Cơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban, các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng-

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh của ngân hàng sài gòn thương tín tại An Giang (Trang 32)

Theo quyết định số 654/2007/QĐ-HĐQT được hội đồng quản trị ban hành về tổ chức hoạt động của chi nhánh, sở giao dịch và các đơn vị trực thuộc, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Sở giao dịch và chi nhánh cấp 1, cơ cấu Sacombank An Giang gồm: phòng Doanh nghiệp, phòng Cá nhân, phòng Hỗ trợ, phòng Kế toán và Quỹ và phòng Hành chính . chính . 4.3.1. Cơ cấu tổ chức: 4.3.1. Cơ cấu tổ chức:

Hình 4-1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Sacombank-Chi nhánh An Giang Hình 4-1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Sacombank-Chi nhánh An Giang

(Nguồn: Phòng hành chánh Sacombank An Giang) Giám đốc Phó giám đốc Phòng hành chánh Phòng doanh nghiệp Bộ phận tiếp thị Doanh nghiệp Bộ phận thẩm định Doanh nghiệp Phòng cá nhân Bộ phận tiếp thị Cá nhân Bộ phận thẩm định Cá nhân Phòng hỗ trợ Bộ phận quản lý Tín dụng Bộ phận thanh toán quốc tế Bộ phận xử lý giao dịch Phòng kế toán & Quỹ Bộ phận kế toán Bộ phận quỹ Các phòng giao dịch

4.3.2. Chức năng các phòng ban:

Số thứ

tự Phòng ban Chức năng

1 Phòng doanh nghiệp

- Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, phát triển thị phần và chăm sóc khách hàng hiện hữu. - Hướng dẫn khách hàng về tất cả các vấn đề có liên quan đến cho vay, bảo lãnh.

- Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn, khả năng quản lý, tài sản đảm bảo của khách hàng,…

2 Phòng Cá Nhân

- Nghiên cứu hồ sơ, xác minh nhân thân, nguồn thu nhập dùng để trả nợ, tài sản đảm bảo,… của khách hàng cho vay bất động sản và tiêu dùng

- Thực hiện việc giải ngân, thu nợ,…

3 Phòng Kế Toán và Quỹ

- Hướng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán kế toán đối với tất cả các đơn vị trực thuộc chi nhánh.

- Đảm nhận công tác thanh toán của chi nhánh đối với nội bộ ngân hàng và các ngân hàng khác.

- Quản lý thanh khoản. - Quản lý kho quỹ.

4 Phòng Hỗ Trợ

B phn qun lý tín dng

- Kiểm soát các hồ sơ tín dụng đã được phê duyệt trước khi giải ngân.

- Hoàn chỉnh hồ sơ, lập thủ tục giải ngân, thanh lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng.

- Quản lý danh mục dư nợ và tình hình thu hồi nợ. - Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm soát về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc.

B phn thanh toán quc tế

- Hướng dẫn khách hàng tất cả các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế.

- Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất phát hành, tu chỉnh, thanh toán, thông báo L/C và trong thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế khác,…

B phn x lý giao dch

- Lập các chứng từ kế toán liên quan do bộ phận đảm trách.

- Hướng dẫn và giới thiệu tất cả các sản phẩm của Ngân hàng.

- Tư vấn cho khách hàng trong việc sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng,…

4.3.3. Sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng:

Sản phẩm cá nhân Sản phẩm doanh nghiệp

Tiền gửi thanh toán Tiền gửi tiết kiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dịch vụ chuyển tiền trong nước Cho vay tiêu dùng

Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm

Cho vay chuyển nhượng xây dựng sửa chữa bất động sản.

