Về chương trình LQTPVH dành cho trẻ mẫu giáo –4 tuổi

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện (Trang 32 - 36)

9. Bố cục của khóa luận

1.2.1. Về chương trình LQTPVH dành cho trẻ mẫu giáo –4 tuổi

Theo chương trình “Chăm sóc - giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện 3 – 4 tuổi” của trần Thị Trọng và Phạm thị Sửu đồng chủ biên – NXBGD 1994, việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi LQTPVH nhằm mục đích sau:

- Cung cấp một số biểu tượng ban đầu về các thể loại văn học: Thơ, truyện ngắn, truyện cổ tích, ca dao, đồng ca, câu đố.

- Nâng cao nhận thức của trẻ về thế giới tự nhiên, xã hội.

- Rèn luyện cho trẻ khả năng: kể truyện, đọc thơ diễn cảm, đóng kịch… - Giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, lòng nhân ái.

- Phát triển khả năng cảm thụ văn học.

- Phát triển khả năng tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, chú ý có chủđịnh.

- Hình thành và phát triển cảm xúc thẩm mĩ, nuôi dưỡng trí tưởng tượng và ước mơ cao đẹp.

- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ tiếng mẹđẻ, chú trọng phát triển vốn ngôn ngữ văn học.

Hình thức tổ chức các hoạt động LQTPVH bao gồm hoạt động kể truyện, đọc thơ cho trẻ nghe, dạy trẻđọc thuộc thơ, kể lại truyện. Trong chương trình hiện hành, các hoạt động đó được xác định là một trong những hoạt động học tập với tên gọi “Làm quen văn học”.

- Nội dung và yêu cầu cần đạt đối với trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi. Về nội dung:

+ Dạy trẻ cảm nhận nhịp điệu của thơ, đồng dao, trẻ biết thể hiện lại điệu, giọng nói của nhân vật trong truyện.

+ Giúp trẻ hiểu nội dung, ghi nhớ một số đoạn đối thoại, một số câu và đoạn văn lặp lại trong truyện.

+ Thông qua nội dung tác phẩm giáo dục cho trẻ những tình cảm tốt đẹp đối với con người, thiên nhiên, con vật.

Về yêu cầu:

+ Trẻ thích nghe đọc thơ, kể truyện.

+ Trẻ thuộc tối thiểu 3 đến 5 bài thơ, bài đồng dao trong chương trình.

+ Hiểu nội dung truyện, thơ và trả lời được một số câu hỏi đơn giản về nội dung. Ghi nhớ và nhắc lại được một số đoạn đối thoại, đoạn văn lặp lại trong truyện.

+ Cảm nhận được tình cảm thân thiết, quý mến đối với những người gần gũi, cảm nhận được vẻđẹp của thiên nhiên qua nội dung của tác phẩm.

Nhìn chung, qua nghiên cứu “Chương trình chăm sóc – giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện 3 – 4 tuổi”, chúng tôi nhận thấy chương trình LQTPVH đã có những ưu điểm và tồn tại ần được khắc phục sau:

Về ưu điểm: Nội dung chương trình LQTPVH đã quán triệt được mục tiêu giáo dục và mục đích tổng quát của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Chương trình được biên soạn nhằm hướng vào các mục đích:

- Hình thành và phát triển khả năng nhận thức cho trẻ.

- Hình thành và phát triển khả năng cảm xúc, khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cho trẻ.

- Góp phần giáo dục đạo đức, nâng cao thị hiếu thẩm mĩ. - Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ.

Nội dung chương trình tương đối phong phú về chủ đề, thể loại, không chỉ nhằm cho trẻ làm quen với từng tác phẩm cụ thể mà thông qua đó hoàn thiện dần con đường nhận thức của trẻ ở lứa tuổi này. Với những yêu cầu cảm nhận, nắm bắt giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm giúp cho trẻ được rèn luyện, phát triển tư duy, óc tưởng tượng, ghi nhớ, phát triển chú ý có chủ định, mở rộng tầm hiểu biết cho trẻ.

Việc rèn luyện kĩ năng đóng kịch, đọc thơ, kể truyện diễn cảm là hình thức phát triển khả năng ghi nhớ, rèn luyện phát âm, phát triển vốn từ, rèn luyện cách diễn đạt mạch lạc. Trẻđọc thơ, kể truyện diễn cảm cũng là cách thức để bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước cuộc sống (thông qua hiện thực trong tác phẩm). Có thể coi đây là cơ sởđể giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, hình thành trong trẻ những ước mơ, khát vọng vươn tới cái đẹp, tạo ra cái đẹp và bảo vệ cái đẹp.

