SKKN: Rèn kĩ năng giải bài tập cho học sinh phần di truyền trong sinh học 9

26 6K 23
SKKN: Rèn  kĩ năng giải bài tập cho học sinh phần di truyền trong sinh học 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sinh học là môn khoa học cơ bản, đã rất quen thuộc với các em học sinh ngay từ tiểu học, song việc dạy tốt và học tốt môn Sinh học đang là yêu cầu và mong muốn của toàn xã hội, nó góp phần hình thành nhân cách và là cơ sở khoa học để học tập, nghiên cứu khoa học, lao động và tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Khi giảng dạy môn Sinh học khối 9 các thầy cô đều nhận thấy, kiến thức môn Sinh đang ngày trở nên sâu hơn, rộng hơn. Do vậy việc dạy tốt môn Sinh đang là một vấn đề hết sức quan trọng, với mong muốn cung cấp và hình thành cho học sinh bước đầu có những kĩ năng cơ bản để giải các bài tập Sinh học vì đây cũng là nền tảng ban đầu để các em học sinh có thể học tốt môn Sinh ở bậc THPT.

PHẦN MỘT: LÝ LỊCH Họ teân taùc giaû: Lý Thị Uyên Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác : Trường THCS Liên Nghĩa. Tên đề tài: "Rèn kĩ năng giải bài tập cho học sinh phần di truyền trong Sinh học 9" PHẦN HAI: NỘI DUNG KINH NGHIỆM PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vẫn đề. Trong thời đại ngày nay, ở nhà trường phổ thông một trong những mục tiêu quan trọng là đổi mới giáo dục trong đó phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh là một trong những yếu tố quan trọng để đổi mới thực sự có kết quả tích cực. Điều đó được thể hiện trong các khâu khác nhau của một quá trình dạy học và có vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duycủa học sinh. Lực lượng giáo viên là một trong những yếu tố không thể thiếu cho mục tiêu giáo dục của ngành. Vì vậy thầy cô giáo luôn phải tự đổi mới mình bằng nhiều biện pháp như: thực hiện tốt việc soạn bài theo mẫu mới, giảng dạy theo gợi ý của sách giáo viên, nội dung của sách giáo khoa và đặc biệt là theo chuẩn kiến thức đã được bộ giáo dục ban hành. Bên cạnh đó giáo viên phải không ngừng tìm tòi sáng tạo ra những phương pháp dạy học hiệu quả nhằm kích thích tính sáng tạo cho học sinh. Sinh học là môn khoa học cơ bản, đã rất quen thuộc với các em học sinh ngay từ tiểu học, song việc dạy tốt và học tốt môn Sinh học đang là yêu cầu và mong muốn của toàn xã hội, nó góp phần hình thành nhân cách và là cơ sở khoa học để học tập, nghiên cứu khoa học, lao động và tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Khi giảng dạy môn Sinh học khối 9 các thầy cô đều nhận thấy, kiến thức môn Sinh đang ngày trở nên sâu hơn, rộng hơn. Do vậy việc dạy tốt môn Sinh đang là một vấn đề hết sức quan trọng, với mong muốn cung cấp và hình thành cho học sinh bước đầu có những kĩ năng cơ bản để giải các bài tập 1 Sinh học vì đây cũng là nền tảng ban đầu để các em học sinh có thể học tốt môn Sinh ở bậc THPT. Di truyền là một bộ môn sinh học được nghiên cứu về tính biến dị và di truyền ở các sinh vật. Kể từ thời tiền sử, thực tế về việc các sinh vật sống là thừa hưởng các đặc tính của bố, mẹ truyền đạt lại cho.Tuy nhiên di truyền học hiện đại tìm hiểu về quá trình di truyền, chỉ được ra đời vào giữa thế kỉ XIX với những công trình nghiên cứu của Gregol- Men-đen. Các quy luật di truyền của Men-đen lúc đó chỉ mới được đề cập, và thực tế di truyền đóng vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển của sinh vật, ví dụ: khi nghiên cứu một gen người ta có thể xác định được chiều dài của gen, khối lượng gen có thể có trong một cơ thể, hay nghiên cứu màu sắc của hoa ở các thế hệ tiếp theo xuất hiện một số tính trạng khác với thế hệ ban đầu Như vậy với kiến thức về di truyền luôn làm cho HS học cảm thấy rất khó, nhất là những bài tập về di truyền. Đối với bậc tiểu học các em học sinh được làm quen với môn tự nhiên xã hội, khi lên đến cấp THCS các em học sinh đựơc học và tìm hiểu bộ môn Sinh học. Và môn Sinh học được nâng cao dần từ kiến thức lớp 6,7,8 các em tìm hiểu về thực vật, động vật không xương, động vật có xương sống, và tìm hiểu về con người, nhưng đến lớp ̣9 các em mới được tìm hiểu về phần di truyền và biến dị. Trong phần này các em không chỉ nắm bắt lí thuyết mà còn vận dụng từ lý thuyết vào giải các bài tập. Vì vậy còn nhiều HS chưa biết vận dụng và vận dụng để giải các bài tập đó như thế nào.Vì từ tiểu học các em chỉ giải bài tập là những câu hỏi lý thuyết, không cần phải tính toán, vận dụng Từ thực tế giảng dạy và kết quả kiểm tra kiến thức của học sinh qua các năm tôi nhận thấy, các em học sinh chưa nắm được phương pháp giải bài tập phần di truyền, đặc biệt là chưa có kĩ năng giải bài tập, cách phân loại các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập. Nhất là các em học sinh chỉ có thể giải bài tập lý thuyết còn phần bài tập mang phải tính toán, bài tập về các thí nghiệm của Men đen phải biện luận hầu hết các em học sinh không làm được. Thực tế cho thấy kiến thức Sinh học về di truyền và biến dị rất trừu tượng, mỗi dạng 2 bài tập khác nhau đều có những đặc trưng và cách giải riêng. Bên cạnh đó nội dung SGK không cung cấp cho học sinh những công thức để giải các dạng bài tập. Một lí do khách quan là các em học sinh không có nhiều hứng thú với môn Sinh học, việc nắm bắt kiến thức và tìm hiểu các cách giải các bài tập đối với các em học sinh còn rất nhiều khó khăn.Xuất phát từ những lý do trên đã thúc đẩy tôi nghiên cứu đề tài "Rèn kĩ năng giải bài tập cho hs phần di truyền trong Sinh học 9", nhằm giúp các em học sinh có những kiến thức, kĩ năng cơ bản và đặc biệt hơn nữa đó là có hứng thú học môn Sinh học 9. 2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Nghiên cứu tổng quan lí thuyết về di truyền để vận dụng giải bài tập di truyền sinh học 9 Nghiên cứu và phân tích nội dung, chương trình, sgk Sinh học 9 * Phương pháp điều tra Thiết kế và sử dụng phiếu điều tra, tìm hiểu về : phương pháp dạy và học phần di truyền trong môn sinh học 9 * Phương pháp thống kê toán học * Phương pháp thực nghịêm sư phạm 3. Thời gian nghiên cứu đề tài. Tôi bắt dầu nghiên cứu đề tài này từ tháng 01 năm 2013 và dự kiến hoàn thành đề tài vào tháng 03 năm 2014. PHẦN NỘI DUNG 1. Mục tiêu của đề tài Hình thành và rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho học sinh trong phần di truyền trong môn sinh học 9 2. Các giải pháp 2.1. Cơ sở lý luận. 2.1.1. Khái niệm. Quan niệm về kỹ năng Theo Trần Bá Hoành (1996), kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức thu được trong một lĩnh vực nào đó vào thực 3 tiễn. Kỹ năng đạt tới mức hết sức thành thạo, khéo léo thì