Quy trình nghiên cứu: 1 7-

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh của ngân hàng sài gòn thương tín tại An Giang (Trang 26)

Quy trình nghiên cứu của đề tài được thực hiện theo hình 3.1:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 3.3.1. Nghiên cứu khám phá:

Nghiên cứu khám phá được thực hiện bằng cách thu thập những dữ liệu có thông tin liên quan đến môi trường kinh doanh. Cụ thể ở đây là 10 biến có thể tạo ra cơ hội hoặc đe dọa đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đó là: kinh tế, chính trị-pháp luật, văn hóa-xã hội, công nghệ, tự nhiên, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, nhà cung cấp và sản phẩm thay thế. Những dữ liệu được thu thập qua nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp.

3.3.1.1. D liu th cp:

Mục tiêu của việc thu thập dữ liệu thứ cấp nhằm có những thông tin về môi trường và những cơ hội, nguy cơ. Những dữ liệu thứ cấp dùng trong đề tài được thu thập qua các nguồn sau đây:

¾ Dữ liệu từ Ngân hàng Sacombank: giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Sacombank, cơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban, sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.

¾ Dữ liệu từ báo, tạp chí chuyên ngành, Internet:

o Báo: Báo Tuổi Trẻ, Báo Thanh Niên, Báo An Giang. o Tạp chí: Tạp chí Nhà Đầu Tư, Bản tin Sacombank. o Internet: www.angiang.gov.vn, www.vneconomy.vn

www.hoinongdanag.org.vn, www.baovietnam.vn,

www.sacombank.com.vn

Cơ sở lý thuyết môi trường kinh doanh

Nghiên cứu khám phá

Nghiên cứu chính thức

¾ Những số liệu do Cục Thống kê An Giang, Sở Công thương An Giang ban hành về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong năm 2009, thu nhập bình quân đầu người, lãi suất và tỷ lệ lạm phát trong năm 2009,...

Phương pháp xử lý dữ liệu : Những dữ liệu thứ cấp sau khi được thu thập được phân

loại và phân tích. Việc phân tích này nhằm chọn lọc những thông tin liên quan đến 11 biến có thể tạo ra cơ hội và đe dọa cho Ngân hàng.

3.3.1.2. D liu sơ cp:

Mục tiêu của bước này nhằm xác định những cơ hội và nguy cơ của Ngân hàng tại An Giang hiện nay. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phỏng vấn chuyên sâu nhân viên của Ngân hàng Sacombank và các giảng viên Trường Đại Học An Giang. Số lượng mẫu được chọn theo phương pháp phán đoán. Tác giả sẽ dựa vào phán đoán của mình chọn những đối tượng có am hiểu về ngành ngân hàng. Cụ thể số lượng mẫu được chọn như sau : một nhân viên phòng hỗ trợ, một nhân viên phòng doanh nghiệp, một nhân viên phòng kế toán và quỹ của Ngân hàng Sacombank và ba giảng viên khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh của Trường Đại học An Giang.

Vì những đối tượng được phỏng vấn không có nhiều thời gian nên việc phỏng vấn được thực hiện bằng đề cương chuẩn bị trước. Với các nhân viên Ngân hàng Sacombank, nội dung phỏng vấn được thực hiện thông qua phụ lục 1. Nội dung phỏng vấn được thực hiện thông qua phụ lục 2 khi phỏng vấn các giảng viên của Trường Đại học An Giang.

Phương pháp xử lý dữ liệu : Phương pháp xử lý dữ liệu được sử dụng trong bước này là phương pháp phân tích, tổng hợp. Trước tiên, tác sẽ dùng phương pháp phân tích để chọn ra những thông tin cần thiết. Sau đó, bằng phương pháp tổng hợp tác giả sẽ lập ra danh mục những cơ hội và nguy cơ của Sacombank An Giang hiện nay.

3.3.2.Nghiên cứu chính thức:

Mục tiêu của bước này là đánh giá mức độ quan trọng của những cơ hội và đe dọa có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hiện nay.

’ Tổng thể nghiên cứu:

Tổng thể nghiên cứu là những chuyên gia trong ngành ngân hàng tại An Giang. Đây là những người có kiến thức, trình độ và có những hiểu biết sâu về ngành ngân hàng tại An Giang hiện nay bao gồm: Cán bộ quản lý của Ngân hàng Sacombank An Giang, cán bộ quản lý của các Ngân hàng khác và các giảng viên khoa Kinh tế-quản trị kinh doanh Trường Đại Học An Giang.

’ Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu:

Đối tượng nghiên cứu trong bước này là các chuyên gia trong ngành ngân hàng. Có thể nói, đây là những đối tượng khó tiếp cận nên việc chọn mẫu là cũng là một vấn đề không đơn giản. Vì vậy số lượng cỡ mẫu được chọn là 10 được chọn bằng phương pháp phi xác suất. Số lượng mẫu được chọn dựa vào phán đoán. Tác giả sẽ chọn những đối tượng có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết và khả năng trả lời cao. Cụ thể mẫu được chọn như sau:

o Cán bộ quản lý của Ngân hàng Sacombank An Giang: Trưởng phòng doanh

nghiệp, Trưởng bộ phận thẩm định, Trưởng phòng cá nhân, Trưởng phòng hỗ trợ và Phó Giám đốc Sacombank An Giang.

o Chuyên gia bên ngoài Ngân hàng Sacombank An Giang: Là những giảng viên

khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh Trường Đại học An Giang. Số lượng giảng viên được phỏng vấn là 5.

Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu mô tả, được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý của Ngân hàng Sacombank An Giang và các chuyên gia bên ngoài Ngân hàng Sacombank An Giang. Tuy nhiên việc phỏng vấn trực tiếp cũng được thay thế bằng hình thức gửi thư (câu hỏi phỏng vấn) trong trường hợp các đối tượng không dành thời gian cho cuộc phỏng vấn. Việc thu thập dữ liệu trong bước này được tiến hành như sau: từ bảng danh mục những cơ hội và nguy cơ được xây dựng ở nghiên cứu khám phá, tác giả sẽ dùng bảng danh mục này để phỏng vấn trực tiếp các đối tượng. Mục tiêu của bước này là xác định được mức độ quan trọng của từng cơ hội và nguy cơ và mức độ phản ứng của Sacombank An Giang trước những cơ hội và nguy cơ đó.

Việc phỏng vấn được thực hiện vào những thời điểm thuận lợi cho các đối tượng. Đối với các cán bộ quản lý của Ngân hàng Sacombank An Giang, việc phỏng vấn được thực hiện tại cơ quan vào thời gian rảnh rỗi hoặc ít công việc. Nội dung bản câu hỏi phỏng vấn được trình bày trong phụ lục 3 (xác định mức độ quan trọng của từng cơ hội và nguy cơ) và phụ lục 4 (xác định mức độ phản ứng của Ngân hàng trước những cơ hội và nguy cơ). Với những giảng viên khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh Trường Đại học An Giang, việc phỏng vấn được thực hiện vào thời gian hẹn trước tại văn phòng khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh. Nội dung phỏng vấn dựa trên bản câu hỏi chuẩn bị trước, được trình bày trong phụ lục 3 (xác định mức độ quan trọng của từng cơ hội và nguy cơ).

’ Biến và thang đo:

- Các biến trong nghiên cứu: Là các biến cân đo cơ hội và đe dọa của Ngân hàng Sacombank An Giang. Các biến này được thể hiện qua 10 thành phần của mô hình nghiên cứu. Cụ thể 10 thành phần đó bao gồm: kinh tế, chính trị-pháp luật, văn hóa-xã hội, công nghệ, tự nhiên, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, nhà cung cấp và sản phẩm thay thế.

- Thang đo: Để đánh giá mức độ quan trọng của từng cơ hội và nguy cơ, thang đo được sử dụng trong bước này là thang đo Likert 5 điểm từ 1 đến 5. Số điểm thang đo được quy định như sau: (1) rất không quan trọng, (2) không quan trọng, (3) trung hòa, (4) quan trọng, (5) rất quan trọng. Việc sử dụng thang đo Likert 5 điểm sẽ giúp cho việc tính trung bình và xếp hạng tầm quan trọng của từng cơ hội và nguy cơ được dễ dàng và thuận tiện hơn.

Để đánh giá mức độ phản ứng của Ngân hàng Sacombank An Giang trước những cơ hội và nguy cơ, thang đo được sử dụng ở đây là thang đo số hóa. Thang đo được quy định như sau: (4) phản ứng rất tốt, (3) khá tốt, (2) khá yếu, (1) rất yếu.

