Đề tài: Phân tích môi trường kinh doanh của ngân hàng sài gòn thương tín tại An Giang
Trang 1KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐOÀN HUY BÌNH
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
TẠI AN GIANG
Chuyên ngành : KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 05 năm 2010
Trang 2KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
TẠI AN GIANG Chuyên ngành : KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Lớp : DH7KD Mã số SV: DKD062006 Người hướng dẫn : ThS.HUỲNH PHÚ THỊNH
Long Xuyên, tháng 06 năm 2010
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đây là đã kết thúc khóa học Tôi vẫn còn nhớ ngày đầu tiên khi bỡ ngỡ bước chân vào Giảng đường Đại học mà hôm nay đã sắp rời xa mái trường thân yêu này Đối với tôi, khoảng thời gian là sinh viên là khoảng thời gian vui vẻ
và hạnh phúc nhất Tại đây, tôi đã được học và tích lũy được những kiến thức chuyên môn, những kỷ năng cần thiết trong cuộc sống Qua đó, tôi cảm thấy mình trưởng thành hơn và tự tin hơn
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Khoa Kinh tế-QTKD, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến thầy Huỳnh Phú Thịnh, người đã tận tụy hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình
Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín đã tạo điều kiện để tôi có thể tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế và áp dụng những kiến thức đã được học vào công việc
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân, gia đình và bạn bè, những người đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành quá trình học tập của mình
Cuối cùng xin chúc quý thầy cô, các anh chị trong Ngân hàng và những người thân bạn
bè được nhiều sức khỏe, luôn thành công và hạnh phúc trong cuộc sống
Trân trọng !
Đoàn Huy Bình
Trang 5
TÓM TẮT
FGAFG
An Giang là một tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long Trong những năm gần đây, kinh tế An Giang có những bước phát triển mạnh mẽ Việc phát triển kinh tế đã thu hút nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư đến với An Giang đặc biệt là các Ngân hàng thương mại Theo thống kê thì hầu hết các Ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam đều
có chi nhánh hoạt động tại An Giang Điều này cho thấy tiềm năng phát triển ngành Ngân hàng tại An Giang đang rất lớn
Môi trường kinh doanh ngày càng biến động nhanh chóng và phức tạp Hiện nay, ngành ngân hàng đang đứng trước nhiều cơ hội song nó cũng đối mặt với không ít những nguy cơ Vì vậy, việc phân tích môi trường để sớm nhận ra những cơ hội và nguy cơ là việc cần thiết đối với các ngân hàng hiện nay Đề tài “Phân tích môi trường kinh doanh của Ngân hàng Sacombank tại An Giang” được thực hiện cũng nhằm mục tiêu trên
Đề tài nghiên cứu gồm hai bước: nghiên cứu khám phá và nghiên cứu chính thức Việc phân tích môi trường kinh doanh của Ngân hàng Sacombank tại An Giang chủ yếu được thực hiện dựa trên việc phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp Các yếu tố của môi trường vĩ mô bao gồm: kinh tế vĩ mô, văn hóa-xã hội và nhân khẩu học, chính trị-pháp luật, công nghệ, tự nhiên Môi trường tác nghiệp gồm các yếu tố như: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, nhà cung cấp và sản phẩm thay thế Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Sacombank An Giang đang đứng trước những cơ hội và thách thức Những cơ hội sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng phát triển Những cơ hội
do môi trường mang lại như: kinh tế được phục hồi, thu nhập của người dân tăng, chính sách của chính phủ,…Nhưng bên cạnh đó, Ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều nguy
cơ Nếu không sớm nhận ra và có biện pháp khắc phục hợp lý thì sẽ gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng Những nguy cơ đó bao gồm: áp lực cạnh tranh gay gắt, lãi suất tăng cao, lạm phát tăng,…trong đó nguy cơ lớn nhất là áp lực cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác trên địa bàn
Trang 6MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 - 1 -
GIỚI THIỆU - 1 - U 1.1.Cơ sở hình thành đề tài: - 1 -
1.2.Mục tiêu nghiên cứu: - 2 -
1.3 Phạm vi nghiên cứu: - 3 -
1.4 Phương pháp nghiên cứu: - 3 -
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu: - 3 -
1.6 Bố cục của báo cáo nghiên cứu: - 3 -
CHƯƠNG 2 - 5 -
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU - 5 - U 2.1 Giới thiệu - 5 -
2.2 Định nghĩa Ngân hàng thương mại: - 5 -
2.3 Khái quát về môi trường kinh doanh - 5 -
2.3.1 Định nghĩa: - 5 -
2.3.2 Quá trình phân tích môi trường kinh doanh: - 6 -
2.4 Phân tích môi trường vĩ mô: - 7 -
2.4.1 Đặc điểm và mục tiêu phân tích môi trường vĩ mô: - 7 -
2.4.1.1 Đặc điểm: - 7 -
2.4.1.2 Mục tiêu phân tích: - 7 -
2.4.2 Các yếu tố của môi trường vĩ mô: - 7 -
2.4.2.1 Kinh tế vĩ mô: - 8 -
2.4.2.2 Văn hóa, xã hội và nhân khẩu học: - 8 -
2.4.2.3 Chính trị-pháp luật: - 9 -
2.3.2.4 Công nghệ: - 9 -
2.3.2.5 Tự nhiên: - 9 -
2.5 Phân tích môi trường tác nghiệp: - 9 -
2.5.1 Đặc điểm và mục tiêu phân tích môi trường tác nghiệp: - 9 -
2.5.1.1 Đặc điểm: - 9 -
2.5.1.2 Mục tiêu phân tích: - 10 -
2.5.2.Các yếu tố của môi trường tác nghiệp: - 10 -
2.5.2.1 Khách hàng: - 11 -
2.5.2.2 Đối thủ cạnh tranh: - 11 -
2.5.2.3 Đối thủ tiểm ẩn: - 12 -
2.5.2.4 Nhà cung cấp: - 13 -
2.5.2.5 Sản phẩm thay thế: - 13 -
Trang 72.6 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài: - 13 -
2.7.Mô hình nghiên cứu: - 14 -
2.8 Kết luận - 15 -
CHƯƠNG 3 - 16 -
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 16 - U 3.1 Giới thiệu: - 16 -
3.2 Thiết kế nghiên cứu: - 16 -
3.3 Quy trình nghiên cứu: - 17 -
3.3.1 Nghiên cứu khám phá: - 17 -
3.3.1.1 Dữ liệu thứ cấp: - 17 -
3.3.1.2 Dữ liệu sơ cấp: - 18 -
3.3.2.Nghiên cứu chính thức: - 18 -
3.4 Kết luận: - 20 -
CHƯƠNG 4 - 21 -
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - 21 -
CHI NHÁNH AN GIANG - 21 -
4.1 Giới thiệu: - 21 -
4.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-CN AG - 21 -
4.2.1 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank): - 21 -
4.2.2 Sứ mệnh: - 22 -
4.2.3 Tầm nhìn: - 22 -
4.2.4 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín- Chi Nhánh An Giang: - 22 -
4.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban, các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng- 23 - 4.3.1 Cơ cấu tổ chức: - 23 -
4.3.2 Chức năng các phòng ban: - 24 -
4.3.3 Sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng: - 25 -
4.4 Kết luận: - 25 -
CHƯƠNG 5 - 26 -
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA SACOMBANK AN GIANG - 26 -
5.1 Giới thiệu: - 26 -
5.2 Phân tích môi trường kinh doanh của Sacombank An Giang: - 26 -
5.2.1.Phân tích môi trường vĩ mô: - 27 -
5.2.1.1 Môi trường kinh tế: - 27 -
5.2.1.2 Môi trường văn hóa, xã hội và nhân khẩu học: - 30 -
5.2.1.3 Môi trường chính trị -pháp luật: - 31 -
5.2.1.4 Môi trường công nghệ: - 34 -
5.2.1.5 Môi trường tự nhiên: - 35 -
Trang 85.2.2 Phân tích môi trường tác nghiệp: - 35 -
5.2.2.1 Tổng quan thị trường ngân hàng tại An Giang: - 35 -
5.2.2.2 Các yếu tố của môi trường tác nghiệp: - 36 -
5.4 Kết luận: - 48 -
