá biệt còn có em không hiểu trước đề bài đó thì cần triển khai những ý chínhnào Xuất phát từ thực tế đó tôi xin đưa ra một số giải pháp giúp các em có kĩ

Trang 6

năng làm bài văn nghị luận Đầu năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi tiến hành cho học sinh làm bàikhảo sát môn Ngữ văn để nắm được trình độ và kiến thức ở hai lớp.

Kết quả điểm khảo sát đầu năm môn Ngữ văn của học sinh lớp 9 năm học2015-2016 và 2016-2017:

Bảng 2:

Năm học

Lớ

p Sĩ số

2.3 Các biện pháp thực hiện rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận

về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở Tân Lập.

2.3.1 Biện pháp 1: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

2.3.1.1 Kĩ năng chung về rèn luyện làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

Đọc kĩ bài thơ, đoạn thơ để nắm được nội dung và nghệ thuật cơ bản

Nắm được những thông tin xuất xứ: tác giả, hoàn cảnh ra đời bài thơ Đặcbiệt phải thấy được sự chi phối của phong cách nghệ thuật của tác giả và hoàncảnh ra đời đến giá trị bài thơ, đoạn thơ

Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ thường phải bám vào các đặc điểm riêng củathơ ca nhất là đặc trưng về nghệ thuật để khai thác làm rõ nội dung nghị luận

Đó là thể thơ, là hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu, các biện pháp tu từ…Vì vậy, cóthể đặt các câu hỏi sau để định hướng cho việc nghị luận

Nội dung chủ yếu của bài thơ, đoạn thơ là gì ?

Có thể chia bố cục của bài thơ, đoạn thơ không ?

Bài thơ, đoạn thơ sử dụng những từ ngữ nào hay, độc đáo ? Giá trị biểu đạt là

gì ?

Biện pháp tu từ nào được sử dụng có hiệu quả và hiệu quả như thế nào ?Trong bài thơ, đoạn thơ có những hình ảnh nào cần phân tích ? Phân tích rasao ?

Giọng điệu chủ đạo của bài thơ, đoạn thơ như thế nào?

Trang 7

Bài thơ, đoạn thơ gợi liên tưởng đến đoạn thơ, bài thơ nào ?

Tuỳ theo yêu cầu về thao tác nghị luận và đối tượng nghị luận cụ thể để cócách khai thác, lập luận và diễn đạt phù hợp Khi làm bài có thể vận dụng phép

so sánh đối chiếu với những câu thơ, đoạn thơ khác của tác giả hoặc của tác giảkhác Nếu là đề mở, cần vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận phù hợp, cóhiệu quả, nhất là thao tác giảng bình

2.3.1.2 Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn thơ.

Khi nghị luận cần đặt đoạn thơ trong mạch cảm xúc chung của toàn bài để

có những lí giải phù hợp

Sau khi phân tích, bình giá những khía cạnh nội dung và nghệ thuật, cầnđánh giá vẻ đẹp riêng của đoạn thơ đó và vai trò vị trí của đoạn thơ đối với cảbài Thậm chí từ một đoạn thơ, cần bước đầu thấy được phong cách nghệ thuậtcủa tác giả

Dàn bài :

a Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả (chỉ nên giới thiệu vị trí văn học của tác giả,không đi sâu vào các phương diện khác)

Giới thiệu về bài thơ

Dẫn đoạn thơ cần nghị luận và nêu khái quát những ấn tượng chung vềđoạn thơ đó ( hoặc nên khái quát nội dung đoạn thơ)

b.Thân bài: Tiến hành nghị luận về các yếu tố nghệ thuật, các phương diện

nội dung của đoạn thơ Chú ý làm nổi bật và nhấn mạnh hơn ở những đặc sắc vềnội dung và nghệ thuật Mức độ phân tích, đánh giá, nhận xét, và bày tỏ cảmxúc, tình cảm của mình về đoạn thơ cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với yêucầu về thao tác nghị luận cơ bản của từng đề ra

c Kết bài: Đánh giá vai trò ý nghĩa của đoạn thơ trong việc thể hiện chủ đề

tư tưởng của toàn bài Nêu những cảm nghĩ, ấn tượng sâu đậm nhất về đoạn thơ.

