Tập cho trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện (Trang 49 - 51)

9. Bố cục của khóa luận

2.5.2. Tập cho trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm

Để có thể giúp trẻđọc diễn cảm bài thơ thì việc đọc diễn cảm của cô giáo, việc hướng dẫn các em cảm nhận tác phẩm là việc làm hết sức cần thiết, nó giúp cho việc chuẩn bị học thuộc và đọc diễn cảm của trẻ đạt kết quả tốt. Việc đọc của cô giáo cần phải tạo ra cho trẻ sự yêu thích tác phẩm, ý muốn được đọc lại tác phẩm; sau đó mới hướng dẫn trẻ luyện đọc diễn cảm.

Đối với trẻ mẫu giáo bé thì cô giáo nên chọn những bài thơ ngắn, có nhịp điệu vui nhộn, giai điệu sảng khoái, trẻ có thể kết hợp vừa đọc, vừa vận động theo vần điệu, nhịp điệu của các câu thơ.

Cô giáo dạy trẻđọc và học thuộc thơ bằng cách truyền khẩu. Cô đọc mẫu bài thơ và cho trẻđọc nhẩm theo cô cho đến khi thuộc. Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật. Thơ có vần điệu, có âm thanh, có kết cấu rất chặt chẽ, vì thế, khi đọc cô không làm phá vỡ hình thức, kết cấu của bài thơ, phải để cho những âm thanh đó, những tiếng nhạc đó lắng sâu vào trong tâm trí trẻ, để trẻ có thể tưởng tượng,

hoà mình vào thế giới mộng mơ của thơ và nhạc; nhờđó có thể “đọc” ra được phần nào ý nghĩa của bài thơ.

Dạy trẻ thuộc thơ thực hiện trong tiết học được tiến hành theo trình tự sau: Để dạy trẻ học và đọc thuộc bài thơ có tình cảm, để bài thơ làm rung động tâm hồn trẻ, cô giáo phải gây hứng thú để trẻ bước vào hoạt động văn học nghệ thuật, gợi lại cho trẻấn tượng về bài thơ, tác giả, tác phẩm bằng việc mở cuộc thi đọc thơ có giải thưởng hoặc tạo một sân khấu nhỏđể lần lượt các em lên đọc thơ.

Sau đó cô giáo đọc lại bài thơ thật diễn cảm, nghệ thuật kết hợp phương tiện trực quan để gợi cảm xúc thẩm mĩ, hướng trẻ vào ghi nhớ, học thuộc lòng và đọc lại diễn cảm.

Diễn giải về nội dung chính của bài thơ hoặc giải nghĩa từ khó (nếu cần). Cô dạy trẻ theo lối truyền khẩu: Cô đọc, trẻ nghe, nhẩm đọc và đọc theo cô. Thơ có vần điệu, nhịp điệu. Dạy trẻ đọc thuộc thơ theo cách: Cô đọc từ đầu đến cuối bài, trẻ đọc hoà theo cô sẽ nhanh thuộc và dễ đúng nhịp hơn khi dạy trẻ từng câu. Khi trẻ đã học thuộc, cô hướng dẫn và khuyến khích trẻ sử dụng cử chỉ, điệu bộ. Những câu đọc khó, cô luyện trẻ đọc riêng câu đó chứ không bắt buộc trẻ đọc lại toàn bài.

Trong một tiết học nếu để trẻ đọc nhiều quá, trẻ sẽ mệt. Vì vậy cô nên phối hợp tổ chức phối hợp các hình thức đọc khác nhau: đọc theo lớp, đọc theo tổ, từng cá nhân đọc.

Trong khi dạy trẻđọc diễn cảm, cô giáo chú ý sửa chữa cách đọc và khắc phục những khuyết điểm trong khi đọc cho trẻ (thường thường trẻởđộ tuổi này hay đọc đều đều, còn thở hổn hển khi đọc, chưa biết ngắt nghỉ, lấy hơi đúng chỗ).

Điều quan trọng nhất trong việc dạy trẻđọc diễn cảm thơ là không kìm hãm sự phát triển tự nhiên của trẻ trong việc bộc lộ cảm xúc của mình trước tác phẩm. Trong lúc học thuộc lòng, trẻđã tham gia từ tự phát đến tự giác vào quá trình cảm thụ thơ.

Tổ chức cho trẻ đọc thuộc bài thơ theo tổ, nhóm, từng cá nhân mà trẻ bắt đầu thuộc một cách diễn cảm và tập cho trẻ nhận xét, đánh giá bạn đọc (về sự chính xác, lưu loát, diễn cảm, nét mặt, biểu cảm, điệu bộ…). Quá trình nghe bạn đọc, nhận xét

bạn đọc, chính là lúc trẻ cũng cố việc đọc của mình. Cô giáo cần khích lệ trẻ thi đua đọc trước lớp một cách tự tin và ngày càng hay hơn.

Cô quan sát, bao quát lớp để biết được cháu nào có trí nhớ tốt, cháu nào nhớ chậm hơn đểđộng viên, giúp đỡ các cháu kịp thời.

Khi cho trẻđọc, cố gắng hướng trẻđọc đúng, không ngọng, đọc diễn cảm, thể hiện rõ ngữ điệu, nhịp điệu của bài thơ. Nếu trẻ không đọc đúng hoặc không thể hiện rõ ngữ điệu, cô đọc mẫu lại cho trẻ đọc theo. Cô vừa đọc vừa kết hợp cử chỉ, điệu bộ minh hoạđể thu hút trẻ.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)