sẽ trở thành kỹ xảo. Mỗi kỹ năng chỉ biểu hiện thông qua một nội dung. (Trần Bá Hoành - Kỹ thuật dạy học sinh học - 1996 - NXB Giáo dục). Vậy kỹ năng không chỉ là kỹ thuật, cách thức hành động mà kỹ năng còn là một biểu hiện của năng lực con người, đòi hỏi con người phải luyện tập theo một quy trình xác định mới hình thành được được kỹ năng đó. Khái niệm về bài tập Theo từ điển Tiếng việt do Hoàng Phê chủ biên, thì bài tập là bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng những điều đã học. (Hoàng Phê - Từ điển Tiếng Việt - 2000). 2.1. 2. Vai trò Kỹ năng là thành tố cấu trúc nên mục tiêu dạy học và cũng là thành tố tạo nên năng lực của người học. Do đó trong dạy học, tùy mục đích mà sử dụng kỹ năng tương ứng. Mặc khác, kiến thức và kỹ năng tuy là hai thành tố nhưng chúng lại thống nhất và tác động lẫn nhau. Nhờ có kiến thức mới hình thành được kỹ năng, có kỹ năng tức là đã vận dụng được kiến thức. Do vậy nắm vững kiến thức là điều kiện để hình thành kỹ năng. 2. 1. 3. Phân loại Bài tập được chia làm hai nhóm : bài tập định tính và bài tập định lượng. Bài tập định tính là bài tập mà muốn hoàn thành chúng học sinh phải sử dụng tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, cụ thể hóa,… nhằm giải quyết vấn đề nhận thức. Bài tập định lượng là dạng bài tập mà khi giải học sinh phải thực hiện thao tác tính toán. Bài tập sinh học - Bài tập về QLDT Bản chất của bài tập sinh học là sự mâu thuẫn giữa những mối quan hệ sinh học đã biết với những mối quan hệ sinh học cần tìm. Bài tập QLDT là dạng bài tập trong đó chứa đựng các mối quan hệ về di truyền. Chẳng hạn bài tập về lai một cặp tính trạng, phân ly độc lập, liên kết gen, hoán vị gen,… 2.2 Cơ sở thực tiễn 4 2.2. 1. Đánh giá thực trạng dạy học Qua kiểm tra cuối năm học 2010-2011, kiểm tra hết học kì I và giữa học kì II năm học 2011- 2012, học kì I năm học 2012-2013. Kết quả thi HSG cấp huyện năm 2012 tôi thu được kết quả như sau: Năm học: 2012- 2013: * Về kiến thức: Khối TSHS Giỏi Khá TB Y 84 SL % SL % SL % SL % 6 7,1 14 16,7 35 41,2 29 35 * Về kĩ năng vận dụng: Khối TSHS Vận dụng tôt Vận dụng khá Vận dụng còn yếu Chưa vận dụng được. 84 SL % SL % SL % SL % 6 7,1 14 16,7 35 41,2 29 35 Năm học 2013-2014 * Về kiến thức: Khối TSHS 9C, D Giỏi Khá TB Y 78 SL % SL % SL % SL % 8 10,3 24 30,8 30 38,5 16 20,4 * Về kĩ năng vận dụng: Khối TSHS Vận dụng tôt Vận dụng khá Vận dụng còn yếu Chưa vận dụng được. 78 SL % SL % SL % SL % 8 10,3 24 30,8 30 38,5 16 20,4 2.2 Nguyên nhân của thực trạng Trước hết, xuất phát từ thực trạng chung của nền giáo dục nước ta chậm đổi mới. Việc đổi mới là tất yếu, nhưng không thể một sớm một chiều. Rất nhiều GV vẫn dạy theo PP truyền thụ một chiều, rất nhiều HS có tư tưởng học “ chống đối”, học vẹt để đạt điểm cao trong kì thi, do vậy mục tiêu giáo dục, vừa xây dụng nhân cách, vừa đào tạo tri thức vì thế mà chưa được thực hiện đầy đủ. 5 Về phía GV, nguyên nhân chưa đạt yêu cầu là do nhận thức chưa đầy đủ của đổi mới PPDH, sau đó là hạn chế về trình độ và lòng yêu nghề, sự cống hiến chô công việc. Kết quả điều tra thực trạng trên đây cho thấy mặc dù đã có sự đổi mới trong PPDH, tuy nhiên phương pháp đọc chép, giảng giải một chiều vẫn là PPDH chính. Đó chính là nguyên nhân tạo cho HS thói quen thụ động