VD : Cho đoạn thơ:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

(Sang thu – Hữu Thỉnh)

Đặt câu hỏi để định hướng khai thác đoạn thơ ?

Trang 8

Biện pháp tu từ nghệ thuật có giá trị trong đoạn thơ là gì ? ( Biện pháp nhânhoá - ẩn dụ: Sấm - ẩn dụ cho những vang động, những bất thường, sóng gió củacuộc sống; hàng cây đứng tuổi ẩn dụ cho những con người đã “sang thu” già dặn,chín chắn,…Ý nghĩa triết lí về cuộc sống…).

Giọng điệu đoạn thơ như thế nào ? (nhẹ nhàng, sâu lắng, đậm chất suy tư,bài học ý nghĩa càng trở nên thấm thía sâu sắc với người đọc, người nghe)

Nội dung bao trùm đoạn thơ là gì ? (diễn tả tinh tế những biến chuyển rõ rệtcủa thời tiết, khí hậu lúc sang thu và đưa ra bài học triết lí về con người, về cuộcđời)

- Vai trò, vị trí của đoạn thơ đối với bài thơ như thế nào ? (đoạn thơ không chỉgóp phần bổ sung, hoàn chỉnh bức tranh sang thu của thiên nhiên đất trời và sựsang thu của đời người mà còn thể hiện những bài học chiêm nghiệm quý giá vềcuộc đời con người Với nội dung ấy đoạn thơ đã góp phần không nhỏ đối vớithành công và giá trị, sức sống lâu bền của toàn bài thơ…)

2.3.1.3 Dạng 1: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về toàn bộ bài thơ.

Cần phát hiện mạch cảm xúc của bài thơ và mạch cảm xúc ấy chi phối bốcục bài thơ như thế nào ? Nắm vững nội dung từng phần, từng đoạn một cách cụthể Vì là nghị luận cả bài nên ở nhiều câu, nhiều đoạn không bắt buộc phải khaithác kĩ như nghị luận về một đoạn Người viết cần biết lướt qua, tóm lược ởnhững đoạn, những câu không góp phần nhiều vào việc thể hiện giá trị của bàithơ

Cần thấy được vị trí của bài thơ đối với sự nghiệp của tác giả, cũng như của

cả một giai đoạn văn học, một thời kì văn học, thậm chí là cả của nền văn họcdân tộc

Có những bài thơ, nhất là những bài thơ dài, người viết có thể trình bàycách cảm, cách hiểu của mình theo chiều dọc (về từng phương diện nội dung củabài) Khi khai thác từng phương diện cũng yêu cầu khai thác cả những tín hiệunghệ thuật đặc sắc góp phần diễn đạt nội dung ấy

Dàn bài chung:

a Mở bài.

Giới thiệu khái quát về tác giả (vị trí văn học, phong cách nghệ thuật củatác giả mà không đi sâu vào những phương diện khác)

Giới thiệu bài thơ, nội dung bao trùm bài thơ

Bước đầu đánh giá về bài thơ đó (tuỳ theo đề bài và nội dung cụ thể của bàithơ mà đưa ra những đánh giá, nêu ấn tượng cho phù hợp…)

b Thân bài

Có thể nêu sơ qua hoàn cảnh ra đời của bài thơ

Tiến hành thuyết minh, phân tích, bình giảng, nêu cảm xúc về lần lượt từngkhổ thơ đoạn thơ (theo bố cục) các phương diện cụ thể của bài thơ Chú ý, làmnổi bật được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật Trong khi trình bày, có

Trang 9

thể liên hệ so sánh với những bài thơ, đoạn thơ, câu thơ khác để ý được nổi bật,thuyết phục.

c Kết bài:

Đánh giá vai trò vị trí của bài thơ đối với sự nghiệp văn học của tác giả, đốivới văn học dân tộc nói chung

Khẳng định lại những cảm xúc, những suy nghĩ tâm đắc nhất về bài thơ

Ví dụ: Cảm nhận về bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm.

