Tổ chức hoạt động bổ trợ trong quá trình LQTPVH

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện (Trang 55 - 56)

9. Bố cục của khóa luận

2.6. Tổ chức hoạt động bổ trợ trong quá trình LQTPVH

Hoạt động bổ trợ là hoạt động nhằm mục đích dạy trẻ khám phá thế giới tự nhiên và xã hội bằng cách dạy trẻ các kĩ năng quan sát, nhận xét, đánh giá… Trên cơ sởđó giáo dục trẻ biết cách ứng xử tốt trong các mối quan hệ tự nhiên và xã hội. Hoạt động bổ trợđược tiến hành sau các hoạt động chung. Trong quá trình tổ chức cho trẻ LQTPVH, sau khi cho trẻ làm quen với tác phẩm, trẻđã được hiểu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Thì việc tổ chức hoạt động bổ trợđể giúp trẻ cảm thụ tốt tác phẩm và rèn các kĩ năng sống cho trẻ là rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Vì trẻ 3 – 4 tuổi có vốn sống, vốn hiểu biết và các kĩ năng sống của trẻ rất ít ỏi nên khi cho trẻ LQTPVH cô giáo nên chú ý tổ chức tốt hoạt động bổ trợ có liên quan đến nội dung tác phẩm cho trẻ làm quen.

Ví dụ:

Với bài thơ “Dán hoa tặng mẹ” của Khải Minh. Đây là một bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, kính trọng của con giành cho mẹ và niềm vui của mẹ khi được đón nhận tình cảm đó. Bài thơ giáo dục trẻ biết yêu quý mẹ, nhưng cô giáo không chỉ dạy trẻ nói bằng lời mà phải biết thể hiện tình cảm của mình qua hành động. Với bài thơ này cô giáo có thể tổ chức hoạt động bổ trợ là cho trẻ vẽ hoa hay xé dán hoa theo ý thích của trẻđể mang về tặng mẹ.

Với bài thơ “Ong và bướm” ngoài việc giáo dục trẻ là phải biết vâng lời cha mẹ thì cô giáo cũng nên giới thiệu cho trẻ biết bướm và ong là đôi bạn rất thân, hai bạn thường bay đến những vườn hoa đẹp để hút nhị hoa về làm mật ngọt. Cô giáo có thể tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Tình bạn thân”. Cô chia trẻ ra làm hai đội, đội ong và đội bướm. Các cháu sẽ hoá thành những chú ong và chú bướm chăm chỉ đi tìm những bông hoa thật nhiều mật ngọt. Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi.

Luật chơi: Mỗi bạn ong và bướm lên chỉ lấy được một bông hoa. Khi bạn ong và bướm mang về thì bạn ong và bướm khác mới được lên lấy hoa.

Cách chơi: Khi nào có hiệu lệnh của cô 1, 2, 3 thì các bạn ong và bướm lên tìm hoa về bỏ vào giỏ của đội mình. Thời gian giành cho mỗi đội là 2 phút, đội nào tìm được nhiều hoa thì đội đó sẽ chiến thắng.

Với câu truyện: “Bác Gấu Đen và hai chú thỏ” cô có thể tổ chức hoạt động bổ trợ với trò chơi: “Kéo cưa, lừa xẻ” để xẻ gổ làm nhà cho bạn Thỏ Nâu. Giáo dục trẻ biết giúp đỡ bạn bè.

Hay có thể tổ chức trò chơi vui nhộn hơn, đó là trò chơi: “Thỏ về chuồng”. Cách chơi: Cô cho cả lớp cùng làm những chú thỏ ngoan đi tắm nắng và cùng hát bài hát “Trời nắng trời mưa”. Khi nghe cô lắc xắc xô và nói : “Mưa to rồi, mưa to rồi, mau mau mau về thôi” thì tất cả trẻđều nhanh chân về chuồng mà cô đã vẽ sẵn, kẻo trời mưa ướt. Ai chạy về muộn sẽ bị nhảy lò cò. Giáo dục trẻ, khi đi chơi nếu gặp trời mưa thì phải nhanh chân đi trú mưa nếu dầm mưa thì sẽ bị cảm lạnh và bị ốm.

Câu truyện: “Bông hoa cúc trắng” nói về tình hiếu thảo của con đối với mẹ khi người mẹ bịốm. Cô có thể tổ chức cho trẻ trò chơi đóng vai. Một trẻ sẽđóng vai mẹ bị ốm, và một trẻ sẽ đóng con, chăm sóc mẹ (cho mẹ uống nước, cho mẹ ăn cháo, xoa bóp cho mẹ…) Cô thay phiên cho nhiều cháu được đóng vai. Qua đó hình thành cho trẻ kĩ năng chăm sóc những người thân khi đau ốm, và thể hiện được tình cảm của trẻđối với những người thân trong gia đình.

Để tổ chức hoạt động bổ trợ tốt, hấp dẫn trẻ, đòi hỏi cô giáo phải sáng tạo, linh hoạt thay đổi các hình thức phù hợp với mục tiêu của bài dạy. Trẻ được “học mà chơi, chơi mà học”, tạo tinh thần thoải mái, tự nhiên, không nhàm chán, gò bó. Và điều quan trọng là rèn được các kĩ năng cho trẻ, giáo dục trẻ biết cách ứng xử tốt trong các mối quan hệ tự nhiên và xã hội.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)