trong học tập và làm giảm hứng thú đối với môn học. Bên cạnh đó, có rất nhiều GV có trình độ chưa tốt nên kiến thức chưa sâu rộng, dẫn tới ngại khai thác kiến thức bài học, ngại trao đổi kiến thức với HS, GV chưa tích cực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chưa có sự đầu tư chuẩn bị cho từng bài dạy, kiến thức trong mỗi bài dạy, kiến thức trong mỗi bài học thường không được hệ thống và liên kết chặt chẽ với nhau, nên tạo thành các mảng rời rạc nên HS khó nắm bắt. Hầu hết các giờ học tốt về cả nội dung lẫn kiến thức và PP đều là các giờ thao giảng, dự giờ, kiểm tra hay thi GV dạy giỏi. Về phía HS, môn Sinh học vẫn thường được coi là khó học, thậm chí nhiều HS có tư tưởng học để thi cử vẫn coi môn học không thuộc các khối thi của các em là môn phụ, vì vậy các em vẫn thường coi môn đó là môn học bắt buộc phải hoàn thành, dẫn tới cách học để lấy điểm, đối với sự kiểm tra của GV. HS vẫn theo nếp học thụ động, lĩnh hội kiến thức một chiều từ GV chứ không có sự đào sâu mở rộng hay tư duy phê phán, vì vậy kiến thức thu thập được ít có khả năng ứng dụng thực tế hay sử dụng để giải quyết vấn đề. Do cách học và cách dạy không hiệu quả từ ban đầu, rất nhiều HS THPT bị hổng kiến thức của lớp dưới một cách nghiêm trọng, vì vậy các em không còn khả năng lĩnh hội thêm kiến thức mới gây khó khăn cho GV khi chuẩn bị và thực hiện bài giảng. Chương trình môn học cũng như SGK Sinh học cũng còn nhiều bất cập và là một nguyên nhân gây ra thực trạng trên. Khối lượng kiến thức khá lớn, cộng với áp lức thi cử đè nặng lên tâm lý đã chi phối cách dạy và học của cả thầy và trò. Các giờ thực hành tuy chưa nhiều nhưng cũng ít được thực hiện nghiêm túc. Bên cạnh đó việc hình thành và phát triển các KN trong SGK giữa 6 các lớp trên và lớp dưới với nhau cũng chưa thể hiện được quan điểm xây dựng chương trình. Nội dung kiến thức trong SGK mới có nhiều điểm khó, tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế cũng gây nhiều khó khăn cho công tác giảng dạy của GV. Công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS hiện nay chưa được đổi mới thực sự. Nội dung cũng như hình thức kiểm tra đánh giá chưa gắn liền với mục tiêu đào tạo, nặng nề câu hỏi mang tính tái hiện, học thuộc lòng, ít có câu hỏi tổng hợp, vận dụng, đòi hỏi sự hiểu biết và nắm vững kiến thức của HS, hay kiểm tra các kỹ năng tư duy, thực hành. Điều đó tạo nên thái độ dạy và học của GV cũng như HS chủ yếu là “thi gì học nấy”. Ngoài các nguyên nhân kể trên còn nhiều nguyên nhân khách quan khác như thiếu thốn cơ sở vật chất, việc bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho GV chưa thực sự chất lượng, chế độ lương, thưởng chưa xứng đáng, kịp thời, không đủ đảm bảo cuộc sống. Từ những kết quả như trên đã luôn làm tôi trăn trở với những kiến thức trên lớp, hầu hết các em đều nắm được tuy nhiên khi vận dụng vào giải các bài tập lại gặp khó khăn, phần lớn các em giải bài tập dựa vào một phần hướng dẫn của SGK và hướng dẫn của giáo viên, nhưng khi gặp một số bài tập khó hơn vẫn là các kiến thức cơ bản của chương trình Sinh học 9 thì các em đều lúng túng, không biết giải như thế nào. Kĩ năng vận dụng từ lý thuyết vào giải các bài tập còn nhiều hạn chế. Do vậy để các em học sinh nắm bắt được kiến thức, kĩ năng cơ bản của chương trình và phù hợp với vùng miền. Tôi đã đưa ra một số dạng bài tập cơ bản ứng với lí thuyết đã học, để rèn kĩ năng giải bài tập Sinh học 9. Tạo cho các em có thêm hứng thú với môn học. 2. 