Ma trận các yếu tố bên ngoài của Ngân hàng Sacombank An Giang: 4 9-

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh của ngân hàng sài gòn thương tín tại An Giang (Trang 58)

Ma trận các yếu tố bên ngoài được xây dựng dựa trên những kết quả của việc phân tích môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp. Việc lập ra ma trận này nhằm xác định được những cơ hội và nguy cơ đối với Ngân hàng Sacombank An Giang hiện nay. Qua đó, cũng đo lường mức độ phản ứng của Ngân hàng trước những cơ hội và nguy cơ đó. Mức độ phản ứng của Ngân hàng trước những cơ hội và nguy cơ được thể hiện qua số điểm mà Ngân hàng đạt được.

Việc xây dựng ma trận các yếu tố bên ngoài (bảng 5-7) dựa vào các kết quả của bảng 5-5 và bảng 5-6. Nó bao gồm danh mục những cơ hội và nguy cơ, trọng số của các cơ hội và nguy cơ, điểm thể hiện mức độ phản ứng của Ngân hàng Sacombank An Giang trước những cơ hội và nguy cơ đó.

o Danh mục cơ hội nguy cơ: danh mục gồm có 10 yếu tố. Trong đó có 5 cơ hội và 5 nguy cơ. Những cơ hội và nguy cơ này được xác định sau bước nghiên cứu khám phá. Nghiên cứu khám phá được thực hiện thông qua việc tìm kiếm những thông tin liên quan đến các biến tạo ra cơ hội và nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. Tiếp đó việc xây dựng danh mục cơ hội và nguy cơ được thực hiện bằng cách phỏng vấn chuyên sâu các nhân viên Ngân hàng và các giảng viên Trường Đại học An Giang. Các cơ hội nguy cơ được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của trọng số.

o Trọng số của các cơ hội và nguy cơ: trọng số được xác định bằng cách lấy tổng điểm của từng cơ hội nguy cơ chia cho tổng điểm của tất cả các cơ hội và nguy cơ. Tổng điểm của từng cơ hội nguy cơ là điểm mà các chuyên gia đã đánh giá về mức độ quan trọng của từng cơ hội và nguy cơ. Chi tiết về cách tính trọng số được thể hiện trong bảng 5-5.

o Điểm: thể hiện mức độ phản ứng của Ngân hàng trước những cơ hội và nguy cơ. Số điểm được xác định bằng cách tính điểm trung bình mà các chuyên gia đã đánh giá vế mức độ phản ứng của Ngân hàng trước từng cơ hội và nguy cơ. Chi tiết về cách tính mức độ phản ứng được thể hiện trong bảng 5-6.

ST T Yếu tố 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổn g Trọng số

1 Kinh tế phục hồi nên xuất hiện nhiều cơ hội kinh doanh từ đó làm cho nhu cầu

vay vốn tăng 5 3 4 5 4 4 4 5 4 3 41 0.10

2 Nhu cầu gửi tiền của người dân tăng do thu nhập tăng trong năm 2009 3 3 4 4 3 3 2 4 3 3 32 0.08

3 Chính sách hdàng tiếp cận vỗ trớợi ngu lãi suồn vất cốn ủa Chính phủ làm cho doanh nghiệp, người dân dễ 4 4 4 5 4 2 3 5 2 4 37 0.09 4 Skinh nghiự liên kếệt vm quới Ngân hàng nản lý và tiếp cướận vc ngoài ới công nghđã tạo ệđ hiiều kiện đạện thui ận lợi cho việc học hỏi 4 4 4 5 4 4 4 4 4 4 41 0.10 5 Chính sách thả nổi lãi suất tạo điều kiện cho Ngân hàng và doanh nghiệp, người

dân trong việc thỏa thuận lãi suất huy động và lãi suất cho vay 5 5 3 5 5 5 5 4 4 5 46 0.11

6 Mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn để giành thị phần 5 5 4 5 5 5 5 5 5 5 49 0.12

7 Lãi sudụng cấủt huy a Ngân hàng động và lãi suất cho vay khá cao không thuận lợi cho hoạt động tín 4 4 5 4 4 5 3 4 5 2 40 0.10 8 ngLạườm phát cao i dân ảnh hưởng không tốt đến công tác huy động vốn do tâm lý của 4 4 5 5 4 4 3 4 5 5 43 0.11