a Mở bài: Giới thiệu bài thơ và nêu những ấn tượng chung về bài thơ

b Thân bài:

Cảm nhận chung về hình thức kết cấu bố cục của bài thơ: chia ba đoạn, với

ba khúc ru, ba khúc ru có sự đan xen lời ru của tác giả và lời ru của người mẹdành cho em bé Ba khúc ru được lặp lại những câu đầu, được sắp xếp theo trình

tự tăng tiến, với sự mở rộng về không gian, về tính chất công việc người mẹlàm, đặc biệt về sự nâng cao phát triển trong tình cảm, ước mơ của người mẹ…Nhờ thế vẻ đẹp của hình tượng người mẹ cũng như tình cảm của tác giả dànhcho mẹ cũng được nhấn mạnh, tô đậm hơn lên

Lần lượt cảm nhận cụ thể:

Vẻ đẹp của người mẹ Tà Ôi: một người phụ nữ giàu tình yêu thương, giàuước mơ và giàu nghị lực… Đó là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong cuộcsống lao động và chiến đấu, vẻ đẹp của những người mẹ anh hùng

Tình cảm thái độ của tác giả dành cho mẹ: sự thấu hiểu, cảm thương, niềmtrân trọng, khâm phục, ngợi ca tự hào…

c Kết bài: Khẳng định giá trị của bài thơ về cả nội dung và nghệ thuật; nângcao, mở rộng

2.3.1.4 Dạng 2: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một phương diện của bài thơ

Vì chỉ cảm nhận về một phương diện nội dung hay nghệ thuật của bài thơ,nên khi làm bài tránh phân tích, cảm nhận cả bài Và như vậy không thể khaithác theo bố cục bài thơ được

Nếu nghị luận về một phương diện nội dung bài thơ thì người viết phải biếtchọn những biểu hiện như hình ảnh, câu từ nào trong bài thơ liên quan đếnphương diện cần nghị luận để phân tích, chứng minh

Nếu nghị luận về phương diện nghệ thuật thì phải phát hiện và phân tích tất

cả những yếu tố nghệ thuật tiêu biểu Sau đó phải tìm hiểu xem vẻ đẹp nghệthuật ấy thể hiện tập trung nhất ở những yếu tố nào như hình ảnh thơ, nhạc điệu,

từ ngữ, các biện pháp tu từ… Nhưng không phải chỉ đơn thuần là nghị luận vềnghệ thuật mà điều cần thiết, quan trọng ở dạng bài này là người viết phải biếtphân tích đánh giá được những nghệ thuật ấy nhắm biểu đạt nội dung, tư tưởng

Trang 10

nào mà tác giả gửi gắm Nếu không nghệ thuật có hay có đặc sắc đến mấy cũngthành vô nghĩa.

Sau khi làm xong phải biết đánh giá giá trị, vai trò của phương diện nộidung hay nghệ thuật vừa nghị luận đối với giá trị của toàn bài thơ

Dàn bài :

Mở bài: Giới thiệu bài thơ và phương diện nội dung hay nghệ thuật mà đề

bài yêu cầu nghị luận Đồng thời nêu ấn tượng chung về giá trị của phương diện

đó trong toàn bài thơ

Thân bài: Bám vào bài thơ để tìm các hình ảnh, câu từ liên quan đến vấn

đề nghị luận để khai thác trình bày

Kết bài: Khẳng định giá trị chung của cả bài thơ nói chung và của nộidung vừa nghị luận nói riêng Có thể liên hệ mở rộng

Ví dụ: Vẻ đẹp của tình bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt).

a Mở bài: giới thiệu tình bà cháu trong bài thơ và ấn tượng chung về tìnhcảm đó

b Thân bài:

Vẻ đẹp của tình bà thiêng liêng, cao cả:

Bà đã hết lòng yêu thương, dạy bảo, chăm sóc cháu, sẻ chia những buồn vuicùng cháu bà vừa là người bà của cháu, đồng thời cũng là người mẹ người cha,người bạn của cháu vậy Bà đã thắp sáng lên ngọn lửa của tình yêu thương

