1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện

108 1,8K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Việc đổi mới phương pháp, đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm giúp trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm văn học, hướng tới mục tiêu sử dụng tác phẩm văn học giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ là

Trang 1

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả trong khoá luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác

Tác giả

Nguyễn Thị Hà Trang

Trang 2

L ời c i c ảm m ơn n n

Tác giả khoá luận xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên Th.s Trương Thị Thanh Thoài – người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả thực hiện và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này

Tác giả xin chân thành cảm ơn các Tiến sĩ, Thạc sĩ, các thầy cô giáo tham gia giảng dạy sinh viên sư phạm Mầm non, Thư viện trường Đại học Quảng Bình cùng các giáo viên của trường Mầm non Ba Đồn đã nhiệt tình ủng hộ

và tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài

Tác giả cũng xin cảm ơn gia đình, những người thân, bạn bè… đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá trình học tập

Đồng Hới, tháng 6 năm 2015

Nguyễn Thị Hà Trang

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan……….……… i

Lời cảm ơn……… ……… ii

Danh mục các từ viết tắt………….……….……….iii

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài……… 3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề……….5

3 Mục đích nghiên cứu……….8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài……….8

5 Giả thuyết khoa học……… 8

6 Nhiệm vụ nghiên cứu………8

7 Phương pháp nghiên cứu……… 9

8 Những đóng góp của đề tài nghiên cứu……… 10

9 Bố cục của khóa luận……… 10

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN TRẺ 3 – 4 TUỔI CẢM THỤ TỐT TÁC PHẨM THƠ, TRUYỆN 1.1 Cơ sở lý luận của việc hướng dẫn trẻ 3 - 4 cảm thụ tốt tác phẩm thơ, truyện 11

1.1.1 Đặc điểm thơ, truyện trong chương trình làm quen văn học với việc hướng dẫn trẻ cảm thụ tác phẩm văn học 11

1.1.2 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3 – 4 tuổi với việc hướng dẫn trẻ cảm thụ tốt tác phẩm thơ, truyện 19

1.2 Cơ sở thực tiễn của việc hướng dẫn trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tác phẩm thơ, truyện 29

1.2.1 Về chương trình LQTPVH dành cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi 29

1.2.2 Về phương pháp hướng dẫn trẻ 3 – 4 tuổi làm quen thơ, truyện ở trường Mầm non 33

1.2.3.Về kết quả cảm thụ tác phẩm thơ, truyện đạt được ở trẻ 36

Chương 2: BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3 – 4 TUỔI CẢM THỤ TỐT CÁC TÁC PHẨMTHƠ, TRUYỆN 2.1 Chuẩn bị tốt tầm đón nhận ở trẻ trước khi LQTPVH 37

2.2 Thu hút sự chú ý của trẻ trong quá trình tiếp cận văn bản tác phẩm 38

2.3 Đàm thoại, giảng giải, giải thích giúp trẻ hiểu tác phẩm 42

2.5 Luyện tập cho trẻ thể hiện tác phẩm thơ, truyện 44

2.5.1 Tập cho trẻ kể lại truyện 45

2.5.2 Tập cho trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm 46

Trang 5

2.5.3 Tổ chức trò chơi đóng kịch dựa theo cốt truyện 48

2.6 Tổ chức hoạt động bổ trợ trong quá trình LQTPVH 52

2.7 Đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động LQTPVH 53

2.7.1 Tổ chức hoạt động làm quen thơ, truyện 53

2.7.2 Tổ chức cho trẻ làm quen các tác phẩm thơ, truyện trong các giờ học khác 64

2.7.3 Tổ chức cho trẻ làm quen tác phẩm thơ, truyện trong giờ hoạt động góc 64

2.7.4 Cho trẻ làm quen tác phẩm thơ, truyện qua các hoạt động ngoài giờ 65

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục đích thực nghiệm 66

3.2 Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm 66

3.3 Phương pháp tiến hành thực nghiệm 67

3.4 Nội dung thực nghiệm 67

3.5 Quá trình tổ chức thực nghiệm 67

3.6 Kết quả thực nghiệm 68

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 74

2 Kiến nghị 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người Vì thế chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát huy nhân tố con người của Đảng và Nhà nước Chiến lược này được cụ thể hoá trong xây dựng chương trình giáo dục mầm non Trong đề án phát triển giáo dục Mầm non giai đoạn 2006 – 2015, quan điểm trọng tâm là đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục quốc dân Ở nhiều nước, không chỉ ở những nước nghèo mà ngay cả ở những nước giàu, để phát triển

sự nghiệp giáo dục, họ đã tìm nhiều giải pháp để đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, trong đó có xã hội hoá giáo dục Mầm non

Hiện nay Bộ giáo dục đào tạo và Vụ giáo dục Mầm non chủ trương cải tiến nội dung giáo dục dựa trên quan điểm kết hợp giữa các tri thức tự nhiên, xã hội và nghệ thuật nhằm giáo dục trẻ một cách toàn diện Trong đó cho trẻ làm quen tác phẩm văn học (LQTPVH) được xem là hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và phát triển thẩm mỹ cho trẻ Việc đổi mới phương pháp, đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm giúp trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm văn học, hướng tới mục tiêu sử dụng tác phẩm văn học giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ là việc làm cấp thiết đòi hỏi nhiều tâm huyết của các nhà quản lý, các nhà giáo dục và những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục Mầm non

1.2 Là một loại hình nghệ thuật, văn học giữ vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ nhất là lứa tuổi mẫu giáo Cho trẻ LQTPVH là một trong những hoạt động chủ yếu ở trường Mầm non, thông qua hoạt động truyền khẩu, vui chơi giáo viên giúp trẻ bước đầu cảm thụ nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học Đặc biệt là với lứa tuổi Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thì hoạt động LQTPVH đem đến cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh, mở ra cho trẻ thế giới tình cảm của con người, kích thích sự chú ý đến con người, nuôi dưỡng và phát

Trang 7

triển trí tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật và làm cho vốn ngôn ngữ của trẻ có cấu trúc ngữ pháp đúng

1.3 Để đạt được những mục đích mà các tác phẩm thơ, truyện mang lại cho trẻ thì điều quan trọng nhất là trẻ phải cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức – Ngôn ngữ – Tình cảm xã hội Trẻ Mầm non chưa biết chữ, năng lực và vốn sống, vốn kinh nghiệm chưa đủ để có thể tự mình tiếp cận tác phẩm, chưa có khả năng cảm thụ một cách toàn diện, sâu sắc vẻ đẹp của các sáng tác nghệ thuật ngôn từ Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên mầm non trong việc hướng dẫn trẻ tiếp cận và cảm thụ các tác phẩm thơ, truyện là việc làm rất quan trọng và cần thiết Đòi hỏi người giáo viên phải có suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học Đối với trẻ mẫu giáo

3 – 4 tuổi thì quá trình làm quen với các tác phẩm thơ, truyện phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ được khả năng cảm thụ thơ, truyện của mình

Thực tiễn giáo dục Mầm non hiện nay trẻ Mầm non đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo 3 – 4 tuổi khả năng cảm thụ và bộc lộ cảm xúc khi tiếp cận với các tác phẩm thơ, truyện còn nhiều hạn chế Trẻ chưa diễn đạt được bằng những ngôn ngữ cũng như chưa tự tin trong giao tiếp Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên khả năng phân tích, cảm nhận các tác phẩm thơ, truyện còn yếu, giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ minh họa chưa bộc lộ cảm xúc cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt, sáng tạo, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng, sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao

Việc giúp trẻ mầm non cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện đã được tiến hành nghiên cứu nhiều qua các chuyên đề cho trẻ LQTPVH Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài

nghiên cứu: “Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ,

truyện” nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của các tác phẩm thơ, truyện trong việc giáo dục trẻ

Trang 8

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Ở nước ngoài

Vài thập kỷ trở lại đây, vấn đề cho trẻ mẫu giáo LQTPVH nói chung, các tác phẩm thơ, truyện nói riêng được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước nghiên cứu Người ta đã nghiên cứu cảm thụ thẩm mỹ thông qua sự cảm thụ tác phẩm văn học Nghiên cứu đặc điểm cảm thụ văn học ở trẻ mẫu giáo Nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ mẫu giáo dựa trên sự cảm thụ các tác phẩm văn học Nghiên cứu các phương pháp cho trẻ LQTPVH theo các mục đích khác nhau…

Trong công trình nghiên cứu của mình nhà tâm lý học nổi tiếng người Nga L.X Vưgốtxki nói rằng nghệ thuật là hành vi sáng tạo Theo ông không thể dạy được sự sáng tạo nghệ thuật nhưng điều đó không có nghĩa là người giáo viên không thể tác động lên sự sáng tạo ra biểu hiện của nó [42]

Nhà nghiên cứu nghệ thuật B.M Treplop khẳng định “Nghệ thuật bao trùm sâu rộng lên các phương diện khác nhau của tâm lý con người cả tưởng tượng, tình cảm, trí tuệ và nghị lực” ý nghĩa to lớn của nghệ thuật thể hiện trong sự phát triển ý thức và tự ý thức, trong giáo dục tình cảm đạo đức và hình thành thế giới quan của con người Vì vậy nghệ thuật là một trong những phương diện phát triển nhân cách toàn diện

Với trẻ lứa tuổi tiền học đường thì sự cảm thụ và hiểu biết các tác phẩm văn học không phải là một hình thức có sẵn, nó được hình thành ở trẻ mẫu giáo trong mối liên hệ thường xuyên với tác phẩm văn học Sự cảm thụ này được tạo nên nhờ

sự giáo dục và dạy dỗ phải dựa trên việc tổ chức một quá trình sư phạm tỉ mỉ, dựa trên phương pháp chung của sự kết hợp giữa giáo dục thẩm mỹ và việc dạy các tác phẩm nghệ thuật, phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc làm của giáo viên và trẻ

em, khơi gợi xúc cảm, thúc đẩy sự phát triển nhận thức và cảm xúc của trẻ em Chính nhờ quá trình giáo dục trẻ mẫu giáo có thể hiểu được (ở một mức độ nào đó) nội dung và ý nghĩa của tác phẩm văn học, phân biệt được biểu tượng nghệ thuật và hiện thực, có khả năng xây dựng cốt truyện, cấu trúc và mối quan hệ giữa các nhân vật

Muốn giúp trẻ cảm thụ văn học được tốt, các nhà sư phạm người Nga M.K

Bôgôliupxkaia và V.V Sepstenko trong công trình nghiên cứu Đọc và kể chuyện

Trang 9

văn học ở vườn trẻ [2] đã nhấn mạnh tới những yêu cầu của người giáo viên trong việc đọc và kể chuyện văn học cho trẻ ở trường mẫu giáo, những yêu cầu đó bao gồm cả nắm vững tri thức về cốt truyện, về thanh điệu, về âm hưởng cơ bản của các tác phẩm văn học, những thủ thuật đọc kể… Để truyền thụ và diễn đạt các tác phẩm một cách ấn tượng nhất, sâu sắc nhất đối với trẻ, giúp trẻ cảm thụ tác phẩm, ghi nhớ

và sống tiếp với những gì mà văn học đã đề ra

Muốn trẻ hứng thú với đọc và khả năng nghe tốt còn phụ thuộc rất nhiều vào

trình độ và năng lực sư phạm của giáo viên mầm non Trong công trình Văn hoá

văn học ở trường mẫu giáo các tác giả người Ba Lan Stanis Lawa Fryciegô, Iabeli Kariowskiej Lewanskie đã nhấn mạnh giáo viên phải là người có kiến thức, có tài

về tổ chức là người nắm vững giá trị văn bản tác phẩm, nắm vững hình thức nghệ thuật của nó Đồng thời giáo viên phải biết cách truyền đạt sinh động những giá trị

ấy để kích thích sự tiếp nhận đúng hướng và đầy hứng thú đối với tác phẩm Các tác giả nêu lên sự cần thiết phải nói chuyện về tác phẩm, động viên các cháu có nhận định của mình vềcác nhân vật của tác phẩm, hướng dẫn trẻ tự bộc lộ sáng tạo và hoà nhập vào các hoạt động nghệ thuật

2.2 Ở trong nước

Ở Việt Nam nước ta trong 2 thập kỉ trở lại đây các phương pháp cho trẻ

LQTPVH cũng đã được đề cập tới song chưa nhiều Công trình nghiên cứu Hình

thành sự cảm thụ nghệ thuật các tác phẩm văn học ở trẻ mẫu giáo lớn của PTS Lê Thị Ánh Tuyết [31] là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục mẫu giáo về cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học nghệ thuật Trong nghiên cứu này tác giả nêu lên những đặc điểm thực tế của các tác phẩm văn học ở trẻ mẫu giáo lớn trong trường mầm non Việt Nam Làm sáng tỏ mức độ cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ mẫu giáo lớn

Tác giả Nguyễn Thu Thuỷ trong cuốn sách Giáo dục trẻ mẫu giáo qua thơ,

truyện [29] đã đưa ra một số phương pháp cho trẻ LQTPVH, nhưng chỉ dừng lại ở phương pháp đọc, kể của giáo viên là chủ yếu mà chưa đề cập đến việc làm thế nào

để giúp trẻ mẫu giáo cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện

Khi đề cập đến mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, các tác giả Phạm Thị Việt, Lê Thị Ánh Tuyết, Cao

Trang 10

Đức Tiến trong công trình nghiên cứu Văn học và phương pháp cho trẻ tiếp xúc với

tác phẩm văn học [30] các tác giả đã chú ý tới sự gần gũi phù hợp, tự nhiên bắt nguồn từ tâm sinh lý trẻ với các thể loại văn học dân gian từ đó đề xuất các phương pháp giúp trẻ tiếp xúc với các phẩm văn học

Phó tiến sĩ Hà Nguyễn Kim Giang trong các nghiên cứu của mình đã khẳng định ngôn ngữ nghệ thuật ảnh hưởng lớn đến sự phát triển, tâm hồn của trẻ đặc biệt

là sự nhạy cảm thẩm mĩ, sáng tạo ngôn ngữ Cũng như công trình Văn học và

phương pháp cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học của nhóm tác giả: Lê Thị Ánh Tuyết, Cao Đức Tiến, Phạm Thị Việt, tác giả Hà Nguyễn Kim Giang đã nhấn mạnh các phương pháp cơ bản cho trẻ mẫu giáo tiếp xúc với tác phẩm văn học như đọc và

kể các tác phẩm có nghệ thuật, trao đổi gợi mở, sử dụng các phương tiện đồ dùng trực quan và đưa trẻ vào văn học nghệ thuật [13]

Mấy năm gần đây cũng đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm của các giáo viên

mầm non cũng đề cập đến lĩnh vực này như Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn

làm quen văn học (Sáng kiến kinh nghiệm, 2010, Nguyễn Thị Phương), Những biện

pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học (Sáng kiến kinh nghiệm, 2010, Nguyễn Thị Hồng Hạnh) có cập nhật đến vị trí văn học trong giáo dục, và cũng đã đưa ra được một số biện pháp giúp trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm văn học nhưng chưa chuyên sâu Chúng tôi chưa thấy công trình nào nghiên cứu và đưa

ra biện pháp giúp trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện dành riêng cho lứa tuổi mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc thành quả của các tác giả đi trước chúng tôi đã bước đầu hệ thống hoá và đưa ra một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn mang tính khả thi

3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài đưa ra một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện nhằm góp phần giúp các giáo viên tổ chức tốt hoạt động cho trẻ LQTPVH ở trường mầm non

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số biện pháp giúp trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện giành cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi

Trang 11

5 Giả thuyết khoa học

Nếu những biện pháp đề tài đưa ra phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phù hợp với nội dung, hình thức tác phẩm và được ứng dụng một cách khoa học các phương tiện dạy học hiện đại thì sẽ phát huy hiệu quả cao trong việc giúp trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hướng dẫn trẻ 3 - 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện Cụ thể đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu các lĩnh vực học có liên quan thuộc ngôn ngữ học, giáo dục học, tâm lý học sư phạm, phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nhằm tạo cơ sở lý luận cho đề tài Nghiên cứu thực tiễn về mục tiêu giáo dục và chương trình làm quen văn học dành cho trẻ 3 – 4 tuổi và phương pháp hướng dẫn trẻ 3 – 4 tuổi làm quen thơ, truyện Trên cơ sở đó phân tích và rút ra được kết luận sư phạm nhằm định hướng cho việc giúp trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện

- Đưa ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm, phân tích kết quả thực nghiệm nhằm đánh giá khả năng đưa ra các biện pháp vào thực tế dạy học ở trường Mầm non

7 Phương pháp nghiên cứu

Nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài, chúng tôi đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, đọc sách, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, hệ thống những nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trang 12

7.2.2 Phương pháp đàm thoại

- Trao đổi, trò chuyện với giáo viên về việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm thơ, truyện mà họ đã tiến hành trước và sau khi chúng tôi nghiên cứu, các biện pháp khác nhau mà họ đã sử dụng trong hoạt động này

- Trò chuyện với trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi qua các hoạt động trong ngày cũng như trong hoạt động LQTPVH để tìm hiểu về mức độ nhận thức và khả năng cảm thụ các tác phẩm thơ, truyện của trẻ

7.2.3 Phương pháp điều tra bằng anket

- Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về việc giúp trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện

- Dự giờ, trao đổi với các giáo viên nhằm thu thập những kinh nghiệm quý báu của các nhà chuyên môn về các biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện và đề ra kết luận chính xác, khoa học, rút ra bài học cho bản thân

7.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Mục đích thực nghiệm:

Thực nghiệm các biện pháp đã lựa chọn nhằm đánh giá hiệu quả thực tiễn của các biện pháp đó đối với khả năng cảm thụ các tác phẩm thơ, truyện của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi trong hoạt động LQTPVH

- Đối tượng thực nghiệm: Trẻ 3 – 4 tuổi trường Mầm non Ba Đồn

7.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học

Trên cơ sở quan sát và điều tra bằng phiếu để thống kê lại mức độ nhận thức của giáo viên và mức độ cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện của trẻ mẫu giáo bé 3-

4 tuổi

8 Những đóng góp của đề tài nghiên cứu

- Đề tài góp phần hệ thống các vấn đề lý luận về các biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt tác phẩm thơ, truyện

- Đề tài đã xây dựng được một số giáo án thơ, truyện cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi mang tính thực tiễn, giúp trẻ cảm thụ tác phẩm thơ, truyện một cách tốt nhất

- Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho giáo viên, phụ huynh trong việc hướng dẫn trẻ làm quen với các tác phẩm thơ, truyện

Trang 13

9 Bố cục của khoá luận

Khoá luận gồm những phần sau:

Phần mở đầu: Lí do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu vấn đề, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, giả thuyết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp của đề tài, bố cục khoá luận Phần nội dung gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hướng dẫn trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi cảm thụ tác phẩm thơ, truyện

Chương 2: Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Phần kết luận và kiến nghị: Những kết quả đạt được của khoá luận

- Tài liệu tham khảo: Thống kê 42 tài liệu đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài

- Phần phụ lục: Giới thiệu phiếu tham khảo ý kiến giáo viên về thực trạng hoạt động cho trẻ 3 – 4 tuổi LQTPVH ở trường Mầm non, Phiếu đánh giá kết quả hoạt động, 5 giáo án mẫu và kịch bản truyện

Trang 14

- Về thể loại: Bao gồm văn học dân gian và văn học hiện đại

+ Thơ ca dân gian: Ở độ tuổi 4 – 6 tuổi trẻ được làm quen với thơ lục bát, ca dao, đồng dao… Nhưng ở lứa tuổi 3 – 4 tuổi với thể loại thơ ca dân gian thì trẻ chỉ được làm quen với ca dao, đồng dao

+ Thơ hiện đại giành cho trẻ 3 – 4 tuổi: có thơ người lớn viết cho trẻ nhỏ, tiêu biểu như thơ Phạm Hổ, Võ Quảng, Nhược Thuỷ, Phương Hoa, Tú mỡ, Xuân Tửu…

và thơ của chính các em thiếu nhi, tiêu biểu như: Trần Đăng Khoa, Cẩm Thơ, Nguyễn Hồng Liên, Chu Hồng Quý, Phan Thị Vàng Anh…

+ Truyện dân gian: Trẻ 4 – 6 tuổi được làm quen với nhiều thể loại truyện dân gian như: truyện thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyền thuyết Còn ở trẻ 3 – 4 tuổi chỉ làm quen với một số thể loại như: truyện thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn

+ Truyện hiện đại giành cho trẻ 3 – 4 tuổi: có một số tác giả như Phong Thu, Viết linh, Thu Hồng…

+ Truyện nước ngoài giành cho trẻ 3 – 4 tuổi có một số câu truyện như : “Nhổ

củ cải ”, phỏng theo truyện dân gian Nga; “Cún con ngặc nhiên vì điều gì”, phỏng

Trang 15

theo truyện cùng tên của V Goliavkin – Liên Xô; “Bông hoa cúc trắng”, phỏng theo truyện cổ Nhật Bản; “Chiếc đầu máy xe lửa tốt bụng”, phỏng dịch theo truyện

nước ngoài

- Về nội dung: Các tác phẩm thơ, truyện được tuyển chọn cho trẻ 3 – 4 tuổi làm quen xoay quanh phản ánh các chủ đề về đời sống tự nhiên và xã hội gần gũi với trẻ Còn ở lớp 4 – 5 tuổi thì ngoài những chủ đề trên trẻ còn được làm quen thêm các chủ đề như: lịch sử, Bác Hồ Lớp 5 – 6 tuổi có thêm chủ đề: quan hệ giàu nghèo…

Ngoài những đặc điểm chung của nghệ thuật văn chương Văn học dành cho trẻ 3 – 4 tuổi còn mang những đặc điểm sau:

- Sự hồn nhiên, ngây thơ

Hồn nhiên, ngây thơ vốn là bản tính của trẻ Mầm non và đặc biệt là trẻ 3 – 4 tuổi vì thế các tác phẩm thơ, truyện có trong chương trình LQTPVH dành cho trẻ ở

độ tuổi này cũng có những nét riêng về sự hồn nhiên, ngây thơ

Ví dụ:

Hôm nay trời nắng chang chang Mèo con đi học chẳng mang thứ gì Chỉ mang một cái bút chì

Và mang một mẫu bánh mì con con

(Phan Thị Vàng Anh,Mèo con đi học)

Bé cài nơ hồng

Rung rinh nhịp bước Bướm trắng lượn hồng Theo nơ đến lớp

(Xuân Hoài, Đến lớp)

- Sự ngắn gọn, rõ ràng

Thơ, truyện dành cho trẻ Mầm non cần phải ngắn gọn, rõ ràng Đối với trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, tuy tư duy của trẻ đã đạt tới ranh giới của tư duy trực quan –

Trang 16

hình tượng, nhưng các hình tượng và biểu tượng trong đầu trẻ vẫn còn gắn liền với hành động nên những tác phẩm thơ, truyện dành cho lứa tuổi này phải có sự ngắn gọn, rõ ràng hơn so với độ tuổi 4 – 5 tuổi và 5 – 6 tuổi Sự ngắn gọn không chỉ thể hiện ở dung lượng tác phẩm mà còn thể hiện trong cả câu văn, câu thơ Văn xuôi thường thể hiện bằng câu đơn, ngắn, ít khi dùng câu phức tạp phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Nhan đề của tác phẩm bao giờ cũng cụ thể, thường đúc kết ngay ý nghĩa giáo dục, có khi là tên nhân vật chính, hoặc một câu hỏi mang tính định

hướng, ví dụ: Dán hoa tặng mẹ, Bé và mèo, Ai đáng khen nhiều hơn, chú vịt xám…

Truyện thường có kết cấu đối lập, tương phản, giúp cho trẻ dễ nắm bắt cốt truyện, dễ hiểu nội dung, ý nghĩa của câu truyện và trẻ có thể chập chững kể lại

truyện Ví dụ : Ai đáng khen nhiều hơn, Xe Lu và Xe Ca, Bác Gấu Đen và hai chú

thỏ…

Dạng phổ biến thơ được lựa chọn đưa vào chương trình LQTPVH cho trẻ 3 –

4 tuổi là thể thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, rất gần với đồng dao, một thể loại văn học dân gian rất gần với trẻ thơ, câu thơ ngắn, vui nhộn; các em vừa đọc vừa chơi, dễ thuộc,

Và nghểnh cổ Lên trời cao Hỏi: “Vì sao?”

Cây trả lời:

Ra ngoài trời, Cho dễ thở…

(Xuân Tửu, Cây dây leo)

Trang 17

Hoặc:

Hay nói ầm ĩ

Là con vịt bầu Hay hỏi đâu đâu

Là con chó vện

Hay chăng dây điện

Là con nhện con

Ăn no quay tròn

Là cối xay lúa…

(Trần Đăng Khoa, Kể cho bé nghe)

Sự rõ ràng của văn học dành cho trẻ em lứa tuổi này còn được thể hiện ở ý nghĩa của từ vựng Từ ngữ thường mang nghĩa đen, với lối miêu tả cụ thể, dễ hiểu

Ví dụ:

Có cô rong xanh Đẹp như tơ nhuộm Giữa hồ nước trong Nhẹ nhàng uốn lượn

Một đàn cá nhỏ Đuôi đỏ lụa hồng Quanh cô rong đẹp Múa làm văn công

(Phạm Hổ, Rong và cá)

Hay như đoạn văn sau đây:

Thế rồi, ngày qua ngày, chiếc mầm cây lớn dần thành cây Cây trổ lá xanh non mơn mởn và kết những nụ hoa màu hồng chúm chím Chẳng bao lâu, nụ hoa xoè cánh thành những bông hoa rực rỡ, toả hương thơm ngát Các bạn ong rủ nhau bay đến để hút mật hoa Các bạn bướm cũng bay đến, lượn quanh khóm hoa và reo lên:

Trang 18

- Hoa đẹp quá, thơm quá! Cảm ơn bạn ấm sành nhé!

( Kim Tuyến, Chiếc ấm sành nở hoa)

Với cách miêu tả trực tiếp như vậy, trẻ có thể dễ dàng hình dung ra và hiểu rõ các sự vật, hiện tượng được thể hiện trong tác phẩm

- Giàu hình ảnh, vần điệu và nhạc điệu

Những hình ảnh đẹp, rực rỡ cùng với vần điệu và nhạc điệu vui tươi, những tác phẩm có trong chương trình LQTPVH của trẻ 3 – 4 tuổi mang sắc thái sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn sự chú ý của các em Có thể nói, vần là yếu tố không thể thiếu trong thơ dành cho trẻ em Thơ không chỉ có vần mà còn phải có cách gieo vần thật phù hợp với sự tiếp nhận của các em

Ví dụ:

Bắp cải xanh Xanh mát mắt

Lá cải sắp Sắp vòng tròn Búp cải non Nằm ngủ giữa

(Phạm Hổ, Bắp cải xanh)

Chữ cuối của câu thứ nhất (xanh) được lặp lại trong chữ đầu của câu thứ hai; chữ cuối của câu thứ ba (sắp) lại được lặp lại ở chữ đầu của câu thứ tư gợi lên hình dáng của cây bắp cải với những lá xanh xen kẽ, cuộn vòng tròn…

- Ngôn ngữ chọn lọc, trong sáng và dễ hiểu

Những bài thơ, câu truyện dành cho trẻ phải là những bài sử dụng từ ngữ rất

chọn lọc, giản dị, trong sáng, dễ hiểu Đặc biệt ở lứa tuổi Mẫu giáo bé thì phải sử

dụng nhiều từ tượng hình, từ tượng thanh, nhiều động từ, nhiều tính từ miêu tả, tính

từ chỉ màu sắc… tạo nên sắc thái vui tươi, vừa khêu gợi, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ, vừa tác động mạnh đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của trẻ

Trang 19

Ví dụ:

Hoa sen đã nở Rực rỡ đầy hồ Thoang thoảng gió đưa Mùi hương thơm ngát

Lá sen xanh mát Đọng hạt sương đêm Gió rung êm đềm Sương long lanh chạy

- Yếu tố truyện trong thơ và yếu tố thơ trong truyện

Cũng giống như lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, lớn Đây cũng là một đặc điểm khá nổi

bật về thơ, truyện trong chương trình LQTPVH dành cho trẻ 3 – 4 tuổi Khác với thơ dành cho người lớn, hầu hết là thơ tâm trạng, bao gồm hệ thống những cảm xúc nổi niềm suy tưởng… thơ dành cho các em còn có thể “kể” lại được Nhưng ở lứa tuổi 3 – 4 tuổi vốn ngôn ngữ sống còn hạn chế, khả năng nhận biết các từ trong câu chưa hoàn chỉnh nên chương trình đã chọn những bài thơ và câu truyện có kết cấu đơn giản hơn, có thể theo trục thời gian, hai tuyến nhân vật đối lập và rõ rệt, với những đoạn lặp đi lặp lại giúp trẻ ghi nhớ các tình tiết, dễ theo dõi sự phát triển của

nội dung tác phẩm Ngoài những truyện thơ như: Mèo Hoa đi học, Bác Gấu Đen và

hai chú thỏ…, những bài thơ ngắn cũng đều kể lại một sự việc, một hiện tượng:

Dán hoa tặng mẹ, Gấu qua cầu, Ong và Bướm, Gà trống…

Xin dẫn một bài cụ thể:

Con bướm trắng Lượn vườn hồng Gặp con ong Đang bay vội Bướm liền gọi

Rủ đi chơi Ong trả lời

Trang 20

-Tôi còn bận,

Mẹ tôi dặn:

“Việc chưa xong,

Đi chơi rong,

Mẹ không thích”

Bài thơ là một câu chuyện nhỏ Câu chuyện kể rằng: Vào một ngày đẹp trời, Bướm trắng đi dạo và gặp một con Ong đang bay ngang qua, Bướm trắng rủ Ong đi chơi nhưng chú Ong từ chối vì nghe lời mẹ dặn là phải làm cho xong việc mới được

đi chơi

Nếu yếu tố truyện trong thơ giúp các em có thể nhanh chóng nắm bắt được tác phẩm để từ đó liên hệ, phát hiện và cảm nhận được những vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống thì yếu tố thơ trong truyện lại như một chất xúc tác làm cho câu truyện có sức lôi cuốn, hấp dẫn mạnh mẽ Mỗi câu truyện dành cho các em là những bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc Chất thơ của truyện sẽ làm cho bài học ấy không bị khô

khan, cứng nhắc Những truyện như Giọng hót chim Sơn Ca, Hoa Mào Gà, Chú Đỗ

con… chẳng khác gì những bài thơ bằng văn xuôi, những bài thơ ca ngợi cuộc sống,

ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và ca ngợi những tình cảm cao đẹp của con người Cùng với chất thơ bay bổng, ý nghĩa của câu truyện có thể còn theo các em mãi trong suốt cuộc đời

- Ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng mà sâu lắng

Một trong những chức năng cơ bản của văn học là chức năng giáo dục Là loại hình ngôn từ, văn học có khả năng tác động mạnh mẽ tới tâm hồn và nhân thức con người Nhất là lứa tuổi mầm non, và đặc biệt là trẻ 3 – 4 tuổi những tác phẩm thơ, truyện càng có sự tác động nhanh nhạy Tuy nhiên lứa tuổi này có thể “đọc” tác phẩm văn học một cách dán tiếp, tư duy lại chưa phát triển, trẻ chỉ mới bắt đầu tiếp xúc với thế giới xung quanh, với những mối quan hệ gần gũi (gia đình, bạn bè, thầy cô) và vốn sống, vốn hiểu biết, kinh nghiệm còn hạn chế nên hầu như chưa có khả năng suy luận, phán đoán Chính vì thế, mỗi tác phẩm văn học phải đem đến cho trẻ một ý nghĩa giáo dục cụ thể, rõ ràng

Trang 21

1.1.1.2 Kết luận sư phạm

Gần đây, trong khi xây dựng chương trình đổi mới, hoạt động LQTPVH được xác định theo hướng thích hợp chủ đề, chủ điểm Các nhà giáo dục cũng đã lựa chọn và đưa các tác phẩm thơ, truyện phù hợp vào chương trình LQTPVH với hình thức và nội dung giáo dục trẻ phù hợp từng độ tuổi Và có hướng mở cho cô giáo tự lựa chọn những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị đáp ứng nhiệm vụ giáo dục Qua những đặc điểm thơ, truyện dành cho trẻ 3 – 4 tuổi đã nêu trên thì sự lựa chọn đúng đắn những tác phẩm thơ, truyện có giá trị và việc sử dụng chúng nhằm mục đích giáo dục là vấn đề đặt ra đối với các giáo viên ở trường Mầm non Thường những tác phẩm được lựa chọn cần có nội dung gần gũi với trẻ: gia đình, bạn bè, nhà trường, quê hương

Khi sử dụng những tài liệu văn học nghệ thuật để dùng trên lớp, giáo viên không thể làm máy móc hoặc tuỳ tiện mà cần suy nghĩ cẩn thận và có kế hoạch tiến hành cụ thể Khi lựa chọn và sử dụng tác phẩm cần thống nhất chủ đề và hình tượng, tránh hiện tượng chồng chéo các chủ đề và hình tượng gây ra những biểu tượng không rõ ràng ở các em về những bài thơ, câu truyện được nghe Ví dụ về chủ đề quê hương, đất nước cô giáo có thể giành một tuần cho việc đọc và kể tác phẩm thể hiện vẻ đẹp của quê hương nông thôn đồng bằng Bắc bộ, tuần sau có thể cho các em cảm nhận vẻ đẹp của tổ quốc với những núi cao, biển rộng, sông dài… Những tác phẩm dài không nên đọc tất cả trong một buổi học mà nên chia thành những đoạn đủ ý để đọc

Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ em, người ta đã lựa chọn và đưa vào những tác phẩm phù hợp với từng độ tuổi Song song với việc đọc, kể những tác phẩm mới, chúng ta phải cho các em ôn lại những tác phẩm cũ Trẻ em thích được ôn lại bài cũ, đặc biệt là trẻ 3 – 4 tuổi vì mỗi lần ôn lại, các em lại tìm thấy một điều mới lạ trong bài văn đã quen, hoặc cũng cố hiểu sâu một bài đã được nghe Kinh nghiệm nhiều người cho thấy, lần đầu tiên đọc một cuốn sách hay chúng ta có cảm tưởng như tìm được một người bạn mới Đọc lại một cuốn sách đã xem như là gặp lại một người bạn cũ Sự luân chuyển hợp lí giữa tài liệu mới và cũ làm cho giờ học thêm hứng thú Ở độ tuổi Mẫu giáo bé việc củng cố chiếm nhiều thời gian hơn

Trang 22

lớp nhỡ, lớn, có nghĩa là chúng ta cần trở lại với tác phẩm nhiều lần với mọi hình thức

Để những tác phẩm thơ, truyện tác động sâu sắc mà gây ấn tượng mạnh mẽ đến trẻ, làm cho trẻ hứng thú, việc chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi lên lớp là rất cần thiết Phân tích kĩ một tác phẩm là xác định nội dung tư tưởng của tác phẩm, xác định những nhiệm vụ của giáo dục, tính cách nhân vật, xác định các hình thức đọc,

kể diễn cảm của tác phẩm nghệ thuật, là tìm tòi các phương pháp dạy học Tất cả những điều đó đều phải là trung tâm chú ý của mỗi cô giáo Việc chuẩn bị kĩ sẽ giúp

cô giáo tránh được những phút căng thẳng không cần thiết trên lớp, góp phần thiết lập mối quan hệ giao cảm chặt chẽ với các em Những việc làm đó sẽ tạo cho cô giáo trạng thái tâm lí tự tin, mà nó chắc chắn sẽ được thể hiện trong cách đọc, kể diễn cảm của một tác phẩm, làm cho nó chân thực, có sức thuyết phục đối với các

em Đọc, kể diễn cảm kết hợp với những bức tranh minh hoạ, những phương tiện dạy học khác cùng với yếu tố trò chơi… sẽ là cơ hội để các em thâm nhập sâu vào thế giới tác phẩm thơ, truyện

Một điều không kém quan trọng để giúp trẻ cảm thụ các tác phẩm thơ, truyện

là tạo dựng không gian, thời gian thơ, truyện phù hợp Đối với trẻ Mẫu giáo bé thì đây là một yếu tố quan trọng Cụ thể, trong lớp học ở những mảng tường cô giáo sưu tầm tranh ảnh minh hoạ nội dung bài thơ, câu truyện theo chủ đề của tuần, tháng để trang trí Mỗi lớp học nên bố trí một góc có đủ ánh sáng, có giá để các loại truyện tranh, các tranh lớn minh hoạ nội dung các câu truyện, bài thơ có trong chương trình LQTPVH… Ở những thời gian ngoài giờ học cô giáo gợi ý cho trẻ lấy truyện tranh ra kể lại cho nhau nghe Góc văn chương thực sự sẽ thu hút trẻ, giúp trẻ tiếp xúc văn học một cách tự giác, mọi lúc, mọi nơi nếu cô giáo thường xuyên thay đổi các loại truyện mới, tranh mới

1.1.2 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3 – 4 tuổi với việc hướng dẫn trẻ cảm thụ tốt tác phẩm thơ, truyện

1.1.2.1 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3 – 4 tuổi liên quan đến cảm thụ tác phẩm thơ, truyện

Ở lứa tuổi này đặc điểm tâm sinh lý ảnh hưởng rất lớn đến cảm thụ tác phẩm thơ, truyện

Trang 23

Khả năng chú ý: Ở trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi chú ý chủ định chưa phát triển Theo số liệu nghiên cứu trẻ ở lứa tuổi này chú ý được 27 phút so với trẻ 1 tuổi là 14,5 phút Nhưng trẻ thường chú ý những gì trẻ thích, trẻ được nhìn thấy hơn là nghe thấy Trong cùng một lúc trẻ không chú ý được nhiều đối tượng

Vì vậy, để tổ chức cho trẻ LQTPVH phải căn cứ vào đặc điểm này Trước hết

cô phải có phương pháp, thủ thuật thế nào để lôi cuốn sự chú ý của trẻ Đặc biệt ở lứa tuổi này phải có đồ dùng trực quan sinh động Vừa nghe cô giáo kể, đọc tác phẩm, vừa được tiếp xúc với biểu tượng trực quan giúp trẻ chú ý hơn vào bài thơ, câu truyện, trẻ sẽ tiếp nhận thế giới hiện thực trong tác phẩm bằng cả tai và mắt Thế giới đó sẽ hiện lên trong mắt trẻ sinh động hơn và cũng cụ thể, đầy đủ, chi tiết hơn Bên cạnh đó một tác phẩm cần được cô giáo dạy nhiều lần, thời gian dạy không kéo dài để giúp trẻ ghi nhớ tác phẩm tốt Kết hợp với ngôn ngữ đọc, kể chậm rãi, gợi cảm, phong cách sinh động thu hút sự chú ý của trẻ

Khả năng tri giác: Trẻ từ 3 – 4 tuổi, tri giác trẻ đã phát triển Tri giác của trẻ không mang tính kế hoạch, không hệ thống, hạn chế về mặt thời gian, ngôn ngữ Trẻ thường có ấn tượng mạnh trước những sự vật mới lạ, có màu sắc, có sự chuyển động hấp dẫn Trong quan sát trẻ rất tò mò, ham hiểu biết, hay đặt câu hỏi…

Giáo viên khi dạy cần phải tổ chức, hướng dẫn sự chú ý của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tri giác bằng các giác quan Ngôn ngữ nói của giáo viên cần chậm hơn mức bình thường, rõ ràng, có hình ảnh ngắn gọn

Trí tưởng tượng của trẻ: Tưởng tượng là quá trình nhận thức, phản ánh những cái chưa có trong kinh nghiệm bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những hình ảnh đã có Trí tưởng tượng của trẻ em không phong phú như người lớn

vì ít kinh nghiệm sống Khác với người lớn, trí tưởng tượng của trẻ gắn liền với niềm tin ngây thơ và cảm xúc mãnh liệt

Ở tuổi nhà trẻ, trí tưởng tượng của các em còn nghèo nàn, chủ yếu tái tạo và không chủ định Nhưng bước sang mẫu giáo 3 – 4 tuổi, nội dung tưởng tượng phát triển về số lượng, chất lượng Hình ảnh tưởng tượng không dừng lại ở tái tạo mà còn có tính chất sáng tạo Chúng dùng tưởng tượng để khám phá thế giới và tự thoả mãn nhu cầu nhận thức của mình Trí tưởng tượng là một phần quan trọng của các quá trình tâm lí, nó góp phần tích cực vào hoạt động tư duy và nhận thức của trẻ Tưởng tượng của trẻ gắn chặt vào cảm xúc Đó là quan hệ hai chiều Tưởng tượng

Trang 24

phụ thuộc vào sự phát triển của cảm xúc, cảm xúc càng sâu sắc thì tưởng tượng càng phát triển để phù hợp với cảm xúc đó, và ngược lại, tưởng tượng cũng giữ vai trò quan trọng trong việc làm giàu thêm những kinh nghiệm cảm xúc của trẻ Việc hình thành và phát triển tưởng tượng của trẻ gắn chặt với việc hình thành và phát triển ngôn ngữ Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ có thể hình dung ra được những gì mà chúng không nhìn thấy (tưởng tượng) Tưởng tượng giúp cho trẻ có thể xâu chuỗi các sự vật, hiện tượng riêng lẻ vào một thể thống nhất Tưởng tượng của trẻ được phát triển trong các hoạt động giáo dục

Nên việc nuôi dưỡng trí tưởng tượng cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non Nét nổi bật trong tâm lý trẻ em lứa tuổi này là sự phong phú về trí tưởng tượng Tưởng tượng làm tròn trặn suy nghĩ, đẹp thêm tư tưởng của lứa tuổi mà sự phát triển tư duy đang ở độ ban đầu

Không phải vô cớ mà Các Mác trong những lần dạo chơi với con gái đã từng

kể cho con nghe những truyện cổ tích hoang đường kéo dài mãi mãi không hết Tưởng tượng hoang đường là giai đoạn đầu tiên và thấp nhất của tưởng tượng Đặc điểm của nó là thiên về những điều kì diệu khác thường Đó là thế giới thần tiên của truyện cổ tích, trong đó có những ông Bụt, bà Tiên tốt bụng, với những phép biến hoá thần thông và những nàng công chúa xinh đẹp “Bản chất của tâm hồn trẻ em là

ưa cái lộng lẫy phi thường” [11]

Vì vậy “Sáng tác hoang đường thích hợp với tư duy trẻ em – những người chưa quen với những chuyện tầm phào của cộc sống, chưa được những kinh nghiệm cay đắng làm cho khôn ngoan và rất dễ tin vào những chuyện có thật Đối với trẻ

em, những gì làm xúc động mạnh mẽ là phương tiện duy nhất để làm cho trí tưởng tượng và tính nhạy cảm của hoạt động”.[26]

Các nhà sáng tác văn học phải đặc biệt quan tâm đến đặc điểm tâm lí này ở trẻ

để tìm hiểu đặc điểm tiếp nhận văn học và cảm thụ văn học diễn ra ở trẻ khi tiếp cận các tác phẩm Nếu như người lớn hiểu tác phẩm văn học bằng kinh nghiệm và sự suy ngẫm từ cuộc đời từng trải của mình thì trẻ em cảm nhận tác phẩm bằng chính trực giác và tưởng tượng thiên bẩm của tuổi thơ Có thể nói, tưởng tượng là một năng lực không thể thiếu để cảm thụ và sống với các tác phẩm văn học Trí tưởng tượng phong phú chính là tiền đề để chúng ta thực hiện việc giúp trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện Các cô giáo mầm non cần có sự hiểu biết và kĩ năng trong

Trang 25

LQTPVH để tìm ra con đường tốt nhất giúp trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện

Tư duy: Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà ta chưa biết

Ở tuổi ấu nhi, thì tư duy bằng tay hay tư duy trực quan - hành động Nhưng bước sang mẫu giáo 3 – 4 tuổi, tư duy của trẻ có một bước ngoặt rất cơ bản Đó là

sự chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong mà thực chất đó là việc chuyển từ những hành động định hướng bên ngoài thành những hành động định hướng bên trong theo cơ chế nhập tâm Quá trình tư duy của trẻ đã bắt đầu dựa vào những hình ảnh của sự vật và hiện tượng đã có trong đầu, cũng có nghĩa là chuyển từ kiểu tư duy trực quan – hành động sang tư duy trực quan – hình tượng Qua đó ta thấy, tư duy là một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự cảm thụ văn học của trẻ Với sự tung hoành của trí tưởng tượng cùng với tính “duy kỉ” rất cao, trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi luôn lấy mình làm trung tâm để nhìn nhận thế giới xung quanh Với cách nhìn “vật ngã đồng nhất” và trí tưởng tượng phong phú, vạn vật trong thế giới qua con mắt trẻ thơ đều trở nên sinh động và có hồn Các em tìm thấy trong thiên nhiên đời sống của chính mình và chúng hoà mình vào thiên nhiên, đồng nhất thế giới xung quanh với bản thân mình Đặc điểm tâm lí này có nét giống với thơ ca và văn học thuở sơ khai Chỉ có nhà thơ

và trẻ em mới có thể nhìn vạn vật ra con người, nhìn thiên nhiên có linh hồn và tâm trạng Chính khả năng đồng hoá ấy khiến trẻ có thể giao cảm với thế giới nghệ thuật trong tác phẩm, để có thể hiểu về thế giới bằng tâm hồn và ngôn ngữ rất thơ của mình

Do đặc điểm tư duy của trẻ mang tính trực quan hành động, khuynh hướng bắt chước là một đặc trưng ở lứa tuổi mẫu giáo bé, bắt chước là một phương pháp đã hiểu kĩ, là một cách học của trẻ, vì vậy trẻ có thể nghe một cách hứng thú nhiều lần cùng một câu chuyện, cùng một bài thơ mà thậm chí trẻ đã thuộc lòng Chúng vẫn thường xuyên yêu cầu nhắc lại, nhắc lại mãi bài thơ, câu truyện đó hay là những đoạn được lặp đi lặp lại trong tác phẩm Hoạt động bắt chước “theo mẫu” giúp các

em giữ lại trong tư duy của mình những hình ảnh, những hình tượng và ngôn ngữ

Trang 26

nghệ thuật của tác phẩm, tạo cho các em khả năng tìm ra những con đường giải quyết độc lập công việc được giao, như trong việc trẻ kể truyện sáng tạo

K.D U-sin-xki đã khẳng định “Trẻ em tư duy bằng hình tượng, âm thanh, màu sắc” [41] Vì vậy, tính cụ thể của ngôn ngữ trong tác phẩm có liên quan mật thiết tới

sự cảm thụ văn học của trẻ Điều đó cũng giải thích tại sao ngôn ngữ trong tác phẩm thơ, truyện dành cho trẻ ở lứa tuổi này cần cụ thể, chính xác và giàu âm thanh, màu sắc, cô giáo cần cụ thể hoá ngôn ngữ kể Ngôn ngữ của cô giáo có vai trò rất lớn trong việc giáo dục tư duy sáng tạo cho trẻ Sự truyền thụ bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh cụ thể, diễn cảm, kết hợp sự giải thích của cô giáo với việc sử dụng hình tượng trực quan trong việc trình bày tác phẩm thơ, truyện cho phép mở ra viễn cảnh to lớn trong sự phát triển của trẻ Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của cô giáo, của ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ văn học nghệ thuật trong việc giáo dục trẻ

Đặc điểm lời nói: Ở lứa tuổi nhỏ, trẻ có thể hiểu được nhiều hơn những vấn

đề nói ra được Điểm xuất phát của lời nói ở trẻ là câu một từ, sau đó phát triển dần lên Trẻ nhà trẻ còn nói ngọng, nói lắp Bước sang tuổi mẫu giáo 3 – 4 tuổi, vốn từ của trẻ tăng lên, số lượng từ ngữ trong giai đoạn này là khoảng từ 800 – 1926 từ (nghiên cứu của E.Arkin) Trẻ hiểu được nghĩa và dùng từ chính xác hơn, trẻ đã sử dụng được những mẫu câu đơn giản, đúng ngữ pháp Như vậy, điều kiện và khả năng giao tiếp được mở rộng Mặt âm thanh của lời nói cũng nhanh chóng phát triển Trẻ bắt đầu phát âm từ, câu rõ nét hơn, dần dần biết điều chỉnh tốc độ, cường

độ của giọng nói

Vì vậy, khi cho trẻ 3 – 4 tuổi làm quen với các tác phẩm thơ, truyện thì trước tiên giáo viên phải đặt ra nhiệm vụ: “Dạy trẻ cảm nhận nhịp điệu của bài thơ, biết thể hiện lại ngữ điệu, giọng nói của nhân vật trong truyện; dạy trẻ hiểu nội dung, ghi nhớ một số đoạn đối thoại, một số câu và đoạn văn lặp lại trong truyện Khơi dậy ở trẻ mong muốn được nghe kể lại câu truyện, nghe đọc lại bài thơ… Giáo dục kĩ năng theo dõi sự phát triển của hành động trong truyện, đồng cảm với nhân vật chính diện Ngay từ khi 3 tuổi , việc cho trẻ phân biệt được các thể loại phong cách cũng đã rất cần thiết Cô giáo nhất thiết phải gọi tên thể loại: “Hôm nay, cô kể cho các con nghe truyện cổ tích” (đọc thơ, kể truyện…) Tất nhiên, đi sâu vào nhận thức đặc trưng của một thể loại với các đặc điểm của nó sẽ tiến hành ở độ tuổi lớn hơn

Trang 27

Trong nhóm mẫu giáo bé, khi nghe gọi thể loại đơn giản, trẻ ghi nhớ được các bài

thơ Gấu qua cầu, Ong và bướm, Dán hoa tặng mẹ… hay các câu truyện Hoa mào

gà, giọng hót chim sơn ca, Bác gấu đen và hai chú thỏ… Sau khi đọc một bài thơ, một câu truyện cần liên hệ có nội dung gần gũi với kinh nghiệm sống của trẻ, cô có

thể đưa ra một vài câu hỏi (Ví dụ: Khi đọc cho trẻ nghe bài thơ Dán hoa tặng mẹ

của Khải Minh, cô có thể hỏi: “Bạn nhỏ trong bài thơ đã dán hoa để tặng mẹ, vậy các con đã làm gì để tặng mẹ trong ngày 8 - 3?”

Làm sao để trẻ trả lời câu hỏi bằng 2 – 3 câu đơn giản Đó là cách chuẩn bị cho trẻ học kể truyện Tất nhiên, không nên đưa ra nhiều câu hỏi yêu cầu trẻ giải thích hiểu nội dung như thế nào, nhớ được những từ nào, có gì trong truyện có thể liên hệ với kinh nghiệm sống của trẻ, nhưng việc làm này là cần thiết.Việc ghi nhớ các bài thơ, câu truyện có ảnh hưởng đến sự phát triển vốn từ của trẻ Cần đặc biệt chú ý hình thành lời nói đúng ngữ pháp cho trẻ

Vì thế, cho trẻ LQTPVH ngay từ độ tuổi Mẫu giáo bé sẽ hình thành cho trẻ lời nói mạch lạc, có ảnh hưởng đến sự phát triển mọi mặt của lời nói: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp Điều này cần thiết để sau này trẻ tri giác các tác phẩm phức tạp hơn và phát triển lời nói trong tương lai

Tình cảm, hành động: Giàu xúc cảm, tình cảm, hành động là nét tâm lý nổi bật

ở trẻ thơ, đặc biệt là trẻ 3 – 4 tuổi khiến trẻ nhanh chóng biểu lộ cảm xúc, tình cảm khi nghe, đọc và nhận thấy sự thể hiện diễn cảm đầy xúc động của cô giáo Khả năng tự vệ, làm chủ mình ở trẻ rất mong manh cho nên những hình tượng nghệ thuật tác động đến trẻ là vô cùng mạnh mẽ Tính dễ xúc cảm làm cho trẻ có thể khóc, có thể kêu lên trước một cảnh vật thương tâm nào đó Đôi khi trẻ có những hành động bột phát như móc rách phần tranh vẽ nhân vật ác; nói to, nói leo theo cô trong giờ học hay mọi hành động của nhân vật, hình ảnh, tiếng nói có tính hài hước đều gây sự hứng khởi Các phản ứng của trẻ như đã nêu trên là nét đặc trưng bởi tính giàu cảm xúc và trực tiếp, đó là sự phản ứng tự nhiên của các em, nó biểu thị trạng thái chưa ổn định, dễ dao động trước tác động bên ngoài Những phản xạ của trẻ tương đồng với nội dung tác phẩm văn học được biểu thị dưới những hình thức nghệ thuật, đồng thời với màu sắc ngữ điệu, âm điệu của tác phẩm được đọc và kể

Sự biểu cảm của ngôn ngữ nghệ thuật, cùng với sự xuất hiện ngay từ độ tuổi nhỏ

Trang 28

khả năng cảm thụ thơ ca là cơ sở nền tảng bền vững để phát triển khả năng cảm nhận thẩm mĩ tác phẩm văn học nghệ thuật ở những năm sau này Người ta nhận thấy rằng do rất nhạy cảm, dễ xúc cảm khiến trẻ em rung động cả những điều người lớn thấy bình thường Chỉ một cánh hoa rơi, một tiếng chim kêu cũng làm các em xao xuyến, kích thích ham muốn chú ý của các em, khiến các em có thể giao cảm rất sâu với thế giới xung quanh, nhất là thế giới thiên nhiên gần gũi được phản ánh trong tác phẩm, trẻ hoà mình, biến mình ở trong đó, thâm nhập vào thế giới miêu tả Chính vì vậy, ngôn ngữ, giọng điệu, ngữ điệu hoặc cử chỉ, điệu bộ của người đọc, kể tác phẩm văn học cho trẻ nghe là vấn đề hết sức quan trọng Việc cho trẻ cảm thụ các tác phẩm văn học, ngoài kiến thức, còn tạo cho trẻ một năng lực cảm nhận cái đẹp, một thái độ để cảm nhận cuộc sống – một phong cách sống Giáo viên cần khuyến khích trẻ hướng tới những tình cảm tốt đẹp, điều hỉnh khéo léo những hành động bột phát của trẻ, không nên trách mắng các cháu mà tìm cách giải thích cho các cháu hiểu tác hại của những hành động mà trẻ gây ra Khi giải thích với trẻ cần nhất quán, vì cái gì đã trở thành kinh nghiệm riêng của trẻ thì có sức sống lâu bền, làm mất niềm tin của trẻ thì khó có thể giúp các em cảm nhận văn học

Tầm đón nhận văn học của trẻ 3 – 4 tuổi: Tầm đón nhận được hiểu là vốn tri thức, hiểu biết về văn chương, vốn sống và sự từng trải Tầm đón nhận của người đọc làm cho họ không thể hoặc có thể đánh giá mức độ sáng tạo và sự tiến bộ trong văn học, trong đó có thái độ từ chối tác phẩm Tầm đón nhận được nâng cao dần trong quá trình học tập và tích luỹ Cũng như người lớn, trẻ em và đặc biệt là trẻ 3 –

4 tuổi khi tiếp xúc với văn học trẻ cũng có tầm đón nhận riêng của mình Nhưng ở

độ tuổi này trẻ mới bắt đầu tiếp xúc với thế giới xung quanh, với những mối quan

hệ gần gũi (gia đình, bạn bè, thầy cô) nên kinh nghiệm, vốn sống, vốn tri thức của trẻ còn hạn chế

Trong LQTPVH, trẻ có những biểu hiện của sự ngây thơ, quan hệ trực tiếp đối với tác phẩm văn học và thường ngay lập tức có các lời nói, cử chỉ, hành vi biểu hiện phản ứng của mình trước các nhân vật, sự kiện trong tác phẩm Khi nghe cô giáo kể truyện, trẻ ở độ tuổi này thường đặt mình vào nhân vật chính diện, tin tưởng, dõi theo và chia sẽ những buồn vui của nhân vật một cách chân thành, không thắc mắc trước các tình huống đặc biệt Trẻ có thể nắm bắt được các sự kiện riêng

Trang 29

lẻ, nhận biết được các mối quan hệ đơn giản như quan hệ không gian (nơi xảy ra sự việc), quan hệ thời gian (chuyện gì xảy ra trước, chuyện gì xảy ra sau) của tác phẩm văn học Tuy nhiên khả năng sắp xếp các chi tiết, sắp xếp các sự kiện riêng lẻ vào

hệ thống để so sánh, phân tích, và hiểu sâu nội dung của truyện thì còn khó khăn Trẻ dễ dàng nắm bắt được tên, hành động chính của các nhân vật Khi đánh giá về nhân vật trẻ thường dựa vào lời nói, việc làm cụ thể của chính nhân vật được nêu trong tác phẩm mà chưa chú ý đến nguyên nhân và động cơ sâu xa của hành động Nhưng điều đặc biệt là trẻ 3 – 4 tuổi trong khi nghe kể những câu truyện có tính hài hước đã biểu hiện hành động, điệu bộ cho thấy chúng cũng đã phần nào hiểu được nội dung và cả sự bất bình thường của những tình tiết có tính hài hước của tác phẩm Qua quan sát, người ta nhận thấy trẻ ở độ tuổi này rất thích xem chèo

và chúng khoái chí cười theo khi xuất hiện những lời nói hóm hỉnh, sâu sắc của các nhân vật hề Người lớn thấy cảnh đó chắc ngạc nhiên vì sao một cô, cậu bé lại hiểu được những chuyện khôi hài, khó hiểu đến như vậy Nhưng rõ ràng là các em có khả năng bẩm sinh hiểu được sự hài hước Những phản ứng trực tiếp và sống động của trẻ cho thấy trẻ 3 – 4 tuổi đã có một cách suy nghĩ theo diễn biến sự kiện, và đã phần nào hiểu được những hành động của các nhân vật

Trẻ hiểu và phân tích tác phẩm văn học thông qua vốn kinh nghiệm và trình độ

tư duy của chúng, điều này đôi khi làm méo mó tác phẩm Bởi vì trong ý thức của độc giả nhỏ tuổi này, điều quan trọng là không phải ý tưởng nhà văn muốn thể hiện trong tác phẩm mà quan trọng hơn là độc giả tìm thấy phù hợp với kinh nghiệm của bản thân Điều này khiến cô giáo cần phải giúp đỡ, bổ sung thêm kinh nghiệm, vốn sống cho trẻ qua các tác phẩm thơ, truyện mà trẻ được tiếp xúc để việc hiểu nội dung tư tưởng tác phẩm được đầy đủ, sâu sắc hơn

Ở lứa tuổi này, tiếp xúc với tác phẩm văn học, việc hiểu nội dung tác phẩm thường bị đẩy xuống nội dung thứ yếu và trẻ thường bị cuốn hút vào không khí câu truyện, giọng điệu người kể, âm điệu, nhịp điệu, ngữ điệu Các em thường coi những gì nghe được trong truyện là cái có thực ngoài đời Quá trình phân biệt hư cấu văn học và cuộc đời thật trong ý thức của trẻ phụ thuộc vào mức độ thông minh, cũng như diễn biến của những cuộc tiếp xúc của trẻ với văn học và ảnh hưởng của môi trường giáo dục Trẻ có khả năng phân biệt được hình tượng văn học với hiện

Trang 30

thực cuộc sống là nhờ vào quá trình hướng dẫn của nhà sư phạm Vì vậy yếu tố giáo

dục, những tác động sư phạm chính là cung cấp cho trẻ những tri thức cuộc sống,

làm dày nên những kinh nghiệm của trẻ để trẻ có khả năng phân biệt và đánh giá

hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học

Đối với việc cảm thụ tác phẩm truyện thì trẻ dễ dàng nhận thức được các mối

quan hệ đơn giản được nêu trong tác phẩm Khi đánh giá các nhân vật, trẻ thường

dựa trên các hành vi, việc làm của các nhân vật mà chưa chú ý đến tâm trạng và tình

cảm của nhân vật Thái độ tình cảm của trẻ đối với các nhân vật thường bộc lộ rõ và

mạnh nhưng không bền vững Trẻ bước đầu có khả năng hiểu được ý nghĩa của các

từ nhưng chưa hiểu được cách nói ẩn ý, các thủ thuật so sánh ví von

Đối với thơ thì trẻ bị lôi cuốn bởi vần điệu, nhịp điệu mà chưa chú ý đến nội

dung bài thơ Do khả năng phát âm còn hạn chế, ở độ tuổi này trẻ chưa có khả năng

thể hiện lại bằng giọng đọc của mình đúng với nhịp điệu, vần điệu của bài thơ một

cách diễn cảm

Để cảm thụ được tác phẩm văn học, người đọc, người nghe trước hết phải nắm

bắt được ý nghĩa ngôn từ, phải có khả năng tư duy, tưởng tượng; phải có sự tập

trung chú ý cao, nhất là với những người tiếp xúc tác phẩm qua kênh nghe; phải có

sự hiểu biết nhất định về cuộc sống đồng thời cũng cần có một tâm hồn giàu xúc

cảm và niềm yêu thích văn học Việc tổ chức cho trẻ LQTPVH vì vậy không thể

không chú ý đến những đặc điểm tâm lí này ở trẻ

1.1.2.2 Kết luận sư phạm

Như chúng ta đã biết, lứa tuổi Mẫu giáo bé là điểm khởi đầu của cả giai đoạn

đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách con người Đồng thời đây là lứa tuổi

diễn ra bước ngoặt quan trọng trong đời sống tâm lý của trẻ, đó là việc chuyển từ

lứa tuổi ấu nhi sang lứa tuổi mẫu giáo Vì là điểm khởi đầu giai đoạn đầu tiên của

quá trình hình thành nhân cách nên trong việc giáo dục ở lứa tuổi này mang tính

chất phức tạp riêng của nó “Vạn sự khởi đầu nan” như nhân dân ta vẫn thường nói

Tuy nhiên ở cái tuổi bắt đầu nên mọi cái chưa hình thành sẽ được hình thành từ đây

Do đó trong việc cho trẻ LQTPVH muốn giúp trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm thơ,

truyện, thì việc làm đầu tiên là phải chú ý đến những đặc điểm tâm lý của trẻ Vì thế

ngoài những tác phẩm đã được các nhà giáo dục đưa vào chương trình thì cô giáo

nên lựa chọn một số bài thơ, câu truyện nhỏ để đọc cho trẻ nghe, giáo dục cho các

Trang 31

thính giả nhỏ tuổi này những tình cảm tốt, xúc cảm tích cực Nội dung của các câu truyện, bài thơ này khá đơn giản, gần gũi với kinh nghiệm sống của trẻ, được thể hiện trong hình thức đơn giản và vừa sức với trẻ Khi nhắc lại nội dung bài thơ trẻ tiếp thu được sự hài hoà, âm thanh, tính nhạc của thơ, và sau đó là nhớ cả bài thơ Đặc biệt, các bài thơ lôi cuốn trẻ nổi bật ở vần điệu rõ ràng, tính nhịp điệu và tính nhạc Khi đọc lại, trẻ nắm được ý nghĩa của bài thơ, nhấn mạnh trong tình cảm vần điệu, nhịp điệu, ghi nhớ được từng từ ngữ và điều này góp phần làm cho lời nói của

trẻ phong phú hơn lên

Cô giáo cần sử dụng phương tiện trực quan trong việc kể truyện, đọc thơ cho trẻ nghe ở lứa tuổi này là phương tiện đặc biệt quan trọng và có hiệu quả, bởi nó phù hợp với tư duy trực quan hình tượng của trẻ Phương tiện trực quan gồm có tranh, ảnh, rối, phim đèn chiếu, ti vi, đầu đĩa, băng hình… Các phương tiện trực quan hỗ trợ cho lời đọc, kể, giúp trẻ hiểu rõ thêm nội dung qua các hình ảnh minh hoạ, đồng thời chắp cánh cho trí tưởng tượng của trẻ, giúp trẻ ghi nhớ nội dung tác phẩm Vừa nghe cô giáo kể, đọc tác phẩm, vừa được tiếp xúc với biểu tượng trực quan, trẻ sẽ hình thành những biểu tượng mới, qua đó khả năng tri giác của trẻ cũng phát triển, và đó cũng là tiền đề để thúc đẩy tư duy phát triển Việc sử dụng phương tiện trực quan còn gợi ở trẻ những cảm xúc và tình cảm thẩm mĩ, giúp trẻ biết rung động trước mỗi vẻ đẹp của các hình tượng nghệ thuật được thể hiện trong tác phẩm, giúp trẻ hiểu tác phẩm nhanh hơn

Nhưng việc sử dụng phương tiện trực quan như thế nào cho phù hợp đó mới là điều quan trọng Nếu trực quan không phù hợp và không biết sử dụng hợp lí (sử dụng tuỳ tiện, chồng chéo và hình thức hoặc quá lạm dụng) thì trực quan sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí có khi còn phản tác dụng Cho nên yêu cầu về các phương tiện trực quan phải đảm bảo tính thẩm mĩ về hình dáng, màu sắc phù hợp với nội dung tác phẩm Kích thước phải hợp lí trong tương quan với các sự vật khác và phù hợp với không gian lớp học Không trang trí quá nhiều vào trực quan gây rối rắm làm trẻ bị phân tán, không tập trung vào nội dung tác phẩm Khi

sử dụng phương tiện trực quan phải kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên với dùng lời Việc phối hợp ngôn ngữ diễn cảm với hình tượng tạo hình sẽ giúp cho sự cảm nhận tác phẩm của trẻ đạt kết quả cao hơn Giáo viên phải tập sử dụng phương

Trang 32

tiện trực quan cho thành thạo trước khi sử dụng trực quan để kể truyện, đọc thơ cho trẻ nghe

Song song với phương tiện trực quan là ngôn ngữ đọc, kể tác của giáo viên Giáo viên phải nắm được các thủ thuật cơ bản của việc đọc, kể diễn cảm bao gồm

có giọng điệu cơ bản, ngữ điệu, nhịp điệu, cách ngắt giọng và cường độ của âm thanh ngôn ngữ đọc, kể diễn cảm phù hợp với tác phẩm Giáo viên phải chú ý sử dụng các yếu tố diễn xuất là các yếu tố phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ… phải phối hợp với lời kể, ngữ điệu kể một cách tự nhiên, sinh động chứ không gượng gạo hoặc cường điệu hoá như diễn kịch Tư thế của người đọc, kể cần thoải mái, không

gò bó Ở trường Mầm non giáo viên thường ngồi đọc, kể Nét mặt là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc truyền cảm tác phẩm Nét mặt phải thể hiện làm sao cho phù hợp với nội dung tác phẩm, với sắc thái giọng đọc, kể và phải thể hiện thật chân thực, thật tự nhiên Tránh đọc, kể với gương mặt thờ ơ, lãnh đạm, vì như vậy sẽ khó thu hút sự chú ý của các thính giả nhỏ tuổi Các động tác tay cũng góp phần vào việc tái hiện tác phẩm, thể hiện xúc cảm của người kể, người đọc Tuy nhiên nếu lặp

đi lặp lại mãi một động tác thì sẽ dễ gây cảm giác nhàm chán Các yếu tố phi ngôn ngữ nếu sử dụng tốt sẽ tạo được sự giao cảm giữa người đọc, kể với người nghe Qua đó, người nghe sẽ cảm nhận rõ hơn nội dung văn bản, nhưng cũng không nên lạm dụng, vì như vậy sẽ phá vỡ không gian tiếp thụ nghệ thuật

1.2 Cơ sở thực tiễn của việc hướng dẫn trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tác phẩm thơ, truyện

1.2.1 Về chương trình LQTPVH dành cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi

Theo chương trình “Chăm sóc - giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện 3 –

4 tuổi” của trần Thị Trọng và Phạm thị Sửu đồng chủ biên – NXBGD 1994, việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi LQTPVH nhằm mục đích sau:

- Cung cấp một số biểu tượng ban đầu về các thể loại văn học: Thơ, truyện ngắn, truyện cổ tích, ca dao, đồng ca, câu đố

- Nâng cao nhận thức của trẻ về thế giới tự nhiên, xã hội

- Rèn luyện cho trẻ khả năng: kể truyện, đọc thơ diễn cảm, đóng kịch…

- Giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, lòng nhân ái

Trang 33

- Phát triển khả năng cảm thụ văn học

- Phát triển khả năng tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, chú ý có chủ định

- Hình thành và phát triển cảm xúc thẩm mĩ, nuôi dưỡng trí tưởng tượng và ước mơ cao đẹp

- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, chú trọng phát triển vốn ngôn ngữ văn học

Hình thức tổ chức các hoạt động LQTPVH bao gồm hoạt động kể truyện, đọc thơ cho trẻ nghe, dạy trẻ đọc thuộc thơ, kể lại truyện Trong chương trình hiện hành, các hoạt động đó được xác định là một trong những hoạt động học tập với tên gọi

+ Trẻ thích nghe đọc thơ, kể truyện

+ Trẻ thuộc tối thiểu 3 đến 5 bài thơ, bài đồng dao trong chương trình

+ Hiểu nội dung truyện, thơ và trả lời được một số câu hỏi đơn giản về nội dung Ghi nhớ và nhắc lại được một số đoạn đối thoại, đoạn văn lặp lại trong truyện

+ Cảm nhận được tình cảm thân thiết, quý mến đối với những người gần gũi, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua nội dung của tác phẩm

Nhìn chung, qua nghiên cứu “Chương trình chăm sóc – giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện 3 – 4 tuổi”, chúng tôi nhận thấy chương trình LQTPVH đã có những ưu điểm và tồn tại ần được khắc phục sau:

Trang 34

Về ưu điểm: Nội dung chương trình LQTPVH đã quán triệt được mục tiêu giáo dục và mục đích tổng quát của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Chương trình được biên soạn nhằm hướng vào các mục đích:

- Hình thành và phát triển khả năng nhận thức cho trẻ

- Hình thành và phát triển khả năng cảm xúc, khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cho trẻ

- Góp phần giáo dục đạo đức, nâng cao thị hiếu thẩm mĩ

- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ

Nội dung chương trình tương đối phong phú về chủ đề, thể loại, không chỉ nhằm cho trẻ làm quen với từng tác phẩm cụ thể mà thông qua đó hoàn thiện dần con đường nhận thức của trẻ ở lứa tuổi này Với những yêu cầu cảm nhận, nắm bắt giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm giúp cho trẻ được rèn luyện, phát triển tư duy, óc tưởng tượng, ghi nhớ, phát triển chú ý có chủ định, mở rộng tầm hiểu biết cho trẻ