5.5 Ma trận các yếu tố bên ngoài của Ngân hàng Sacombank An Giang: - 49 -
CHƯƠNG 6 - 54 -
KẾT LUẬN - 54 -
6.1 Kết luận: - 54 -
6.2 Hạn chế của đề tài: - 55 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO - 56 -
PHỤ LỤC 1 - 57 -
PHỤ LỤC 2 - 58 -
PHỤ LỤC 3 - 59 -
PHỤ LỤC 4 - 60 -
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Các bước nghiên cứu trong đề tài 16
Bảng 5.1 Danh mục cơ hội và nguy cơ của ngân hàng Sacombank An Giang 26
Bảng 5.2 Tình hình lãi suất qua các năm 28
Bảng 5.3 Tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng trong năm 2009 43
Bảng 5.4 Dự báo biến động giá vàng năm 2010 48
Bảng 5.5 Mức độ quan trọng của từng cơ hội và nguy cơ 51
Bảng 5.6 Mức độ phản ứng của ngân hàng Sacombank 52
Bảng 5.7 Ma trận cơ hội, nguy cơ của ngân hàng Sacombank An Giang 53
DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Mối quan hệ giữa các loại môi trường 6
Hình 2.2 Các yếu tố của môi trường vĩ mô 8
Hình 2.3 Mô hình năm tác lực của Michel E Porter 10
Hình 2.4 Các nội dung chủ yếu cần phân tích về đối thủ cạnh tranh 11
Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu 14
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 17
Hình 4.1 Cơ cấu tổ chức ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang 23
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 5.1 Những ngân hàng được sử dụng nhiều trên địa bàn An Giang 39
Trang 10CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Cơ sở hình thành đề tài:
Những năm gần đây, ngành ngân hàng ở An Giang phát triển rất mạnh mẽ Bằng chứng
là ngày càng có nhiều chi nhánh của các ngân hàng được thành lập Theo số liệu thống kê thì
đến năm 2009 có khoảng 48 chi nhánh ngân hàng được cấp phép thành lập và hoạt động trên
địa bàn tỉnh1 Điều này cho thấy tiềm năng của ngành ngân hàng tại tỉnh ta hiện nay là rất lớn
Với dân số khoảng 2.250.600 người2, An Giang là tỉnh có dân số đông nhất khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long nhưng hiện nay số lượng người dân có tài khoản tại các ngân hàng
vẫn còn rất hạn chế Trong xu hướng phát triển, việc thanh toán các loại phí như điện, nước,
thuế, lương, thiết bị cá nhân,…qua thẻ ATM ngày càng nhiều thì số lượng tài khoản hạn chế
trong dân càng có ý nghĩa Ngoài ra, theo ông Châu Văn Ly, Phó chủ tịch Thường trực Hội
Nông Việt Nam tỉnh An Giang thì việc cần vay vốn để mua máy móc, thiết bị phục vụ sản
xuất nông nghiệp và vật tư xây dựng nhà ở trong nông dân còn rất nhiều3,… Do đó có thể nói
nhu cầu của người dân đối với các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng có thể sẽ rất lớn Hơn nữa
kinh tế biên giới An Giang đang rất phát triển với sự xuất hiện của các khu kinh tế cửa khẩu,
giao dịch phi mậu ngày càng tăng,…Từ đó chứng minh ngành ngân hàng đang đứng trước
nhiều cơ hội và sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế tỉnh nhà trong
thời gian sắp tới
Tuy ngành ngân hàng hiện đang đứng trước nhiều cơ hội lớn song nó cũng đối mặt với
không ít nguy cơ Trước hết, sự xuất hiện ngày càng nhiều của các chi nhánh đã gây ra áp lực
cạnh tranh rất lớn giữa các ngân hàng với nhau Thống kê cho thấy hầu hết các ngân hàng
thương mại của Việt Nam đều có chi nhánh hoạt động tại thị trường An Giang Thêm vào đó,
theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì từ ngày 01/04/2007, các
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam Hiện nay, các
Ngân hàng nước ngoài như: HSBC, ANZ, Standard Chartered,… đã có chi nhánh tại một số
tỉnh, thành phố lớn Việc những Ngân hàng này xâm nhập vào các tỉnh khác là điều hoàn toàn
có thể dự đoán được và An Giang có thể là một trong những thị trường đầy tiềm năng mà các
Ngân hàng này đang hướng đến Như trường hợp của Standard Chartered, theo bà Namita Lai,
giám đốc phụ trách ngân hàng bán lẻ của Standard Chartered tại Việt Nam, Ngân hàng
Standard Chartered đặt kế hoạch nâng tổng số nhân viên lên 500 so với 150 nhân viên đang
làm việc tại hai chi nhánh Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay Ngoài ra trong kế
hoạch của mình, Ngân hàng còn dự định sẽ mở thêm 20 đến 30 chi nhánh mới trong vòng 3
đến 4 năm tới4,…Sự xâm nhập của các Ngân hàng nước ngoài đã tạo ra nhiều thuận lợi và
Trang 11thách thức cho ngành Ngân hàng nói chung và Sacombank An Giang nói riêng Nó có thể giúp
các ngân hàng trong nước nỗ lực hơn nữa nhằm mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch
vụ, học hỏi kinh nghiệm quản lý, công nghệ, cũng như các gói sản phẩm của nước ngoài Bên
cạnh đó, các ngân hàng trong nước có thể liên kết hợp tác với các ngân hàng nước ngoài Tuy
nhiên việc xâm nhập này cũng sẽ làm cho áp lực cạnh tranh của ngành ngân hàng hiện đang
gay gắt lại càng gay gắt hơn
Môi trường kinh doanh ngày càng biến động nhanh chóng và phức tạp Nếu không biết
tận dụng thì các cơ hội dễ dàng biến thành những nguy cơ Vì vậy việc phải phân tích môi
trường để sớm nhận ra các cơ hội và nguy cơ này trước sự biến động nhanh chóng của môi
trường là yêu cầu cấp thiết đối với Sacombank An Giang Sacombank An Giang chính thức đi
vào hoạt động vào ngày 03-08-2005 Là một Ngân hàng gia nhập vào thị trường trong một
thời gian không lâu nên việc phân tích môi trường càng có ý nghĩa quan trọng đối với
Sacombank An Giang Nếu làm tốt công tác này thì Ngân hàng sẽ nắm bắt được những cơ hội
và né tránh các nguy cơ Từ đó, Ngân hàng có thể đề ra những chiến lược hợp lý để thực hiện
được những mục tiêu của mình Còn ngược lại Ngân hàng có thể đối mặt với nhiều khó khăn
và thách thức Cụ thể Ngân hàng sẽ không chủ động được trong việc đối phó với sự cạnh tranh
gay gắt của các đối thủ trên thị trường hiện nay, không nhận ra những đối thủ tiềm ẩn có thể
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình, không xác định được nhu cầu của người dân
hiện nay như thế nào,…
Tóm lại, phân tích môi trường kinh doanh để sớm nhận ra những cơ hội và nguy cơ là
việc không thể thiếu đối với các Ngân hàng hiện nay Nó là cơ sở để Ngân hàng đề ra những
chiến lược đúng đắn và hợp lý Từ đó Ngân hàng có thể thực hiện được các mục tiêu của
mình Nhận thấy được tầm quan trọng và những lợi ích của việc phân tích môi trường kinh
doanh đối với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang nên tôi quyết định chọn
đề tài “Phân tích môi trường kinh doanh của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín trên địa bàn
tỉnh An Giang”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài “Phân tích môi trường kinh doanh của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín trên địa
bàn tỉnh An Giang” nhằm thực hiện những mục tiêu sau:
y Nhận ra những cơ hội và nguy cơ có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng
y Xác định những yếu tố của môi trường tác nghiệp có nhiều tác động đến hoạt động của
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Mục tiêu cụ thể là:
o Dự báo mục tiêu và động thái cạnh tranh của một số đối thủ cạnh tranh chính
o Xác định các xu hướng cạnh tranh trong ngành
o Dự báo tình hình cạnh tranh trong ngành
o Dự báo tiêu điểm cạnh tranh trong ngành
o Xác định lực lượng nào giữ vai trò chi phối trong ngành Ngân hàng hiện nay
Trang 121.3 Phạm vi nghiên cứu:
