Đề tài: Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục giới tính và tình dục cho thanh thiếu niên tại thôn Đức Đại thị trấn Gia Lộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương năm 2012Trước hiện trạng sống thử và xâm hại tình dục trẻ em ngày một tăng cả ở thế giới và Việt Nam. Kéo theo đó là tỷ lệ nạo phá thai ngày một tăng, sự tăng không chỉ về số lượng mà độ tuổi cũng ngày một trẻ hóa.Theo thống kê của Hội Kế hoạch hoá gia đình Việt Nam là một trong 3 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới với 1,2 1,6 triệu ca mỗi năm, trong đó 20% thuộc về lứa tuổi vị thành niên (1317 tuổi). Đây đang được coi là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội, là áp lực cho ngành y tế. Đồng thời là hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh cũng như cho nền giáo dục. Đặc biệt là vai trò của giáo dục giới tính và tình dục cho thanh thiếu niên, điều này không chỉ cung cấp kiến thức mà còn định hướng giá trị giới tính và đời sống tình dục lành mạnh cho thanh thiếu niên nhằm tạo ra một thế hệ trẻ có trình độ và hiểu biết. Từ đó hạn chế những tác động không tốt của sự thiếu thông tin và hiểu biết, giảm thiểu tình trạng nạo phá thai, đại dịch HIVAIDS, hiện trạng xâm hại tình dục trẻ em hiện đang gia tăng về số lượng và hình thức xâm hại: (số lượng đã tăng từ 200 trường hợp năm 2005 lên 1.427 vào năm 2008. Năm 2009, con số này là 833 em và ước tính năm 2010, có khoảng 900 em là nạn nhân. Như vậy, từ năm 2008 đến nay, trung bình mỗi năm có trên 1.000 trẻ em Việt Nam bị xâm hại tình dục. Đây là con số được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố tại Tại hội thảo quốc gia “Phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em” ngày 2492010). (nguồn số liệu http:www.giaoducvietnam.infonhucnhoinannaophathaiogioitrebai1noidautheosuotcuocdoi2673.html).Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, theo đó là sự du nhập lối sống của phương tây, là sự tự do và dễ dãi trong tình yêu, tình dục, sự phát triển không ngừng của internet, các báo, bài viết, trang web của một số tổ chức, blog... đăng tải khá nhiều các thông tin để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về giới tính, tình dục của thanh thiếu niên. Tuy nhiên việc một số trang web lợi dụng nhu cầu này để lồng ghép vào đó những hình ảnh, video không lành mạnh là không ít,…Chính những điều này sẽ ngày một làm cho thanh thiếu niên hiểu sai, vận dụng sai những thông tin về giáo dục giới tính, tình dục trong cuộc sống, nhất là hiện tượng thử làm người lớn của một số thanh thiếu niên đang diễn ra ngày càng nhiều.Chính bởi còn quá nhiều vấn đề bất cập trong vấn đề giáo dục giới tính, tình dục và những hậu quả nặng nề của sự thiếu hụt thông tin, nên trong những năm qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các khía cạnh của vấn đề giới tính, tình dục như Bùi Ngọc Oánh, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy, Đặng Xuân Hoài, Lê Nguyên, Phạm Ngọc, Minh Đức,…và nhiều bài khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ của các tác giả như: Cù Xuân Diệu, Nguyễn Thị Phương Nhung, Huỳnh Văn Sơn, Đỗ Hà Thế Bình,…. đồng thời các tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nhân tố giáo dục giới tính, tình dục đến với các đối tượng, nhất là thanh thiếu niên.Bản thân người nghiên cứu khi tiếp xúc với địa bàn thôn Đức Đại đã nhận thấy một số tồn tại bất cập của địa phương trong vấn đề giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên, trong đó:Thứ nhất, qua tiếp xúc với các em trong độ tuổi 1218 trong thôn Đức Đại người nghiên cứu nhận thấy các em chưa hiểu rõ những thay đổi của bản thân khi bước vào tuổi dậy thì, nhiều em mơ hồ về tình dục, chúng nghĩ đơn giản tình dục là ôm, hôn, ngủ với nhau lần đầu thì không có thai. Điều đó dẫn đến những hậu quả đáng tiếc là nhiều thanh niên trong thôn nghỉ học (cá biệt có em đang là học sinh lớp 9) để kết hôn vì có thai. Thứ hai, trong quá trình thực tập tại địa bàn thôn Đức Đại người nghiên cứu có tiến hành hoạt động công tác xã hội nhóm với nhóm phụ nữ theo chủ đề Hỗ trợ phụ nữ về phương pháp giáo dục giới tính và tình dục cho thanh thiếu niên tại thôn Đức Đại, qua đó người nghiên cứu nhận thấy hầu hết các bậc phụ huynh đều thiếu hoặc hiểu sai về giáo dục giới tính, tình dục cho con em. Đại đa số đều né tránh, trả lời đại khái, không cho con cái hỏi về những điều tế nhị này. Hầu hết các phụ huynh đều không dạy con cách phòng tránh thai khi con bước vào độ tuổi có nhu cầu về tình dục. Mặc dù chưa phải là số đông nhưng có thể thấy sự ảnh hưởng của gia đình tới việc giáo dục con em về giới tính, tình dục bởi đây là môi trường xã hội hóa đầu tiên của trẻ.Trên đây chỉ là một số trong rất nhiều lý do thôi thúc người nghiên cứu lựa chọn đề tài Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục giới tính và tình dục cho thanh thiếu niên tại thôn Đức Đại thị trấn Gia Lộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương năm 2012 làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Qua bài viết người nghiên cứu ngoài mong muốn nâng cao năng lực trong nghiên cứu khoa học, người viết còn muốn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên giúp thanh thiếu niên phát triển hoàn thiện về nhân cách và tri thức.
Trang 1Đề tài: " Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục giới tính và tình dục cho thanh thiếu niên tại thôn Đức Đại thị trấn Gia Lộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương năm 2012"
tambatbiengiuadongdoivanbien
CHỦ NHẬT, NGÀY 05 THÁNG 8 NĂM 2012
khóa luận tốt nghiệp ngành công tác xã hội
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi;
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và xuất phát từ tìnhhình thực tế của địa bàn nghiên cứu
Tác giả khóa luận
Dương Thị Phương
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Cuộc sống sinh viên chính là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của một đờingười Bốn năm được học dưới mái trường đại học Lao động xã hội là từng ấy thờigian tôi được sống trong sự dạy dỗ ân cần của thầy, cô giáo, sống trong sự giúp đỡ,chia sẻ của bạn bè Cũng ngần ấy thời gian xa nhà, xa sự chở che, yêu thương củagia đình, là cuộc sống tự lập chốn đô thị, là những bài học đáng nhớ nơi đất khách,quê người Bốn năm ấy, quãng thời gian không nhiều nhưng cũng đủ để bản thântôi trưởng thành hơn, bản lĩnh, tự tin và thu lượm, góp nhặt cho mình một kho tàngkiến thức Tôi thấy yêu hơn nghề mình đã học
Con cảm ơn bố mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng con lên người, cảm ơn anh chị
đã luôn yêu thương, che chở cho em Thầm cảm ơn cuộc đời đã cho tôi được sống,cảm ơn "nghề" đã chọn tôi để tôi có được hạnh phúc của người sẽ trở thành nhàcông tác xã hội nay mai, sẽ là người trợ giúp những mảnh đời bất hạnh có đượcniềm tin
Tôi cảm ơn ngôi trường đã là nơi tiếp sức giấc mơ tri thức, em xin cảm ơncác thầy cô giáo khoa công tác xã hội đã tiếp thêm lòng yêu nghề trong em, cảm ơncác bạn đã giúp mình vượt qua khó khăn để học tập và gắn bó với nghề
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo –giảng viên Th.s Lý Thị Hàm,người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên em trong quá trình làm khóaluận
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thanh thiếu niên, phụ huynh thanh thiếu niên,các thầy cô giáo và các cán bộ đoàn thể trên địa bàn thôn Đức Đại đã giúp đỡ tôitrong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tại đại phương
Chân thành cảm ơn!