’ Phương pháp phân tích dữ liệu:

Dữ liệu quan trọng trong nghiên cứu chính thức là bảng cho điểm các cơ hội và đe dọa đối với môi trường kinh doanh của Sacombank An Giang. Dữ liệu về cơ hội và đe dọa sẽ được xử lý bằng cách tính điểm trung bình. Việc tính điểm trung bình được thực hiện dựa trên số

điểm mà các chuyên gia đã đánh giá cho từng cơ hội và nguy cơ. Cụ thể, số điểm mà các chuyên gia đánh giá cho mỗi cơ hội nguy cơ có thể từ 1 đến 5 theo thang đo Likert, từ đó sẽ xác định trọng số của từng cơ hội và nguy cơ. Trọng số thể hiện mức độ quan trọng của từng cơ hội và nguy cơ. Trọng số được xác định bằng cách lấy tổng điểm của từng cơ hội và nguy cơ chia cho tổng điểm của tất cả cơ hội và nguy cơ.

Bên cạnh đó, việc xác định mức độ phản ứng của Ngân hàng trước những cơ hội và nguy cơ cũng rất cần thiết. Mức độ phản ứng được thể hiện qua số điểm trung bình mà các cán bộ quản lý của Ngân hàng đánh giá đối với từng cơ hội và nguy cơ. Kết quả của bước này là xây dựng được ma trận các cơ hội và đe dọa có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sacombank An Giang hiện nay.

3.4. Kết luận:

Chương 3 giới thiệu về phương pháp nghiên cứu của đề tài. Đề tài được thực hiện qua 2 bước: nghiên cứu khám phá và nghiên cứu chính thức. Bên cạnh đó, chương này cũng trình bày về cách thức thu thập và xử lý dữ liệu. Những dữ liệu thu thập là nguồn thông tin rất hữu ích cho việc phân tích môi trường kinh doanh của Ngân hàng Sacombank.

CHƯƠNG 4

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG 4.1. Giới thiệu:

Chương 4 sẽ giới thiệu về Ngân hàng Sacombank-Chi nhánh An Giang. Nội dung chương bao gồm: khái quát về Ngân hàng Sacombank, sứ mệnh, tầm nhìn, quá trình hình thành và phát triển của Sacombank-An Giang, cơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban và các dịch vụ sản phẩm của Ngân hàng.

4.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang

4.2.1. Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)12:

Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) thành lập ngày 21/12/1991 trên cơ sở sáp nhập từ Ngân hàng Phát Triển Kinh Tế Gò Vấp và 3 Hợp tác xã tín dụng: Tân Bình-Thành Công-Lữ Gia tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau 18 năm hoạt động, Sacombank vươn lên dẫn đầu khối ngân hàng về tốc độ tăng trưởng với tỷ lệ hơn 50%/năm, về vốn điều lệ với 4.450 tỷ đồng và mạng lưới 190 chi nhánh và 9.700 đại lý của 251 ngân hàng tại 91 quốc gia và lãnh thổ.

Với định hướng là một Ngân hàng bán lẻ, Sacombank rất thành công trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, luôn chú trọng đến hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân. Năm 2002, Sacombank được Công ty Tài Chính Quốc Tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế Giới (World Bank) góp vốn đầu tư. Với tỷ lệ 10% vốn điều lệ, IFC đã trở thành cổ đông lớn nước ngoài thứ hai của Sacombank sau Quỹ đầu tư Dragon Financial Holdings (Anh Quốc). Ngày 8/8/2005, Ngân hàng ANZ chính thức ký hợp đồng góp vốn cổ phần với tỷ lệ 10% vốn điều lệ vào Sacombank và trở thành cổ đông nước ngoài thức ba của Sacombank. Sacombank là ngân hàng có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam với gần 33.000 cổ đông. Vào năm 2007, Sacombank vừa nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong năm 2007”, do Quỹ Phát triển Các Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Cộng đồng châu Âu (SMEDF) bình chọn. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Sacombank nhận được giải thưởng này.

Mục tiêu chung giai đoạn đến năm 2010 Sacombank sẽ có mặt tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước với số lượng khoảng 350 điểm giao dịch và tiến tới mở rộng hoạt động ở nước ngoài (Trung Quốc, Campuchia, Lào). Trong giai đoạn này Sacombank quyết tâm xây dựng trở thành một ngân hàng bán lẻ-đa năng-hiện đại, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới hoạt động và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đồng thời tăng nhanh quy mô nguồn vốn huy động đẩy nhanh nhịp độ phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng phi truyền thống, nhất là các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, đạt mức trung bình tiên tiến trong khu vực, và kỳ vọng trong giai đoạn 10 năm tiếp theo sẽ hình thành một tập

12 Không ngày tháng, Giới thiệu Ngân hàng Sacombank [trực tuyến] đọc từ www.sacombank.com.vn (đọc ngày 20-02-2010)

đoàn tài chính đa chức năng, đa sở hữu mà trong đó Sacombank là hạt nhân. Phương châm hành động: “Biến cơ hội thành lợi thế so sánh – biến cạnh tranh thành động lực phát triển-biến sở đoàn thiếu hợp tác thành thế mạnh hợp tác” (Chủ tịch HĐQT).