o Không gian nghiên cứu: Việc phân tích môi trường kinh doanh của Ngân hàng
Sacombank xem xét trong phạm vi tỉnh An Giang
o Những dữ liệu được sử dụng trong đề tài được tổng hợp của năm 2008-2009 Đề tài
phân tích môi trường kinh doanh của Ngân hàng Sacombank An Giang trong giai đoạn
2010-2011
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: Nghiên cứu khám phá và nghiên cứu chính thức
¾ Nghiên cứu khám phá: Đây là bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu Mục tiêu
của bước này là có những thông tin liên quan đến các biến tạo ra cơ hội và nguy cơ ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trên địa bàn tỉnh An Giang Từ đó lập ra danh mục
cơ hội và nguy cơ Những dữ liệu dùng trong bước này được thu thập qua nguồn thông tin thứ
cấp Bên cạnh đó việc thu thập những thông tin liên quan cũng được thực hiện qua nguồn
thông tin sơ cấp
¾ Nghiên cứu chính thức: Mục tiêu của bước này là xếp hạng, đánh giá mức độ quan
trọng của từng cơ hội, nguy cơ và đánh giá mức độ phản ứng của ngân hàng trước những cơ
hội và nguy cơ đó Bước này được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp 5 cán bộ Ngân
hàng Sacombank An Giang và 5 chuyên gia trong ngành Cuối cùng là xây dựng ma trận cơ
hội và nguy cơ của Ngân hàng Sacombank An Giang
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho Ngân hàng Sacombank An
Giang Cụ thể ngân hàng có thể nhận biết được những thông tin sau đây:
o Nhận ra được những cơ hội, nguy cơ có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
mình trong tương lai
o Xác định được những yếu tố của môi trường tác nghiệp có nhiều tác động đến hoạt
động của mình Cụ thể kết quả nghiên cứu sẽ chỉ ra những đối thủ cạnh tranh chính có thể ảnh
hưởng đến hoạt động của Ngân hàng Sacombank trên thị trường hiện nay, dự báo những tiêu
điểm cạnh tranh trong ngành, dự báo tình hình cạnh tranh, lực lượng nào giữ vai trò chi phối
trong ngành Ngân hàng hiện nay,…
Một khi Ngân hàng có đầy đủ những thông tin về các đối thủ cạnh tranh, những đối thủ
tiềm ẩn, những cơ hội, nguy cơ,…thì Ngân hàng có thể đề ra những chiến lược hợp lý để có
thể thực hiện được các mục tiêu đã đề ra và thành công trong hoạt động kinh doanh của mình
1.6 Bố cục của báo cáo nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ được trình bày theo bố cục như sau:
¾ Chương 1: Giới thiệu: Chương 1 sẽ trình bày một số vấn đề như cơ sở hình thành đề
tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
¾ Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Nội dung của chương này bao
gồm những vấn đề như: định nghĩa môi trường kinh doanh, bản chất của việc phân tích môi
Trang 13trường kinh doanh, môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp, các yếu tố của môi trường vĩ mô
và vi mô Thêm vào đó, chương này cũng sẽ đề cập đến các bước để xây dựng ma trận đánh
giá các yếu tố bên ngoài (EFE matrix) Cuối cùng chương 2 sẽ trình bày mô hình nghiên cứu
được sử dụng trong đề tài
¾ Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Chương này sẽ trình bày các bước trong
nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu Nghiên cứu được thực hiện qua hai
bước: nghiên cứu khám phá và nghiên cứu chính thức Việc thu thập dữ liệu được thực hiện
qua hai nguồn là thông tin thứ cấp và sơ cấp Bên cạnh đó, chương 3 cũng sẽ giới thiệu
phương pháp phân tích dữ liệu Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh,…Cuối cùng ma trận các cơ hội và đe dọa của Sacombank An Giang sẽ
được lập từ các dữ liệu phân tích trước đó
¾ Chương 4: Khái quát Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi Nhánh An
Giang: Chương này sẽ giới thiệu khái quát về Ngân hàng Sacombank An Giang Cụ thể
chương 3 sẽ giới thiệu về: lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng, cơ cấu tổ chức,
chức năng các phòng ban, các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng
¾ Chương 5: Phân tích môi trường kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín- CN An Giang: Chương này sẽ tập trung phân tích môi trường vĩ mô và môi
trường tác nghiệp Bên cạnh đó là lập ra ma trận các yếu tố bên ngoài (ma trận cơ hội đe dọa
của Sacombank An Giang) qua đó có thể nhận ra những cơ hội và nguy cơ có thể ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng,…
¾ Chương 6: Kết luận: Đây là chương khái quát một cách ngắn gọn về các kết quả
nghiên cứu Bên cạnh đó, chương cũng đề cập đến những hạn chế của đề tài
Trang 14CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày những lý thuyết liên quan đến môi trường kinh
doanh Cụ thể chương 2 sẽ giới thiệu những vấn đề sau đây: định nghĩa môi trường kinh
doanh, bản chất của việc phân tích môi trường kinh doanh, môi trường vĩ mô, môi trường tác
nghiệp, các yếu tố của môi trường vĩ mô, môi trường vi mô, ma trận các yếu tố bên ngoài và
mô hình nghiên cứu
2.2 Định nghĩa Ngân hàng thương mại:
“Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ, mà hoạt động chủ yếu và thường
xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho
vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.( Nguyễn Thị Mùi 2005)
2.3 Khái quát về môi trường kinh doanh
2.3.1 Định nghĩa:
Môi trường kinh doanh là toàn bộ những nhân tố làm tác động đến toàn bộ hoạt động
của doanh nghiệp Bao gồm có 2 loại môi trường:
Môi trường vĩ mô: gồm 6 yếu tố: kinh tế, chính trị-pháp luật, văn hóa-xã hội, nhân
khẩu học, công nghệ và tự nhiên
Môi trường vi mô: gồm 5 yếu tố: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, nhà
cung cấp và sản phẩm thay thế
Môi trường tổng quát mà mỗi tổ chức gặp phải có thể chia thành 3 mức độ: môi trường
vĩ mô, môi trường tác nghiệp và hoàn cảnh nội bộ Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả các
ngành kinh doanh nhưng không phải tuân theo một cách nhất định Môi trường tác nghiệp
được xác định đối với một ngành cụ thể, với tất cả các hãng trong ngành ảnh hưởng của môi
trường tác nghiệp trong ngành đó Nhiều khi môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp kết
hợp với nhau và được gọi là môi trường bên ngoài hoặc môi trường nằm ngoài tầm kiểm soát
của công ty
Hoàn cảnh nội bộ bao gồm các yếu tố nội tại trong một hãng nhất định Trong thực tế
hãng là tổng hợp các yếu tố hoàn cảnh nội bộ của nó Đôi khi hoàn cảnh nội bộ được gọi là
môi trường nội bộ hoặc môi trường kiểm soát được Ba mức độ điều kiện môi trường này
được định nghĩa và môi tương quan của chúng được minh họa qua hình sau:
Trang 15
Hình 2-1: Mối quan hệ giữa các loại môi trường 5 2.3.2 Quá trình phân tích môi trường kinh doanh:
Quá trình phân tích ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến hoạt động của doanh
nghiệp có thể khái quát qua các bước cơ bản sau:
5 Huỳnh Phú Thịnh, 2009, Giáo trình chiến lược kinh doanh, Trường đại học An Giang
Môi trường vĩ mô
1 Cấu trúc hạ tầng của công ty:
tài chính kế toán; luật pháp và quan hệ với các đối tượng hữu quan; các hệ thống thông tin, quản lý chung
2 Quản trị nguồn nhân lực
3 Phát triển công nghệ
4 Mua sắm
Trang 16¾ Bước 1: Thu thập dữ liệu về xu hướng kinh tế, văn hóa-xã hội-dân số, chính trị-pháp
luật, tự nhiên và công nghệ, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, nhà cung cấp và