3 Phân tích cấu trúc nội dung của phần nghiên cứu Chương trình sinh học 9 gồm 2 phần Phần 1. Di truyền và biến dị Chương 1: Các thí nghiệm của Menđen Chương 2: Nhiễm sắc thể 7 Chương 3: ADN và gen Chương 4: Biến dị Chương 5: Di truyền học người Chương 6: Ứng dụng di truyền học Phần 2. Sinh vật và môi trường Chương 1. Sinh vật và môi trường Chương 2: Hệ sinh thái Chương 3: Con người, dân số và môi trường Chương 4: Bảo vệ môi trường Phần 1. Di truyền và biến dị Chương 1: Các thí nghiệm của Menđen Kiến thức: − Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học − Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học − Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen − Nêu được các thí nghiệm của Menđen và rút ra nhận xét − Phát biểu được nội dung quy luật phân li và phân li độc lập − Nêu ý nghĩa của quy luật phân li và quy luật phân ly độc lập. − Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen − Nêu được ứng dụng của quy luật phân li trong sản xuất và đời sống Kĩ năng : − Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để giải thích được các kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen − Biết vận dụng kết quả tung đồng kim loại để giải thích kết quả Menđen. - Viết được sơ đồ lai Chương 2: Nhiễm sắc thể Kiến thức: − Nêu được tính chất đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể của mỗi loài. - Trình bày được sự biến đổi hình thái trong chu kì tế bào − Mô tả được cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể và nêu được chức năng của nhiễm sắc thể. − Trình bày được ý nghĩa sự thay đổi trạng thái (đơn, kép), biến đổi số 8 lượng (ở tế bào mẹ và tế bào con) và sự vận động của nhiễm sắc thể qua các kì của nguyên phân và giảm phân. - Nêu được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. - Nêu được một số đặc điểm của nhiễm sắc thể giới tính và vai trò của nó đối với sự xác định giới tính. − Giải thích được cơ chế xác định nhiễm sắc thể giới tính và tỉ lệ đực : cái ở mỗi loài là 1: 1 − Nêu được các yếu tố của môi trường trong và ngoài ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính. − Nêu được thí nghiệm của Moocgan và nhận xét kết quả thí nghiệm đó − Nêu được ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết Kĩ năng : − Tiếp tục rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi. − Biết cách quan sát tiêu bản hiển vi hình thái nhiễm sắc thể Chương 3: ADN và gen Kiến thức: - Nêu được thành phần hóa học, tính đặc thù và đa dạng của ADN - Mô tả được cấu trúc không gian của ADN và chú ý tới nguyên tắc bổ sung của các cặp nucleôtit − Nêu được cơ chế tự sao của ADN diễn ra theo nguyên tắc: bổ sung, bán bảo toàn − Nêu được chức năng của gen − Kể được các loại ARN - Biết được sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung − Nêu được thành phần hóa học và chức năng của protein (biểu hiện thành tính trạng). - Nêu được mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ: Gen → ARN → Protein → Tính trạng. Kĩ năng : − Biết quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN để nhận biết thành phần cấu tạo