MỤC LỤC
Bên cạnh đó là lập ra ma trận các yếu tố bên ngoài (ma trận cơ hội đe dọa của Sacombank An Giang) qua đó có thể nhận ra những cơ hội và nguy cơ có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng,…. Cụ thể chương 2 sẽ giới thiệu những vấn đề sau đây: định nghĩa môi trường kinh doanh, bản chất của việc phân tích môi trường kinh doanh, môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp, các yếu tố của môi trường vĩ mô, môi trường vi mô, ma trận các yếu tố bên ngoài và mô hình nghiên cứu.
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày những lý thuyết liên quan đến môi trường kinh doanh.
Việc thu thập dữ liệu có thể thực hiện qua nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp. Với một công ty nhỏ, số lượng các cơ hội và nguy cơ vào khoảng 10 là hợp lý; với một công ty lớn, số lượng nhiều hơn nhưng không nên quá 20.
Các yếu tố chính trị và luật pháp có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của các Ngân hàng bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của Chính phủ, hệ thống luật pháp hiện hành, chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ, những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Tương tự như yếu tố khách hàng, trong một vài trường hợp nhà cung cấp cũng có thể đe dọa đến lợi nhuận của công ty bằng cách: tăng giá bán, giảm chất lượng sản phẩm cung ứng, thay đổi phương thức thanh toán.
Đối thủ tiềm ẩn có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp và ngân hàng do họ đưa vào khai thác năng lực sản xuất mới, với mong muốn giành được thị phần và nguồn lực cần thiết. Tổng điểm có trọng số là 4,0 cho thấy chiến lược của công ty tận dụng tốt cơ hội bên ngoài và tổi thiểu hóa ảnh hưởng tiêu cực của môi trường bên ngoài của công ty.
Lúc đầu, mô hình nghiên cứu gồm 11 biến nhưng sau bước nghiên cứu khám phá, những biến không tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã bị loại bỏ.
Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu những lý thuyết liên quan đến môi trường kinh doanh. Tiếp theo, chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài. Nội dung chính của chương bao gồm thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu.
Ngoài ra, chương này cũng đề cập đến cách thức thu thập và xử lý dữ liệu trong từng bước nghiên cứu.
Đây là những người có kiến thức, trình độ và có những hiểu biết sâu về ngành ngân hàng tại An Giang hiện nay bao gồm: Cán bộ quản lý của Ngân hàng Sacombank An Giang, cán bộ quản lý của các Ngân hàng khác và các giảng viên khoa Kinh tế-quản trị kinh doanh Trường Đại Học An Giang. Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu mô tả, được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý của Ngân hàng Sacombank An Giang và các chuyên gia bên ngoài Ngân hàng Sacombank An Giang. Nội dung bản câu hỏi phỏng vấn được trình bày trong phụ lục 3 (xác định mức độ quan trọng của từng cơ hội và nguy cơ) và phụ lục 4 (xác định mức độ phản ứng của Ngân hàng trước những cơ hội và nguy cơ).
Cụ thể 10 thành phần đó bao gồm: kinh tế, chính trị-pháp luật, văn hóa-xã hội, công nghệ, tự nhiên, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, nhà cung cấp và sản phẩm thay thế.
Nội dung chương bao gồm: khái quát về Ngân hàng Sacombank, sứ mệnh, tầm nhìn, quá trình hình thành và phát triển của Sacombank-An Giang, cơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban và các dịch vụ sản phẩm của Ngân hàng. Tầm nhìn của Sacombank là trở thành một trong các tiêu chuẩn của sự đánh giá “trở thành một trong những Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”được biết đến với chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt và phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Sacombank An Giang được thành lập ngày 22-05-2005 theo công văn số 143/NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 03/08/2005 trên cơ sở Văn phòng đại diện và Tổ chức tín dụng An Giang (trực thuộc chi nhánh Cần Thơ) với nhân sự ban đầu là 10 người.
Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đẩy mạnh công tác tín dụng nhằm đầu tư vốn để tài trợ cho các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, “trong 89% hộ dân có nhu cầu vay vốn thì có đến 45% hộ dân sử dụng vốn vay của mình vào mục đích là trồng trọt, 19% cho mục đích nuôi con ăn học, 13% sử dụng vào việc mua phương tiện sản xuất và tiêu dùng, 9% sử dụng để mua bán nhỏ, chỉ 3% sử dụng vốn vay vào mục đích chăn nuôi”21,…Những số liệu trên cho thấy, tuy nhu cầu vay vốn nhằm những mục đích khác nhau nhưng nhìn chung hiện nay người dân đang rất cần vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các Tổ chức tín dụng theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN với cấu trúc đa dạng về sở hữu, về loại hình Tổ chức tín dụng, có quy mô hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh, đồng thời, tạo nền tảng đến sau năm 2010 xây dựng được hệ thống các Tổ chức tín dụng hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu Á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra trong đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất trên còn có các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay vốn đối với các tổ chức, cá nhân như Ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, ngân hàng 100%.
30 TCKTPT, không ngày tháng, Công nghệ với dịch vụ ngân hàng hiện đại - điều kiện ứng dụng và phát triển [trực tuyến] đọc từ http://www.tapchiketoan.com/ngan-hang-tai-chinh/ngan-hang-thuong-mai/cong-nghe-voi- dich-vu-ngan-hang-hien-dai-dieu-kien-ung-dung-va-phat-t.html đọc ngày (15/04/2010).
(Vietinbank), Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV), Ngân Hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân Hàng TMCP Đông Á (DongAbank), Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank), Ngân hàng Xuất Nhập khẩu (Eximbank),…Tính đến năm 2009 có khoảng 48 chi nhánh của các Ngân hàng được cấp phép thành lập và hoạt động trên địa bàn tỉnh33. Những ngân hàng lớn của Việt Nam đều có chi nhánh hoạt động tại An Giang như: Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân Hàng Công Thương (Vietinbank), Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV), Ngân Hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân Hàng TMCP Đông Á (DongAbank),…Trong thời gian gần đây ngành Ngân hàng tại An Giang đón nhận sự gia nhập của một số thành viên mới như: Ngân hàng TMCP Đại Tín (Trustbank), Ngân hàng TMCP Dầu Khí (PGbank), Ngân hàng TMCP Liên Việt (Lienvietbank),…đã làm cho số lượng ngân hàng ở An Giang tăng lên đáng kể. Thống kê cho thấy, tại Việt Nam đã có 45 chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép hoạt động, trong đó có một số ngân hàng nước ngoài có 2 chi nhánh độc lập, 5 Ngân hàng liên doanh với hơn 20 chi nhánh phụ thuộc, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 8 Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài; ngoài ra còn có 56 văn phòng đại diện của các Tổ chức tín dụng nước ngoài45.
Với 98% cán bộ nhân viên là người địa phương, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và niềm say mê công việc, cùng với phương châm khách hàng là trọng tâm của mọi hoạt động kinh doanh, Sacombank đã chiếm được tình cảm của đông đảo mọi tầng lớp dân cư địa phương,…Ngoài ra, hàng năm Trường Đại học An Giang đào tạo một số lượng không nhỏ nguồn nhân lực có trình độ.
Tập quán sử dụng tiền mặt trong lưu thông của người dân còn rất phổ biến nên ảnh hưởng không tốt đến hoạt động thanh toán qua tài khoản của Ngân hàng. Tổng điểm có trọng số là 2,83 cho thấy khả năng phản ứng của Ngân hàng trước những cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài ở mức trung bình nhưng chưa thật sự tốt. Qua ma trận trên cũng cho thấy Ngân hàng đã phản ứng khá tốt trước một số cơ hội như: Chính sách thả nổi lãi suất tạo điều kiện cho Ngân hàng và doanh nghiệp, người dân trong việc thỏa thuận lãi suất huy động và lãi suất cho vay, sự liên kết với Ngân hàng nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hỏi kinh nghiệm quản lý và tiếp cận với công nghệ hiện đại.
Bên cạnh đó, Ngân hàng đã phản ứng chưa tốt trước một số nguy cơ như: mức độ cạnh tranh gay gắt các ngân hàng trên địa bàn để giành thị phần, lãi suất huy động và lãi suất cho vay khá cao không thuận lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng,…vì đây là những nguy cơ từ môi trường vĩ mô nên Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc phản ứng một cách kịp thời.