sản phẩm thay thế Các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn thu tin khác nhau Việc thu thập
dữ liệu có thể thực hiện qua nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp
¾ Bước 2: Đánh giá và điều chỉnh các dữ liệu thu được
¾ Bước 3: Xác định các cơ hội và nguy cơ quan trọng nhất mà công ty có thể gặp phải
dựa trên những dữ liệu thu thập được Số lượng các cơ hội và nguy cơ không nên quá nhiều,
cũng không nên quá ít Với một công ty nhỏ, số lượng các cơ hội và nguy cơ vào khoảng 10 là
hợp lý; với một công ty lớn, số lượng nhiều hơn nhưng không nên quá 20 Các cơ hội và nguy
cơ cần được xếp hạng theo thứ tự quan trọng6
2.4 Phân tích môi trường vĩ mô:
2.4.1 Đặc điểm và mục tiêu phân tích môi trường vĩ mô:
2.4.1.1 Đặc điểm:
Môi trường vĩ mô là môi trường có ảnh hưởng lâu dài đến ngân hàng Đối với môi
trường này, ngân hàng hầu như không thể kiểm soát mà phải phụ thuộc vào nó Thêm vào đó,
những thay đổi của nó có thể làm thay đổi cục diện môi trường cạnh tranh và môi trường nội
bộ Mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng đến ngân hàng một cách độc lập hoặc
liên kết với các yếu tố khác
2.4.1.2 Mục tiêu phân tích:
Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô nhằm mục tiêu nhận diện và đánh giá tác
động của các yếu tố của môi trường có thể mang lại lợi ích cho ngân hàng (các cơ hội) và các
yếu tố có thể gây bất lợi cho ngân hàng (các đe dọa)
2.4.2 Các yếu tố của môi trường vĩ mô 7 :
Những cơ hội và nguy cơ của Ngân hàng Sacombank có thể được tạo ra bởi các yếu tố:
6 Huỳnh Phú Thịnh, 2009, Tài liệu đã dẫn
7 Micheal E Porter 1985 Tài liệu đã dẫn
Trang 17
Hình 2.2: Các yếu tố của môi trường vĩ mô
2.4.2.1 Kinh tế vĩ mô:
Môi trường kinh tế vĩ mô có tác động trực tiếp và vô cùng lớn đến hoạt động kinh doanh
của ngân hàng Ảnh hưởng chủ yếu của môi trường kinh tế vĩ mô đến hoạt động kinh doanh
của ngân hàng có thể thông qua một số yếu tố sau: xu hướng tổng sản phẩm quốc nội (GDP),
lãi suất và xu hướng lãi suất, lạm phát, khả năng vay tiền của dân cư
2.4.2.2 Văn hóa, xã hội và nhân khẩu học 8 :
Môi trường văn hóa - xã hội bao gồm những chuẩn mực và giá trị được chấp nhận và tôn
trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể Tất cả các ngân hàng cần phân tích rộng rãi
các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra
Đối với Ngân hàng Sacombank An Giang, yếu tố văn hóa có tác động nhiều là tập quán
sử dụng tiền mặt trong lưu thông của người dân còn rất phổ biến Đây là điểm mà Ngân hàng
cần quan tâm nhiều hơn trong tương lai
Những khía cạnh chủ yếu cần quan tâm khi xem xét môi trường dân số bao gồm:
Cơ hội, nguy cơ
Trang 182.4.2.3 Chính trị-pháp luật:
Các yếu tố chính trị và luật pháp có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của các
Ngân hàng bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của Chính phủ, hệ thống
luật pháp hiện hành, chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ, những diễn biến chính trị trong
nước, trong khu vực và trên toàn thế giới
Sự ổn định chính trị tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của các
công ty nói chung và các ngân hàng nói riêng Trong một xã hội ổn định về chính trị, các nhà
đầu tư sẽ được đảm bảo an toàn, sẽ có lòng tin và an tâm đầu tư nhiều hơn Hoạt động của
Chính phủ và yếu tố luật pháp có thể tạo ra các cơ hội hoặc nguy cơ cho ngân hàng
2.4.2.4 Công nghệ:
Công nghệ là một trong những yếu tố năng động, tác động nhiều đến ngành ngân hàng
Sự phát triển của công nghệ đem lại nhiều cơ hội và nguy cơ cho sự phát triển của các ngân
hàng Những áp lực và nguy cơ từ môi trường công nghệ có thể là: sự ra đời của công nghệ
mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho
công nghệ hiện tại bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi các ngân hàng phải đổi mới công nghệ để
tăng cường khả năng cạnh tranh Tuy nhiên, việc phát triển công nghệ cũng có thể mang đến
những cơ hội mới cho các ngân hàng như:
o Giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong các hoạt động của ngân hàng
o Tạo cơ hội để phát triển và hoàn thiện sản phẩm
o Tạo ra những thị trường mới cho các sản phẩm của ngân hàng
Các yếu tố cần phân tích của yếu tố công nghệ gồm:
Các xu hướng công nghệ trong ngành ngân hàng và những ảnh hưởng của các xu
hướng đó tới ngành
Khả năng bắt kịp các xu hướng đó của Sacombank so với các đối thủ hiện nay
2.4.2.5 Tự nhiên:
Yếu tố tự nhiên có tác động không nhỏ đến môi trường hoạt động của các doanh nghiệp
Trong một vài trường hợp, nó là yếu tố hàng đầu tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty Điều
kiện từ nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển, tài
nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường nước, không khí,
2.5 Phân tích môi trường tác nghiệp 9 :
2.5.1 Đặc điểm và mục tiêu phân tích môi trường tác nghiệp:
Trang 19- Có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp
- Tác động rất nhanh, năng động đến doanh nghiệp
- Có thể kiểm soát được, có thể điều chỉnh các áp lực của môi trường
2.5.1.2 Mục tiêu phân tích:
Việc phân tích môi trường tác nghiệp nhằm mục tiêu cho thấy mức độ hấp dẫn của từng
ngành kinh doanh của công ty Cụ thể qua phân tích môi trường tác nghiệp có thể làm rỏ các
vấn đề sau đây:
- Các đặc tính kinh tế của ngành
- Các đặc điểm cạnh tranh trong ngành
- Tìm ra những cơ hội và đe dọa chủ yếu trong ngành
2.5.2 Các yếu tố của môi trường tác nghiệp:
Trong môi trường tác nghiệp có 5 yếu tố tác động cơ bản đến hoạt động của các ngân
hàng đó là: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, đối thủ tiểm ẩn, người cung cấp và sản phẩm thay
thế Mối quan hệ giữa các yếu tố này được thể hiện trong hình sau đây:
Hình 2-3: Mô hình năm tác lực của Michael E Porter 10
Nguy cơ từ sản phẩm và dịch vụ thay thế
Nguy cơ từ đối thủ cạnh tranh mới
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Sự tranh đua giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành
Người mua
Sản phẩm thay thế
Trang 202.5.2.1 Khách hàng:
Khách hàng là một phần không thể tách rời đối với ngân hàng Vấn đề quan trọng liên
quan đến khách hàng là khả năng thanh toán (trả nợ),khả năng chấp nhận giá (lãi suất) Trong
một vài trường hợp nếu người mua chiếm ưu thế họ có thể đe dọa đến lợi nhuận của ngành
bằng cách:
o Yêu cầu Ngân hàng nâng cao chất lượng phục vụ
o Yêu cầu Ngân hàng phải cung cấp nhiều dịch vụ hơn
o Làm cho các Ngân hàng chống lại nhau
2.5.2.2 Đối thủ cạnh tranh:
Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh là loại áp lực thường xuyên, đe dọa đến sự tồn tại và
phát triển của các ngân hàng trong ngành Mặt khác, việc tìm hiểu và phân tích những đối thủ
của mình sẽ giúp các ngân hàng chủ động được trước những phản ứng và hành động của họ
Việc xem xét, đánh giá các đối thủ có thể được thực hiện thông qua các yếu tố sau đây:
Hình 2-4: Các nội dung chủ yếu cần phân tích về đối thủ cạnh tranh 11
11 Micheal E Porter 1985 Tài liệu đã dẫn
Những yếu tố điều khiển
đối thủ cạnh tranh
Mục tiêu tương lai
Ở tất cả các cấp quản trị và
theo nhiều giác độ
Chiến lược hiện tại
Ngân hàng hiện đang cạnh tranh như thế nào?