Chương 4: Biến dị Kiến thức: − Nêu được khái niệm biến dị 9 − Phát biểu được khái niệm đột biến gen và kể được các dạng đột biến gen − Kể được các dạng đột biến cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể (thể dị bội, thể đa bội) − Nêu được nguyên nhân phát sinh và một số biểu hiện của đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể − Định nghĩa được thường biến và mức phản ứng − Nêu được mối quan hệ kiểu gen, kiểu hình và ngoại cảnh; nêu được một số ứng dụng của mối quan hệ đó Kĩ năng : − Thu thập tranh ảnh, mẫ vật liên quan đến đột biến và thường biến Chương 5: Di truyền học người Kiến thức: - Nêu được 2 khó khăn trong nghiên cứu di truyền học - Phương pháp nghiên cứu phả hệ Kĩ năng : Phân biệt được bệnh di truyền và tật di truyền Chương 6: Ứng dụng di truyền học Kiến thức: − Định nghĩa được hiện tượng thoái hóa giống, ưư thế lai; nêu được nguyên nhân thoái hóa giống và ưu thế lai; nêu được phương pháp tạo ưu thế lai và khắc phục thoái hóa giống được ứng dụng trong sản xuất. Kĩ năng : − Thu thập được tư liệu về thành tựu chọn giống Phần 2. Sinh vật và môi trường Chương 1. Sinh vật và môi trường Kiến thức: − Nêu được các khái niệm: môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái − Nêu được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm ) đến sinh vật. − Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của một số nhân tố sinh thái(ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm). Nêu được một số ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường − Kể được một số mối quan hệ cùng loài và khác loài Kĩ năng : 10 [...]... vệ môi trường Kĩ năng : − Liên hệ với địa phương về những hoạt động cụ thể nào của con người có tác dụng bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên 2.4 Rèn kĩ năng giải bài tập cho học sinh phần di truyền trong sinh học 9 2.4 1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 2.4.1.1 Cơ sở xác định kỹ năng giải bài tập di truyền : 2.4 1 1.1 Dựa vào mục tiêu cơ bản về dạy học các QLDT * Về kiến thức : - Học sinh giải thích được... thường là bài tập vận dụng được đưa ra ngay trong giờ dạy lý thuyết (nếu có thể được) Khi giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài tập mẫu, tức là đã giúp cho học sinh tìm ra kiến thức hoặc vận dụng kiến thức Bước 3: Củng cố kỹ năng qua luyện tập theo mẫu 14 Sau khi học sinh đã được giáo viên hướng dẫn giải bài tập mẫu, giáo viên cho học sinh một vài bài tập khác tương tự như bài tập mẫu, chỉ khác bài tập mẫu... của mỗi loại bài tập để trên cơ sở đó học sinh có định hướng về cách giải từng loại bài tập QLDT Chính vì vậy, theo tôi bước này là rất quan trong đối với học sinh, nhất là đối tượng học sinh dân tộc Bước 4: Phát triển kỹ năng qua luyện tập theo mẫu có biến đổi Khi học sinh đã nắm được các bước giải một dạng bài tập QLDT nào đó, giáo viên sẽ cho học sinh tập làm dạng bài tập khác dạng bài tập mẫu ở một... có những phép giải cơ bản Những phép giải này có liên quan với các phương pháp phân tích di truyền mà Menđen đã thực hiện Vì vậy, việc dạy cho học sinh nắm được một số phương pháp phân tích di truyền của Menđen và hướng dẫn học sinh vận dụng để giải bài tập QLDT chính là đã hình thành được các kỹ năng cơ bản để giải bài tập QLDT Bước 2: Hình thành