Trang 3DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3 So sánh quan điểm của thanh thiếu niên về quan hệ tình
dục khi còn là học sinh theo độ tuổi
33
Bảng 4 Bảng so sánh kết quả lựa chọn về nội dung của giáo
dục giới tính, tình dục theo giới tính của thanh thiếu niên 35Bảng 5 So sánh những nội dung giới tính, tình dục thanh thiếu niên
Bảng 6 Thanh thiếu niên tìm hiểu giới tính, tình dục qua các
Bảng 7: So sánh về những nội dung cha mẹ chia sẻ với
thanh thiếu niên theo giới tính 40Bảng 8: Trả lời của phụ huynh về những nội dung giới
tính, tình dục phụ huynh chia sẻ với con theo giới tính 41Bảng 9: So sánh kết quả trả lời của thanh thiếu niên về
phương pháp phụ huynh sử dụng khi trao đổi với con vấn
đề giới tính, tình dục theo độ tuổi và giới tính
42
Bảng 10: Kết quả điều tra phương pháp phụ huynh ápdụng khi trò chuyện, chia sẻ với con về giới tính, tình dục 43Bảng 11: So sánh trả lời của thanh thiếu niên về khó khăn
khi chia sẻ, trao đổi với phụ huynh theo độ tuổi và giới
tính
44
Bảng 12: Kết quả trả lời của phụ huynh về khó khăn khitrao đổi, chia sẻ với con vấn đề giới tính, tình dục 46Bảng 13: Sự hiểu biết của phụ huynh về giáo dục giới tính,
Bảng 14: Quan điểm của phụ huynh thanh thiếu niên vềlợi ích của việc giáo dục con cái về giới tính, tình dục 48Bảng 15: Ý kiến của thanh thiếu niên về nội dung giáo dục
giới tính, tình dục được giới thiệu tronsg nhà trường 49Bảng 16: Ý kiến của thanh thiếu niên về phương pháp giáo 51
Trang 4dục giới tính, tình dục trong nhà trường theo lứa tuổiBảng 17: Ý kiến của thanh thiếu niên về nội dung giớitính, tình dục trên truyền thông theo độ tuổi 53Bảng 18: Đánh giá của thanh thiếu niên sự ảnh hưởng củayếu tố truyền thông theo mức độ tiếp cận thông tin về giới
tính, tình dục và nhóm tuổi
54
Bảng 19: Nội dung giới tính, tình dục thanh thiếu niên trao
đổi với nhóm bạn theo giới tính và độ tuổiBảng 20: So sánh ý kiến của thanh thiếu niên về thuận lợi,khó khăn khi trao đổi với nhóm bạn về giới tính, tình dục
theo mức độ chia sẻ với nhóm bạn và độ tuổiBảng 21: So sánh ý kiến về biện pháp của phụ huynh giúpcon tránh ảnh hưởng xấu từ bên ngoài theo giới tính
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang 5Biểu đồ Nội dung trang
Biểu đồ 1 Thể hiện quan điểm của thanh thiếu niên về quan hệ tình
dục khi còn là học sinh
34
Biểu đồ 2 Thể hiện những nội dung giới tính, tình dục thanh thiếu
niên quan tâm.
37
Biểu đồ 3 Thể hiện các phương pháp cha mẹ sử dụng khi trao đổi,
chia sẻ với con về giới tính, tình dục theo nhóm tuổi.
43
MỤC LỤC
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
6.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
6.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
6.4 Phương pháp thống kê toán học
6.5 Phương pháp quan sát
7 Giả thuyết nghiên cứu
8 Kết cấu khóa luận
B NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận
I Lịch sử nghiên cứu vấn đề
II Khái niệm công cụ
1 Khái niệm giới tính, giới
1.1 Khái niệm giới tính
1.2 Khái niệm giới
1.3 Sự khác nhau giữa giới và giới tính
2 Khái niệm tình dục
3 Khái niệm giáo dục
4 Khái niệm giáo dục giới tính
5 Khái niệm giáo dục tình dục:
6 Khái niệm thanh thiếu niên
7 Khái niệm yếu tố, ảnh hưởng
7.1 Khái niệm yếu tố
7.2 Khái niệm ảnh hưởng
8 Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên
III Đặc điểm tâm sinh lý của thanh thiếu niên
IV Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên
Trang 7Kết luận chương I
Chương II Một số yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên tại thôn Đức Đại
I Khái quát địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
1 Địa bàn nghiên cứu
2 Khách thể nghiên cứu
II Kết quả nghiên cứu
1 Mức độ hiểu biết của thanh thiếu niên về giới tính, tình dục
2 Các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục giới tính và tình dục cho thanh thiếu niên- thôn Đức Đại
2.5 Yếu tố văn hóa phong tục tập quán
III Kết luận và giải pháp
1 Kết luận
2 Giải pháp
2.1 Đối với gia đình
2.2 Đối với nhà trường
2.3 Đối với các tổ chức đoàn thể
2.4 Đối với bản thân thanh thiếu niên
Kết luận chương II
C Phần kết luận
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Trước hiện trạng "sống thử" và xâm hại tình dục trẻ em ngày một tăng cả ởthế giới và Việt Nam Kéo theo đó là tỷ lệ nạo phá thai ngày một tăng, sự tăngkhông chỉ về số lượng mà độ tuổi cũng ngày một trẻ hóa.Theo thống kê của Hội
Kế hoạch hoá gia đình Việt Nam là một trong 3 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thếgiới với 1,2 - 1,6 triệu ca mỗi năm, trong đó 20% thuộc về lứa tuổi vị thành niên(13-17 tuổi) Đây đang được coi là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội, là áp lựccho ngành y tế Đồng thời là hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh cũng nhưcho nền giáo dục Đặc biệt là vai trò của giáo dục giới tính và tình dục cho thanhthiếu niên, điều này không chỉ cung cấp kiến thức mà còn định hướng giá trị giớitính và đời sống tình dục lành mạnh cho thanh thiếu niên nhằm tạo ra một thế hệtrẻ có trình độ và hiểu biết Từ đó hạn chế những tác động không tốt của sự thiếuthông tin và hiểu biết, giảm thiểu tình trạng nạo phá thai, đại dịch HIV/AIDS, hiệntrạng xâm hại tình dục trẻ em hiện đang gia tăng về số lượng và hình thức xâm hại:(số lượng đã tăng từ 200 trường hợp năm 2005 lên 1.427 vào năm 2008 Năm
2009, con số này là 833 em và ước tính năm 2010, có khoảng 900 em là nạn nhân.Như vậy, từ năm 2008 đến nay, trung bình mỗi năm có trên 1.000 trẻ em Việt Nam
bị xâm hại tình dục Đây là con số được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công
bố tại Tại hội thảo quốc gia “Phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em”ngày 24/9/2010) (nguồn số liệu http://www.giaoducvietnam.info/nhuc-nhoi-nan-nao-pha-thai-o-gioi-tre-bai-1-noi-dau-theo-suot-cuoc-doi-2673.html)
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, theo đó là sự du nhập lối sống củaphương tây, là sự tự do và dễ dãi trong tình yêu, tình dục, sự phát triển khôngngừng của internet, các báo, bài viết, trang web của một số tổ chức, blog đăng tảikhá nhiều các thông tin để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về giới tính, tình dục củathanh thiếu niên Tuy nhiên việc một số trang web lợi dụng nhu cầu này để lồngghép vào đó những hình ảnh, video không lành mạnh là không ít,…Chính những
Trang 9điều này sẽ ngày một làm cho thanh thiếu niên hiểu sai, vận dụng sai những thôngtin về giáo dục giới tính, tình dục trong cuộc sống, nhất là hiện tượng "thử làmngười lớn" của một số thanh thiếu niên đang diễn ra ngày càng nhiều.