Những điều đối thủ cạnh tranh đang làm và có thể làm được
Vài vấn đề cần trả lời về đối thủ cạnh tranh
Đối thủ bằng lòng với vị trí hiện tại không?
Điểm yếu, của đối thủ cạnh tranh?
Điều gì kích thích đối thủ cạnh tranh trả đũa mạnh mẽ và hiệu quả nhất?
Trang 21▪ Mục tiêu tương lai của đối thủ:
Sự hiểu biết mục tiêu tương lai của đối thủ (thành phần đầu tiên của việc phân tích đối
thủ cạnh tranh) là rất quan trọng vì nó giúp ngân hàng:
- Biết được mức độ hài lòng với kết quả tài chính và vị trí hiện tại của đối thủ cạnh
tranh, từ đó dự báo được khả năng thay đổi chiến lược của đối thủ
- Biết được mức độ phản ứng của đối thủ cạnh tranh trước những diễn biến bên ngoài
hoặc sự thay đổi về chiến lược của các ngân hàng khác
Khi đề cập đến mục tiêu, ta thường quan tâm đến mục tiêu tài chính như: doanh thu, thị
phần, lợi nhuận, của đối thủ cạnh tranh Nhưng việc biết được các mục tiêu định tính: mục
tiêu về vị thế cạnh tranh (mục tiêu dẫn đầu thị trường), vị thế xã hội, cũng không kém phần
quan trọng
▪ Các giả thiết của đối thủ:
Các Ngân hàng đều hoạt động trên các cơ sở lý thuyết về tình trạng bản thân của Ngân
hàng Những giả thiết đó sẽ định hướng cách Ngân hàng hoạt động và phản ứng lại các sự
kiện Những giả thiết của đối thủ bao gồm: giả thiết của đối thủ cạnh tranh về chính bản thân
họ, những giả thiết của đối thủ cạnh tranh về các ngân hàng khác trong ngành
Việc nắm bắt được giả thiết của đối thủ canh tranh về chính họ và các ngân hàng khác sẽ
mang lại nhiều lợi ích cho Sacombank An Giang Tuy nhiên, nếu các nhận định không chính
xác, nó sẽ tạo ra “điểm mù”, tức các điểm yếu của đối thủ cạnh tranh
▪ Chiến lược hiện tại của đối thủ:
Thành phần thứ ba trong mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh là việc xem xét chiến lược
hiện tại của các đối thủ cạnh tranh Các chiến lược hiện tại của đối thủ cạnh tranh thường có
ảnh hưởng lớn đến cách thức phản ứng của họ trong tương lai
▪ Các năng lực của đối thủ:
Mục tiêu của việc đánh giá năng lực của đối thủ cạnh tranh là nhận diện các điểm mạnh
và điểm yếu của họ Những điểm mạnh và điểm yếu sẽ quyết định việc đối thủ chủ động tấn
công hay chỉ phản ứng lại các nước đi chiến lược của các đối thủ khác trong ngành và các ảnh
hưởng của môi trường Nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ sẽ giúp Ngân hàng có những
phản ứng kịp thời và thích hợp trước sức ép cạnh tranh của đối thủ
2.5.2.3 Đối thủ tiểm ẩn:
Theo Micheal E Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong
ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực
của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
o Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi,
số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành
o Những rào cản gia nhập ngành : là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một
ngành khó khăn và tốn kém hơn
Trang 22Đối thủ tiềm ẩn có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp và ngân hàng
do họ đưa vào khai thác năng lực sản xuất mới, với mong muốn giành được thị phần và nguồn
lực cần thiết Các ngân hàng phải quan tâm đến yếu tố này nếu không muốn bị mất đi lợi
nhuận và thị phần của mình trên thị trường
2.5.2.4 Nhà cung cấp:
Người cung cấp bao gồm các đối tượng: người bán thiết bị công nghệ; cộng đồng tài
chính; nguồn lao động Tương tự như yếu tố khách hàng, trong một vài trường hợp nhà cung
cấp cũng có thể đe dọa đến lợi nhuận của công ty bằng cách: tăng giá bán, giảm chất lượng sản
phẩm cung ứng, thay đổi phương thức thanh toán
2.5.2.5 Sản phẩm thay thế:
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương
đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành
Áp lực cạnh tranh của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản
phẩm trong ngành Các sản phẩm thay thế có thể hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của ngành
Tuy nhiên, nếu không có các sản phẩm thay thế này thì doanh nghiệp có thể bị tụt lại ở một thị
trường nhỏ bé Vì vậy, các doanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt
hàng thay thế tiềm ẩn
2.6 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài:
Cách xây dựng:
Ma trận các yếu tố bên ngoài hay ma trận EFE (External Factors Enviroment matrix)
giúp ta tóm tắt và lượng hóa những ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến doanh nghiệp
Ma trận EFE được xây dựng theo 5 bước sau đây:
¾ Bước 1: Lập danh mục các cơ hội và đe dọa chủ yếu, có vai trò quyết định đối với sự
thành công của các Ngân hàng trong ngành như đã nhận diện trong quá trình phân tích môi
trường vĩ mô và tác nghiệp Danh mục này bao gồm từ 10 đến 20 yếu tố (tùy theo quy mô của
doanh nghiệp)
¾ Bước 2: Xác định tầm quan trọng của mỗi yếu tố (trọng số) Tầm quan trọng của mỗi
yếu tố được cho điểm từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) Điểm trọng số càng
cao cho thấy yếu tố càng có tác động lớn đối với sự thành công của các công ty trong ngành
Mức trọng số thích hợp có thể được xác định bằng cách so sánh những ngân hàng thành công
với ngân hàng không thành công trong ngành, hoặc thảo luận và đạt được sự nhất trí của nhóm
xây dựng chiến lược Tổng số các phân loại phải bằng 1,0 Như vậy, sự phân loại dựa trên cơ
sở ngành
¾ Bước 3: Đánh giá khả năng phản ứng của Ngân hàng đối với các cơ hội, đe dọa Khả
năng đối phó của công ty đối với các cơ hội, đe dọa được cho điểm từ 1 đến 4 Trong đó, 4 =
phản ứng rất tốt, 3 = khá tốt, 2 = khá yếu, 1 = rất yếu Điểm khả năng phản ứng dựa trên năng
lực của Ngân hàng
Trang 23¾ Bước 4: Xác định điểm có trọng số: Với mỗi cơ hội, đe dọa, ta nhân tầm quan trọng
của nó với điểm đánh khả năng phản ứng của công ty (= bước 2x bước 3) để xác định điểm có
trọng số
¾ Bước 5: Xác định tổng điểm: Cộng điểm có trọng số của tất cả các biến để xác định
tổng điểm có trọng số của tổ chức
Bất kể số lượng yếu tố trong ma trận, tổng điểm có trọng số cao nhất mà một công ty có
thể có là 4,0, thấp nhất là 1 điểm và trung bình là 2,5 Tổng điểm có trọng số là 4,0 cho thấy
chiến lược của công ty tận dụng tốt cơ hội bên ngoài và tổi thiểu hóa ảnh hưởng tiêu cực của
môi trường bên ngoài của công ty
2.7.Mô hình nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu của đề tài được tiến hành dựa trên mô hình “Cơ hội và nguy cơ với
Ngân hàng Sacombank An Giang” Mô hình này gồm 10 biến được tổng hợp từ các yếu tố của
môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp Các yếu tố của môi trường vĩ mô gồm có: kinh tế
vĩ mô, chính trị-pháp luật, văn hóa-xã hội, công nghệ và tự nhiên Môi trường tác nghiệp gồm
các yếu tố: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, nhà cung cấp và sản phẩm thay
