Tập cho trẻ kể lại truyện

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện (Trang 48 - 49)

9. Bố cục của khóa luận

2.5.1. Tập cho trẻ kể lại truyện

Dạy trẻ kể lại truyện ở mỗi độ tuổi có đặc trưng riêng, yêu cầu riêng. Đối với trẻ 3 – 4 tuổi, trẻ chưa tự mình kể lại hết được câu truyện, nên chỉ dạy trẻ biết phối hợp cùng cô kể truyện. Cô giáo là người dẫn truyện, đặt các câu hỏi hướng vào lời đối thoại của các nhân vật. Trẻ kể lời đối thoại mạch lạc và biểu cảm.

Để việc dạy trẻ kể lại truyện có hiệu quả, trước tiên, cô giáo phải biết lưạ chọn các truyện để kể, đọc cho trẻ nghe và dạy trẻ kể lại truyện. Các câu truyện dành cho trẻở lứa tuổi này cần phải có nội dung vui nhộn hoặc có những hành động hồi hộp, có các câu hoặc các từđược lặp đi lặp lại, có ngữđiệu biểu cảm.

Ở độ tuổi này muốn tập cho trẻ kể lại truyện thì bắt buộc trẻ phải hiểu rõ nội dung, tình tiết của câu truyện ở các hoạt động LQTPVH trước đó. Và đặc biệt là trẻ phải được nghe câu truyện đó nhiều lần, trên các giờ luyện tập có chủđích và trong mọi lúc, mọi nơi, nhất là vào các giờ chơi buổi chiều. Các lần kể nên có yêu cầu và hình thức tổ chức khác nhau, tránh gây nhàm chán ở trẻ.

Việc dạy trẻ kể lại truyện bắt đầu bằng việc giáo viên tạo dựng bầu không khí cảm thụ nghệ thuật bằng lời giới thiệu tác phẩm thu hút sự chú ý của trẻ. Giáo viên có thể cho trẻ xem tranh, nghe đọc thơ, hát các bài hát có nội dung gần gũi với truyện sắp kể hoặc kể một đoạn trong truyện. Sau đó giáo viên kể truyện diễn cảm theo các hình thức khác nhau, khi kể nên thay đổi giọng phù hợp với các nhân vật trong truyện, phù hợp với tính cách, tâm trạng của nhân vật đó. Kết hợp cho trẻ xem

tranh, giảng giải, đàm thoại để giúp trẻ tri giác toàn bộ nội dung truyện, hiểu được tác phẩm, ghi nhớ cốt truyện.

Để giúp trẻ nhớ được truyện, sau khi đàm thoại, giáo viên nên kể lại truyện một lần nữa. Lần kể sau này, giáo viên kể diễn cảm, kết hợp ngữđiệu với biểu hiện của nét mặt, các động tác minh hoạ của cơ thể.

Trước tiên, giáo viên cho trẻ kể lại đoạn điệp khúc, đoạn đối thoại bằng cách cho trẻđồng thanh bắt chước cô và từng cháu nhắc lại giống cô.

Tiếp theo, cho trẻ kể lại từng đoạn bằng cách kể tiếp theo cô. Cứ như vậy cô và trẻ cùng kể hết câu truyện.

Cô nên phát huy tính sáng tạo của trẻ trong kể truyện. Trẻ có thể kể bằng ngôn ngữ của mình, bằng cử chỉ, điệu bộ của riêng trẻ chứ không nhất thiết phải bắt chước rập khuôn theo cô.

Quá trình kể lại truyện, trẻđã biến mình từ chủ thể tiếp nhận thành chủ thể văn học. Sống và hoá thân vào câu truyện kể, vào các nhân vật, trẻđược trải nghiệm và tích luỹ kinh nghiệm sống, làm sâu sắc sự hơn sự cảm thụ văn học, làm giàu xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ, tình cảm đạo đức.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)