Bà là người chuẩn bị cho cháu đầy đủ hành trang để vào đời, để cháu lớnkhôn trưởng thành; là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa cho bao thế hệ

Vẻ đẹp của tình cháu dành cho bà: Sâu nặng, chân thành, cháu thương bàvất vả, khó nhọc, lo lắng và quan tâm bà, biết nghe lời bà

Cháu yêu quý, tự hào, ngợi ca, biết ơn bà

Khi xa bà cháu đã nhớ bà da diết khôn nguôi, nỗi nhớ mang nặng cả tìnhthương yêu, lòng biết ơn, quý trọng…

Để diễn tả tình bà cháu cao đẹp như vậy nhà thơ đã thành công trong việclựa chọn thể thơ 8 chữ, trong xây dựng hình ảnh mang nhiều ý nghĩa, cách dùngđiệp từ điệp ngữ…

Tình bà cháu đựơc thể hiện trong bài thơ rất chân thành cảm động Càngcảm động và thiêng liêng hơn khi tình cảm ấy được gắn liền hoà quyện với tìnhyêu quê hương đất nước Mỗi chúng ta cần biết trân trọng nâng niu, bồi đắp tìnhcảm gia đình cho mình…

c Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp của tình bà cháu trong bài thơ Liên hệ tình

bà trong những tác phẩm khác và trong thực tế cuộc sống

2.3.1.5 Dạng 3: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về nhân vật trữ tình trong bài thơ.

- Nhân vật trữ tình ở đây là người bày tỏ thể hiện cảm xúc, chứ không phải

là nhân vật là đối tượng trữ tình trong bài thơ Vậy nên, nghị luận về nhân vậtnày là nghị luận về diễn biến tâm trạng, tình cảm cảm xúc của nhân vật thể hiện

Trang 11

trong bài thơ Có nhân vật trữ tình trực tiếp (thường là tác giả, tự xưng) và nhânvật trữ tình nhập vai (nhập vai vào một nhân vật khác, nhưng đằng sau đó vẫn làtâm tư tình cảm của tác giả gửi gắm thể hiện).

Tâm trạng cảm xúc của nhân vật trữ tình luôn có sự vận động, phát triểnthay đổi Muốn nắm bắt được điều này, thường chúng ta nên phân chia bài thơ ratừng phần đoạn tương ứng với tính chất, đặc điểm và ý nghĩa của tâm trạng đượcthể hiện trong đó

Lần theo mạch cảm xúc đó để phân tích, trình bày những suy nghĩ, nhận xétcủa mình Khi trình bày cần cùng lúc phải chú ý hai điểm: Một là các tín hiệunghệ thuật tiêu biểu (chi tiết, hình ảnh, cách ngắt nhịp, cách dùng từ, biện pháp

tu từ…) Hai là, tâm tư tình cảm mà tác giả thể hiện qua những tín hiệu nghệthuật đó

Sau khi phân tích cần tổng hợp, khái quát nâng cao theo cách định danh,gọi tên cho tâm trạng, cảm xúc, tình cảm Có thể liên hệ tới tâm trạng của nhữngnhân vật khác tương đồng hoặc tương phản để bài viết sâu sắc hơn Nên cónhững lời bình, bày tỏ thái độ nhận xét của mình về nhân vật để bài viết có dấu

ấn riêng

Tóm lại, có thể đặt ra và trả lời những câu hỏi sau:

Nhân vật trữ tình trong bài thơ thuộc kiểu nhân vật nào ?

Bài thơ có thể chia những phần đoạn như thế nào ? Mỗi phần đoạn ấy thể hiệntâm trạng cảm xúc gì của nhân vật ? Những tín hiệu nghệ thuật nào góp phần diễn

tả tâm trạng, cảm xúc ấy ? Tình cảm cảm xúc của nhân vật đó gợi liên tưởng đếnnhân vật nào ?

Tâm trạng cảm xúc của nhân vật trữ tình có thể là tiểu biểu cho thế hệ, tầnglớp nào không ?