Chính bởi còn quá nhiều vấn đề bất cập trong vấn đề giáo dục giới tính, tìnhdục và những hậu quả nặng nề của sự thiếu hụt thông tin, nên trong những năm qua
đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các khía cạnh của vấn đề giới tính, tình dục nhưBùi Ngọc Oánh, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy, Đặng Xuân Hoài, LêNguyên, Phạm Ngọc, Minh Đức,…và nhiều bài khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc
sỹ của các tác giả như: Cù Xuân Diệu, Nguyễn Thị Phương Nhung, Huỳnh VănSơn, Đỗ Hà Thế Bình,… đồng thời các tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp nhằmthúc đẩy sự phát triển của nhân tố giáo dục giới tính, tình dục đến với các đốitượng, nhất là thanh thiếu niên
Bản thân người nghiên cứu khi tiếp xúc với địa bàn thôn Đức Đại đã nhậnthấy một số tồn tại bất cập của địa phương trong vấn đề giáo dục giới tính, tình dụccho thanh thiếu niên, trong đó:
Thứ nhất, qua tiếp xúc với các em trong độ tuổi 12-18 trong thôn Đức Đạingười nghiên cứu nhận thấy các em chưa hiểu rõ những thay đổi của bản thân khibước vào tuổi dậy thì, nhiều em mơ hồ về tình dục, chúng nghĩ đơn giản tình dục là
ôm, hôn, ngủ với nhau lần đầu thì không có thai Điều đó dẫn đến những hậu quảđáng tiếc là nhiều thanh niên trong thôn nghỉ học (cá biệt có em đang là học sinhlớp 9) để kết hôn vì có thai
Thứ hai, trong quá trình thực tập tại địa bàn thôn Đức Đại người nghiên cứu
có tiến hành hoạt động công tác xã hội nhóm với nhóm phụ nữ theo chủ đề " Hỗtrợ phụ nữ về phương pháp giáo dục giới tính và tình dục cho thanh thiếu niên tạithôn Đức Đại", qua đó người nghiên cứu nhận thấy hầu hết các bậc phụ huynh đềuthiếu hoặc hiểu sai về giáo dục giới tính, tình dục cho con em Đại đa số đều nétránh, trả lời đại khái, không cho con cái hỏi về những điều tế nhị này Hầu hết cácphụ huynh đều không dạy con cách phòng tránh thai khi con bước vào độ tuổi cónhu cầu về tình dục Mặc dù chưa phải là số đông nhưng có thể thấy sự ảnh hưởng
Trang 10của gia đình tới việc giáo dục con em về giới tính, tình dục bởi đây là môi trường
xã hội hóa đầu tiên của trẻ
Trên đây chỉ là một số trong rất nhiều lý do thôi thúc người nghiên cứu lựachọn đề tài " Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục giới tính và tình dục chothanh thiếu niên tại thôn Đức Đại thị trấn Gia Lộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dươngnăm 2012" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình Qua bài viết người nghiêncứu ngoài mong muốn nâng cao năng lực trong nghiên cứu khoa học, người viếtcòn muốn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục giới tính,tình dục cho thanh thiếu niên giúp thanh thiếu niên phát triển hoàn thiện về nhâncách và tri thức
2 Mục đích nghiên cứu.
Đề tài thực hiện với mong muốn nhằm làm rõ những ảnh hưởng của một sốyếu tố tới việc giáo dục giới tính và tình dục cho thanh thiếu niên tại thôn Đức Đạithị trấn Gia Lộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương
Từ việc phân tích những ảnh hưởng của một số yếu tố tới việc giáo dục giớitính, tình dục cho thanh thiếu niên tại thôn Đức Đại để đưa ra những đề xuất vàkiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục giới tính, tình dục chothanh thiếu niên tại thôn Đồng thời thông qua các giải pháp đó sẽ tạo cho thanhthiếu niên một môi trường tìm hiểu giáo dục giới tính, tình dục lành mạnh và chínhxác nhất, giảm thiểu hậu quả của sự sai lệch và thiếu hiểu biết thông tin
Với đề tài này người nghiên cứu hy vọng sẽ rèn luyện thêm kỹ năng nghiêncứu khoa học cho bản thân
3 Đối tượng nghiên cứu:
Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục giới tính và tình dục cho thanhthiếu niên tại thôn Đức Đại thị trấn Gia Lộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương
4 Khách thể nghiên cứu:
+ Thanh thiếu niên trong thôn: 103 em (độ tuổi 12-14 tuổi: 50 em, độ tuổi15-18 em: 53 em)
+ Phụ huynh thanh thiếu niên: 30 người
Trang 11+ Giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông: 8 người.
