9. Bố cục của khóa luận
1.2.2. Về phương pháp hướng dẫn trẻ –4 tuổi làm quen thơ, truyệ nở trường
trường Mầm non
Tìm hiểu qua dự giờ, trao đổi với giáo viên phụ trách chuyên môn, giáo viên đứng lớp và với trẻ, chúng tôi nhận thấy nhìn chung, nhận thức của giáo viên về việc giúp trẻ cảm thụ tốt tác phẩm thơ, truyện vẫn còn hạn chế. Các giáo viên đã chú ý đến việc soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng trực quan, nghiên cứu trước tác phẩm. Tuy nhiên, việc tìm kiếm các tư liệu khác, tìm hiểu về thực tiễn có liên quan đến tác phẩm và thực tiễn khả năng nắm bắt tác phẩm của trẻ vẫn chưa được chú trọng. Đặc biệt là giáo viên chưa chú ý trang bị cho trẻ một số vốn sống, những kinh nghiệm thực tế có liên quan đến nội dung tác phẩm, giáo viên cũng chưa chú ý trò chuyện với trẻ về nội dung tác phẩm, chưa tìm hiểu khả năng đón nhận, nắm bắt tác phẩm của trẻ đến đâu. Điều này ảnh hưởng đến việc cảm thụ các tác phẩm thơ, truyện của trẻ. Nó được thể hiện ở chổ các giờ học được tiến hành một cách đơn điệu, một chiều theo hướng áp đặt khô cứng của cô giáo. Bài học phần nhiều thiếu tính thực tiễn, không xuất phát từ nhu cầu của trẻ, trẻ không được tích cực hoạt động.
Mặt khác, cô giáo vẫn chưa tạo dựng được không gian tiếp thụ nghệ thuật cho trẻđể kích thích sự hứng thú, tình yêu thơ, truyện ở trẻ giúp trẻ có thể tiếp nhận và cảm thụ sâu sắc hơn về các tác phẩm mà cô giáo cho trẻ làm quen. Trẻ chủ yếu được làm quen các tác phẩm trong giờ học còn ngoài giờ học và trong các hoạt động khác (hoạt động góc, hoạt động chiều…) thì cô giáo ít khi đọc, kể cho trẻ nghe hay gợi ý trẻ đọc, kể cho nhau nghe và việc luyện tập các tác phẩm ngoài giờ học của trẻ cũng chưa được chú trọng.
Qua điều tra thì đa số giáo viên biết và sử dụng đầy đủ các phương pháp khi tổ chức cho trẻ LQTPVH nhưng qua dự giờ, quan sát các tiết dạy của giáo viên, chúng tôi cảm nhận được một điều là các giáo viên chỉ sử dụng “qua loa”, chưa đi sâu từng phương pháp để giúp trẻ cảm nhận tốt nội dung và hình tượng tác phẩm.
Về phương pháp đọc, kể diễn cảm thì đa số giáo viên đã xác định đây là phương pháp rất quan trọng trong quá trình đọc thơ, kể truyện cho trẻ nghe nên đã cố gắng thực hiện tương đối tốt phương pháp này, tuy nhiên vẫn còn một số cô giáo đọc, kể diễn cảm chưa tốt, chưa xác định được giọng điệu của một số nhân vật trong truyện. Vẫn có một số giáo viên chưa nắm vững tư tưởng của tác phẩm, chưa phân tích kĩ các chi tiết, các hình ảnh trong tác phẩm vì vậy trong quá trình thể hiện họ chưa diễn tảđược cảm xúc của mình cho phù hợp với nội dung tác phẩm. Mặt khác, giọng địa phương cũng ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình thể hiện tác phẩm. Bên cạnh đó việc kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ trong đọc, kể còn lúng túng, chưa linh hoạt nên việc thu hút trẻ lắng nghe tác phẩm vẫn còn hạn chế.