thế Các yếu tố này có thể tạo ra cơ hội và nguy cơ cho hoạt động kinh doanh của Sacombank
Trang 24An Giang Lúc đầu, mô hình nghiên cứu gồm 11 biến nhưng sau bước nghiên cứu khám phá,
những biến không tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã bị loại bỏ Vì
vậy mô hình nghiên cứu chỉ gồm 10 biến
2.8 Kết luận
Trên đây là những lý thuyết liên quan đến việc phân tích môi trường kinh doanh của
Ngân hàng Sacombank An Giang Nội dung chính là trình bày về môi trường vĩ mô và môi
trường tác nghiệp Song song đó, chương 2 cũng giới thiệu mô hình nghiên cứu của đề tài Mô
hình nghiên cứu gồm các biến có thể tạo ra cơ hội và nguy cơ cho Sacombank An Giang
Trang 25CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu:
Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu những lý thuyết liên quan đến môi trường kinh
doanh Tiếp theo, chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài
Nội dung chính của chương bao gồm thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu Ngoài ra,
chương này cũng đề cập đến cách thức thu thập và xử lý dữ liệu trong từng bước nghiên cứu
3.2 Thiết kế nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện qua hai bước:
Bảng 3.1: Các bước nghiên cứu trong đề tài
Dữ liệu thứ cấp: Thu thập từ nhiều nguồn: Sách,
báo, tạo chí, Internet
1
Nghiên cứu khám phá Dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn chuyên sâu một nhân
viên của Ngân hàng Sacombank và một số giảng viên Trường Đại Học An Giang
2 Nghiên cứu chính thức Phỏng vấn trực tiếp Ban lãnh đạo Ngân hàng và các giảng viên Trường Đại Học An Giang
¾ Bước 1: Nghiên cứu khám phá: Đây là bước đầu tiên trong quá trình thực hiện
nghiên cứu đề tài Trong bước này, tác giả sẽ thu thập những dữ liệu thứ cấp và sơ cấp có liên
quan đến các biến đã được trình bày ở mô hình nghiên cứu Các biến này có thể tạo ra cơ hội
và đe dọa đến hoạt động của Ngân hàng Những dữ liệu thứ cấp được thu thập qua các nguồn
như: Sách, báo, tạp chí chuyên ngành, thông tin từ Internet, báo cáo hàng năm của Ngân hàng
Sacombank,…Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn chuyên sâu một số nhân viên
trong Ngân hàng Sacombank
¾ Bước 2: Nghiên cứu chính thức: Bước này được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực
tiếp Ban lãnh đạo Ngân hàng Sacombank và các giảng viên Trường Đại Học An Giang Mục
tiêu của bước này đánh gia mức độ quan trọng của từng cơ hội và đe dọa có thể ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hiện nay và mức độ phản ứng của Ngân hàng trước
những cơ hội và nguy cơ Từ đó có thể lập ra ma trận cơ hội và nguy cơ của ngân hàng
Sacombank An Giang
Trang 263.3 Quy trình nghiên cứu:
Quy trình nghiên cứu của đề tài được thực hiện theo hình 3.1:
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 3.3.1 Nghiên cứu khám phá:
Nghiên cứu khám phá được thực hiện bằng cách thu thập những dữ liệu có thông tin liên
quan đến môi trường kinh doanh Cụ thể ở đây là 10 biến có thể tạo ra cơ hội hoặc đe dọa đến
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đó là: kinh tế, chính trị-pháp luật, văn hóa-xã hội, công
nghệ, tự nhiên, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, nhà cung cấp và sản phẩm
thay thế Những dữ liệu được thu thập qua nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp
3.3.1.1 Dữ liệu thứ cấp:
Mục tiêu của việc thu thập dữ liệu thứ cấp nhằm có những thông tin về môi trường và
những cơ hội, nguy cơ Những dữ liệu thứ cấp dùng trong đề tài được thu thập qua các nguồn
sau đây:
¾ Dữ liệu từ Ngân hàng Sacombank: giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của
Ngân hàng Sacombank, cơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban, sản phẩm dịch vụ của Ngân
hàng
¾ Dữ liệu từ báo, tạp chí chuyên ngành, Internet:
o Báo: Báo Tuổi Trẻ, Báo Thanh Niên, Báo An Giang
o Tạp chí: Tạp chí Nhà Đầu Tư, Bản tin Sacombank
o Internet: www.angiang.gov.vn, www.vneconomy.vn
Trang 27¾ Những số liệu do Cục Thống kê An Giang, Sở Công thương An Giang ban hành về
tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong năm 2009, thu nhập bình quân đầu người, lãi suất và tỷ
lệ lạm phát trong năm 2009,
Phương pháp xử lý dữ liệu : Những dữ liệu thứ cấp sau khi được thu thập được phân
loại và phân tích Việc phân tích này nhằm chọn lọc những thông tin liên quan đến 11 biến có
thể tạo ra cơ hội và đe dọa cho Ngân hàng
3.3.1.2 Dữ liệu sơ cấp:
Mục tiêu của bước này nhằm xác định những cơ hội và nguy cơ của Ngân hàng tại An
Giang hiện nay Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phỏng vấn chuyên sâu nhân viên
của Ngân hàng Sacombank và các giảng viên Trường Đại Học An Giang Số lượng mẫu được
chọn theo phương pháp phán đoán Tác giả sẽ dựa vào phán đoán của mình chọn những đối
tượng có am hiểu về ngành ngân hàng Cụ thể số lượng mẫu được chọn như sau : một nhân
viên phòng hỗ trợ, một nhân viên phòng doanh nghiệp, một nhân viên phòng kế toán và quỹ
của Ngân hàng Sacombank và ba giảng viên khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh của Trường
Đại học An Giang
Vì những đối tượng được phỏng vấn không có nhiều thời gian nên việc phỏng vấn được
thực hiện bằng đề cương chuẩn bị trước Với các nhân viên Ngân hàng Sacombank, nội dung
phỏng vấn được thực hiện thông qua phụ lục 1 Nội dung phỏng vấn được thực hiện thông qua
phụ lục 2 khi phỏng vấn các giảng viên của Trường Đại học An Giang
Phương pháp xử lý dữ liệu : Phương pháp xử lý dữ liệu được sử dụng trong bước này
là phương pháp phân tích, tổng hợp Trước tiên, tác sẽ dùng phương pháp phân tích để chọn ra
những thông tin cần thiết Sau đó, bằng phương pháp tổng hợp tác giả sẽ lập ra danh mục
những cơ hội và nguy cơ của Sacombank An Giang hiện nay
3.3.2.Nghiên cứu chính thức:
Mục tiêu của bước này là đánh giá mức độ quan trọng của những cơ hội và đe dọa có thể
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hiện nay
Tổng thể nghiên cứu:
Tổng thể nghiên cứu là những chuyên gia trong ngành ngân hàng tại An Giang Đây là
những người có kiến thức, trình độ và có những hiểu biết sâu về ngành ngân hàng tại An
Giang hiện nay bao gồm: Cán bộ quản lý của Ngân hàng Sacombank An Giang, cán bộ quản
lý của các Ngân hàng khác và các giảng viên khoa Kinh tế-quản trị kinh doanh Trường Đại
Học An Giang
Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu:
Đối tượng nghiên cứu trong bước này là các chuyên gia trong ngành ngân hàng Có thể
nói, đây là những đối tượng khó tiếp cận nên việc chọn mẫu là cũng là một vấn đề không đơn
giản Vì vậy số lượng cỡ mẫu được chọn là 10 được chọn bằng phương pháp phi xác suất Số