9 Sự biến động của giá vàng ảnh hưởng không tốt đến công tác huy động vốn 4 4 4 4 5 3 4 4 2 4 38 0.09

10 Tảnh hập quán sưởng không tử dụng tiốt ềđến mn hoặt trong lạt động thanh toán qua tài khoưu thông của người dân còn rản của Ngân hàng. ất phổ biến nên 4 3 3 4 3 5 3 3 5 3 36 0.09

Tổng 403 1

Bảng 5-6: Mức độ phản ứng của Ngân hàng Sacombank

STT

Yếu tố CG1 CG2 CG3 Tổng

Trung bình

1 Kinh tế phục hồi nên xuất hiện nhiều cơ hội kinh

doanh từ đó làm cho nhu cầu vay vốn tăng 2 3 4 9 3,00

2 Nhu cầu gửi tiền của người dân tăng do thu nhập tăng trong năm 2009 2 4 3 9 3,00

3

Chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ làm cho doanh nghiệp, người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn

3 3 4 10 3,33

4

Sự liên kết với Ngân hàng nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hỏi kinh nghiệm quản lý và tiếp cận với công nghệ hiện đại

3 4 3 10 3,33

5

Chính sách thả nổi lãi suất tạo điều kiện cho Ngân hàng và doanh nghiệp, người dân trong việc thỏa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuận lãi suất huy động và lãi suất cho vay 3 4 4 11 3,67

6 Mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên

địa bàn để giành thị phần 3 2 2 7 2,33

7

Lãi suất huy động và lãi suất cho vay khá cao không thuận lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng

2 2 3 7 2,33

8 Lạm phát cao ảnh hưởng không tốt đến công tác

huy động vốn do tâm lý của người dân 2 2 2 6 2,33

9 Sự biến động của giá vàng ảnh hưởng không tốt

đến công tác huy động vốn 2 3 3 8 2,67

10

Tập quán sử dụng tiền mặt trong lưu thông của người dân còn rất phổ biến nên ảnh hưởng không tốt đến hoạt động thanh toán qua tài khoản của Ngân hàng.

2 3 3 8 2,67

Chú thích:

Bảng 5-7: Ma trận cơ hội nguy cơ của Ngân hàng Sacombank An Giang

Stt Các yếu tố bên ngoài Trọng số Điểm Điểm có trọng sô

1 Mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên

địa bàn để giành thị phần 0.12 2,33 0,28

2

Chính sách thả nổi lãi suất tạo điều kiện cho Ngân hàng và doanh nghiệp, người dân trong việc thỏa

thuận lãi suất huy động và lãi suất cho vay 0.11 3,67 0.40

3 Lạm phát cao ảnh hưởng không tốt đến công tác huy động vốn do tâm lý của người dân 0.11 2,33 0,26

4 Kinh tế phục hồi nên xuất hiện nhiều cơ hội kinh

doanh từ đó làm cho nhu cầu vay vốn tăng 0.10 3,00 0,30

5

Sự liên kết với Ngân hàng nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hỏi kinh nghiệm quản lý và tiếp cận với công nghệ hiện đại

0.10 3,33 0,33

6 Lãi suất huy động và lãi suất cho vay khá cao không

thuận lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng 0.10 2,33 0,23

7 Sự biến động của giá vàng ảnh hưởng không tốt đến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công tác huy động vốn 0.09 2,67 0,24

8

Chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ làm cho doanh nghiệp, người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn

0.09 3,33 0,30

9

Tập quán sử dụng tiền mặt trong lưu thông của người dân còn rất phổ biến nên ảnh hưởng không tốt đến

hoạt động thanh toán qua tài khoản của Ngân hàng. 0.09 2,67 0,24

10 Nhu cầu gửi tiền của người dân tăng do thu nhập tăng

trong năm 2009 0.08 3,00 0,24

Tổng cộng 1.00 2,83

Kết luận: Ma trận đã chỉ ra các cơ hội và nguy cơ có thể ảnh hưởng đến hoạt động

’ Cơ hội:

1. Chính sách thả nổi lãi suất tạo điều kiện cho Ngân hàng và doanh nghiệp, người dân trong việc thỏa thuận lãi suất huy động và lãi suất cho vay

2. Kinh tế phục hồi nên xuất hiện nhiều cơ hội kinh doanh từ đó làm cho nhu cầu vay vốn tăng

3. Sự liên kết với Ngân hàng nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hỏi kinh nghiệm quản lý và tiếp cận với công nghệ hiện đại

4. Chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ làm cho doanh nghiệp, người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn

5. Nhu cầu gửi tiền của người dân tăng do thu nhập tăng trong năm 2009

’ Nguy cơ:

1. Mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn để giành thị phần

2. Lạm phát cao ảnh hưởng không tốt đến công tác huy động vốn do tâm lý của người dân

3. Lãi suất huy động và lãi suất cho vay khá cao không thuận lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng

4. Sự biến động của giá vàng ảnh hưởng không tốt đến công tác huy động vốn

5. Tập quán sử dụng tiền mặt trong lưu thông của người dân còn rất phổ biến nên ảnh hưởng không tốt đến hoạt động thanh toán qua tài khoản của Ngân hàng.

Tổng điểm có trọng số là 2,83 cho thấy khả năng phản ứng của Ngân hàng trước những cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài ở mức trung bình nhưng chưa thật sự tốt. Qua ma trận trên cũng cho thấy Ngân hàng đã phản ứng khá tốt trước một số cơ hội như: Chính sách thả nổi lãi suất tạo điều kiện cho Ngân hàng và doanh nghiệp, người dân trong việc thỏa thuận lãi suất huy động và lãi suất cho vay, sự liên kết với Ngân hàng nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hỏi kinh nghiệm quản lý và tiếp cận với công nghệ hiện đại. Điều đó được thể hiện qua mức điểm có trọng số khá cao của các yếu tố trên

Bên cạnh đó, Ngân hàng đã phản ứng chưa tốt trước một số nguy cơ như: mức độ cạnh tranh gay gắt các ngân hàng trên địa bàn để giành thị phần, lãi suất huy động và lãi suất cho vay khá cao không thuận lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng,…vì đây là những nguy cơ từ môi trường vĩ mô nên Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc phản ứng một cách kịp thời.

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN 6.1. Kết luận:

Ngành Ngân hàng tại An Giang trong những năm gần đây phát triển rất mạnh mẽ. Hiện nay, theo thống kê có tới 48 chi nhánh của các ngân hàng được cấp phép thành lập và đi vào hoạt động. Thêm vào đó, những ngân hàng lớn của Việt Nam đều có mặt trên địa bàn. Điều đó cho thấy tiểm năng phát triển của ngành ngân hàng tại An Giang đang rất lớn.

Môi trường kinh doanh luôn biến động không ngừng. Vì vậy phân tích môi trường để sớm nhận ra các cơ hội và nguy cơ là việc rất cần thiết. Hiện nay, ngành ngân hàng tại An Giang đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như không ít nguy cơ. Những cơ hội và nguy cơ này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng trên địa bàn nói chung và Sacombank nói riêng.

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, Sacombank An Giang có nhiều cơ hội do môi trường bên ngoài.

’ Những cơ hội: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Chính sách thả nổi lãi suất tạo điều kiện cho Ngân hàng và doanh nghiệp, người dân trong việc thỏa thuận lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

2. Kinh tế phục hồi nên xuất hiện nhiều cơ hội kinh doanh từ đó làm cho nhu cầu vay vốn tăng.

3. Sự liên kết với Ngân hàng nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hỏi kinh nghiệm quản lý và tiếp cận với công nghệ hiện đại.

4. Chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ làm cho doanh nghiệp, người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn.

5. Nhu cầu gửi tiền của người dân tăng do thu nhập tăng trong năm 2009.

Trong đó, cơ hội quan trọng nhất là chính sách thả nổi lãi suất do Chính phủ ban hành. Vì qua đây, Ngân hàng, doanh nghiệp và người dân sẽ dễ dàng thỏa thuận một mức lãi suất phù hợp trong việc huy động cũng như trong công tác cho vay.

’ Những nguy cơ:

1. Mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn để giành thị phần. 2. Lạm phát cao ảnh hưởng không tốt đến công tác huy động vốn do tâm lý của

người dân.