Phương pháp giảng giải - giải thích thì có thể thấy đây là phương pháp mà phần lớn giáo viên còn gặp khó khăn. Phần nhiều giáo viên giảng giải - giải thích các hình ảnh, các chi tiết cũng như nội dung tác phẩm còn ở mức sơ sài. Mặt khác, khi giảng giải nội dung tác phẩm, nhiều giáo viên chưa tạo ra được sự liên kết, liền mạch của nội dung tác phẩm. Một số hiện tượng khá phổ biến là giáo viên giảng giải theo kiểu diễn nôm bài thơ hoặc xé lẻ từng ý nhỏ của bài thơ ra. Giáo viên chỉ dừng lại ở việc giúp trẻ hiểu được những nét khái quát về nội dung tác phẩm. Điều này làm trẻ khó có thể làm quen với lối diễn đạt mạch lạc, logic.
Ở phương pháp đàm thoại, đa số giáo viên có chú ý đến hệ thống câu hỏi đàm thoại, tuy nhiên xét về chất lượng của hệ thống câu hỏi thì đó mới là vấn đề mà giáo viên cần phải bàn đến. Hệ thống câu hỏi mà giáo viên đặt ra mặc dù không sai với nội dung tác phẩm, nhưng đối với trẻ 3 – 4 tuổi thì hệ thống câu hỏi chưa được rõ ràng, cụ thể, sát với nội dung tác phẩm. Các câu hỏi chỉ dừng lại ở mức độ tái hiện tác phẩm, chứ chưa đi vào dạng câu hỏi kích thích khả năng tư duy của trẻ. Trong lúc đàm thoại cô giáo vẫn chưa cho trẻ có điều kiện để tranh luận, trao đổi với nhau về một tình huống, một ấn tượng, một sự cảm nhận mà chúng đã tiếp thu được từ tác phẩm.
Đối với nhóm phương pháp trực quan, tất cả mọi giáo viên ở 2 lớp mà chúng tôi điều tra, dự giờ tiết dạy của họ thì các cô giáo đều sử dụng phương pháp trực quan trong quá trình cho trẻ làm quen tác phẩm. Nhưng chủ yếu là sử dụng tranh minh hoạ và cho trẻ xem hình ảnh động trên màn hình. Tranh minh hoạ thì đa số là tranh liên hoàn, mua sẵn từ các sở giáo dục. Một số giáo viên đã làm mô hình, làm rối dẹt, rối tay để minh hoạ cho nội dung tác phẩm nhưng vẫn còn hạn chế. Các phương tiện trực quan tuy đã đảm bảo tính thẩm mĩ về hình dáng, màu sắc, phù hợp với nội dung tác phẩm nhưng hiệu quả đạt được vẫn chưa cao. Mặt khác, khi sử
dụng đồđùng minh hoạ cho nội dung tác phẩm, một số giáo viên đã chưa chú ý đến việc đặt đồ dùng ở vị trí nào cho thuận lợi. Có giáo viên thì để quá thấp so với vị trí ngồi của trẻ. Có giáo viên lại sắp xếp các đồ dùng chưa khoa học. Vì thế trong quá trình sử dụng đã gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó thể hiện ở chỗ lời thơ và hình ảnh minh hoạ không ăn khớp với nhau, làm ảnh hưởng đến việc cảm thụ tác phẩm của trẻ.
Về nhóm phương pháp thực hành, luyện tập thì đa số giáo viên cũng đã ý thức được đây là nhóm phương pháp dạy học gắn với phương châm “học bằng chơi, chơi mà học” nhưng giáo viên chỉ luyện tập cho trẻ trong giờ học chứ chưa kết hợp luyện tập ngoài giờ học… Điều này thể hiện sự kém linh hoạt của giáo viên khi cho trẻ tái hiện tác phẩm. Việc dạy trẻ đóng kịch vẫn còn hạn chế vì trẻ 3 – 4 tuổi thì chưa được linh hoạt trong việc nhập vai nhân vật, nhiều trẻ vẫn còn chưa thuộc lời thoại, cô giáo phải mất nhiều thời gian hướng dẫn, rèn luyện nên hầu như ở các lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi việc tổ chức đóng kịch vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do đó trẻ không có điều kiện để tái hiện tác phẩm, và tự thể hiện bản thân.