Nội dung các tác phẩm được tuyển chọn đưa vào sử dụng trong chương trình đều xoay quanh các chủ đề: thiên nhiên, gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội. Đối tượng phản ánh tác phẩm là đời sống tự nhiên, con người. Những nội dung đó đã góp phần gắn trẻ với đời sống xã hội của người lớn, giúp trẻ thống nhất được những biểu tượng của mình với cuộc sống người lớn, tạo ở trẻ một thái độ tích cực đối với cuộc sống xung quanh mà sau này trẻ sẽ tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển.

Nội dung chương trình đã đảm bảo được sự thống nhất giữa tính khoa học và tính vừa sức trong giáo dục trẻ. Các tác phẩm được biên soạn, tuyển chọn đều tập trung phản ánh hiện thực trong phạm vi khả năng lứa tuổi, những hiểu biết nhận thức về thế giới xung quanh, không làm méo mó, sai lệch những biểu tượng của trẻ về xu hướng tất yếu của cuộc sống. Mặt khác, đời sống được phản ánh trong tác

phẩm vừa mang tính bản chất, vừa mang tính đơn giản phù hợp với năng lực nhận thức của trẻ. Các hiện tượng tự nhiên, xã hội như: sinh sản, quang hợp, trao đổi chất, đấu tranh giai cấp, chống ngoại xâm… được lí giải hợp lí, dễ hiểu thông qua các hình tượng sinh động, đầy sức hấp dẫn đối với tuổi thơ.

Các vấn đề về thể loại, chủđề, kết cấu ngôn ngữ trong tác phẩm đã được tuyển chọn, biên soạn theo hướng đồng tâm phát triển, tạo ra các tác động sư phạm tích hợp tới “vùng phát triển gần nhất”.

Nội dung chương trình đảm bảo nguyên tắc giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi và giáo dục trong giờ học. Trong các giờ học chương trình bảo đảm cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho trẻ một cách có hệ thống. Nội dung ngoài giờ học nhằm cũng cố và rèn luyện kiến thức, kĩ năng trẻ đã được làm quen trong giờ học, đồng thời cho trẻ làm quen với các tác phẩm sắp học, các bài ca dao, đồng ca.

Mặt khác các bài soạn hướng dẫn thực hiện đều theo hướng lấy hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, thông qua vui chơi để trẻ lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng. Chú ý phát huy vai trò chủđộng tích cực, sáng tạo của trẻ trong việc thể hiện cảm xúc trước tác phẩm.

Bên cạnh những ưu điểm thì còn những tồn tại cần được khắc phục như: Hình thức tổ chức tổ chức hoạt động cho trẻ LQTPVH ở mọi lúc mọi nơi chưa được quan tâm. Một số bài soạn còn được trình bày theo hướng cụ thể, định sẵn, hạn chế tính khái quát đã làm giảm đi khả năng sáng tạo của giáo viên mầm non.

Tóm lại:

Qua nghiên cứu nội dung cho trẻ LQTPVH theo “Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện 3 – 4 tuổi” chúng tôi nhận thấy đây là một tài liệu tốt để giáo viên mẫu giáo có thể tham khảo và thực hiện. Dựa vào nội dung hướng dẫn giáo viên có thể cải tiến được phương pháp, làm phong phú thêm các hoạt động cho trẻ LQTPVH, cụ thể:

- Tạo điều kiện cho trẻ tăng cường hoạt động, hoạt động tích cực, giúp cho trẻ trở thành chủ thể hoạt động trong giờ học, ngoài giờ học để nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ.

- Qua hoạt động, tạo mối quan hệ nhiều chiều giữa cô và trẻ, giữa trẻ đối với trẻ.

- Hình thức tích hợp các nội dung giáo dục (vui chơi, hát, múa, vẽ…) được sử dụng làm phương tiện để kích thích quá trình cảm thụ tác phẩm văn học.

- Phần hướng dẫn đọc, kể diễn cảm đối với từng tác phẩm đã giải quyết được cơ bản hạn chế trong thực tiễn giáo dục là khả năng đọc, kể diễn cảm của giáo viên.

- Phần hướng dẫn tổ chức hoạt động nhận thức xây dựng trên cơ sởđặc điểm và nhu cầu cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ, đảm bảo các quá trình làm quen – củng cố - ôn luyện.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện (Trang 32 - 36)