4.2.2. Sứ mệnh:

“Phát triển thành một Ngân hàng bán lẻ, hiện đại, đa năng mang tầm khu vực và thế giới”. Để thực hiện sứ mệnh của mình, Sacombank đã đưa ra các cam kết như sau:

Với khách hàng: Cung cấp, thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng với chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt nhất.

Với các cổ đông: Lựa chọn và theo đuổi các chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững.

Với nhân viên: Xây dựng và hoàn thiện môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo điều kiện để các nhân viên tạo sự nghiệp cùng Sacombank.

Với đối tác: Là sự lựa chọn đáng tin cậy và hiệu quả cho các đối tác.

4.2.3. Tầm nhìn:

Tầm nhìn của Sacombank là trở thành một trong các tiêu chuẩn của sự đánh giá “trở thành một trong những Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”được biết đến với chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt và phong cách phục vụ chuyên nghiệp.

4.2.4. Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín- Chi Nhánh An Giang:

’ Tên Ngân hàng: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh An Giang

’ Địa chỉ : 56B Tôn Đức Thắng- Phường Mỹ Bình-

Thành phố Long Xuyên- An Giang

’ Điện thoại : 076. 3956516 Fax: 076. 3956512

Sacombank-Chi nhánh An Giang tọa lạc trên đường Tôn Đức Thắng, Phường Mỹ Bình, Thành Phố Long Xuyên. Đây là khu vực trung tâm của thành phố nên rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Sacombank An Giang được thành lập ngày 22-05-2005 theo công văn số 143/NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 03/08/2005 trên cơ sở Văn phòng đại diện và Tổ chức tín dụng An Giang (trực thuộc chi nhánh Cần Thơ) với nhân sự ban đầu là 10 người. Tính đến thời điểm này, ngoài trụ sở chính tại Long Xuyên, Sacombank An Giang đã có thêm 6 phòng giao dịch đó là: Phòng giao dịch Tân Châu (06-2006), phòng giao dịch Châu Đốc, phòng giao dịch Châu Phú (11-2006), phòng giao dịch Núi Sam, phòng giao dịch Chợ Mới (02/2008) và phòng giao dịch Phú Tân với tổng nhân viên khoảng 120 người.

Sacombank An Giang là chi nhánh thứ 3 của hệ thống CoreBanking (T24). Đây là một trong những phương tiện hiện đại nhất về quản lý ngân hàng hiện nay. Sacombank cũng đã xếp hạng tín dụng, phân loại đánh giá các khoản vay để có thể ngăn chặn những khoản vay có thể phát sinh rủi ro ngay từ đầu. Hòa cùng xu hướng phát triển của hệ thống Sacombank, Sacombank An Giang cũng đã đặt ra mục tiêu phát triển thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu trên địa bàn tỉnh. Nhóm khách hàng trọng tâm của Sacombank An Giang là những doanh nghiệp

vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đẩy mạnh công tác tín dụng nhằm đầu tư vốn để tài trợ cho các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

4.3. Cơ cu t chc, chc năng các phòng ban, các sn phm và dch v ca Ngân hàng:

Theo quyết định số 654/2007/QĐ-HĐQT được hội đồng quản trị ban hành về tổ chức hoạt động của chi nhánh, sở giao dịch và các đơn vị trực thuộc, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Sở giao dịch và chi nhánh cấp 1, cơ cấu Sacombank An Giang gồm: phòng Doanh nghiệp, phòng Cá nhân, phòng Hỗ trợ, phòng Kế toán và Quỹ và phòng Hành chính . chính . 4.3.1. Cơ cấu tổ chức: 4.3.1. Cơ cấu tổ chức:

Hình 4-1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Sacombank-Chi nhánh An Giang Hình 4-1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Sacombank-Chi nhánh An Giang

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh của ngân hàng sài gòn thương tín tại An Giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)