Qua việc khảo sát thực tế, tôi nhận thấy rằng việc giúp trẻ cảm thụ tốt tác phẩm thơ, truyện còn mắc phải một số khó khăn:
- Về phía giáo viên: Kiến thức văn hoá, xã hội, lí luận văn học chưa được phong phú. Khả năng đọc, kể diễn cảm tác phẩm, phân tích tác phẩm vẫn còn hạn chế. Đa số giáo viên soạn giáo án vẫn hoạt động cho trẻ LQTPVH vẫn còn rập khuôn, sự linh hoạt, sáng tạo chưa có. Việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ qua các hoạt động thao giảng, dự giờ giáo viên dạy giỏi vẫn chưa được nhà trường chú trọng.
- Về phía cơ sở vật chất: Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc dạy học của cô và việc học tập của trẻ chưa có sự đầu tư. Góc văn học ở các lớp vẫn còn nghèo nàn, chủ yếu là sách, truyện, tranh ảnh củ. Chưa có bối cảnh sân khấu phù hợp, mang tính nghệ thuật và thiếu về phần trang phục để phục vụ cho hoạt động đóng kịch của trẻ. Nhà trường vẫn chưa xây dựng được nhiều vườn hoa, cây cảnh nên không gian tham quan, dạo chơi, ngắm cảnh của trẻ vẫn còn hạn chế.
1.2.3.Về kết quả cảm thụ tác phẩm thơ, truyện đạt được ở trẻ
Về phía trẻ, qua dự giờ, khảo sát các hoạt động, chúng tôi nhận thấy các em ít có hứng thú với hoạt động LQTPVH, phần lớn các em tiếp nhận tác phẩm một cách thụđộng. Cụ thể :
Trong hoạt động cô đọc thơ, kể truyện cho trẻ nghe thì nhiều trẻ vẫn chưa quan tâm đến việc đọc, kể diễn cảm của cô, các cháu thường lơđãng trong khi nghe cô đọc, kể. Trong khi giáo viên trích dẫn, giảng giải, đàm thoại thì các cháu đưa tay xin trả lời chưa nhiều, trẻ vẫn chưa tập trung cao. Trẻ chỉ trả lời được một số câu hỏi mang tính tái hiện, còn các câu hỏi mang tính phân tích, suy luận thì trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, cô giáo không thay đổi hình thức đọc, kể làm cho trẻ nhàm chán, trẻ không chú ý vào quá trình LQTPVH.
Hay trong hoạt động dạy trẻ đọc thơ, kể truyện, đóng kịch. Qua quan sát chúng tôi nhận thấy, sự hứng thú trong tập luyện của trẻ vẫn còn ít. Trẻ tuy thuộc tác phẩm nhưng phần lớn trẻ không hiểu nội dung, ý nghĩa của tác phẩm. Tình trạng này hầu như không chỉởđộ tuổi 3 – 4 tuổi mà vẫn diễn ra ởđộ tuổi 4 – 5 và 5 – 6. Do đó, đa số trẻ chưa thể hiện tốt cảm xúc khi đọc, kể tác phẩm. Trong hoạt động đóng kịch, vì ít trẻ nhớ lời thoại, phần nhiều trẻ cảm thụ tác phẩm chưa sâu nên việc nhập vai vào nhân vật để diễn xuất tốt vẫn còn khó khăn đối với trẻ, mặc dù đó là những kịch bản được chuyển thể từ những câu truyện ngắn, lời thoại ít, phù hợp với trẻởđộ tuổi này.
Những kết quả nghiên cứu ở chương 1 đã mở ra cho chúng tôi một phương hướng tích cực, hợp lí trong việc giúp trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện. Qua chương 2, chúng tôi mong muốn sẽ góp phần thiết thực vào việc cải thiện tình hình hướng dẫn trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động LQTPVH.
Chương 2
BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3 – 4 TUỔI CẢM THỤ TỐT CÁC TÁC PHẨM THƠ, TRUYỆN
2.1. Chuẩn bị tốt tầm đón nhận ở trẻ trước khi LQTPVH
Văn học là một trong những sáng tạo của nhân loại. Đối tượng miêu tả của văn học nghệ thuật là hiện thực phong phú vô cùng, vô tận của thế giới tự nhiên và xã hội. Bê-lin-xki có nói: “Tất cả thế giới, tất cả những bông hoa, màu sắc và âm thanh, tất cả những hình thức của tự nhiên và đời sống đều có thể là hiện tượng của thi ca.” Vì vậy LQTPVH là một trong những hình thức nhận thức thế giới của các em, giúp các em chính xác hoá các biểu tượng đã có về thực tế xã hội xung quanh, từng bước cung cấp thêm những khái niệm mới và mở rộng kinh nghiệm sống cho các em.
