Tổng quan thị trường ngân hàng tại An Giang: 3 5-

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh của ngân hàng sài gòn thương tín tại An Giang (Trang 44)

Ngành ngân hàng tại An Giang trong những năm gần đây phát triển rất mạnh mẽ. Hầu hết các Ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam đều có chi nhánh hoạt động tại An Giang như: Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân Hàng Công Thương

32 Phan tân, 24/03/2010, Tín dụng cho nông nghiệp: Tập trung vốn phát triển “tam nông” [trực tuyến] đọc tại http:/www.baovinhlong.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=9286 (đọc ngày 15/04/2010)

(Vietinbank), Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV), Ngân Hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân Hàng TMCP Đông Á (DongAbank), Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank), Ngân hàng Xuất Nhập khẩu (Eximbank),…Tính đến năm 2009 có khoảng 48 chi nhánh của các Ngân hàng được cấp phép thành lập và hoạt động trên địa bàn tỉnh33. Điều này làm cho mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay là rất lớn.

Tuy phải chịu nhiều áp lực từ cạnh tranh, lạm phát tăng cao, các cơ chế và chính sách kềm chế lạm phát nhưng kết quả kinh doanh của ngành Ngân hàng tại An Giang rất ổn định. “Ước đến ngày 20/01/2010 số dư vốn huy động tại chỗ đạt 11.085 tỷ đồng, tăng 30,34% so cùng kỳ; tổng doanh số cho vay là 2.329 tỷ đồng, chỉ bằng 76,69% so cùng kỳ, trong đó: ngắn hạn là 2.176 tỷ đồng, trung và dài hạn 153 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay là 23.643 tỷ đồng, tăng 37,12% so cùng kỳ, trong đó: ngắn hạn là 16.955 tỷ đồng chiếm 71,71%, trung và dài hạn là 6.688 tỷ đồng chiếm 28,29%”34. Đây là những số liệu khả quan nói lên sự phát triển ổn định của ngành Ngân hàng tại An Giang. Với xu hướng phát triển hiện nay thì tình hình này có thể được duy trì trong thời gian tới.

5.2.2.2 Các yếu t ca môi trường tác nghip:

Việc phân tích môi trường tác nghiệp được thực hiện dưa trên mô hình 5 tác lực của Micheal Porter. Mô hình này được bắt đầu bằng yếu tố khách hàng.

™ Khách hàng:

Khách hàng là một phần không thể tách rời của Ngân hàng. Trong bối cảnh có nhiều Ngân hàng và tổ chức tín dụng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh thì yếu tố này càng trở nên quan trọng. Khách hàng mục tiêu của Sacombank An Giang là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra Sacombank An Giang cũng chú trọng đến các dòng sản phẩm và dịch vụ nhằm phục vụ khách hàng cá nhân.

¾ Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Đây là một trong hai đối tượng thuộc nhóm khách hàng mục tiêu của Sacombank An Giang. Các doanh nghiệp này kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: xây dựng, thiết bị văn phòng, du lịch, xuất nhập khẩu,…Hàng năm lợi nhuận thu được từ việc giao dịch với các đối tượng này đóng góp không nhỏ vào lợi nhuận chung của Sacombank An Giang. Đây là những khách hàng lớn, có uy tín nên những yêu cầu mà họ đặt ra là khá cao.

¾ Khách hàng cá nhân: Khách hàng cá nhân thuộc nhiều đối tượng khác nhau như: Cán bộ công nhân viên, tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể, nông dân,…

Trong hoạt động của mình, Sacombank An Giang luôn muốn cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đến khách hàng. Cũng như các ngân hàng khác trên địa bàn, nhìn chung những sản phẩm dịch vụ của Sacombank An Giang đều hướng vào hai mục tiêu lớn nhất của khách hàng là vay tiền và gửi tiền. Vì vậy, lãi suất là yếu tố quan trọng nhất mà khách hàng quan tâm khi giao dịch với Ngân hàng.

33 Ngân hàng Nhà nước

34Thu ba, 23/12/2009, Hoạt động xuất nhập khẩu 2009 của An Giang [trực tuyến] đọc từ

Theo chính sách thỏa thuận lãi suất do Nhà nước quy định thì quan hệ giữa bên vay và bên cho vay thực hiện giao dịch trên cơ sở thuận mua vừa bán. Vì vậy việc có nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh hiện nay là một điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Thêm vào đó lãi suất hiện nay ở mức khá cao. Do đó khách hàng sẽ xem xét mức lãi suất mà các ngân hàng đưa ra để có thể thực hiện việc gửi tiền hoặc vay vốn. Ngoài ra, các ngân hàng cũng đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm bằng nhiều giải thưởng có giá trị. Có thể nói việc áp dụng chính sách thỏa thuận lãi suất, khách hàng gửi tiết kiệm đang có nhiều ưu thế khi giao dịch với Ngân hàng. Với các khách hàng vay vốn, đối tượng này sẽ lựa chọn những ngân hàng có mức lãi suất thấp để vay. Tuy nhiên mức lãi suất cho vay hiện nay khá cao đã gây ra không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp và cá nhân. Vì vậy, khách hàng vay vốn vẫn không có ưu thế như khách hàng gửi tiết kiệm khi giao dịch với ngân hàng.

Ngoài yếu tố lãi suất, một vấn đề cũng không kém phần quan trọng mà khách hàng quan tâm là công tác chăm sóc khách hàng. Đây là vấn đề quan trọng quyết định khách hàng có gắn bó lâu dài với Ngân hàng hay không. Thêm vào đó, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, công tác chăm sóc khách hàng là một trong những yếu tố có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng so với đối thủ. Chất lượng dịch vụ được thể hiện qua nhiều yếu tố khác nhau như sự thân thiện, niềm nở và tôn trọng của nhân viên đối với khách hàng, thời gian xử lý hồ sơ,…nếu các yếu tố này không được đảm bảo thì rất dễ làm cho khách hàng không tiếp tục gắn bó với Ngân hàng. Vì khi đến giao dịch với Ngân hàng, phần lớn khách hàng đều mong muốn nhân viên giao dịch phải có trình độ chuyên môn cao, năng động, lịch thiệp,…Nếu nhân viên giao dịch có được những yếu tố trên thì họ sẽ cảm thấy được quan tâm và an toàn hơn khi giao dịch với Ngân hàng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với Ngân hàng Sacombank An Giang hiện nay là phải xây dựng được một đội ngũ nhân viên có trình độ cao, giỏi nghiệp vụ và khả năng phục vụ khách hàng,…để có thể đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng. Nếu Ngân hàng đáp ứng được những yêu cầu trên thì Ngân hàng có thể thu hút ngày càng nhiều khách hàng và qua đó có thể mở rộng thị phần. Ngược lại, Ngân hàng sẽ đánh mất dần khách hàng và thị phần của mình.

Bên cạnh yêu cầu về công tác chăm sóc khách hàng, một yếu tố mà người sử dụng quan tâm hiện nay là dịch vụ ngân hàng. Nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng35. Vì vậy, đòi hỏi các ngân hàng phải đáp ứng tốt nhu cầu của họ bằng cách đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Đó là một thách thức đặt ra cho ngân hàng Sacombank An Giang. Nếu Ngân hàng không phát triển đa dạng những sản phẩm và dịch vụ thì Ngân hàng có thể đối mặt với nhiều khó khăn. Vì Ngân hàng rất khó có thể thu hút được khách hàng nếu cứ tập trung vào những sản phẩm và dịch vụ truyền thống.

Tóm lại, yếu tố khách hàng là yếu tố quan trọng mà Ngân hàng phải quan tâm hiện nay. Việc áp dụng chính sách thỏa thuận lãi suất và có nhiều ngân hàng hoạt động trên địa bàn tỉnh đã làm cho khách hàng có nhiều ưu thế khi giao dịch với Ngân hàng. Thêm vào đó, những yêu cầu về chất lượng của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày càng tăng. Do đó, Ngân hàng phải làm tốt công tác trên nếu không muốn bị mất đi khách hàng của mình.

35 Lao động online, 13/03/2010, Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại theo kịp xu hướng thế giới [trực tuyến] đọc từhttp://www.vtca.vn/TabId/70/ArticleId/2779/PreTabId/66/Default.aspxđọc ngày 15/04/2010

™ Đối thủ cạnh tranh:

Hiện nay, áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng tại An Giang là rất lớn. Vì vậy, hiểu rõ về khả năng cạnh tranh của đối thủ với mình, tình hình cạnh tranh… là việc quan trọng và cần thiết. Qua đó có thể giúp Ngân hàng có thể đưa ra những chiến lược một cách hợp lý để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt.

¾ Tình hình cạnh tranh trong ngành:

Theo thống kê, tính đến năm 2009 có khoảng 48 chi nhánh của các Ngân hàng được cấp phép thành lập và hoạt động trên địa bàn tỉnh36. Những ngân hàng lớn của Việt Nam đều có chi nhánh hoạt động tại An Giang như: Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân Hàng Công Thương (Vietinbank), Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV), Ngân Hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân Hàng TMCP Đông Á (DongAbank),…Trong thời gian gần đây ngành Ngân hàng tại An Giang đón nhận sự gia nhập của một số thành viên mới như: Ngân hàng TMCP Đại Tín (Trustbank), Ngân hàng TMCP Dầu Khí (PGbank), Ngân hàng TMCP Liên Việt (Lienvietbank),…đã làm cho số lượng ngân hàng ở An Giang tăng lên đáng kể. Các ngân hàng thương mại đang cạnh tranh rất quyết liệt để giành thị phần. Với số lượng lớn chi nhánh của các ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh hiện nay thì có thể thấy rằng tình hình cạnh tranh trong ngành sẽ ngày càng gay gắt hơn. Ngoài ra, tình hình trên còn có thể diễn ra nghiêm trọng hơn một khi các ngân hàng nước ngoài xâm nhập vào ngành.

¾ Các xu hướng cạnh tranh trong ngành:

Tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên trong tương lai có thể xuất hiện những xu hướng mới. Theo đánh giá, Việt Nam có nhiều ngân hàng nhưng chưa có một ngân hàng thực sự mạnh tầm cỡ quốc tế. Thực trạng đó cũng đang diễn ra trên địa bàn An Giang. Nhìn chung các ngân hàng đã đua nhau mở rộng quy mô mạng lưới để huy động nhiều vốn. Việc này đã làm cho mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra ngày một gay gắt trong hoạt động tín dụng. Trong khi đó các dịch vụ sản phẩm và dịch vụ kèm theo không được chú ý.

Một xu hướng khác đã và đang diễn ra giữa các ngân hàng trong ngành hiện nay đó là xu hướng sáp nhập. Những tác động của khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng. Một số ngân hàng không thể duy trì mức tăng trưởng như trong những năm vừa qua37. Thêm vào đó, việc quy định số vốn tối thiểu của các ngân hàng đến hết ngày 31/12/2010 là 3000 tỉ đã làm cho xu hướng sáp nhập của các ngân hàng càng đến gần. Một khi các ngân hàng không đủ vốn tối thiểu theo quy định thì có thể dẫn đến sự sáp nhập của các ngân hàng hoặc bị giải thể. Từ đó sẽ số lượng ngân hàng giảm xuống và áp lực cạnh tranh cũng sẽ giảm theo.

36 Ngân hàng Nhà nước

37 13/04/2009, Nhìn nhận mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay [trực tuyến] đọc từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

33% 24% 14% 12% 5% 11% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% Viet com bank ACB Sac om ban k Viet inbank Agrib ank Mxb ank

¾ Mục tiêu và động thái cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh chính:

Thông qua phỏng vấn phi cấu trúc với một số nhân viên Ngân hàng Sacombank An Giang thì đối cạnh tranh chính của Ngân hàng hiện nay là Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Cũng theo một nghiên cứu gần đây về ngân hàng được nhiều khách hàng sử dụng thì Sacombank là Ngân hàng xếp thứ 3 trong các ngân hàng được sử khách hàng sử dụng nhiều tại An Giang với 14%. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Ngân hàng được sử dụng nhiều nhất là Ngân hàng Vietcombank với 33% và tiếp theo là Ngân hàng Á Châu với 24%38.

Biểu đồ 5.1. Những ngân hàng được sử dụng nhiều trên địa bàn An Giang Nguồn: Nguyễn Thị Kim Thoa Em (2009)

Từ hình 5-1 cho thấy đối thủ cạnh tranh chính của Sacombank An Giang hiện nay là Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam và Ngân Hàng Á Châu.

Vietcombank là Ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như: quản lý và kinh doanh vốn, thánh toán quốc tế, dịch vụ thẻ và công nghệ ngân hàng,…với bề dày kinh nghiệm, Vietcombank luôn là sự chọn đáng tin cậy của các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và nước cũng như đông đảo khách hàng cá nhân.

Trên thị trường An Giang, Vietcombank cũng là một trong những ngân hàng lớn. Ngân hàng là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn. Với những sản phẩm đa dạng, Vietcombank có thể đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng.

38 Nguyễn Thị Kim Thoa Em, 2009, Xây dựng và truyền thông thương hiệu cho Ngân hàng Sacombank-Chi nhánh An Giang, luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học An Giang.

Ngân hàng Á Châu được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 04/06/1993. Ngay từ khi mới thành lập, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam với mục tiêu là các khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ39.

Tại An Giang, Ngân hàng TMCP Á Châu là một trong những ngân hàng phát triển và thành công nhất trong nhóm ngân hàng TMCP. Điều này được thể hiện qua kết quả nghiên cứu về các ngân hàng được khách hàng sử dụng nhiều trên địa bàn An Giang.

Hòa cùng mục tiêu của cả hệ thống, ACB-Chi nhánh An Giang cũng phấn đấu để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại địa bàn. Để thực hiện được mục tiêu trên, hiện nay ACB đã có hơn 200 sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Những sản phẩm dịch vụ này tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong thời gian qua, cả Vietcombank và ACB đều có những động thái thể hiện tham vọng muốn mở rộng thị phần tại địa bàn An Giang bằng cách mở thêm một số phòng giao dịch tại các huyện. Trước hết Vietcombank và ACB đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho chi nhánh của mình tại thành phố Long Xuyên. Đây đều là những chi nhánh có quy mô lớn. Điều đó cho thấy mục tiêu chiến lược của các ngân hàng này tại An Giang trong thời gian tới.

Bên cạnh việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất, Vietcombank và ACB đã có những động thái riêng trong việc phát triển của mình. Thanh toán quốc tế là thế mạnh của Ngân hàng Vietcombank. Do đó, để phát huy thế mạnh của mình, Ngân hàng đã có nhiều động thái để có thể duy trì và mở rộng quan hệ giao dịch với các công ty xuất nhập khẩu lớn trên địa bàn tỉnh. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đối với Sacombank An Giang trong việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của mình. Trong khi đó, vừa qua Ngân hàng Á Châu đã nâng lãi suất huy động lên 11,6%40. Đây là mức lãi suất khá cao, có thể thu hút khách hàng dễ dàng.

Từ các động thái trên cho thấy mục đích của Ngân hàng Vietcombank và Á Châu là muốn mở rộng và duy trì hoạt động tín dụng của mình trên địa bàn.

¾ Tiêu điểm cạnh tranh trong ngành:

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, việc chọn ra những lĩnh vực phù hợp để phát triển. Từ đó có thể nâng cao vị thế cạnh tranh là rất cần thiết đối với các ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng có thể cạnh tranh với nhau qua nền tảng công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng,…

ƒ Phát trin công ngh: trước sức ép cạnh tranh của các ngân hàng trong nước lẫn nước

ngoài thì phát triển một nền công nghệ tiên tiến, hiện đại là một trong những giải pháp hữu hiệu để nâng cao vị thế cạnh tranh của các ngân hàng. Việc phát triển một nền tảng công nghệ hiện đại sẽ tạo điều kiện cho việc triển khai áp dụng những dịch vụ mới, khác biệt hóa sản phẩm,…từ đó có thể đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu của khách

39 Không ngày tháng, Bản cáo bạch Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu [trực tuyến] đọc từwww.acb.com.vn

(đọc ngày 10/04/2010)

40 TBKTVN, 15/04/2010, Thêm ngân hàng nâng lãi suất huy động VND lên gần 12% [trực tuyến] đọc từ

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh của ngân hàng sài gòn thương tín tại An Giang (Trang 44)