Dàn bài chung:

a Mở bài

Dẫn dắt giới thiệu nhân vật

Nêu ấn tượng chúng về nhân vật đó

b Thân bài: Lần lượt nghị luận về các biểu hiện, các sắc thái cảm xúc tâmtrạng, tình cảm của nhân vật thể hiện trong bài thơ dựa theo mạch cảm xúc củabài Mỗi biểu hiện nên trình bày thành một đoạn riêng, có liên kết để sau đónâng cao, đánh giá về tư tưởng, tình cảm của nhân vật

c Kết bài: Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ để khẳng định lại tâm

trạng, cảm xúc của nhân vật và đánh giá về vai trò ý nghĩa của việc thể hiệnnhững tâm trạng ấy trong giá trị chung của toàn bộ bài thơ Suy nghĩ và rút rabài học…

Ví dụ: Những cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ Thanh Hải thể hiện qua bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”.

Dàn bài:

a Mở bài:

Trang 12

Giới thiệu bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải

Nhấn mạnh: đọc bài thơ, ta xúc động, trân trọng biết bao trước những cảmxúc, tình cảm chân thành mà thi nhân gửi gắm thể hiện

b Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm nhỏ sau:

Trước hết đó là niềm say mê, ngây ngất, là tình yêu thiết tha của Thanh Hảitrước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời (phân tích tín hiệu nghệ thuậtlàm rõ)

Không chỉ vậy nhà thơ còn hết sức tự hào, hạnh phúc, sướng vui trước mùaxuân của đất nước, trước sức trỗi dậy vươn lên, sự phát triển mạnh mẽ của dântộc ta trong thời kì đổi mới.( phân tích dẫn chứng)

Càng yêu mến, tự hào về quê hương đất nước, nhà thơ càng thiết tha, khaokhát được cống hiến, đóng góp một phần nhỏ bé của mình- một mùa xuân nhonhỏ, mong muốn nhắn nhủ mọi thế hệ chúng ta hãy chung tay vào góp sức xâydựng đất nước để cho mùa xuân đất nước sẽ càng tươi đẹp hơn (phân tích dẫnchứng)

Cả bài thơ là một khúc ca xuân, một khúc ca tự hào, ngợi ca đất nước quêhương ( phân tích kĩ hơn ở khổ cuối) của nhà thơ, của những con người yêu đấtnước thiết tha

c Kết bài:

Khẳng định: Tình yêu thiên nhiên, đất nước với những cảm xúc chân thànhthiết tha của Thanh Hải chính là một nội dung cơ bản làm nên giá trị, sức sốnglâu bền của bài thơ Cảm nghĩ, rút ra bài học cho bản thân, cho thế hệ trẻ về lítưởng sống, cống hiến…

Lưu ý: Nếu nhân vật là đối tượng trữ tình thì phân tích, khai thác như nhân

vật trong tác phẩm tự sự (theo từng đặc điểm, từng biều hiện về ngoại hình, vềcuộc đời, cuộc sống, về cử chỉ, hành động….khái quát lên phẩm chất tính cách

Cần đọc kĩ tác phẩm hoặc đoạn trích để khái quát được giá trị nội dung vànghệ thuật cơ bản Biết tóm tắt đầy đủ các sự việc, nội dung chính mà tác phẩm( đoạn trích) kể lại, biết hệ thống các nhân vật và mỗi nhân vật ấy thuộc kiểu loạinhân vật nào Đồng thời ghi nhớ, thuộc lòng những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu viết

về nhân vật, sự việc…

Ngày đăng: 10/08/2017, 16:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hiểu Văn, dạy Văn của Nguyễn Thanh Hùng, nhà xuất bản Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiểu Văn, dạy Văn
Nhà XB: nhà xuất bản Giáo dụcThành phố Hồ Chí Minh
2. Phan Trọng Luận, Trương Đình, Nguyễn Thanh Hùng, Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương phápdạy học văn
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
3. Nguyễn Trọng Hoàn Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, nhà xuất bản Giáo dục, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩmvăn chương
Nhà XB: nhà xuất bản Giáo dục
4. Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn 9 tập 1, 2 Khác
5. Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 9 tập 1, 2 Khác
6. Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/21011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình BDTX Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w