kỹ năng cơ bản qua hướng dẫn giải bài tập mẫu Để có... điểm các bài tập về QLDT Việc hình thành kỹ năng giải bài tập nói chung, bài tập QLDT nói riêng còn phải căn cứ vào đặc điểm của bài tập Nghĩa là căn cứ vào đặc điểm của mối quan hệ chứa đựng trong bài tập Bài tập về các QLDT chứa đựng mối 12 quan hệ giữa kiểu gen , kiểu hình , kiểu di truyền , kiểu phân ly một cách khắng khít và lôgic cả về mặt định tính và định lượng Học sinh muốn giải được bài tập QLDT... trực tiếp dùng để giải bài tập, những kiến thức này cũng chính là kiến thức dùng để giải bài tập Do vậy, khi dạy mỗi quy luật di truyền, giáo viên cần định hướng và nhấn mạnh, khắc sâu những kiến thức sẽ sử dụng để giải bài tập , đồng thời phải nêu ra những ứng dụng trong việc xây dựng và giải bài tập, giúp học sinh nắm vững kiến thức và vận dụng tốt kiến thức trong giải bài tập Trong dạy kiến thức... những kỹ năng, điều quan trọng là thực hiện các thao tác, đã là thao tác phải được tập dượt theo một mẫu nào đó Do vậy việc hướng dẫn học sinh làm một dạng bài tập nào đó theo một mẫu ban đầu là rất cần thiết Việc luyện tập theo mẫu giúp học sinh rèn luyện một số kỹ năng cơ bản để giải được một số loại bài tập cơ bản Từ bài tập mẫu này làm cơ sở để học sinh phát triển khả năng sáng tạo của mình Bài tập. .. 2.4 3.1.4 Phát triển kỹ năng qua luyện tập theo mẫu có biến đổi Bước này GV có thể cho HS làm các bài tập trong sách giáo khoa (SGK) Cụ thể là bài số 4 &5 (trang 102 - Sinh học 9) 2.4.3.1.5 Phát triển kỹ năng qua luyện tập để phối hợp các kỹ năng đã có Bước này yêu cầu HS phối hợp nhiều kỹ năng cơ bản để tập làm quen với việc giải những bài tập tổng hợp Lúc này việc giải bài tập không đơn thuần là biết... phân dạng bài một mặt tôi hướng dẫn học sinh ghi nhớ kiến thức về lý thuyết, mặt khác tôi hướng dẫn các em học sinh cách nhận biết và phân loại các dạng bài tập, cách biện luận, cách giải bài tập đơn giản sau đó nâng cao dần các dạng bài tập Với phương pháp này sẽ giúp các em học sinh có hứng thú với môn học, nhất là học sinh yếu, và khuyến khích các em học sinh giỏi tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi... giải pháp 3 8 2.1 Cơ sở lý luận 3 9 2.1.1 Khái niệm 3 10 2.1 2 Vai trò 4 11 2 1 3 Phân loại 4 12 2.2 Cơ sở thực tiễn 4 13 2.2 1 Đánh giá thực trạng dạy học 4 14 2.2.2 Nguyên nhân của thực trạng 5 13 2.3 Phân tích cấu trúc nội dung của phần nghiên cứu 8 15 12 16 2.4 Rèn kĩ năng giải bài tập cho hs phần di truyền trong Sinh học 9" 2.4 1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 17 2.4.1.1 Cơ sở xác định kỹ năng giải . " ;Rèn kĩ năng giải bài tập cho hs phần di truyền trong Sinh học 9& quot;, nhằm giúp các em học sinh có những kiến thức, kĩ năng cơ bản và đặc biệt hơn nữa đó là có hứng thú học môn Sinh học 9. 2 vào tháng 03 năm 2014. PHẦN NỘI DUNG 1. Mục tiêu của đề tài Hình thành và rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho học sinh trong phần di truyền trong môn sinh học 9 2. Các giải pháp 2.1. Cơ sở lý. thức của học sinh qua các năm tôi nhận thấy, các em học sinh chưa nắm được phương pháp giải bài tập phần di truyền, đặc biệt là chưa có kĩ năng giải bài tập, cách phân loại các dạng bài tập và

Ngày đăng: 03/11/2014, 20:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan