Đàm thoại, giảng giải, giải thích giúp trẻ hiểu tác phẩm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện (Trang 45 - 47)

9. Bố cục của khóa luận

2.3. Đàm thoại, giảng giải, giải thích giúp trẻ hiểu tác phẩm

Sẽ là sai lầm nếu chúng ta bắt trẻ nghe một câu truyện, đọc thuộc một bài thơ khi mà trẻ chưa hiểu được nội dung, ý nghĩa hay những từ ngữ, những chi tiết mà trẻ không thể hiểu được. Điều đó ảnh hưởng đến quá trình cảm thụ tác phẩm của trẻ.

Trong quá trình đàm thoại, giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm và thu hút sự chú ý của trẻ ở lứa tuổi này thì cô giáo cần kết hợp với phương tiện trực quan như các hình ảnh động, hay đàm thoại với sa bàn, rối... Hệ thống câu hỏi phải đơn giản, vừa sức với trẻ, không nên hỏi những câu hỏi quá khó làm cho trẻ dễ bế tắc dẫn đến mất hứng thú. Không nên hỏi liên miên, quá chi tiết vụn vặt gây nên sự mệt mỏi, ảnh hưởng tới sự lĩnh hội kiến thức và sự hứng thú của trẻ. Nếu trẻ trả lời sai, cô cũng không nên nhận xét một cách “thẳng thắn” quá, làm trẻ cảm thấy “mất hứng”, thậm chí xấu hổ với bạn bè. Cô có thể khéo léo phân tích, động viên trẻ suy nghĩ thêm, đặc biệt là phải có thái độ tôn trọng, tin tưởng ở trẻ. Như thế mới tạo nên sự kích hoạt cảm xúc và tư duy ở trẻ.

Đặc biệt là với trẻ 3 – 4 tuổi, do vốn sống, vốn hiểu biết của trẻ còn hạn chế nên khi tiếp cận với tác phẩm văn học thì trẻ khó mà hiểu được những từ ngữ, những chi tiết lạ lẫm đối với trẻ. Do vậy mà việc giảng giải, giải thích trong LQTPVH rất cần thiết và quan trọng đối với trẻở lứa tuổi này.

Việc giảng giải, giải thích nhằm làm rõ nghĩa của những từ mới, từ khó, ý nghĩa của câu truyện, bài thơ. Những từ mới, từ khó nếu không được giải thích cụ thể trẻ sẽ khó có thể hiểu được tác phẩm. Nhưng nếu cô không tìm được cách giải thích đơn giản và dễ hiểu nhất, trẻ sẽ càng thấy rối tung lên, ảnh hưởng tới việc tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm ở trẻ.

Đối với trẻ 3 – 4 tuổi, khi giảng giải nên dùng lời nói kết hợp với phương tiện trực quan để giảng giải, giải thích. Ví dụ: Khi cần giải thích từ khó “bé tẻo teo” trong bài thơ Cây dây leo cô giáo có thể dùng tranh vẽ minh hoạ: Một cây dây leo nhỏ bé đang bám vào một khung cửa sổ to. Sự đối lập giữa cây dây leo (bé) và khung cửa sổ (to) trong quá trình tri giác, trẻ sẻ hiểu được bé tẻo teo là như thế nào.

Việc giải thích những từ mới đòi hỏi cô giáo phải hiểu rất rõ từđó và phải đặt nó trong văn cảnh, trong ngữ cảnh tác phẩm. Lời giảng giải cần ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu, gợi được sự liên tưởng, tưởng tượng. Như vậy, khi giải thích không tách rời ra khỏi câu buộc trẻ nắm khái niệm. Nhiệm vụ này còn phải là một quá trình, phải đợi các cấp học tiếp theo.

Trong tiết học, giảng giải, giải thích kết hợp đọc kể trích dẫn là một bước dạy. Tuy nhiên, việc giải thích từ ngữ, chi tiết khó hiểu có thể lồng ghép một cách có hiệu quả vào các bước dạy khác. Ví dụ: Trong truyện “Chú thỏ tinh khôn”, để giải thích mưu mẹo của thỏ, giáo viên trong bước đàm thoại có thể yêu cầu trẻ phát âm hu…hu…, ha…ha… và hỏi: Khi phát âm hu… miệng của các con như thế nào? (miệng tròn mở rất nhỏ). Khi phát âm ha… miệng các con mở như thế nào? (miệng mở rộng). Vì sao thỏ lại chạy thoát được khỏi miệng cá sấu?