+ Các cán bộ đoàn thanh niên, hội phụ nữ, cơ sở y tế: 6 người
5 Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: Từ tháng 1- 5/2012
Địa điểm: Thôn Đức Đại thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.Nội dung nghiên cứu:
- Ảnh hưởng của yếu tố gia đình
- Ảnh hưởng của yếu tố giáo dục nhà trường
- Ảnh hưởng của yếu tố truyền thông
- Ảnh hưởng của yếu tố tổ chức đoàn thể
- Ảnh hưởng của yếu tố nhóm bạn
- Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa phong tục tập quán
6 Phương pháp nghiên cứu.
6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Người nghiên cứu chọn, nghiên cứu một số sách, báo, bài viết nói về côngtác giáo dục giới tính, tình dục hiện nay, có nguồn trích dẫn và nội dung xác thực
Nghiên cứu các đề tài khoa học, các bài khóa luận, tiểu luận của các tác giảkhác có liên quan đến đề tài đang thực hiện
6.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Người nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 50 thanh thiếu niên có độ tuổi từ 12-14tuổi, 53 em có độ tuổi từ 15-18 tuổi phát phiếu điều tra để khảo sát Số thanh thiếuniên được chọn khảo sát là 103 em
Người nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 30 phụ huynh học sinh để phát phiếuhỏi
6.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Người nghiên cứu chọn đối tượng thực hiện phỏng vấn sâu gồm: 20 thanhthiếu niên trong thôn Đức Đại (10 em trong độ tuổi 12-14, 10 em độ tuổi 15-18tuổi), 10 phụ huynh, 8 giáo viên của hai trường cấp II, cấp III trên địa bàn (2 giáo
Trang 12viên trong ban giám hiệu, 6 giáo viên giảng dạy) và 6 cán bộ các đoàn thể (đoànthanh niên, hội phụ nữ, cơ sở y tế).
6.4 Phương pháp thống kê toán học.
Người nghiên cứu đã phân tích kết quả khảo sát bằng các phương phápthống kê toán học để xử lý số liệu thu thập được từ các phiếu điều tra
Người nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính để khái quát tàiliệu giúp người nghiên cứu hiểu rõ ảnh hưởng khách quan của các yếu tố tới việcgiáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên tại thôn Đức Đại
Người nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng để xử lý kếtquả của những câu hỏi đóng
6.5 Phương pháp quan sát
Người nghiên cứu sử dụng phương pháp này trong việc đánh giá sự hợp táccủa các mẫu được chọn điều tra, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tới việc giáodục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên trong thôn thông qua khảo sát thực tế
7 Giả thuyết nghiên cứu.
Mức độ hiểu biết của thanh thiếu niên trong thôn Đức Đại về giới tính, tìnhdục vẫn còn nhiều hạn chế
Có sự khác biệt trong mức độ hiểu biết về giới tính, tình dục giữa các lứatuổi của thanh thiếu niên trong thôn
Các yếu tố: gia đình, nhà trường, phương tiện truyền thông, phong tục tậpquán, tổ chức đoàn thể, nhóm bạn chưa phát huy được ảnh hưởng tới việc giáo dụcgiới tính, tình dục cho thanh thiếu niên trong thôn
8 Kết cấu khóa luận.
Khóa luận gồm 2 chương
A Phần mở đầu
B Phần nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II Một số yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên tại thôn Đức Đại, giải pháp và kiến nghị.
Trang 13C Phần kết luận
B NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận
I Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Lịch sử nghiên cứu của vấn đề giáo dục giới tính và tình dục trên thế giới bắtđầu được phát triển từ đầu thế kỷ XX với một số tác phẩm có giá trị như:
cuốn “những rối loạn tình dục” của nhà tâm lý học người Áo Krapht Ebing, xuất
bản năm 1886, đây được coi là cuốn sách nghiên cứu về giới tính đầu tiên; ba bài
thảo luận“Lý thuyết tính dục” của nhà tâm lý học Áo gốc Tiệp Sigmund Freud
xuất bản năm 1905, là tác phẩm bàn về tính dục của con người; tác phẩm “ứng xửtình dục của đàn ông” tác giả Kingsey xuất bản 1948; công trình nghiên cứu mangtên “cuộc điều tra tính dục” của D.N Zabanov và V.I Iakovenko tiến hành từ năm1903-1904, tác phẩm “Colombia Mặt bằng cơ bản Sexological” của José ManuelGonzález , MA, Rubén Ardila , Tiến sĩ Pedro Guerrero , MD, Gloria Penagos ,
MD, và Bernardo Useche , Tiến sĩ Translated by Claudia Rockmaker, MSW, vàLuciane Raibin, MS trong tác phẩm này người nghiên cứu thấy được nhiều điều bổích, bởi tác phẩm đã đưa đến cho người đọc nhiều khía cạnh của giáo dục tình dục,giới tính Đồng thời tác phẩm nhấn mạnh tới yếu tố truyền thống có ảnh hưởng nhưthế nào tới nhu cầu tình dục, người nghiên cứu cho rằng đây là một bài viết kháhay cho những người muốn nghiên cứu sâu về tình dục Trong bài viết của mìnhngười nghiên cứu cũng vận dụng được cách phân tích yếu tố của các tác giả Tuyvậy, là tác phẩm dịch nên nhiều phần người nghiên cứu cũng chưa được rõ (nhất là
Trang 14sự phân tích về đồng tính); ngoài ra còn một số chương trình hoạt động nhằm ngănchặn đại dịch HIV/AIDS trên thế giới, …
Ở Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề giớitính, tình dục, ở mọi khía cạnh và mức độ khác nhau Trong đó:
Bộ giáo dục và đào tạo, viện khoa học giáo dục Việt Nam, “Giáo dục dân sốsức khỏe sinh sản vị thành niên”, là tài liệu tập huấn Bộ về vấn đề giới tính và sứckhỏe sinh sản vị thành niên được in hoàn chỉnh cho đến thời điểm này Nội dungquyển sách chủ yếu nói về: tuổi vị thành niên, tình bạn, tình dục, bình đẳng giới,tình dục và sinh sản, mang thai và các biện pháp tránh thai, cha mẹ và trách nhiệmlàm cha mẹ, dân số và phát triển, chính sách dân số ở Việt Nam, kế hoạch hóa giađình và sức khỏe sinh sản…Người nghiên cứu thiết nghĩ đây là một cẩm nang chothanh thiếu niên, phụ huynh, giáo viên và những người làm công tác tuyên truyền
về giới tính, tình dục, sức khỏe sinh sản vị thành niên
Bộ giáo dục và đào tạo, “Sinh học 8”, đây là quyển sách sinh học dành chohọc sinh lớp 8 nội dung sách được biên soạn khá hay khi nói về giới tính, cơ quansinh sản và vệ sinh Người nghiên cứu đã dành thời gian để đọc những sách sinhhọc lớp 8 cũ và tái bản thì nhận thấy nội dung chưa thực sự đầy đủ Nội dung vềgiới tính, tình dục được trình bày trong 18 trang giấy để nói về đặc điểm cơ quansinh dục của nam, nữ, sự thụ tinh, cách phòng bệnh lây nhiễm là quá ít Những nộidung như vậy e rằng chưa thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của thanh thiếu niên.Hơn nữa, người nghiên cứu cho rằng cuốn sách này hơi muộn so với sự phát triểncủa lứa tuổi dậy thì hiện nay
Một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: Trần Trọng Thủy, BùiNgọc Oánh, Phạm Ngọc,…đã đi sâu phân tích các khía cạnh của giới tính, tình dục
và lợi ích của giáo dục giới tính Đồng thời cũng đặt nền móng cho sự phát triểncác nghiên cứu sâu về giới tính, tình dục ở Việt Nam
Cù Xuân Diệu, “Thực trạng giáo dục giới tính của học sinh trung học phổthông Châu Thành tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” tháng 6/2010, theo người nghiên cứu thìđây là một nghiên cứu khá hay, được tác giả thực hiện khá công phu và bài bản,
Trang 15đây là một tài liệu mà người nghiên cứu đã tham khảo được nhiều ý hay Tuy nhiênngười nghiên cứu cũng thấy có một số điểm chưa phù hợp, một số câu hỏi theongười nghiên cứu là chưa phù hợp với nội dung vấn đề nghiên cứu (ví dụ như: Câuhỏi đối với học sinh: Bạn có thường chơi thể thao không? Thiết nghĩ câu hỏi này ítliên quan đến nội dung vấn đề nghiên cứu).