Việc rèn luyện kĩ năng đóng kịch, đọc thơ, kể truyện diễn cảm là hình thức phát triển khả năng ghi nhớ, rèn luyện phát âm, phát triển vốn từ, rèn luyện cách diễn đạt mạch lạc Trẻ đọc thơ, kể truyện diễn cảm cũng là cách thức để bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước cuộc sống (thông qua hiện thực trong tác phẩm) Có thể coi đây

là cơ sở để giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, hình thành trong trẻ những ước mơ, khát vọng vươn tới cái đẹp, tạo ra cái đẹp và bảo vệ cái đẹp

Nội dung các tác phẩm được tuyển chọn đưa vào sử dụng trong chương trình đều xoay quanh các chủ đề: thiên nhiên, gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội Đối tượng phản ánh tác phẩm là đời sống tự nhiên, con người Những nội dung đó đã góp phần gắn trẻ với đời sống xã hội của người lớn, giúp trẻ thống nhất được những biểu tượng của mình với cuộc sống người lớn, tạo ở trẻ một thái độ tích cực đối với cuộc sống xung quanh mà sau này trẻ sẽ tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển

Nội dung chương trình đã đảm bảo được sự thống nhất giữa tính khoa học và tính vừa sức trong giáo dục trẻ Các tác phẩm được biên soạn, tuyển chọn đều tập trung phản ánh hiện thực trong phạm vi khả năng lứa tuổi, những hiểu biết nhận thức về thế giới xung quanh, không làm méo mó, sai lệch những biểu tượng của trẻ

về xu hướng tất yếu của cuộc sống Mặt khác, đời sống được phản ánh trong tác

Trang 35

phẩm vừa mang tính bản chất, vừa mang tính đơn giản phù hợp với năng lực nhận thức của trẻ Các hiện tượng tự nhiên, xã hội như: sinh sản, quang hợp, trao đổi chất, đấu tranh giai cấp, chống ngoại xâm… được lí giải hợp lí, dễ hiểu thông qua các hình tượng sinh động, đầy sức hấp dẫn đối với tuổi thơ

Các vấn đề về thể loại, chủ đề, kết cấu ngôn ngữ trong tác phẩm đã được tuyển chọn, biên soạn theo hướng đồng tâm phát triển, tạo ra các tác động sư phạm tích hợp tới “vùng phát triển gần nhất”

Nội dung chương trình đảm bảo nguyên tắc giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi và giáo dục trong giờ học Trong các giờ học chương trình bảo đảm cung cấp kiến thức

và rèn luyện kĩ năng cho trẻ một cách có hệ thống Nội dung ngoài giờ học nhằm cũng cố và rèn luyện kiến thức, kĩ năng trẻ đã được làm quen trong giờ học, đồng thời cho trẻ làm quen với các tác phẩm sắp học, các bài ca dao, đồng ca

Mặt khác các bài soạn hướng dẫn thực hiện đều theo hướng lấy hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, thông qua vui chơi để trẻ lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng Chú ý phát huy vai trò chủ động tích cực, sáng tạo của trẻ trong việc thể hiện cảm xúc trước tác phẩm

Bên cạnh những ưu điểm thì còn những tồn tại cần được khắc phục như: Hình thức tổ chức tổ chức hoạt động cho trẻ LQTPVH ở mọi lúc mọi nơi chưa được quan tâm Một số bài soạn còn được trình bày theo hướng cụ thể, định sẵn, hạn chế tính khái quát đã làm giảm đi khả năng sáng tạo của giáo viên mầm non

Tóm lại:

Qua nghiên cứu nội dung cho trẻ LQTPVH theo “Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện 3 – 4 tuổi” chúng tôi nhận thấy đây là một tài liệu tốt để giáo viên mẫu giáo có thể tham khảo và thực hiện Dựa vào nội dung hướng dẫn giáo viên có thể cải tiến được phương pháp, làm phong phú thêm các hoạt động cho trẻ LQTPVH, cụ thể:

- Tạo điều kiện cho trẻ tăng cường hoạt động, hoạt động tích cực, giúp cho trẻ trở thành chủ thể hoạt động trong giờ học, ngoài giờ học để nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ

- Qua hoạt động, tạo mối quan hệ nhiều chiều giữa cô và trẻ, giữa trẻ đối với trẻ

Trang 36

- Hình thức tích hợp các nội dung giáo dục (vui chơi, hát, múa, vẽ…) được sử dụng làm phương tiện để kích thích quá trình cảm thụ tác phẩm văn học

- Phần hướng dẫn đọc, kể diễn cảm đối với từng tác phẩm đã giải quyết được

cơ bản hạn chế trong thực tiễn giáo dục là khả năng đọc, kể diễn cảm của giáo viên

- Phần hướng dẫn tổ chức hoạt động nhận thức xây dựng trên cơ sở đặc điểm

và nhu cầu cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ, đảm bảo các quá trình làm quen – củng cố - ôn luyện

1.2.2 Về phương pháp hướng dẫn trẻ 3 – 4 tuổi làm quen thơ, truyện ở trường Mầm non

Tìm hiểu qua dự giờ, trao đổi với giáo viên phụ trách chuyên môn, giáo viên đứng lớp và với trẻ, chúng tôi nhận thấy nhìn chung, nhận thức của giáo viên về việc giúp trẻ cảm thụ tốt tác phẩm thơ, truyện vẫn còn hạn chế Các giáo viên đã chú ý đến việc soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng trực quan, nghiên cứu trước tác phẩm Tuy nhiên, việc tìm kiếm các tư liệu khác, tìm hiểu về thực tiễn có liên quan đến tác phẩm và thực tiễn khả năng nắm bắt tác phẩm của trẻ vẫn chưa được chú trọng Đặc biệt là giáo viên chưa chú ý trang bị cho trẻ một số vốn sống, những kinh nghiệm thực tế có liên quan đến nội dung tác phẩm, giáo viên cũng chưa chú ý trò chuyện với trẻ về nội dung tác phẩm, chưa tìm hiểu khả năng đón nhận, nắm bắt tác phẩm của trẻ đến đâu Điều này ảnh hưởng đến việc cảm thụ các tác phẩm thơ, truyện của trẻ Nó được thể hiện ở chổ các giờ học được tiến hành một cách đơn điệu, một chiều theo hướng áp đặt khô cứng của cô giáo Bài học phần nhiều thiếu tính thực tiễn, không xuất phát từ nhu cầu của trẻ, trẻ không được tích cực hoạt động

Mặt khác, cô giáo vẫn chưa tạo dựng được không gian tiếp thụ nghệ thuật cho trẻ để kích thích sự hứng thú, tình yêu thơ, truyện ở trẻ giúp trẻ có thể tiếp nhận và cảm thụ sâu sắc hơn về các tác phẩm mà cô giáo cho trẻ làm quen Trẻ chủ yếu được làm quen các tác phẩm trong giờ học còn ngoài giờ học và trong các hoạt động khác (hoạt động góc, hoạt động chiều…) thì cô giáo ít khi đọc, kể cho trẻ nghe hay gợi ý trẻ đọc, kể cho nhau nghe và việc luyện tập các tác phẩm ngoài giờ học của trẻ cũng chưa được chú trọng

Qua điều tra thì đa số giáo viên biết và sử dụng đầy đủ các phương pháp khi tổ chức cho trẻ LQTPVH nhưng qua dự giờ, quan sát các tiết dạy của giáo viên, chúng tôi cảm nhận được một điều là các giáo viên chỉ sử dụng “qua loa”, chưa đi sâu từng phương pháp để giúp trẻ cảm nhận tốt nội dung và hình tượng tác phẩm

Trang 37

Về phương pháp đọc, kể diễn cảm thì đa số giáo viên đã xác định đây là phương pháp rất quan trọng trong quá trình đọc thơ, kể truyện cho trẻ nghe nên đã

cố gắng thực hiện tương đối tốt phương pháp này, tuy nhiên vẫn còn một số cô giáo đọc, kể diễn cảm chưa tốt, chưa xác định được giọng điệu của một số nhân vật trong truyện Vẫn có một số giáo viên chưa nắm vững tư tưởng của tác phẩm, chưa phân tích kĩ các chi tiết, các hình ảnh trong tác phẩm vì vậy trong quá trình thể hiện họ chưa diễn tả được cảm xúc của mình cho phù hợp với nội dung tác phẩm Mặt khác, giọng địa phương cũng ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình thể hiện tác phẩm Bên cạnh đó việc kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ trong đọc, kể còn lúng

túng, chưa linh hoạt nên việc thu hút trẻ lắng nghe tác phẩm vẫn còn hạn chế

Phương pháp giảng giải - giải thích thì có thể thấy đây là phương pháp mà phần lớn giáo viên còn gặp khó khăn Phần nhiều giáo viên giảng giải - giải thích các hình ảnh, các chi tiết cũng như nội dung tác phẩm còn ở mức sơ sài Mặt khác, khi giảng giải nội dung tác phẩm, nhiều giáo viên chưa tạo ra được sự liên kết, liền mạch của nội dung tác phẩm Một số hiện tượng khá phổ biến là giáo viên giảng giải theo kiểu diễn nôm bài thơ hoặc xé lẻ từng ý nhỏ của bài thơ ra Giáo viên chỉ dừng lại ở việc giúp trẻ hiểu được những nét khái quát về nội dung tác phẩm Điều này làm trẻ khó có thể làm quen với lối diễn đạt mạch lạc, logic

Ở phương pháp đàm thoại, đa số giáo viên có chú ý đến hệ thống câu hỏi đàm thoại, tuy nhiên xét về chất lượng của hệ thống câu hỏi thì đó mới là vấn đề mà giáo viên cần phải bàn đến Hệ thống câu hỏi mà giáo viên đặt ra mặc dù không sai với nội dung tác phẩm, nhưng đối với trẻ 3 – 4 tuổi thì hệ thống câu hỏi chưa được

rõ ràng, cụ thể, sát với nội dung tác phẩm Các câu hỏi chỉ dừng lại ở mức độ tái hiện tác phẩm, chứ chưa đi vào dạng câu hỏi kích thích khả năng tư duy của trẻ Trong lúc đàm thoại cô giáo vẫn chưa cho trẻ có điều kiện để tranh luận, trao đổi với nhau về một tình huống, một ấn tượng, một sự cảm nhận mà chúng đã tiếp thu được từ tác phẩm

Đối với nhóm phương pháp trực quan, tất cả mọi giáo viên ở 2 lớp mà chúng tôi điều tra, dự giờ tiết dạy của họ thì các cô giáo đều sử dụng phương pháp trực quan trong quá trình cho trẻ làm quen tác phẩm Nhưng chủ yếu là sử dụng tranh minh hoạ và cho trẻ xem hình ảnh động trên màn hình Tranh minh hoạ thì đa số là tranh liên hoàn, mua sẵn từ các sở giáo dục Một số giáo viên đã làm mô hình, làm rối dẹt, rối tay để minh hoạ cho nội dung tác phẩm nhưng vẫn còn hạn chế Các phương tiện trực quan tuy đã đảm bảo tính thẩm mĩ về hình dáng, màu sắc, phù hợp với nội dung tác phẩm nhưng hiệu quả đạt được vẫn chưa cao Mặt khác, khi sử

Trang 38

dụng đồ đùng minh hoạ cho nội dung tác phẩm, một số giáo viên đã chưa chú ý đến việc đặt đồ dùng ở vị trí nào cho thuận lợi Có giáo viên thì để quá thấp so với vị trí ngồi của trẻ Có giáo viên lại sắp xếp các đồ dùng chưa khoa học Vì thế trong quá trình sử dụng đã gặp rất nhiều khó khăn Điều đó thể hiện ở chỗ lời thơ và hình ảnh minh hoạ không ăn khớp với nhau, làm ảnh hưởng đến việc cảm thụ tác phẩm của trẻ

