Tổ chức hoạt động làm quen thơ, truyện

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện (Trang 56 - 67)

9. Bố cục của khóa luận

2.7.1. Tổ chức hoạt động làm quen thơ, truyện

a, Tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm thơ

Đối với trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, hoạt động làm quen tác phẩm thơ ngoài mục đích nâng cao năng lực cảm thụ, làm quen ngôn ngữ văn học, còn nhằm rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ tác phẩm, biết đọc thơ diễn cảm, mạnh dạn hồn nhiên.

Việc tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm thơ gồm có 2 loại hình hoạt động, đó là hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe và dạy trẻ đọc diễn cảm thơ. Mỗi loại hình hoạt động có mục tiêu và yêu cầu khác nhau. Cụ thể:

Hoạt động 1: Đọc thơ cho trẻ nghe

Mục tiêu chính của hoạt động này là chủ yếu đọc thơ cho trẻ nghe và giúp trẻ cảm thụ bài thơ.

Cách tiến hành:

- Giới thiệu tác phẩm, tác giả: Đối với trẻ 3 – 4 tuổi thì cô nên gây hứng thú cho trẻ bằng tranh, ảnh, vật thật, kết hợp đàm thoại ngắn gọn. Sau đó nêu tên bài thơ, tên tác giả.

- Đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe 2 – 3 lần kết hợp cử chỉ, điệu bộ và phương tiện trực quan.

- Giảng giải, đàm thoại, đọc trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ. Và ởđộ tuổi này vì trí tưởng tượng của trẻ chưa được phong phú nên khi giảng giải đàm thoại cô phải kết hợp với phương tiện trực quan để trẻ vừa được nghe, vừa được tri giác. Trong khâu đàm thoại, để giúp trẻ cảm nhận tốt bài thơ, nên đặt câu hỏi theo hướng sau đây:

+ Câu hỏi về tựa đề, tên tác giả.

+ Câu hỏi giúp trẻ cảm nhận nội dung chính của bài thơ: Bài thơ nói về ai? Về cái gì? Người, cảnh…(cụ thể) như thế nào?

+ Câu hỏi giúp trẻ cảm nhận nội dung cụ thể của bài thơ: Tuỳ theo nội dung của bài thơđểđưa ra câu hỏi phù hợp, vừa sức trẻ.

+ Câu hỏi theo hướng tái tạo giúp trẻ nhớ, nhắc lại ý chính của bài hoặc đọc lại cả câu thơ.

+ Câu hỏi hướng trẻ cảm nhận giá trị thẩm mĩ của bài thơ: Cảnh trong bài thơ có đẹp không? … có đáng yêu không? Các con có yêu… không?

- Giáo viên đọc nhiều lần cho trẻ nghe, yêu cầu trẻ nhẩm và đọc theo cô. - Kết thúc hoạt động: Cô dặn dò trẻđọc thơ cho ông bà, bố mẹ nghe và chuyển sang hoạt động khác. Có thể cho trẻ chơi các trò chơi hoặc hát các bài hát có nội dung gần gũi với bài thơ.

Hoạt động 2: Dạy trẻđọc diễn cảm tác phẩm

Mục tiêu chính của hoạt động này là giúp trẻ hiểu sâu nội dung bài thơ, học thuộc và đọc diễn cảm bài thơ.

Cách tiến hành:

- Giới thiệu tác phẩm, tác giả: Có thể đọc một vài câu trong bài và hỏi trẻ đó là những câu thơ có trong bài thơ nào. Nói rõ nhiệm vụ giờ học cho các cháu nghe.

- Đọc mẫu bài thơ 2 – 3 lần kết hợp cử chỉđiệu bộ và phương tiện trực quan. - Giúp trẻ hiểu nội dung và bước đầu cảm thụ nghệ thuật của tác phẩm. Câu hỏi đàm thoại về nghệ thuật cần được diễn đạt một cách khéo léo, ngắn gọn.

- Dạy trẻđọc thuộc, diễn cảm bài thơ. Giáo viên đọc nhiều lần để trẻđọc nhẩm theo. Cho trẻ đọc bài thơ, nếu trẻ gặp khó khăn giáo viên nhắc trẻ để trẻ đọc tiếp. Giáo viên cho trẻđọc theo tổ, theo nhóm, cá nhân.

- Kết thúc giờ học: Giáo viên cùng cả lớp đọc lại bài thơ 1 – 2 lần. Sau đó chuyển sang hoạt động khác.

Lưu ý: Trên tiết học, điều chủ yếu là cô giáo giúp trẻ hiểu nội dung và cảm thụ tốt âm điệu, nhịp điệu bài thơ. Trong các thời điểm sinh hoạt trong ngày cô tiếp tục ôn luyện dưới hình thức hái hoa, đoán tên, biểu diễn.