lượng mẫu được chọn dựa vào phán đoán Tác giả sẽ chọn những đối tượng có nhiều kinh
nghiệm, hiểu biết và khả năng trả lời cao Cụ thể mẫu được chọn như sau:
Trang 28o Cán bộ quản lý của Ngân hàng Sacombank An Giang: Trưởng phòng doanh
nghiệp, Trưởng bộ phận thẩm định, Trưởng phòng cá nhân, Trưởng phòng hỗ trợ và Phó Giám
đốc Sacombank An Giang
o Chuyên gia bên ngoài Ngân hàng Sacombank An Giang: Là những giảng viên
khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh Trường Đại học An Giang Số lượng giảng viên được phỏng
vấn là 5
Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu mô tả, được thực hiện thông qua việc phỏng vấn
trực tiếp một số cán bộ quản lý của Ngân hàng Sacombank An Giang và các chuyên gia bên
ngoài Ngân hàng Sacombank An Giang Tuy nhiên việc phỏng vấn trực tiếp cũng được thay
thế bằng hình thức gửi thư (câu hỏi phỏng vấn) trong trường hợp các đối tượng không dành
thời gian cho cuộc phỏng vấn Việc thu thập dữ liệu trong bước này được tiến hành như sau:
từ bảng danh mục những cơ hội và nguy cơ được xây dựng ở nghiên cứu khám phá, tác giả sẽ
dùng bảng danh mục này để phỏng vấn trực tiếp các đối tượng Mục tiêu của bước này là xác
định được mức độ quan trọng của từng cơ hội và nguy cơ và mức độ phản ứng của Sacombank
An Giang trước những cơ hội và nguy cơ đó
Việc phỏng vấn được thực hiện vào những thời điểm thuận lợi cho các đối tượng Đối
với các cán bộ quản lý của Ngân hàng Sacombank An Giang, việc phỏng vấn được thực hiện
tại cơ quan vào thời gian rảnh rỗi hoặc ít công việc Nội dung bản câu hỏi phỏng vấn được
trình bày trong phụ lục 3 (xác định mức độ quan trọng của từng cơ hội và nguy cơ) và phụ lục
4 (xác định mức độ phản ứng của Ngân hàng trước những cơ hội và nguy cơ) Với những
giảng viên khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh Trường Đại học An Giang, việc phỏng vấn được
thực hiện vào thời gian hẹn trước tại văn phòng khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh Nội dung
phỏng vấn dựa trên bản câu hỏi chuẩn bị trước, được trình bày trong phụ lục 3 (xác định mức
độ quan trọng của từng cơ hội và nguy cơ)
Biến và thang đo:
- Các biến trong nghiên cứu: Là các biến cân đo cơ hội và đe dọa của Ngân hàng
Sacombank An Giang Các biến này được thể hiện qua 10 thành phần của mô hình nghiên
cứu Cụ thể 10 thành phần đó bao gồm: kinh tế, chính trị-pháp luật, văn hóa-xã hội, công
nghệ, tự nhiên, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, nhà cung cấp và sản phẩm
thay thế
- Thang đo: Để đánh giá mức độ quan trọng của từng cơ hội và nguy cơ, thang đo
được sử dụng trong bước này là thang đo Likert 5 điểm từ 1 đến 5 Số điểm thang đo được quy
định như sau: (1) rất không quan trọng, (2) không quan trọng, (3) trung hòa, (4) quan trọng,
(5) rất quan trọng Việc sử dụng thang đo Likert 5 điểm sẽ giúp cho việc tính trung bình và
xếp hạng tầm quan trọng của từng cơ hội và nguy cơ được dễ dàng và thuận tiện hơn
Để đánh giá mức độ phản ứng của Ngân hàng Sacombank An Giang trước những cơ
hội và nguy cơ, thang đo được sử dụng ở đây là thang đo số hóa Thang đo được quy định như
sau: (4) phản ứng rất tốt, (3) khá tốt, (2) khá yếu, (1) rất yếu
Phương pháp phân tích dữ liệu:
Dữ liệu quan trọng trong nghiên cứu chính thức là bảng cho điểm các cơ hội và đe dọa
đối với môi trường kinh doanh của Sacombank An Giang Dữ liệu về cơ hội và đe dọa sẽ được
xử lý bằng cách tính điểm trung bình Việc tính điểm trung bình được thực hiện dựa trên số
Trang 29điểm mà các chuyên gia đã đánh giá cho từng cơ hội và nguy cơ Cụ thể, số điểm mà các
chuyên gia đánh giá cho mỗi cơ hội nguy cơ có thể từ 1 đến 5 theo thang đo Likert, từ đó sẽ
xác định trọng số của từng cơ hội và nguy cơ Trọng số thể hiện mức độ quan trọng của từng
cơ hội và nguy cơ Trọng số được xác định bằng cách lấy tổng điểm của từng cơ hội và nguy
cơ chia cho tổng điểm của tất cả cơ hội và nguy cơ
Bên cạnh đó, việc xác định mức độ phản ứng của Ngân hàng trước những cơ hội và nguy
cơ cũng rất cần thiết Mức độ phản ứng được thể hiện qua số điểm trung bình mà các cán bộ
quản lý của Ngân hàng đánh giá đối với từng cơ hội và nguy cơ Kết quả của bước này là xây
dựng được ma trận các cơ hội và đe dọa có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng Sacombank An Giang hiện nay
3.4 Kết luận:
Chương 3 giới thiệu về phương pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài được thực hiện qua 2
bước: nghiên cứu khám phá và nghiên cứu chính thức Bên cạnh đó, chương này cũng trình
bày về cách thức thu thập và xử lý dữ liệu Những dữ liệu thu thập là nguồn thông tin rất hữu
ích cho việc phân tích môi trường kinh doanh của Ngân hàng Sacombank
Trang 30CHƯƠNG 4 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG
4.1 Giới thiệu:
Chương 4 sẽ giới thiệu về Ngân hàng Sacombank-Chi nhánh An Giang Nội dung
chương bao gồm: khái quát về Ngân hàng Sacombank, sứ mệnh, tầm nhìn, quá trình hình
thành và phát triển của Sacombank-An Giang, cơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban và
các dịch vụ sản phẩm của Ngân hàng
4.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh
An Giang
4.2.1 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 12 :
Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) thành lập ngày 21/12/1991 trên cơ sở sáp
nhập từ Ngân hàng Phát Triển Kinh Tế Gò Vấp và 3 Hợp tác xã tín dụng: Tân Bình-Thành
Công-Lữ Gia tại Thành phố Hồ Chí Minh
Sau 18 năm hoạt động, Sacombank vươn lên dẫn đầu khối ngân hàng về tốc độ tăng
trưởng với tỷ lệ hơn 50%/năm, về vốn điều lệ với 4.450 tỷ đồng và mạng lưới 190 chi nhánh
và 9.700 đại lý của 251 ngân hàng tại 91 quốc gia và lãnh thổ
Với định hướng là một Ngân hàng bán lẻ, Sacombank rất thành công trong lĩnh vực tài
trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, luôn chú trọng đến hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ phục vụ
khách hàng cá nhân Năm 2002, Sacombank được Công ty Tài Chính Quốc Tế (IFC) trực
thuộc Ngân hàng Thế Giới (World Bank) góp vốn đầu tư Với tỷ lệ 10% vốn điều lệ, IFC đã
trở thành cổ đông lớn nước ngoài thứ hai của Sacombank sau Quỹ đầu tư Dragon Financial
Holdings (Anh Quốc) Ngày 8/8/2005, Ngân hàng ANZ chính thức ký hợp đồng góp vốn cổ
phần với tỷ lệ 10% vốn điều lệ vào Sacombank và trở thành cổ đông nước ngoài thức ba của
Sacombank Sacombank là ngân hàng có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam với
gần 33.000 cổ đông Vào năm 2007, Sacombank vừa nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất
Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong năm 2007”, do Quỹ Phát triển Các
Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Cộng đồng châu Âu (SMEDF) bình chọn Đây là lần thứ 2 liên tiếp
Sacombank nhận được giải thưởng này
Mục tiêu chung giai đoạn đến năm 2010 Sacombank sẽ có mặt tại tất cả các tỉnh thành
trong cả nước với số lượng khoảng 350 điểm giao dịch và tiến tới mở rộng hoạt động ở nước
ngoài (Trung Quốc, Campuchia, Lào) Trong giai đoạn này Sacombank quyết tâm xây dựng
trở thành một ngân hàng bán lẻ-đa năng-hiện đại, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, mở rộng mạng lưới hoạt động và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đồng thời tăng nhanh
quy mô nguồn vốn huy động đẩy nhanh nhịp độ phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ ngân
hàng phi truyền thống, nhất là các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, đạt mức trung bình
tiên tiến trong khu vực, và kỳ vọng trong giai đoạn 10 năm tiếp theo sẽ hình thành một tập
12 Không ngày tháng, Giới thiệu Ngân hàng Sacombank [trực tuyến] đọc từ www.sacombank.com.vn (đọc ngày
20-02-2010)
Trang 31đoàn tài chính đa chức năng, đa sở hữu mà trong đó Sacombank là hạt nhân Phương châm
hành động: “Biến cơ hội thành lợi thế so sánh – biến cạnh tranh thành động lực phát triển-biến
sở đoàn thiếu hợp tác thành thế mạnh hợp tác” (Chủ tịch HĐQT)
4.2.2 Sứ mệnh:
“Phát triển thành một Ngân hàng bán lẻ, hiện đại, đa năng mang tầm khu vực và thế
giới” Để thực hiện sứ mệnh của mình, Sacombank đã đưa ra các cam kết như sau:
▪ Với khách hàng: Cung cấp, thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng với chất lượng sản
phẩm dịch vụ tốt nhất
▪ Với các cổ đông: Lựa chọn và theo đuổi các chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền
vững
▪ Với nhân viên: Xây dựng và hoàn thiện môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo điều
kiện để các nhân viên tạo sự nghiệp cùng Sacombank
▪ Với đối tác: Là sự lựa chọn đáng tin cậy và hiệu quả cho các đối tác
4.2.3 Tầm nhìn:
Tầm nhìn của Sacombank là trở thành một trong các tiêu chuẩn của sự đánh giá “trở
thành một trong những Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”được biết đến với chất lượng sản phẩm
dịch vụ tốt và phong cách phục vụ chuyên nghiệp
4.2.4 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín- Chi Nhánh An Giang:
Tên Ngân hàng: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh An Giang
Địa chỉ : 56B Tôn Đức Thắng- Phường Mỹ Bình-
Thành phố Long Xuyên- An Giang
Điện thoại : 076 3956516 Fax: 076 3956512
Sacombank-Chi nhánh An Giang tọa lạc trên đường Tôn Đức Thắng, Phường Mỹ Bình,
Thành Phố Long Xuyên Đây là khu vực trung tâm của thành phố nên rất thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng Sacombank An Giang được thành lập ngày 22-05-2005 theo
công văn số 143/NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính thức đi vào
hoạt động vào ngày 03/08/2005 trên cơ sở Văn phòng đại diện và Tổ chức tín dụng An Giang
(trực thuộc chi nhánh Cần Thơ) với nhân sự ban đầu là 10 người Tính đến thời điểm này,
ngoài trụ sở chính tại Long Xuyên, Sacombank An Giang đã có thêm 6 phòng giao dịch đó là:
Phòng giao dịch Tân Châu (06-2006), phòng giao dịch Châu Đốc, phòng giao dịch Châu Phú
(11-2006), phòng giao dịch Núi Sam, phòng giao dịch Chợ Mới (02/2008) và phòng giao dịch
Phú Tân với tổng nhân viên khoảng 120 người
Sacombank An Giang là chi nhánh thứ 3 của hệ thống CoreBanking (T24) Đây là một
trong những phương tiện hiện đại nhất về quản lý ngân hàng hiện nay Sacombank cũng đã
xếp hạng tín dụng, phân loại đánh giá các khoản vay để có thể ngăn chặn những khoản vay có
thể phát sinh rủi ro ngay từ đầu Hòa cùng xu hướng phát triển của hệ thống Sacombank,
Sacombank An Giang cũng đã đặt ra mục tiêu phát triển thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu trên
địa bàn tỉnh Nhóm khách hàng trọng tâm của Sacombank An Giang là những doanh nghiệp
Trang 32vừa và nhỏ Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đẩy mạnh công tác tín dụng nhằm đầu tư vốn để tài
trợ cho các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh
4.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban, các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng:
Theo quyết định số 654/2007/QĐ-HĐQT được hội đồng quản trị ban hành về tổ chức
hoạt động của chi nhánh, sở giao dịch và các đơn vị trực thuộc, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ
của các đơn vị trực thuộc Sở giao dịch và chi nhánh cấp 1, cơ cấu Sacombank An Giang gồm:
phòng Doanh nghiệp, phòng Cá nhân, phòng Hỗ trợ, phòng Kế toán và Quỹ và phòng Hành
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng hành chánh
Bộ phận tiếp thị Cá nhân
Bộ phận thẩm định Cá nhân
Phòng hỗ trợ
Bộ phận quản
lý Tín dụng
Bộ phận thanh toán quốc tế
Bộ phận xử lý giao dịch
Phòng kế toán & Quỹ
Bộ phận kế toán
Bộ phận quỹ
Các phòng giao dịch
Trang 33- Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn, khả năng quản lý, tài sản đảm bảo của khách hàng,…
- Nghiên cứu hồ sơ, xác minh nhân thân, nguồn thu nhập dùng để trả nợ, tài sản đảm bảo,… của khách hàng cho vay bất động sản và tiêu dùng
- Thực hiện việc giải ngân, thu nợ,…
3 Phòng Kế Toán và Quỹ
- Hướng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán kế toán đối
với tất cả các đơn vị trực thuộc chi nhánh
- Đảm nhận công tác thanh toán của chi nhánh đối với nội bộ ngân hàng và các ngân hàng khác
- Quản lý thanh khoản
- Quản lý kho quỹ
- Quản lý danh mục dư nợ và tình hình thu hồi nợ
- Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm soát về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc
Bộ phận thanh toán quốc tế
- Hướng dẫn khách hàng tất cả các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế
- Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất phát hành, tu chỉnh, thanh toán, thông báo L/C và trong thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế khác,…
Trang 34Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi tiết kiệm
Dịch vụ chuyển tiền trong nước
Cho vay tiêu dùng
Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm
Cho vay chuyển nhượng xây dựng
sửa chữa bất động sản
Tiền gửi thanh toán Tiền gửi có kỳ hạn Cho vay sản xuất kinh doanh Dịch vụ bảo lãnh
Chuyển tiền bằng điện (TIT) Tín dụng thư (L/C) nhập khẩu Tín dụng thư (L/C) xuất khẩu
Thẻ tín dụng
Thẻ thanh toán
Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn,…
4.4 Kết luận:
Chương 4 đã trình bày những thông tin liên quan về Ngân hàng Sacombank An Giang
Những thông tin gồm quá trình hình thành và phát triển của Sacombank, tầm nhìn, sứ mệnh,
cơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban,…