Tiền gửi thanh toán Tiền gửi có kỳ hạn

Cho vay sản xuất kinh doanh Dịch vụ bảo lãnh

Chuyển tiền bằng điện (TIT) Tín dụng thư (L/C) nhập khẩu Tín dụng thư (L/C) xuất khẩu

Sản phẩm thẻ Sản phẩm tiền gửi

Thẻ tín dụng Thẻ thanh toán

Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn,…

4.4. Kết luận:

Chương 4 đã trình bày những thông tin liên quan về Ngân hàng Sacombank An Giang. Những thông tin gồm quá trình hình thành và phát triển của Sacombank, tầm nhìn, sứ mệnh, cơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban,…

CHƯƠNG 5

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA SACOMBANK AN GIANG 5.1. Giới thiệu:

Chương 5 sẽ trình bày việc phân tích môi trường kinh doanh của Sacombank An Giang trên địa bàn tỉnh An Giang. Việc phân tích môi trường kinh doanh được thực hiện bằng cách phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp dựa vào danh mục cơ hội và nguy cơ. Từ đó, tác giả sẽ xây dựng ma trận các cơ hội và nguy cơ có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Sacombank hiện nay.

5.2. Phân tích môi trường kinh doanh của Sacombank An Giang:

Môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp đã tạo ra những cơ hội và nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của Sacombank An Giang. Việc phân tích môi trường kinh doanh của Ngân hàng Sacombank An Giang được thực hiện dựa vào danh mục cơ hội và nguy cơ. Danh mục cơ hội và nguy cơ được lập sau khi kết thúc bước nghiên cứu khám phá.

Bảng 5-1: Danh mục cơ hội và nguy cơ của Ngân hàng Sacombank An Giang Stt Cơ hội nguy cơ

1 Kinh tế phục hồi nên xuất hiện nhiều cơ hội kinh doanh từ đó làm cho nhu cầu vay vốn tăng

2 Nhu cầu gửi tiền của người dân tăng do thu nhập tăng trong năm 2009

3 Chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ làm cho doanh nghiệp, người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn

4 Sự liên kết với Ngân hàng nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hỏi kinh nghiệm quản lý và tiếp cận với công nghệ hiện đại

5 Chính sách thả nổi lãi suất tạo điều kiện cho Ngân hàng và doanh nghiệp, người dân trong việc thỏa thuận lãi suất huy động và lãi suất cho vay

6 Mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn để giành thị phần

7 Lãi suất huy động và lãi suất cho vay khá cao không thuận lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng

8 Lạm phát cao ảnh hưởng không tốt đến công tác huy động vốn do tâm lý của người dân 9 Sự biến động của giá vàng ảnh hưởng không tốt đến công tác huy động vốn

5.2.1.Phân tích môi trường vĩ mô: 5.2.1.1. Môi trường kinh tế:

Kinh tế là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng. Môi trường kinh tế bao gồm rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên trong phần này, việc phân tích môi trường kinh tế được giới hạn lại ở những yếu tố quan trọng nhất, có tác động nhiều đến hoạt động của Ngân hàng. Những yếu tố đó bao gồm: xu hướng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lãi suất và xu hướng lãi suất, lạm phát và khả năng vay tiền của dân cư.

™ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP):

Năm 2009, mặc dù có nhiều cố gắng song nền kinh tế Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Theo thống kê tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 chỉ đạt ở mức 5,32 % thấp hơn nhiều so với năm 2008 (6,23%)13. Bên cạnh đó một số chỉ tiêu không đạt được như kế hoạch đề ra. Điều này cho thấy phần nào về tình hình khó khăn của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên theo một số chuyên gia thì tình hình này có thể khả quan hơn trong năm 2010. Cụ thể theo dự báo của Ngân hàng HBSC và Ngân hàng ADB, tỉ lệ GPD của Việt Nam năm 2010 sẽ đạt mức 6,5 %14. Còn theo Ngân hàng Standard Chartered thì tỉ lệ này sẽ là 5,5%. Điều này cho thấy kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi và sẽ phát triển mạnh trong trong thời gian sắp tới.