Ví dụ: Hướng dẫn trẻ 3 – 4 tuổi làm quen bài thơ: “ Dán hoa tặng mẹ” của Khải Minh.

Hoạt động 1: Đọc thơ cho trẻ nghe Yêu cầu:

- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, cảm thụ tốt bài thơ. - Trẻ biết yêu quý mẹ.

Chuẩn bị:

- Ngoài giờ học cô giáo cho trẻ xem tranh ảnh về ngày 8 - 3 và giới thiệu cho trẻ biết đây là ngày hội của các bà, các mẹ, các cô, các bạn gái.

- Tranh minh hoạ nội dung bài thơ.

Tiến hành:

- Vào bài: Cô có thể hỏi trẻ: Cô đố lớp mình gần đến ngày gì nào? Vậy ngày 8- 3 là ngày hội của ai? Cô giới thiệu cho trẻ biết ngày 8 - 3 là ngày hội của các bà, các mẹ, các cô và các bạn gái. Đây cũng là dịp để các con thể hiện tình cảm của mình đấy. Và cô cũng biết một bài thơ nói về tình cảm của một bạn nhỏ dành cho mẹ của mình nhân ngày 8 – 3, đó là bài thơ: “ Dán hoa tặng mẹ” của tác giả Khải Minh. Bây giờ các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơđể biết được tình cảm của bạn nhỏấy như thế nào nhé!

- Cô đọc diễn cảm: Đọc nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện tình cảm yêu mến của con đối với mẹ, sự âu yếm vui mừng của mẹ đối với con. Ngắt giọng lâu hơn bình thường sau các câu 2, 4, 5 và ngắt giọng trong câu “Nói rằng: Con biếu mẹ”.

- Giảng giải và trích dẫn: Tình cảm yêu mến, kính trọng của con đối với mẹ (bốn câu đầu)

Cô có thể nói với trẻ biết ngày 8 – 3 là ngày hội của các bà, các mẹ, các cô và các bạn gái. Mẹ yêu thương, chăm sóc bé, bé cũng rất yêu quý mẹ và muốn tặng mẹ một món quà nhỏ vào ngày lễđó.

Cô trích đọc 2 câu đầu.

Cô có thể hỏi trẻ: Khi tặng mẹ hoa bạn bé nói như thế nào? Sau khi trẻ trả lời, cô đọc trích dẫn câu 3 và 4, tiếp theo cô cho trẻ diễn giải tình cảm âu yếm, vui mừng của mẹđối với con (bốn câu cuối).

Mẹ rất vui sướng vì con đã yêu quý mẹ. Các con nghe xem mẹđã nói như thế nào với con (đọc trích dẫn 3 câu cuối).

Kết hợp cho trẻ xem tranh minh hoạ và sử dụng tranh theo thứ tự. Sau đó đọc lại bài thơ 2 – 3 lần.

- Đàm thoại:

Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác?

Nhân ngày 8 - 3 bé đã làm gì để tặng mẹ? Khi tặng mẹ hoa thì bé nói như thế nào? Mẹ âu yếm bảo con như thế nào?

Ai là người đã dạy bé tặng hoa cho mẹ? Các con có yêu quý mẹ không? Tại sao?

- Dạy trẻđọc thuộc bài thơ: Cô đọc nhiều lần, trẻđọc theo cô. Cô cho trẻ đọc theo lớp, theo nhóm. Cháu nào thuộc trước, cô gọi lên đọc cho lớp nghe và khen ngợi trẻ.

Hoạt động 2: dạy trẻđọc diễn cảm bài thơ Yêu cầu:

- Trẻ hiểu sâu sắc hơn nội dung bài thơ. - Trẻ thuộc và thể hiện giọng đọc diễn cảm.

Chuẩn bị:

- Hình ảnh động về nội dung bài thơ trên máy tính. - Giỏđựng hoa, hồ dán…

- Bài hát “Quà 8 – 3” nhạc và lời Hoàng Long.

Cách tiến hành:

Tiến hành các bước tương tự như tiết 1 song nội dung có một số thay đổi. Cụ thể cô nên thay đổi cách giới thiệu bài, cô giáo đọc cho trẻ nghe 4 câu thơ trong bài thơ “Dán hoa tặng mẹ” và đố trẻđó là những câu thơ trong bài thơ nào mà lớp mình đã được học? Bài thơ do ai sáng tác? Và hôm nay cô sẽ dạy cho các con đọc diễn cảm bài thơ này nhé!

Không giảng giải và đọc trích dẫn, giành thời gian nhiều cho khâu luyện đọc. Phần đàm thoại, hỏi thêm câu hỏi: Các con thấy bạn nhỏ trong bài thơ có yêu quý mẹ không? Còn các con, các con có yêu quý mẹ không? Yêu mẹ, các con hãy cùng cô học thuộc và đọc thật hay bài thơ này nhé!