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Nhung trường Đại học sư phạm, Đạihọc Thái Nguyên “Biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho họcsinh lớp 9 huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định” tháng 9/2009, đây là một đề tàikhông mới, nhưng người nghiên cứu đã sử dụng những phương pháp của sư phạm
để tiến hành điều tra Chính điều này tạo ra nét mới cho bài viết Hơn nữa ngườinghiên cứu đã đưa ra nhiều biện pháp hay như: sử dụng video hoặc tình huống(đóng kịch) để giáo dục sức khỏe sinh sản cho các học sinh lớp 9
Tác phẩm “giáo dục sức khỏe tính dục” của bác sỹ, thạc sỹ Trương TrọngHoàng, Trung tâm Truyền thông-Giáo dục Sức khỏe thành phố Hồ Chí Minh làmột tác phẩm chỉ rõ sự khác biệt giữa tính dục, tình dục, giáo dục tính dục và tìnhdục, qua bài viết này người nghiên cứu có được khái niệm về tình dục, giáo dụctình dục một cách khoa học nhất
“Giới và phát triển” – Đại học Lao động xã hội, 2008 đây là tài liệu dànhcho sinh viên chuyên ngành công tác xã hội Tài liệu được biên soạn khá công phu,tác phẩm chỉ rõ sự khác nhau về giới tính và giới, nhu cầu giới, sự phân công laođộng theo giới, nhấn mạnh sự bình đẳng giới trong xã hội hiện đại
Chương trình “chuyện đêm cuối tuần” 23h30 tối thứ 7 trên sóng vtv3, đàitruyền hình Việt nam Một chương trình đối thoại vấn đề giới tính, tình dục, đã đisâu khai thác các khía cạnh của tình dục, định hướng giáo dục cho thanh thiếuniên Là một chương trình mang tính giáo dục cao, nội dung phong phú và sự chia
sẻ cởi mở Đây được coi là một giải pháp giáo dục giới tính, tình dục hiệu quả Quachương trình người nghiên cứu hiểu thêm các khía cạnh ảnh hưởng tới việc giáodục giới tính và nhất là tình dục cho giới trẻ hiện nay Đồng thời qua đó, chương
Trang 16trình cũng đề cập cách mà phụ huynh có thể áp dụng để truyền đạt kiến thức giớitính, tình dục cho con em.
Ngoài ra, còn có các chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản vịthành niên, tuyên truyền phòng chống đại dịch HIV/AIDS, các chiến dịch tuyêntruyền phòng chống lạm dụng và xâm hại tình dục trẻ em, các chương trình quốcgia về dân số, kế hoạch hóa gia đình…với các hình thức phong phú và đa dạng cónội dung liên quan đến giáo dục giới tính, tình dục cho các đối tượng trong đó cóthanh thiếu niên
II Khái niệm công cụ.
1 Khái niệm giới tính, giới.
1.1 Khái niệm giới tính.
Giới tính trước hết là những đặc tính hay đặc điểm của giới (theo Thái Thị Ngọc Dư, giới và phát triển, 2006) Bao gồm các mặt tâm lý, sinh lý, mặt xã hội.
Về mặt tâm lý: Nam – nữ có tâm lý khác nhau Nữ có khả năng tư duy caotrong những lĩnh vực đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo còn nam mạnh về đường lối tư duy.Tình cảm ở nam là sự mạch lạc, rõ ràng, ở nữ thì thường không rõ ràng, dễ chanhòa giữa tình cảm này và tình cảm khác
Về mặt sinh lý: Có những biến đổi trong cơ thể nam như vỡ giọng, mọc râu
ở nam,… ; ở nữ ngực nở, có khả năng mang thai…
Về mặt xã hội: Xã hội đánh giá nam nữ khác nhau Xã hội đòi hỏi nam phảichững chạc, dũng cảm, cao thượng còn nữ giới thì phải nhu mì kín đáo, thủychung, đảm đang Xã hội phân công lao động nam – nữ khác nhau Nam thườnglàm việc nặng, đi xa, nguy hiểm còn nữ thì thường được ưu tiên làm việc nhẹnhàng, đòi hỏi sự khéo léo Như vậy có thể hiểu giới tính là tất cả những đặc điểm
riêng biệt tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ(theo Thái Thị Ngọc Dư, giới và phát triển, 2006).
Trang 17Giới tính được hiểu là sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới về mặt sinh học,mang tính bẩm sinh, đồng nhất và không thể thay đổi Ví dụ nam có tinh trùng, nữ
có kinh nguyệt, mang thai,… (Trích lược Tài liệu chuyên khảo giới và phát triển, trường Đại học Lao động xã hội, 2008, trang 13).
Ở trong bài viết của mình người nghiên cứu sử dụng khái niệm giới tính của tài liệu chuyên khảo giới và phát triển của trường Đại học Lao động xã hội, 2008, trang 13 Bởi khái niệm này miêu tả đúng tính chất của giới tính về mặt sinh học của con người.
1.2 Khái niệm giới.
Giới có thể được hiểu theo mặt sinh học, là một tập hợp những đặc điểmsinh lý cơ thể đặc trưng ở con người Những đặc điểm sinh lý cơ thể thường baogồm các đặc điểm về di truyền, những hệ cơ quan sinh lý cơ thể mà điển hình quantrọng nhất là cơ quan sinh dục Ở con người có hai loại hệ cơ quan sinh dục là hệ
cơ quan sinh dục nam và hệ cơ quan sinh dục nữ qui định hai giới là nam giới và
nữ giới (theo Thái Thị Ngọc Dư, giới và phát triển, 2006).
“Giới là một tập hợp người trong xã hội có những đặc điểm sinh học cơ bản
giống nhau” (một số vấn đề về tâm lý và giới tính - Bùi Ngọc Oánh Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh).
Giới là một phạm trù được sử dụng để nói về các vai trò, thái độ và giá trịcủa giới tính do sự kỳ vọng các cộng đồng xã hội gán cho; là sự khác nhau giữaphụ nữ và nam giới về mặt xã hội, mang tính xã hội, không đồng nhất và có thể
thay đổi được (Trích lược Tài liệu chuyên khảo Giới và phát triển trường Đại học Lao động xã hội, 2008, trang 12).
Sau khi nghiên cứu các khái niệm thì người nghiên cứu chọn sử dụng kháiniệm giới của tài liệu chuyên khảo Giới và phát triển trường Đại học Lao động xã
hội, 2008, trang 12 Bởi đây là khái niệm phản ánh đúng tính chất của giới về mặt
xã hội, nhấn mạnh vai trò xã hội của nam và nữ.
