Thu hút sự chú ý của trẻ trong quá trình tiếp cận văn bản tác phẩm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện (Trang 41 - 45)

9. Bố cục của khóa luận

2.2. Thu hút sự chú ý của trẻ trong quá trình tiếp cận văn bản tác phẩm

Khi cho trẻ tiếp cận một văn bản tác phẩm, muốn thu hút sự chú ý của trẻ thì cô giáo phải là người linh hoạt, khéo léo trong mọi tình huống.

Giáo viên có thể mởđầu bằng việc cho chơi một trò chơi nhẹ nhàng, cho trẻ nghe đọc thơ, hát các bài hát có nội dung gần gũi với tác phẩm hoặc trò chuyện kết hợp với phương tiện trực quan để kích thích sự tò mò, hứng thú của trẻ về bài thơ, câu truyện mà trẻ sẽđược nghe đọc, kể.

Ví dụ: Cho trẻ làm quen câu truyện “Chú vịt xám”.

Vào bài cô giáo có thể kích thích hứng thú bằng cách cho trẻ chơi trò chơi “Bắt chước tiếng con vật”. Cô cho trẻ bắt chước một số con vật.

- Con mèo kêu? (meo... meo) - Con vịt kêu? (quạc... quạc) - Con chó kêu? (gâu... gâu)

Vậy bây giờ các con lắng nghe xem tiếng kêu này là của bạn nào nhé? (vít...vít... mẹơi....)

Các con có biết đó là tiếng kêu của bạn nào không? Để biết đó là tiếng của bạn nào thì chúng mình hãy lắng nghe câu truyện “Chú vịt xám” thì sẽ rõ.

Đối với trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, khả năng chú ý của trẻ chưa phát triển. Thời gian chú ý của trẻ ít hơn so với trẻ 4 – 5 tuổi và 5 – 6 tuổi nên để kích thích sự chú ý của trẻ trong quá trình nghe cô đọc, kể tác phẩm thì điều quan trọng là giáo viên phải biết cách đọc, kể tác phẩm có nghệ thuật. Cô giáo thể hiện giọng điệu, ngữ điệu đọc, kể phải phù hợp để trẻ cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Với kể truyện thì nên thay đổi giọng phù hợp với nhân vật trong truyện, phù hợp với tính cách, tâm trạng của nhân vật đó. Với đọc thơ thì cô thể hiện đúng nhịp điệu, âm điệu của bài thơ. Việc đọc, kể diễn cảm không những thu hút sự chú ý của trẻ vào tác phẩm mà còn giúp trẻ có thể “nhìn” thấy những cái đã được nghe và khơi gợi lên những rung động, những cảm xúc ở trẻ nhỏ.

Cô giáo nên đọc, kể kết hợp với âm thanh, âm nhạc phù hợp với giọng điệu, âm sắc của tác phẩm, tâm trạng của nhân vật, hay ngâm thơ, ru bằng thơ, những bài giàu yếu tố nhạc tính.

Ngôn ngữ, hình thể, tư thế, cử chỉ nét mặt của cô giáo luôn gắn liền với việc đọc, kể diễn cảm để thu hút sự chú ý của trẻ. Ngôn ngữ đọc, kể phải rõ ràng, mạch lạc, tình cảm, vang vọng, hoà quyện giữa âm thanh và nghĩa từ, giữa giọng điệu và sự biểu lộ tâm hồn. Ngôn ngữ đọc, kể tác phẩm giành cho lứa tuổi này ngoài việc thể hiện đúng giọng điệu của nội dung tác phẩm thì lời đọc, kể của giáo viên cần chậm hơn so với mức bình thường, phát âm tròn, rõ. Vì trẻ ở lứa tuổi này là giai đoạn tiền ngôn ngữ nên lời đọc, kể của cô cần thông thả, thoải mái để trẻ cảm nhận tác phẩm được dễ dàng hơn. Cùng với việc biểu lộ trên nét mặt, ánh mắt, phong thái tự nhiên của cô giáo sẽ làm hiện lên trong óc trẻ những hình ảnh, tình ý, mối tương quan giữa chúng một cách sáng tỏ như mắt các em nhìn thấy. Trong lúc đọc, kể cô giáo phải thể hiện sao cho thật tự nhiên, không gò bó, thế đứng phải ung dung, có phong thái, không đi lại lăng xăng. Khi đọc, kể tác phẩm nét mặt cô giáo phải thể hiện được cảm xúc, thái độ của người đọc, kể và nói chung là phải phù hợp với nội dung của tác phẩm. Nếu là tác phẩm vui, ngộ nghĩnh, kết thúc có hậu thì nét mặt cô giáo phải vui tươi. Còn nếu tác phẩm có tình tiết bi thương thì nét mặt cô phải bộc lộ sự buồn rầu, thương cảm. Sự giao cảm giữa người đọc, kể với người nghe chính là ở nét mặt, ở ánh mắt. Vẻ mặt này phải tự nó xuất hiện khi bản thân người đọc, kể đã thâm nhập, đã hiểu sâu tác phẩm chứ không phải là sự giả tạo, sự nguỵ trang