Khi dạy trẻ đọc, cô chú ý hơn đến việc luyện đọc diễn cảm. Những chổ ngắt giọng như câu “Nói rằng: Con biếu mẹ”. Thì cô nên đọc mẫu, trẻ lắng nghe sau đó đọc theo cô. Cô tổ chức cho trẻđọc thơ dưới nhiều hình thức khác nhau.

Kết thúc hoạt động, cô tổ chức hoạt động bổ trợ là cho trẻ vẽ hoặc xé dán hoa để trẻ mang về tặng mẹ.

b, Tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm truyện

Việc tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm tryện gồm có 3 loại hình hoạt động, đó là hoạt động đọc truyện cho trẻ nghe, hoạt động dạy trẻ kể lại truyện và hoạt động dạy trẻđóng kịch theo cốt truyện. Mỗi loại hình hoạt động có mục tiêu và yêu cầu khác nhau. Cụ thể:

Hoạt động 1: Kể truyện cho trẻ nghe

Mục tiêu chính của hoạt động này là cô kể diễn cảm câu truyện cho trẻ nghe và giúp trẻ hiểu về nội dung của tác phẩm.

Cách tiến hành:

- Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp. + Giới thiệu trực tiếp: nói ngay tên tác phẩm, tác giả.

+ Giới thiệu gián tiếp: Sử dụng tranh, ảnh, rối, kết hợp lời nói tạo không khí tiếp thụ nghệ thuật, gây hứng thú cho trẻ. Nêu tên tác giả, tác phẩm.

- Cô kể: Lần 1 có thể kết hợp với điệu bộ, cử chỉ hoặc phương tiện trực quan. Lần 2 phải kết hợp với phương tiện trực quan.

- Giảng giải, trích dẫn những câu văn, đoạn văn nói lên ý chính của nội dung, hoặc ngữđiệu của nhân vật nhằm giúp trẻ hiểu nội dung truyện. Nên sử dụng dụng cụ trực quan trong bước này.

- Đàm thoại: Nhằm giúp trẻ hiểu được nội dung câu truyện, nhớđược trình tự các sự kiện của câu truyện, hiểu và biết cách sử dụng các từ ngữ văn học nghệ thuật trong mỗi tác phẩm. Giáo viên nên đàm thoại theo hệ thống các loại câu hỏi sau đây:

+ Loại câu hỏi về nội dung (Truyện gì? Kể về ai? Kể về chuyện gì? Có những ai? Làm gì? Ởđâu? Tại sao?)

+ Loại câu hỏi yêu cầu câu trả lời sử dụng ngôn ngữ miêu tả (Như thế nào?) + Loại câu hỏi về thái độ của trẻđối với nhân vật trong truyện (Vì sao?)

+ Loại câu hỏi về ngữđiệu giọng của các nhân vật phù hợp với hành động và tính cách nhân vật (Giọng như thế nào?)

- Kết thúc hoạt động, cô kể cho trẻ nghe một lần nữa, liên hệ bài học giáo dục một cách nhẹ nhàng và chuyển sang hoạt động khác.

Hoạt động 2: Dạy trẻ kể lại truyện

Ở hoạt động dạy trẻ kể lại truyện thì trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi chưa tự mình kể lại được trọn vẹn câu truyện mà trẻ phải phối hợp cùng với cô giáo để kể: Cô giáo là người dẫn truyện, đặt các câu hỏi hướng vào lời đối thoại của nhân vật. Trẻ kể lời đối thoại mạch lạc và biểu cảm.

Nên mục tiêu chính của hoạt động này giúp trẻ nhớ lại nội dung câu truyện, nhớ giọng điệu của nhân vật, nhớđoạn văn, câu văn lặp lại trong truyện và biết kể lại truyện cùng cô giáo.

Cách tiến hành:

- Cô giới thiệu bài ngắn gọn.

- Cô kể diễn cảm cho trẻ nghe 1 đến 2 lần câu truyện.

- Đàm thoại với trẻ về nội dung, tình tiết, tính cách, giọng điệu của nhân vật. Nếu trong truyện có những đoạn đối thoại hoặc lặp lại thì cô đặt câu hỏi sao cho trong câu trả lời trẻ phải nhắc lại được các đoạn đó.

- Sau đó cô cho trẻ cùng kể lại truyện với cô. Trước tiên, giáo viên cho trẻ kể lại đoạn điệp khúc, đoạn đối thoại bằng cách cho trẻ đồng thanh bắt chước cô và từng cháu nhắc lại giống cô.

Tiếp theo, cho trẻ kể lại từng đoạn bằng cách kể tiếp theo cô. Cứ như vậy cô và trẻ cùng kể hết câu truyện.

- Kết thúc tiết học cô giáo động viên, khuyến khích trẻ, phải dặn dò trẻ kể truyện cho người nhà nghe, cho bạn bè nghe để tạo nhu cầu, hứng thú ở trẻ.