1.3 Sự khác nhau giữa giới và giới tính.
Trang 18Người nghiên cứu sử dụng hai khái niệm giới tính và giới của tài liệu chuyênkhảo Giới và phát triển trường Đại học Lao động xã hội, 2008 để so sánh Từ sự sosánh này sẽ giúp nhấn mạnh khái niệm giới tính mà người nghiên cứu sử dụng,tránh sự hiểu nhầm trong các khái niệm.
Bảng 1: So sánh khái niệm giới và giới tính
- Đặc trưng sinh học, bẩm sinh
Ví dụ: Nam có tinh trùng, nữ mang
thai, nuôi con,…
- Đặc trưng xã hội, văn hóa, truyềnthống, con người thông qua họchỏi mới có
Ví dụ: Nữ chăm sóc con, nội trợ,
…Nam lo kinh tế,…
- Có sự đồng nhất trên toàn thế giới
Ví dụ: phụ nữ trên toàn thế giới đều
sinh con, nuôi con,…
- Không đồng nhất trên toàn thếgiới
Ví dụ: ở Nhật thì phụ nữ ở nhàchăm con, ở Mỹ thì phụ nữ, namgiới đều có thể làm lãnh đạo
Mặc dù như vậy nhưng theo quan điểm của người nghiên cứu thì với sự tiến
bộ khoa học kỹ thuật thì giới tính giờ đây có thể thay đổi được, từ đó dẫn đến giới
Trang 19thay đổi (ví dụ: Nam có thể chuyển giới tính thành nữ, nữ chuyển giới tính nam, từ
đó thì công việc, vai trò, …của họ cũng thay đổi theo giới tính mà họ chọn)
2 Khái niệm tình dục.
“Tình dục” được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Định nghĩa đơn giản của từ điển thì đó là những hành vi về quan hệ tính giao (dựa trên giới tính)
trong đó đặc biệt bao gồm việc giao hợp
Nhưng cách hiểu của từng người thì rất khác nhau Đối với nhiều người tìnhdục là quan hệ dương vật – âm đạo Đối với nhiều người thì đó là quan hệ dươngvật – hậu môn Đối với vài người thì đó là việc cơ quan sinh dục cọ xát vào nhau
mà không cần giao hợp Một số nghĩ rằng tiếp xúc miệng – cơ quan sinh dục cũng
là tình dục Vài người cho rằng tình dục bao gồm cả việc thủ dâm Thực tế là, tìnhdục bao gồm tất cả những hình thức trên
Tình dục là hoạt động sinh dục ở người, bao hàm: nhận thức về cảm xúc và
cơ thể mình và cơ thể người khác, khả năng và nhu cầu về tình cảm khác giới, các
tiếp xúc tình dục từ động chạm tới giao hợp (Theo từ điển tiếng Việt).
Khái niệm mà người nghiên cứu sử dụng trong bài luận là khái niệm của từ điển tiếng Việt, vì khái niệm đã chỉ ra được đặc trưng của tình dục.
3 Khái niệm giáo dục.
Giáo dục là sự truyền thụ kinh nghiệm của người này cho người khác, từ thế
hệ trước cho các thế hệ sau.(Trích lược giáo trình xã hội học đại cương và chuyên biệt, nhà xuất bản Lao động xã hội, 2008, trang 296).
Giáo dục là quá trình, cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của
con người được giáo dục (Theo từ điển tiếng Việt)
4 Khái niệm giáo dục giới tính.
Giáo dục giới tính là hệ thống các biện pháp y khoa và sư phạm nhằm giáodục cho thiếu nhi, thanh thiếu niên có một thái độ đúng đắn với các vấn đề giới
tính (theo Nguyễn Hữu Dũng, giáo dục giới tính, 1999).
Trang 20Theo Wikipedia thì giáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng miêu tả
việc giáo dục về giải phẫu sinh dục,sinh sản, quan hệ tình dục, sức khoẻ sinh sản,các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai, và các khíacạnh khác của thái độ tình dục loài người Những cách giáo dục giới tính thôngthường là thông qua cha mẹ, người chăm sóc, các chương trình trường học và cácchiến dịch sức khoẻ cộng đồng
Theo TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn thì giáo dục giới tính hiểu theo nghĩa rộng
bao gồm nhiều nội dung: Giáo dục giới tính cho trẻ, giáo dục kỹ năng tự bảo vệbản thân, giáo dục về giới tính tuổi dậy thì, giáo dục về tình bạn - tình yêu, tâmsinh lý hôn nhân
Theo PGS.TS Bùi Ngọc Oánh thì giáo dục giới tính gồm 4 nội dung chính
sau:
- Những tri thức và tâm sinh lý người trong đó có những đặc điểm về sinh lý tínhdục (các hiện tượng như: kinh nguyệt, sự phát triển cơ thể, sinh nở, kiến thức vềsức khoẻ giới tính, các bệnh lý tình dục, )
- Những đặc điểm giới tính về đạo đức, về xã hội thẫm mỹ như cách cư xử với mọingười, với bạn khác giới, tác phong tư thế và phẩm chất đạo đức theo giới tínhriêng, quan niệm về cái đẹp giới tính, những vấn đề pháp luật liên quan đến cuộcsống giới tính và gia đình (luật hôn nhân gia đình, luật phòng chống bạo hành giađình, bình đẳng giới,…)
- Những quan hệ về bạn khác giới và tình yêu nam nữ như bản chất của tình yêu,
sự cư xử trong tình yêu, quy luật của tình yêu, việc xây dựng nên một tình yêuchân thực, chân chính
- Những vấn đề về hôn nhân và đời sống gia đình như bản chất của hôn nhân, điềukiện để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, sự chuẩn bị của cuộc sống gia đình
Người nghiên cứu chọn sử dụng định nghĩa của PGS.TS Bùi Ngọc Oánh vì định nghĩa của ông nêu ra được gần như các khía cạnh mà giáo dục giới tính, tình dục cần hướng đến.
5 Khái niệm giáo dục tình dục:
Trang 21Giáo dục tình dục là một quá trình lâu dài thu thập thông tin và hình thànhthái độ, niềm tin và giá trị về danh tính, mối quan hệ và sự thân mật Nó bao gồmphát triển tình dục, sức khỏe sinh sản, các mối quan hệ giữa các cá nhân, tình cảm,
sự thân mật, hình ảnh cơ thể và vai trò giới tính Giáo dục tình dục địa chỉ, kíchthước sinh học, văn hóa xã hội, tâm lý và tinh thần của tình dục từ 1) tên miềnnhận thức, 2) tên miền tình cảm, và 3) miền hành vi, bao gồm cả các kỹ năng giao
tiếp hiệu quả và đưa ra quyết định chịu trách nhiệm (Trích trong Hướng dẫn tình dục toàn diện Education , Hướng dẫn Nhóm Đặc trách quốc gia, 1991).