Về nhóm phương pháp thực hành, luyện tập thì đa số giáo viên cũng đã ý thức được đây là nhóm phương pháp dạy học gắn với phương châm “học bằng chơi, chơi

mà học” nhưng giáo viên chỉ luyện tập cho trẻ trong giờ học chứ chưa kết hợp luyện tập ngoài giờ học… Điều này thể hiện sự kém linh hoạt của giáo viên khi cho trẻ tái hiện tác phẩm Việc dạy trẻ đóng kịch vẫn còn hạn chế vì trẻ 3 – 4 tuổi thì chưa được linh hoạt trong việc nhập vai nhân vật, nhiều trẻ vẫn còn chưa thuộc lời thoại,

cô giáo phải mất nhiều thời gian hướng dẫn, rèn luyện nên hầu như ở các lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi việc tổ chức đóng kịch vẫn còn gặp nhiều khó khăn Do đó trẻ không

có điều kiện để tái hiện tác phẩm, và tự thể hiện bản thân

Qua việc khảo sát thực tế, tôi nhận thấy rằng việc giúp trẻ cảm thụ tốt tác phẩm thơ, truyện còn mắc phải một số khó khăn:

- Về phía giáo viên: Kiến thức văn hoá, xã hội, lí luận văn học chưa được phong phú Khả năng đọc, kể diễn cảm tác phẩm, phân tích tác phẩm vẫn còn hạn chế Đa số giáo viên soạn giáo án vẫn hoạt động cho trẻ LQTPVH vẫn còn rập khuôn, sự linh hoạt, sáng tạo chưa có Việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ qua các hoạt động thao giảng, dự giờ giáo viên dạy giỏi vẫn chưa được nhà trường chú trọng

- Về phía cơ sở vật chất: Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc dạy học của cô và việc học tập của trẻ chưa có sự đầu tư Góc văn học ở các lớp vẫn còn nghèo nàn, chủ yếu là sách, truyện, tranh ảnh củ Chưa có bối cảnh sân khấu phù hợp, mang tính nghệ thuật và thiếu về phần trang phục để phục vụ cho hoạt động đóng kịch của trẻ Nhà trường vẫn chưa xây dựng được nhiều vườn hoa, cây cảnh nên không gian tham quan, dạo chơi, ngắm cảnh của trẻ vẫn còn hạn chế

Trang 39

1.2.3.Về kết quả cảm thụ tác phẩm thơ, truyện đạt được ở trẻ

Về phía trẻ, qua dự giờ, khảo sát các hoạt động, chúng tôi nhận thấy các em ít

có hứng thú với hoạt động LQTPVH, phần lớn các em tiếp nhận tác phẩm một cách thụ động Cụ thể :

Trong hoạt động cô đọc thơ, kể truyện cho trẻ nghe thì nhiều trẻ vẫn chưa quan tâm đến việc đọc, kể diễn cảm của cô, các cháu thường lơ đãng trong khi nghe

cô đọc, kể Trong khi giáo viên trích dẫn, giảng giải, đàm thoại thì các cháu đưa tay xin trả lời chưa nhiều, trẻ vẫn chưa tập trung cao Trẻ chỉ trả lời được một số câu hỏi mang tính tái hiện, còn các câu hỏi mang tính phân tích, suy luận thì trẻ còn gặp nhiều khó khăn Mặt khác, cô giáo không thay đổi hình thức đọc, kể làm cho trẻ nhàm chán, trẻ không chú ý vào quá trình LQTPVH

Hay trong hoạt động dạy trẻ đọc thơ, kể truyện, đóng kịch Qua quan sát chúng tôi nhận thấy, sự hứng thú trong tập luyện của trẻ vẫn còn ít Trẻ tuy thuộc tác phẩm nhưng phần lớn trẻ không hiểu nội dung, ý nghĩa của tác phẩm Tình trạng này hầu như không chỉ ở độ tuổi 3 – 4 tuổi mà vẫn diễn ra ở độ tuổi 4 – 5 và 5 – 6

Do đó, đa số trẻ chưa thể hiện tốt cảm xúc khi đọc, kể tác phẩm Trong hoạt động đóng kịch, vì ít trẻ nhớ lời thoại, phần nhiều trẻ cảm thụ tác phẩm chưa sâu nên việc nhập vai vào nhân vật để diễn xuất tốt vẫn còn khó khăn đối với trẻ, mặc dù đó là những kịch bản được chuyển thể từ những câu truyện ngắn, lời thoại ít, phù hợp với trẻ ở độ tuổi này

Những kết quả nghiên cứu ở chương 1 đã mở ra cho chúng tôi một phương hướng tích cực, hợp lí trong việc giúp trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện Qua chương 2, chúng tôi mong muốn sẽ góp phần thiết thực vào việc cải thiện tình hình hướng dẫn trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động LQTPVH

Trang 40

Chương 2

BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3 – 4 TUỔI CẢM THỤ TỐT

CÁC TÁC PHẨM THƠ, TRUYỆN

2.1 Chuẩn bị tốt tầm đón nhận ở trẻ trước khi LQTPVH

Văn học là một trong những sáng tạo của nhân loại Đối tượng miêu tả của văn học nghệ thuật là hiện thực phong phú vô cùng, vô tận của thế giới tự nhiên và xã hội Bê-lin-xki có nói: “Tất cả thế giới, tất cả những bông hoa, màu sắc và âm thanh, tất cả những hình thức của tự nhiên và đời sống đều có thể là hiện tượng của thi ca.” Vì vậy LQTPVH là một trong những hình thức nhận thức thế giới của các

em, giúp các em chính xác hoá các biểu tượng đã có về thực tế xã hội xung quanh, từng bước cung cấp thêm những khái niệm mới và mở rộng kinh nghiệm sống cho các em

Tuy nhiên để cảm thụ tốt một tác phẩm thơ, truyện thì vốn sống, vốn hiểu biết đóng vai trò quan trọng Vốn sống, vốn hiểu biết càng phong phú bao nhiêu thì khả năng cảm thụ tác phẩm càng tốt bấy nhiêu Song song trên thực tế thì kinh nghiệm sống của trẻ ở lứa tuổi này còn ít ỏi, trẻ mới chỉ tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng rất gần gũi hằng ngày xung quanh mình, điều này đã hạn chế phần nào khả năng hiểu nội dung tác phẩm của trẻ

Vì vậy, trước khi cho trẻ LQTPVH thì bản thân người giáo viên phải tìm hiểu thật kĩ nội dung tác phẩm, so với tầm nhận thức của trẻ thì trẻ biết được đến đâu Từ

đó cô giáo sẽ suy nghĩ để bổ sung cho trẻ bằng nhiều cách Có thể bổ sung ngay trong hoạt động cho trẻ LQTPVH Vào bài, cô giáo có thể trò chuyện kết hợp phương tiện trực quan như: phim, tranh ảnh, rối… để cung cấp thêm kiến thức về tác phẩm mà cô sắp cho trẻ làm quen

Ví dụ: Cho trẻ làm quen với câu truyện “Chú Thỏ tinh khôn”, trước khi làm quen với câu truyện này thì trẻ phải biết Thỏ và Cá Sấu là con vật như thế nào? Vào bài, cô giáo cho trẻ quan sát tranh Cá Sấu và Thỏ Trò chuyện, giới thiệu cho trẻ biết Cá Sấu là con vật thường sống ở các sông lớn Cá Sấu hay rình bắt các con vật

để ăn thịt Còn Thỏ là con vật bé nhỏ, chạy rất nhanh và thích ăn cỏ non, rau xanh Hay trước khi cho trẻ làm quen bài thơ “Dán hoa tặng mẹ” thì cô cho trẻ xem đoạn phim có các hình ảnh về ngày lễ 8 - 3 và giới thiệu cho trẻ biết ngày 8 - 3 là ngày hội của các bà, các mẹ, các cô, các bạn gái

Ngày đăng: 21/09/2015, 09:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Thanh Âm (chủ biên) (1995) ,Giáo dục học Mầm non tập I, II, III, NXB Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học Mầm non tập I, II, III
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội
2. M.K. Boogliupxkaia, V.V. Septsenko (1976), Đọc và kể chuyện ở vườn trẻ, NXBGD (người dịch: Lê Đức Mẫn) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc và kể chuyện ở vườn trẻ
Tác giả: M.K. Boogliupxkaia, V.V. Septsenko
Nhà XB: NXBGD (người dịch: Lê Đức Mẫn)
Năm: 1976
3. G.M. Bơrummu, Tiếng mẹ đẻ ở vườn trẻ tập II, Tài liệu in roneo của Viện Khoa học giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng mẹ đẻ ở vườn trẻ tập II
5. Nguyễn Văn Cầu (1997), Về tiêu chí đánh giá hiệu quả của giờ dạy văn, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tiêu chí đánh giá hiệu quả của giờ dạy văn
Tác giả: Nguyễn Văn Cầu
Năm: 1997
6. Nguyễn Thị Ngọc Chúc (chủ biên) (1989), Giáo d ụ c h ọ c M ẫ u giáo t ậ p I,II, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học Mẫu giáo tập I,II
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Chúc (chủ biên)
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1989
8. Đinh Văn Định (1993), Giáo dục văn học - Giáo dục nhân văn, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục văn học - Giáo dục nhân văn
Tác giả: Đinh Văn Định
Năm: 1993
9. Phạm Văn Đồng (1997), Ph ươ ng pháp giáo d ụ c tích c ự c - m ộ t ph ươ ng pháp vô cùng quý báu, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giáo dục tích cực - một phương pháp vô cùng quý báu
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Năm: 1997
10. Hà Minh Đức (chủ biên) (1998), Lý luận văn học, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1998
11. M. Goóc-ki (1995), Bàn về văn học tập 1, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về văn học tập 1
Tác giả: M. Goóc-ki
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1995
12. Hà Giang (1992) , Cho trẻ Mẫu giáo làm quen với tác phẩm văn học, Kỉ yếu hội thảo quốc gia số 2, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cho trẻ Mẫu giáo làm quen với tác phẩm văn học
13. Hà Giang (1991), S ự ti ế p nh ậ n v ă n h ọ c c ủ a tr ẻ M ẫ u giáo, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tiếp nhận văn học của trẻ Mẫu giáo
Tác giả: Hà Giang
Năm: 1991
14. Hà Nguyễn Kim Giang (1994), Các phương pháp cơ bản cho trẻ Mẫu giáo tiếp xúc với tác phẩm văn học, Thông báo khoa học 1, Trường Đại học sư phạm 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp cơ bản cho trẻ Mẫu giáo tiếp xúc với tác phẩm văn học
Tác giả: Hà Nguyễn Kim Giang
Năm: 1994
15. Hà Nguyễn Kim Giang (2010), Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác ph ẩ m v ă n h ọ c, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
Tác giả: Hà Nguyễn Kim Giang
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2010
16. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1992) , Tâm lý h ọ c, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học
Nhà XB: NXBGD
17. Ngô Công Hoàn (1995), Tâm lí h ọ c tr ẻ em t ậ p I, II, NXBGD Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học trẻ em tập I, II
Tác giả: Ngô Công Hoàn
Nhà XB: NXBGD Hà Nội
Năm: 1995
18. Lê Thu Hương (chủ biên) (2010), Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề (trẻ 3 – 4 tuổi), NXBGD Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề (trẻ 3 – 4 tuổi)
Tác giả: Lê Thu Hương (chủ biên)
Nhà XB: NXBGD Việt Nam
Năm: 2010
19. Đặng Vũ Hoạt, Ngô Hiệu, Vấn đề hoàn thiện các phương pháp dạy học, Tạp chí thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề hoàn thiện các phương pháp dạy học
20. Nguyễn Thanh Hùng, Hà Nguyễn Kim Giang (1994), Phát bi ể u h ứ ng thú đọ c cho trẻ ở tiền học đường, Tạp chí lý luận khoa học giáo dục số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát biểu hứng thú đọc cho trẻ ở tiền học đường
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng, Hà Nguyễn Kim Giang
Năm: 1994
21. Trần Kiều (1995), Một số kiến nghị về đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta, Tạp chí thông tin khoa học giáo dục số 51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kiến nghị về đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta
Tác giả: Trần Kiều
Năm: 1995
22. Phan Trọng Luận (1983), Cảm thụ văn học và dạy văn học, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm thụ văn học và dạy văn học
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1983

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w