3. Lãi suất huy động và lãi suất cho vay khá cao không thuận lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

4. Sự biến động của giá vàng ảnh hưởng không tốt đến công tác huy động vốn. 5. Tập quán sử dụng tiền mặt trong lưu thông của người dân còn rất phổ biến nên

Trong những nguy cơ trên, nguy cơ lớn nhất đối với Ngân hàng hiện nay là áp lực cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ. Vì có rất nhiều chi nhánh của các ngân hàng có mặt trên địa bàn nên việc cạnh tranh gay gắt để giành và giữ thị phần là điều không thể tránh khỏi.

6.2. Hạn chế của đề tài:

Đề tài được thực hiện trong thời gian ngắn nên chỉ có những yếu tố chính có liên quan đến môi trường kinh doanh của ngành Ngân hàng tại An Giang được phân tích. Thêm vào đó, do hạn chế về mặt thông tin nên một số yếu tố chưa được phân tích một cách sâu sắc để cho thấy hết những tác động của các yếu tố đó đối với ngành hiện nay.

Bên cạnh đó, đối tượng nghiên cứu của đề tài là những chuyên gia trong ngành ngân hàng tại An Giang. Đây là những đối tượng khó tiếp cận nên chỉ có các chuyên gia của Ngân hàng Sacombank An Giang và những giảng viên của Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh được khảo sát. Vì vậy, tính khách quan và độ tin cậy của đề tài vẫn chưa đạt thật sự cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Huỳnh Phú Thịnh, 2009, Giáo trình chiến lược kinh doanh, Trường Đại học An Giang. 2. Garry D Smith, Danny R Arnold, Bobby G Bizzell,1989, Chiến lược và sách lược kinh

doanh, Nhà xuất bản Thống kê.

3. Lê Văn Bé Mười. 2009. Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2009 và mục tiêu phương hướng

hoạt động năm 2010 của Sacombank Chi nhánh An Giang

4. Micheal E Porter. 1985. Chiến lược cạnh tranh. New York: Free Press

5. Nguyễn Thị Kim Thoa Em, 2009, Xây dựng và truyền thông thương hiệu cho Ngân hàng

Sacombank-Chi nhánh An Giang, luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học An Giang..

PHỤ LỤC 1

ĐỀ CƯƠNG PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG

™ Vấn đề nghiên cứu: Lập ra danh mục những cơ hội và nguy cơ của ngành Ngân hàng

hiện nay tại địa bàn An Giang.

™ Đối tượng nghiên cứu: Một số nhân viên Ngân hàng Sacombank An Giang.

Thân chào Anh/chị!

Tôi tên là Đoàn Huy Bình, sinh viên khoa Kinh tế-QTKD Trường Đại Học An Giang. Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài “Phân tích môi trường kinh doanh của Ngân hàng Sacombank tại An Giang”. Những hồi đáp chân thành của anh/ chị là nguồn thông tin rất hữu ích trong nghiên cứu này. Vì vậy rất mong Anh/Chị dành ít thời gian để trả lời các câu hỏi dưới đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông tin chung về ngành

1. Tình hình chung của môi trường ngành Ngân hàng hiện nay tại An Giang như thế nào?

2. Những cơ hội của ngành Ngân hàng hiện nay 3. Những nguy cơ của ngành Ngân hàng hiện nay

Môi trường tác nghiệp

1. Những đối thủ chính của Sacombank trên địa bàn An Giang. Những điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ?

2. Trong tương lai, những Ngân hàng nào có khả năng lập chi nhánh tại An Giang. 3. Những rào cản chính đối với việc xâm nhập ngành là gì?

4. Khách hàng mục tiêu của Ngân hàng gồm những đối tượng nào? 5. Ngân hàng có những biện pháp nào để thu hút và giữ chân khách hàng?

3 Những cơ hội và nguy cơ có thểđược tạo ra từ các yếu tố: Kinh tế, chính trị pháp luật, văn hóa-xã hội, dân số, công nghệ, tự nhiên, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, nhà cung cấp và sản phẩm thay thế

PHỤ LỤC 2

ĐỀ CƯƠNG PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh của ngân hàng sài gòn thương tín tại An Giang (Trang 58)