Theo Wikipedia thì "giáo dục tình dục" gồm việc giáo dục về mọi khía cạnh
của hoạt động tình dục, gồm cả thông tin về kế hoạch hoá gia đình, sinh sản (khảnăng sinh sản, tránh thai và sự phát triển của phôi thai và thai nhi, tới sinh đẻ),cộng thêm thông tin về mọi khía cạnh đời sống tình dục của một cá nhângồm: hình ảnh thân thể,khuynh hướng tình dục, cảm xúc tình dục, các giá trị, đưa
ra quyết định, thông tin, hẹn hò, các quan hệ, các bệnh lây truyền qua đường tìnhdục (STIs) và làm sao để tránh chúng, và các biện pháp kiểm soát sinh sản
Khái niệm giáo dục giới tính theo PGS.TS Bùi Ngọc Oánh đã bao hàm khái niệm giáo dục tình dục, nhưng xét ở khía cạnh sâu hơn thì định nghĩa của Wikipedia đã bám sát vào nội dung mà giáo dục tình dục đảm nhiệm Vì vậy người nghiên cứu sử dụng song song hai khái niệm này trong bài viết.
Vai trò của giáo dục giới tính, tình dục là rất quan trọng trong việc hìnhthành nhân cách của trẻ ở lứa tuổi đang lớn và liên quan đến hoạt động tình dụctrong tương là một hoạt động có chức năng rất quan trọng trong việc duy trì thế hệmai sau
6 Khái niệm thanh thiếu niên.
Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới thì: “Vị thành niên là những người
trong độ tuổi từ 10-19 Thanh niên trẻ là lứa tuổi 19 - 24 tuổi”
Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên-thanh niêncủa khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) lấy
độ tuổi 15 - 24 tuổi
Trang 22Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam xác định vị thành niên - thanh niên là
10 - 24 tuổi
Theo Luật Thanh niên được thông qua vào ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8Quốc hội khóa XI và được Chủ tịch nước công bố tại lệnh số 24/2005/L/CTN ngày09/12/2005 thì độ tuổi của thanh niên là "từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi
Từ những định nghĩa trên người nghiên cứu đưa ra cách hiểu về khái niệm thanh thiếu niên: Thanh thiếu niên là một nhóm xã hội đặc thù Những nét đặc trưng của thanh thiếu niên hoàn toàn không giống với các nhóm xã hội khác Thanh thiếu niên được phân chia theo độ tuổi:
- Thiếu niên là những em có độ tuổi từ 11-16 tuổi
- Thanh niên là những người có độ tuổi từ 16-30 tuổi
7 Khái niệm yếu tố, ảnh hưởng
7.1 Khái niệm yếu tố
Theo từ điển tiếng Việt thì yếu tố là bộ phận cấu thành một sự vật, sự việc,hiện tượng
7.2 Khái niệm ảnh hưởng.
Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt thì: Ảnh hưởng là sự tác động của vật
nọ đến vật kia, của người này đến người khác
Sự tác động hai chiều của một nhân tố này lên một nhân tố khác, sự tác động
có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực
8 Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên.
Sự ảnh hưởng của các yếu tố là sự tác động hai chiều, tích cực hoặc tiêu cựclên một đối tượng, khách thể nào đó
v Yếu tố trình độ hiểu biết của thanh thiếu niên:
Là khả năng đánh giá một vấn đề trong cuộc sống của thanh thiếu niên dựatrên sự phát triển hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh và các giác
Trang 23quan, sự phong phú thêm về tri thức và kinh nghiệm, sự yêu cầu ngày càng cao củahoạt động học tập, lao động,…
Trình độ hiểu biết về giới tính và tình dục sẽ giúp thanh thiếu niên ứng phóvới các tình huống gặp phải trong cuộc sống và tránh được các hậu quả đáng tiếc.Ngược lại nếu thiếu hiểu biết sẽ mang đến những hệ lụy lâu dài cho không chỉ bảnthân thanh thiếu niên mà cả gia đình, xã hội như: Bệnh truyền nhiễm, HIV, nạo pháthai, đơn thân nuôi con nhỏ,…
v Yếu tố gia đình:
Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của con người, các giá trị chuẩnmực gia đình, các khuôn mẫu hành vi, trình độ, nghề nghiệp của cá nhân sẽ đượchọc hỏi và tác động lên các thành viên khác
Nếu giáo dục gia đình tốt, nếu cha mẹ hiểu biết về vấn đề giới tính, tình dục
và truyền đạt cho con thì sẽ giúp thanh thiếu niên có được một nền tảng kiến thứcứng phó với những điều sẽ diễn ra trong tương lai như: Tâm lý sẵn sàng khi bướcvào tuổi dậy thì, tuổi yêu và biết quan hệ tình dục an toàn Ngược lại, thanh thiếuniên sẽ thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết tạo ra tâm lý lo lắng, sợ hãi và các hậu quảđáng tiếc như: mang thai trẻ vị thành niên, bị xâm hại tình dục, ……
v Yếu tố giáo dục trong nhà trường:
Là môi trường xã hội hóa thứ cấp, là nơi trang bị kiến thức tổng hợp về khoahọc, xã hội, giúp các thành viên trong xã hội thực hiện được vai trò một cách thuầnthục, bài bản
Nếu giáo dục trong nhà trường tốt sẽ trang bị cho thanh thiếu niên kiến thức
về cơ thể, các chức năng của cơ quan sinh dục, quá trình thụ tinh cũng như cáchphòng tránh lây nhiễm bệnh sinh dục, phòng tránh thai,….Ngược lại nếu nền giáodục không tốt, sai lệch làm ảnh hưởng tới sự hiểu biết của thanh thiếu niên gây ranhững điều đáng tiếc: quan hệ tình dục sớm, không biết cách phòng tránh thaii,bệnh sinh dục,…
v Yếu tố truyền thông:
Trang 24Là nhân tố đóng vai trò trong quá trình xã hội hóa cá nhân, là nơi cung cấpnhững định hướng và các quan điểm đối với các sự kiện xảy ra trong cuộc sốnghằng ngày.