Tuy nhiên để cảm thụ tốt một tác phẩm thơ, truyện thì vốn sống, vốn hiểu biết đóng vai trò quan trọng. Vốn sống, vốn hiểu biết càng phong phú bao nhiêu thì khả năng cảm thụ tác phẩm càng tốt bấy nhiêu. Song song trên thực tế thì kinh nghiệm sống của trẻ ở lứa tuổi này còn ít ỏi, trẻ mới chỉ tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng rất gần gũi hằng ngày xung quanh mình, điều này đã hạn chế phần nào khả năng hiểu nội dung tác phẩm của trẻ.
Vì vậy, trước khi cho trẻ LQTPVH thì bản thân người giáo viên phải tìm hiểu thật kĩ nội dung tác phẩm, so với tầm nhận thức của trẻ thì trẻ biết được đến đâu. Từ đó cô giáo sẽ suy nghĩ để bổ sung cho trẻ bằng nhiều cách. Có thể bổ sung ngay trong hoạt động cho trẻ LQTPVH. Vào bài, cô giáo có thể trò chuyện kết hợp phương tiện trực quan như: phim, tranh ảnh, rối… để cung cấp thêm kiến thức về tác phẩm mà cô sắp cho trẻ làm quen.
Ví dụ: Cho trẻ làm quen với câu truyện “Chú Thỏ tinh khôn”, trước khi làm quen với câu truyện này thì trẻ phải biết Thỏ và Cá Sấu là con vật như thế nào? Vào bài, cô giáo cho trẻ quan sát tranh Cá Sấu và Thỏ. Trò chuyện, giới thiệu cho trẻ biết Cá Sấu là con vật thường sống ở các sông lớn. Cá Sấu hay rình bắt các con vật đểăn thịt. Còn Thỏ là con vật bé nhỏ, chạy rất nhanh và thích ăn cỏ non, rau xanh.
Hay trước khi cho trẻ làm quen bài thơ “Dán hoa tặng mẹ” thì cô cho trẻ xem đoạn phim có các hình ảnh về ngày lễ 8 - 3 và giới thiệu cho trẻ biết ngày 8 - 3 là ngày hội của các bà, các mẹ, các cô, các bạn gái.
Ngoài ra, cô giáo cũng có thể bổ sung cho trẻ trong các giờ chơi tự do, giờđón trẻ, trả trẻ, bằng cách trò chuyện cùng trẻ hay cho trẻ xem những đoạn phim, những hình ảnh động liên quan đến nội dung tác phẩm mà cô sắp cho trẻ làm quen.
Đặc biệt, cô giáo nên làm giàu vốn sống, vốn hiểu biết cho trẻ bằng việc tổ chức cho trẻ dạo chơi, tham quan quanh vườn trường. Đây là việc bổ sung cho trẻ một cách tự nhiên nhất mà trẻ rất thích thú.
Dạo chơi, tham quan là hình thức cho trẻ hoạt động ngoài trời, giúp trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, làm quen với thiên nhiên gần gũi xung quanh trẻ. Những tia nắng mặt trời ấm áp, rực rỡ; những áng mây trôi êm ái, nhẹ nhàng; những giọt sương long lanh còn đọng trên những cánh hoa; những chú chim đang ríu rít trên cành. Hay những nhân vật trong truyện ở khu vườn cổ tích… chỉ thế thôi cũng đã góp phần phong phú thêm vốn hiểu biết của trẻ về thiên nhiên, phát triển ở trẻ tình yêu thiên nhiên, xã hội và con người.
Đối với hoạt động LQTPVH thì việc cung cấp, bổ sung vốn kiến thức, kinh nghiệm sống cho trẻ sẽ là điều kiện tốt để trẻ dễ dàng tiếp xúc, cảm thụ các tác phẩm thơ, truyện.