9. Bố cục của khóa luận
2.7.4. Cho trẻ làm quen tác phẩm thơ, truyện qua các hoạt động ngoài giờ
Với trẻ Mầm non, hoạt động học chiếm ít thời gian so với các hoạt động khác. Với trẻ 3 – 4 tuổi vì hoạt động học chiếm ít thời gian mà khả năng chú ý của trẻ thì vẫn còn hạn chế nên khả năng cảm thụ tốt tác phẩm trong giờ học vẫn còn khó khăn. Do đó giáo viên cần tận dụng những thời gian đón trẻ, trả trẻ, trong lúc chờđợi để ăn trưa, ngủ trưa cô giáo cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm giúp tạo được sự thư giãn, thu hút sự chú ý của trẻ về phía mình, giúp ổn định lớp và trẻ có thể nắm bắt tác phẩm tốt hơn. Hay cho trẻ tiếp cận tác phẩm trong lúc dạo chơi, tham quan sẽ tạo cho trẻ nhiều cảm xúc và đây cũng là môi trường xã hội rộng lớn để cho trẻ có thể hiểu tác phẩm văn học một cách sâu sắc hơn. Thường ngoài giờ học, cô đọc, kể cho trẻ nghe các tác phẩm mới có trong chương trình hay các tác phẩm do cô lựa chọn. Việc ôn tập các tác phẩm đã được học cũng có thể tiến hành trong những thời điểm này. Hình thức dạy trẻ ôn tập là giáo viên đọc, kể tác phẩm đã học cho trẻ nghe. Sau đó yêu cầu trẻđọc, kể; giáo viên theo dõi sửa sai cho trẻ. Muốn cho việc luyện của trẻ hấp dẫn, hứng thú, cô tổ chức ôn luyện dưới hình thức trò chơi: hái hoa, đoán tên, đóng kịch hay thi biểu diễn giữa các cá nhân, các tổ theo đề tài.
Một hình thức khác để cho trẻ làm quen tác phẩm thơ, truyện đạt hiệu quả cao mà trẻ cũng rất hứng thú, muốn tham gia đó là cho trẻ làm quen thơ, truyện theo các chủ đề gắn với việc tổ chức các ngày lễ hội. Hình thức này thu hút được nhiều trẻ tham gia luyện tập, biểu diễn, có tác dụng động viên các cháu giỏi, khuyến khích các cháu nhút nhát tham gia hoạt động nghệ thuật.
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm
Qua phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn về việc hướng dẫn trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện. Chúng tôi đã đề xuất được 6 biện pháp cơ bản nhằm giúp trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm thơ, truyện. Bởi vậy, thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đề ra và đánh giá khả năng thực thi của các biện pháp mà đề tài đã xây dựng trong thực tiễn hoạt động LQTPVH.
Trong thực nghiệm nếu trẻ hứng thú, chú ý hoạt động, trẻ hiểu nội dung tác phẩm tốt và phần thực hành tăng lên rõ rệt thì chắc chắn trẻđã cảm thụ tác phẩm rất tốt và các biện pháp mà đề tài đưa ra càng có nhiều khả năng đưa vào nhà trường để giáo viên áp dụng, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ LQTPVH.