hoặc cường điệu. Cử chỉ của cô giáo gọn nhẹ, khéo léo cũng thu hút sự chú ý của trẻ.

Vì trẻ 3 – 4 tuổi thường chú ý những gì trẻ thích, trẻ được nhìn thấy, được tri giác trực tiếp hơn là nghe thấy nên trong quá trình đọc, kể diễn cảm thì việc cô giáo kết hợp với phương tiện trực quan là một yếu tố quan trọng để thu hút sự chú ý của trẻ. Mặt khác, khi tiếp xúc với tác phẩm thơ, truyện trẻ phải sử dụng trí tưởng tượng của mình để hình dung, tái tạo lại các hình ảnh, các chi tiết được miêu tả trong tác phẩm. Nhưng khả năng tưởng tượng của trẻ còn đang ở mức độ hạn chế. Vì vậy, trong khi đọc, kể tác phẩm cho trẻ nghe giáo viên nên kết hợp sử dụng phương tiện trực quan. Phương tiện trực quan trong dạy thơ, truyện bao gồm: Phim, ảnh, đồ vật, tranh tĩnh, tranh động, rối tay, mô hình đắp bằng cát, bằng đất, sân khấu gỗ và các nguyên liệu tự nhiên khác.

Phương tiện trực quan muốn thu hút được trẻ thì phải đẹp, màu sắc tươi sáng, sinh động, không làm trẻ sợ hãi. Kích thước phải hợp lí trong tương quan với các sự vật khác và phù hợp với không gian lớp học. Ví dụ: Làm mô hình, tranh vẽ để kể truyện Bác Gấu Đen và hai chú thỏ thì hình Gấu không thể to hơn nhà của Thỏ Nâu. Tranh treo tường thường to hơn tranh để bàn cho trẻ quan sát; tranh để cho trẻ tự mở xem thường có kích thước 20 x 27 cm hoặc 21 x 15 cm… Tranh minh hoạ phải để ngay ngắn có giá để tranh hoặc cô cầm tranh bằng hai tay, chú ý vừa tầm mắt của trẻ, không nên cho trẻ quan sát quá gần, hoặc quá xa. Không trang trí quá nhiều vào trực quan gây rối rắm làm trẻ bị phân tán, không tập trung vào nội dung chính của tác phẩm (những phần phụ như mây, trời, hoa lá nên lược bớt…).

Đặc biệt, khi sử dụng phương tiện trực quan giáo viên phải linh hoạt, kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên với dùng lời. Giáo viên phải tập sử dụng trực quan cho thành thạo trước khi sử dụng trực quan để kể truyện, đọc thơ cho trẻ nghe. Tuỳ từng thời điểm mục đích mà dùng trực quan cho phù hợp và hướng dẫn trẻ tri giác trực quan, đảm bảo tính hệ thống và sự lôgic của tác phẩm. Việc phối hợp ngôn ngữ diễn cảm với hình tượng tạo hình sẽ giúp cho sự cảm nhận tác phẩm của trẻđạt kết quả cao hơn.

Phương tiện trực quan cần phải phong phú, đa dạng. Ngoài những dụng cụ của Bộ giáo dục phát hành, trong quá trình học tập ở trường Đại học Quảng Bình và quá trình thực tập ở trường Mầm non Ba Đồn chúng tôi cũng đã tạo ra được một số đồ dùng học tập mang tính thẩm mĩ, đa dạng, tiện sử dụng, giúp giáo viên tái hiện sinh động tác phẩm. Cụ thể:

Bộ rối tay: Truyện “Nhổ củ cải”

Trong quá trình tiếp cận văn bản tác phẩm nếu cô giáo thu hút được sự chú ý của trẻ thì việc giúp trẻ cảm thụ tốt tác phẩm sẽ không là điều khó khăn.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)