Tình hình kinh tế xã hội địa bàn An Giang cũng gặp không ít khó khăn. Cùng với cả nước, năm 2009 An Giang cũng phải đối mặt với nhiều thử thách do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thới giới, thời tiết, dịch bệnh,…đã tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Tuy nhiên trong điều kiện khó khăn, bằng sự nỗ lực của mình, An Giang cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh An Giang đạt 8.67% (thấp hơn năm 2008 5,53%), nhưng cao hơn nhiều so với GDP trung bình cả nước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực với khu vực dịch vụ chiếm 56,86% (tăng 5,47% so với năm 2008); khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 11, 51% (tăng 0,06%), khu vực nông-lâm-thủy sản chiếm 31,63% (giảm 5,53%)15. Những số liệu trên cho thấy kinh tế An Giang đang có những bước phục hồi mạnh mẽ. Ngoài ra, kinh tế biên giới cũng được đầu tư phát triển. Việc xuất hiện ngày càng nhiều các khu kinh tế cửa khẩu cộng với những siêu thị miễn thuế cũng là một trong những thành công của tỉnh trong năm vừa qua,…Kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, từ đó tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tiếp tục mở rộng và phát triển. Do đó có thể nói nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là rất lớn. Đây là cơ hội cho các Ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn An Giang trong đó có Sacombank An Giang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13 Anh Phương, 01/01/2009, GDP năm 2009 tăng 6,23% [trực tuyến] đọc từ

http://www.sggp.org.vn/kinhte/2009/1/177125/ (đọc ngày 25/03/2010)

14 12/01/2010, HSBC dựđoán Việt Nam sẽ nâng lãi suất cơ bản lên cao nhất châu Á [trực tuyến] đọc từ

http://www.vntrades.com/tintuc/name-News-file-article-sid-50509.htm (đọc ngày 25/03/2010)

15 Lê Văn Bé Mười, Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2009 và phương hướng hoạt động năm 2010 Sacombank- Chi nhánh An Giang

™ Lãi suất:

Lãi suất là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó đóng vai trò quan trọng trong công tác huy động vốn và hoạt động cho vay của các tổ chức này.

Bảng 5-2: Tình hình lãi suất qua các năm 16

Đơn vị tính: %

Yếu tố Năm 2008 Năm 2009 Dự kiến 2010

Chỉ số giá 19,89 6,88 7,00

Lãi suất huy động VND 13,00 9,99 10,50

Lãi suất cho vay VND phổ biến 18,00 10,50 16,00-17,00

Qua bảng trên cho thấy lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn trong những năm gần đây đều ở mức khá cao. Điều này cũng ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của Ngân hàng. Cụ thể lãi suất huy động đang đụng trần ở mức 10,5%/năm chưa kể các khoản thưởng và khuyến mại. Hầu hết các ngân hàng đều áp dụng trần lãi suất huy động, nhiều người gửi tiền cho rằng lãi suất sẽ không có mức trần, sẽ còn tăng thêm nên họ chỉ muốn gửi trong thời gian ngắn để chờ lãi suất tăng. Thực tế trong năm 2009, Ngân hàng áp dụng mức trần lãi suất huy động 9,99% và đúng như người gửi tiền dự đoán, trần lãi suất huy động đã nâng lên 10,5%. Nay trần lãi suất này trên thực tế đã bị phá bỏ, vì thế người gửi tiền tiếp tục kỳ vọng ngân hàng một lần nữa phải tăng thêm trần lãi suất huy động17. Điều này đã gây ra những khó khăn cho Ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn trong khi nhu cầu vay vốn đang tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Trong khi lãi suất huy động đang ở mức khá cao thì lãi suất cho vay cũng đang là vấn đề đáng lo ngại cho các doanh nghiệp và người dân. Hiện nay, lãi suất cho vay vào khoảng 16-17 %/năm. Với mức lãi suất này, nhiều doanh nghiệp và người dân không thể tiếp cận được với các nguồn vốn để bổ sung, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo ông Huỳnh Quang Thanh, Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hiệp Long thì với mức lãi suất hiện nay các nhà sản xuất không thể chịu nổi, mức lãi suất này chỉ có các doanh nghiệp thương mại quay vòng vốn nhanh mới có thể chấp nhận được18.

16 Tuổi trẻ, 24/03/2010, tài chính Ngân hàng: Lãi suất tăng quá cao [trực tuyến] đọc từ

http://www.vntrades.com/tintuc/name-News-file-article-sid-51689.htmđọc ngày (25/03/2010)

17Tuổi trẻ, 24/03/2010, tài chính Ngân hàng: Lãi suất tăng quá cao [trực tuyến] đọc từ

http://www.vntrades.com/tintuc/name-News-file-article-sid-51689.htmđọc ngày (25/03/2010)

18 TBKTSG, 04/03/2010, Doanh nghiệp điêu đứng vì lãi suất cắt cổ [trực tuyến] đọc từ http://www.vietnamnet.vn/kinhte/201004/Doanh-nghiep-dieu-dung-voi-lai-suat-cat-co-902252/ đọc ngày ( 25/03/2010)

Việc lãi suất cho vay quá cao vô tình cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Trong mối quan hệ với doanh nghiệp, lãi suất cho vay là cái phản ánh giá cả mức giá mà các doanh nghiệp trả cho Ngân hàng và cũng là một trong những nguồn thu nhập để nuôi sống Ngân hàng. Tuy nhiên, xét về lãi suất cho vay lại có nguồn gốc từ lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp. Song một thực tế đang xảy ra là lãi suất cho vay quá cao đã khiến không ít các doanh nghiệp phải dè dặt không thể tiếp cận với nguồn vồn từ Ngân hàng. Họ đã chuyển sang các nguồn vốn từ người thân, bạn bè,.. Điều này đã làm cho mức tín dụng của các ngân hàng giảm đáng kể. Vấn đề này không những diễn ra trên địa bàn An Giang mà còn xuất hiện ở một số thị trường khác. Cụ thể mức tăng trưởng tín dụng của toàn địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, nơi chiếm thị phần cho vay khoảng 1/3 cả nước, trong ba tháng đầu năm chỉ là 0,37% với lý do được khá nhiều ngân hàng đồng tình là doanh nghiệp đang e ngại vay vốn với lãi suất như hiện nay19. Điều này cho thấy việc lãi suất cho vay quá cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến mức tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng.

Với mức lãi suất như hiện nay đang đặt ra cho Ngân hàng nhiều vấn đề. Mức lãi suất huy động cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong công tác huy động vốn. Nhưng bên cạnh đó, lãi suất cho vay lại là cản trở đối với Ngân hàng. Vì với mức lãi suất như vậy đã khiến cho doanh nghiệp dù có nhu cầu nhưng không thể tiếp cận với các nguồn vốn của Ngân hàng. Do đó đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động tín dụng. Tóm lại, yếu tố lãi suất vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với Ngân hàng.

™ Lạm phát:

Lạm phát là một vấn đề lớn, tác động rất lớn đến nền bất kỳ nền kinh tế nào. Có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát song dù nguyên nhân nào thì hậu quả mà lạm phát gây ra cũng vô cùng lớn. Năm 2009 lạm phát của Việt Nam ở mức vừa phải khoảng 8%20. Tình trạng này có thể tiếp tục tái diễn theo chiều hướng xấu trong năm 2010. Nhiều tổ chức đã dự báo, năm 2010 Việt Nam sẽ phải đối mặt với một mức lạm phát khá cao. Cụ thể, Ngân hàng Standard Chartered dự báo mức lạm phát trong năm nay của Việt Nam khoảng 8,9% và theo Ngân hàng HSBC con số này sẽ là 8%. Còn theo Ngân hàng ADB lạm phát năm nay sẽ ở mức 10%. Mặc dù có sự chênh lệch đôi chút trong nhận định của các ngân hàng song nhìn chung lạm phát sẽ ở mức khá cao. Mức lạm phát này đã gây ra những khó khăn cho các ngân hàng hiện nay, trong đó có Sacombank An Giang. Theo tâm lý của người dân, một khi lạm phát cao người dân sẽ ngày càng lo ngại về việc sức mua trong tương lai của họ bị giảm sút và mức sống của họ cũng vì vậy mà kém đi. Thêm vào đó, tâm lý lo lắng khiến người dân không muốn gửi tiền ở ngân hàng mà muốn đầu tư vào một mặt hàng khác như đất đai, vàng,…Từ đó gây ra những khó khăn cho Ngân hàng trong việc huy động được những nguồn vốn trong dân để cung cấp cho hoạt động cho vay của Ngân hàng. Chính vì vậy, lạm phát tăng cao là một trong những

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh của ngân hàng sài gòn thương tín tại An Giang (Trang 32)