- Cô giáo nên tổ chức cho trẻ luyện tập kể truyện trong giờ LQTPVH và ngoài giờ học, giờ sinh hoạt trong ngày. Giáo viên chú ý cần huy động được nhiều lượt trẻ tham gia.

Hoạt động 3: Hoạt động dạy trẻđóng kịch theo cốt truyện

Dạy trẻ 3 – 4 tuổi đóng kịch không là điều đơn giản. Vì vậy, việc dạy trẻđóng kịch chỉ diễn ra khi trẻ đã nắm câu truyện và kể lại được truyện ở các hoạt động trước.

Cách tiến hành:

- Vào bài cô giáo có thể kể một đoạn trong truyện hay thể hiện một lời thoại của một nhân vật trong truyện và cho trẻ nhớ lại nội dung câu truyện. Cô nêu rõ nhiệm vụ của các cháu trong giờ học.

- Cô kể diễn cảm câu truyện một lần có tranh minh hoạ để giúp các cháu nhớ truyện và tưởng tượng, hình dung về các nhân vật.

- Cô trao đổi với các cháu về số lượng, phục trang, ngôn ngữ, hành động, cử chỉ, vẻ mặt, điệu bộ… của các nhân vật. Cô có thểđưa ra các câu hỏi để trẻ suy nghĩ về cách thể hiện tác phẩm, không nhất thiết phải hướng dẫn trẻ tất cả.

- Tổ chức phân vai.

- Trẻđóng kịch, nhận xét, góp ý cho nhóm diễn.

- Cô nhận xét chung tinh thần học tập của cả lớp, khuyến khích các cháu tập đóng kịch cho các bạn xem trong các giờ chơi.

Ví dụ: Hướng dẫn trẻ làm quen tác phẩm: “Nhổ củ cải”, phỏng theo truyện dân gian Nga.

Hoạt động 1: Kể truyện cho trẻ nghe Yêu cầu:

- Trẻ hiểu nội dung, ý nghĩa câu truyện. - Trẻ nhớ tên các nhân vật trong truyện.

Chuẩn bị:

- Bộ rối dẹt: mô hình ngôi nhà, vườn củ cải, rối dẹt ông, bà, cô bé, chó, mèo, chuột và một cây củ cải thật to.

- PowerPoint hình ảnh truyện “Nhổ củ cải”. - Bộ phim hoạt hình “Nhổ củ cải”.

- Hộp quà, trong đó có củ cải trắng.

Cách tiến hành:

- Giới thiệu bài:

+ Cho trẻ trả lời câu đố về củ cải trắng và khám phá món quà của cô.

+ Cô cũng biết một câu truyện rất hay kể về một cây củ cải khổng lồ, để biết củ cải khổng lồ to như thế nào và một người có thể nhổ lên được không? Các con hãy lắng nghe câu truyện “Nhổ củ cải”, phỏng theo truyện dân gian Nga thì các con sẽ rõ.

Mởđầu câu truyện cô kể chậm rãi, nhẹ nhàng. Cần nhấn mạnh vào các từ: ông già, bà già, cô cháu gái, chó con, mèo con, chuột nhắt để trẻ nhớ tên các nhân vật trong truyện.

Kểđến nhân vật nào cô cho rối minh hoạ nhân vật đó xuất hiện.

Ông già gọi bà già bằng giọng chậm rãi, bà già gọi cháu gái bằng giọng âu yếm, dịu dàng. Cháu gái gọi chó con bằng giọng nhanh nhảu, vui vẻ…

Hơi kéo dài giọng của các từ: nhổ mãi, nhổ mãi, không hề nhúc nhích, biểu hiện sự nặng nhọc, cố sức.

Câu kết thúc truyện kể bằng giọng vui vẻ, biểu lộ sự sung sướng, phấn khởi. - Giảng giải, trích dẫn:

Cô nói: Nhờ sự chăm sóc của ông già, cây củ cải đã trở thành một cái cây khổng lồ, to chưa từng thấy. Ông già muốn nhổ về cho bà già và cháu gái, nhưng nhổ mãi, nhổ mãi mà cây cải không hề nhúc nhích, ông bèn gọi bà già. (Cô làm điệu như đang gọi và nói: “Bà ơi! Mau lại đây…”), cô nói tiếp: các cháu nghe lại xem ông già đã gọi bà già như thế nào nhé. Cô kể trích dẫn: “Bà ơi! Mau lại đây!...nhổ cải lên”. Cô nói tiếp, các cháu nghe lại bà già gọi cháu gái nhé và kể trích dẫn lại.

Tiếp tục như vậy cho đến hết câu truyện. - Đàm thoại:

+ Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì? + Trong câu truyện có những nhân vật nào?

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)