Cô giáo cần lưu ý rằng, không phải những từ nào cũng giải thích, bởi từ đó, nếu được đặt bên cạnh một từ mà trẻ đã hiểu được thì cô giáo không cần giải thích nữa. Những từ đó không cản trở các em hiểu tác phẩm. Điều cần thiết là, cô giáo phải tìm hiểu những từ mới và tìm cách đọc, cách kể làm sáng hết mình, vang hết nhạc, gây ấn tượng mạnh cho trẻ về tác phẩm.

2.4. Tạo dựng không gian tiếp thụ nghệ thuật cho trẻ

Để giúp trẻ tiếp nhận và cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện thì việc tạo dựng không gian nghệ thuật là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ.

Trẻ được hoạt động trong một không gian mang tính nghệ thuật sẽ kích thích sự hứng thú, sáng tạo, trí tưởng tượng của trẻ. Đặc biệt là trẻ 3 – 4 tuổi vì sự chú ý của trẻ chưa phát triển nên đôi khi trong giờ học trẻ vẫn chưa chú ý nhiều đến tác phẩm. Nếu ngoài giờ học, trẻđược hoạt động trong một không gian mang tính nghệ thuật do cô giáo tạo dựng thì sẽ kích thích sự hứng thú của trẻ cùng với lời đọc, kể diễn cảm của cô giáo và các bạn thì trẻ rất dễ dàng tri giác lại tác phẩm và cảm thụ tác phẩm được tốt hơn.

Trong lớp học, cô giáo biết cách trang trí ở những mảng tường, có thể là do cô giáo tự tay vẽ hoặc cắt dán những hình ảnh, những nhân vật trong truyện, những bức tranh minh hoạ cho nội dung của bài thơ, câu truyện theo chủ đề của tuần,

tháng. Cô giáo có thể dán tranh minh hoạ theo lần lượt nội dung của câu truyện mà trẻđã được làm quen trên mảng tường, ngoài giờ học cô giáo cùng trẻđọc, kể lại tác phẩm cho trẻ nghe và giúp trẻđọc, kể theo tranh.

Cô giáo nên sưu tầm nhiều sách văn học, các hoạ báo, tạp chí, lịch cũ, nguyên liệu cho trẻ tự tạo làm sách để xây dựng một “Góc thư viện” mang nội dung văn học.

Mỗi lớp nên bố trí một góc có đủ ánh sáng, có giá để các loại truyện tranh, các tranh lớn minh hoạ nội dung các câu truyện, bài thơ có trong chương trình LQTPVH. Ở thời gian ngoài giờ học, cô giáo gợi ý cho trẻ lấy truyện tranh ra kể cho nhau nghe. Góc văn chương thực sự sẽ thu hút trẻ, giúp trẻ tiếp xúc văn học một cách tự giác, mọi lúc, mọi nơi nếu cô giáo thường xuyên thay đổi các loại truyện mới, tranh mới.

Ở những giờđón trẻ, trả trẻ, giờ chơi tự do cô giáo có thể cho trẻ xem những video bài hát, những bài thơ, câu truyện do các bạn nhỏ thể hiện. Hay những câu truyện với những hình ảnh động ngộ nghĩnh, hấp dẫn cho trẻ xem và cảm nhận. Được học tập và vui chơi trong một không gian nghệ thuật như vậy sẽ kích thích sự hứng thú, sáng tạo ở trẻ. Qua đó, tạo cho trẻ tình yêu thơ, truyện và sự cảm nhận sâu sắc về các tác phẩm văn học.

Không chỉ tạo dựng không gian nghệ thuật ở trong lớp mà trong trường, các cô giáo nên tạo dựng khuôn viên vườn trường sạch đẹp, trồng nhiều hoa, vườn rau xanh… Và đặc biệt là xây dựng khu vườn cổ tích, để trong những giờ tham quan, dạo chơi ngoài trời trẻđược luyện tập tác phẩm hay vui chơi trong một không gian mang tính nghệ thuật thật sự, ở đó có cô Tấm, có ông Bụt, bà Tiên… những nhân vật mà trẻ chỉđược nghe qua lời kể của cô giáo.

Việc tạo dựng không gian tiếp thụ nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận và cảm thụ văn học của trẻ ở lứa tuổi này. Nên đòi hỏi cô giáo không ngừng sáng tạo, học hỏi, linh hoạt để có thể tạo dựng một không gian nghệ thuật cho trẻ.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)