Mặt tích cực của yếu tố truyền thông là sẽ giúp thanh thiếu niên có nhiều cơhội tiếp xúc với lượng thông tin phong phú, đa dạng phục vụ cho nhu cầu học hỏi,khám phá, tích lũy tri thức Nhất là đối với những người không có cơ hội tớitrường Hơn nữa, các kiến thức về giới tính, tình dục được cung cấp dưới nhiềuhình thức, đa dạng về nội dung nên dễ thu hút thanh thiếu niên
Tuy nhiên, cùng với đó là sự ảnh hưởng tiêu cực của các quan điểm sai lệch,đồi trụy, các web đen, các lượng thông tin “không sạch” làm ảnh hưởng tiêu cựctới một lượng không nhỏ thanh thiếu niên, dẫn đến lối sống buông thả: sống thử,tập làm “chuyện người lớn”, quan hệ tình dục vị thành niên, nghiện sex, …
v Yếu tố giáo dục cộng đồng và nhóm bạn:
Đây là nhân tố đóng vai trò giúp các cá nhân tương tác những gì đã thu lượmtrong nền giáo dục gia đình, nhà trường và từ các yếu tố truyền thông
Nếu nhóm bạn có các hoạt động lành mạnh, chia sẻ những hiểu biết về giới tính,tình dục từ các nguồn thông tin tin cậy sẽ giúp thanh thiếu niên phát triển về giaotiếp, về kỹ năng, hiểu biết kiến thức và tự giải quyết tình huống Nhưng đồng thờivới đó là lượng thông tin giới tính, tình dục chia sẻ không nguồn tin cậy, sự rủ rê
“thử” những hành vi như: (đụng chạm thân thể, cơ quan sinh dục, quan hệ tình dục,
…) sẽ dẫn đến những hệ quả đáng tiếc: quan hệ tình dục vị thành niên, hiếpdâm,
Yếu tố giáo dục cộng đồng cũng có nhiều ảnh hưởng đến việc giáo dục giớitính, tình dục cho thanh thiếu niên, cụ thể:
Hầu hết thanh thiếu niên đều tham gia sinh hoạt đoàn việc lồng ghép nộidung giáo dục giới tính, tình dục vào một số hoạt động đoàn sẽ dễ đến được vớicác em Hơn nữa, nhiều hoạt động Đoàn sẽ giúp tách các em ra khỏi nhóm bạnkhông tốt, giảm những hành vi không lành mạnh của các em như: nghiện game(trong đó có game sex), …Ngược lại sẽ đẩy các em vào sâu các hành vi lệch chuẩn
Trang 25như: nghiện game sex dẫn đến thực hiện các hành vi đó ngoài đời thực như: hiếpdâm, hiếp dâm tập thể, quan hệ tình dục vị thành niên,…)
Hội phụ nữ có nhiều hoạt động, chương trình về giáo dục sức khỏe giới tính,tình dục và sinh sản nếu thực hiện tốt tới thanh thiếu niên nữ sẽ giúp các em cóđược kiến thức tổng hợp để chăm sóc và bảo vệ bản thân Ngược lại, nếu khôngthu hút được sự tham gia của các em sẽ khiến các em có hiểu biết không đầy đủ, dễ
bị lợi dụng, dễ gặp phải các vấn đề: Bị xâm hại tình dục, mang thai vị thành niên,bệnh truyền nhiễm,…
Nhất là các chương trình, hoạt động tuyên truyền của cơ sở y tế về giới tính,tình dục nếu được thực hiện nghiêm túc, triệt để sẽ cung cấp lượng kiến thức đầy
đủ, khoa học đến cho tất cả các thành viên trong xã hội trong đó có thanh thiếuniên để tránh được các hệ lụy đáng tiếc, giảm thiểu bệnh truyền nhiễm (HIV), bệnhsinh dục, giảm thiểu vấn nạn nạo phá thai, sinh con vị thành niên Ngược lại sẽ làmtăng các vấn nạn này trong xã hội, gánh nặng cho y tế và các chính sách xã hộikhác
v Yếu tố văn hóa phong tục tập quán:
Là những quan niệm, giá trị truyền thống có ảnh hưởng tới quan điểm, lốisống của mỗi cá nhân trong xã hội
Nếu phong tục tập quán của địa phương tiến bộ sẽ giúp cho thanh thiếu niênnhận thức được các hành vi sai lệch, tránh được tình trạng tảo hôn, cưỡng ép kếthôn Ngược lại, nếu phong tục tập quán lạc hậu sẽ dẫn đến tình trạng kết hôn sớm,làm ảnh hưởng đến chính sách pháp luật của nhà nước về hôn nhân, gia đình
III Đặc điểm tâm sinh lý của thanh thiếu niên.
Theo giáo trình Tâm lý học phát triển nhà xuất bản giáo dục 2008, giáo trình hành vi con người và môi trường xã hội trường Đại học Lao động xã hội
2010, thì đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi 12-18 tuổi là:
Sang đầu tuổi thiếu niên 12-14 tuổi, có một sự phát triển đột biến về sinh lý,đặc biệt là sự phát triển nhanh của hệ cơ quan sinh dục làm cho giới tính và ý thức
về giới tính của trẻ phát triển mạnh Cơ thể trẻ lúc này diễn ra những thay đổi lớn
Trang 26(nam mọc râu, bể giọng, xuất hiện lông ở vùng kín, nổi mụn trứng cá, có hiệntượng mộng tinh…; nữ phát triển ngực, có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục có sựthay đổi theo chiều hướng hoàn thiện hơn…Tất cả những hiện tượng trên đều dotác động của các hooc-môn sinh dục Đặc điểm nổi bật của lứa tuổi này chính làthời kỳ phát dục Thời kỳ này các em bắt đầu quan tâm tới các bạn khác giới, cónhững rung động đầu đời, e dè và kín đáo trong giao tiếp hơn Ở lứa tuổi này các
em đã có thể thực hiện được chức năng sinh sản Tuy nhiên, các em chưa thật sựtrưởng thành về mặt cơ thể và nhất là về mặt xã hội
Đặc điểm tâm lý cơ bản:
Sự phát triển các quá trình nhận thức như; tri giác, trí nhớ, tư duy logic trừutượng đóng vai trò chủ đạo, khả năng phân tích tổng hợp, chú ý chủ định
Đời sống tình cảm không ổn định, thất thường, xuất hiện tình cảm khác giới mang
tính ý thức
Mang khuynh hướng nổi loạn muốn làm người lớn (hoạt động tích cực đểchứng tỏ, chống đối để bảo vệ ý kiến) Đồng thời giai đoạn này sẽ gặp khủnghoảng tâm lý do bước vào độ tuổi bắt đầu dậy thì Sự phát triển nhân cách pháttriển về ý chí và sự tự ý thức
Về mặt xã hội các em bắt đầu có sự giao tiếp rộng hơn, nhiều mối quan hệbạn bè, thích tham gia các hoạt động tập thể Muốn thể hiện bản thân thông quathành tích học tập
Độ tuổi đầu thanh niên từ 15-18 tuổi có những thay đổi về sinh lý: Đây làthời kỳ nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng cơ thể chậm lại dần tiếntới ổn định Hệ thần kinh phức tạp hơn về cấu tạo và chức năng Phát triển dầnhoàn thiện về tư duy, ngôn ngữ và phẩm chất ý chí Giới tính đi vào ổn định, quátrình phát dục không ổn định, có cảm giác sợ hãi và so sánh với các bạn cùng tuổi
Đặc điểm tâm lý cơ bản:
Trang 27Sự phát triển các quá trình nhận thức: tri giác phát triển có mục đích, chịu sựđiều khiển của tín hiệu ngôn ngữ nhưng dễ phân tán, vội vàng Trí nhớ chủ địnhphát triển, ngôn ngữ hoàn thiện, sự chú ý (biết lựa chọn, phân phối chú ý) Tư duyphát triển theo hướng độc lập, sáng tạo nhưng vẫn mang sự cảm tính Đã phát triểntưởng tượng tái tạo và sáng tạo mang màu sắc cảm xúc.
Đời sống tình cảm: thể hiện tính tự lập, hướng đến bạn bè Phát triển tìnhcảm đạo đức, thẩm mỹ Xuất hiện tình cảm, tình yêu nam nữ
Bắt đầu hình thành sự tự ý thức, thế giới quan và lên kế hoạch cho cuộc sốngcủa mình, lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai và nỗ lực phấn đấu cho mục tiêu Ởlứa tuổi này thường thích tham gia nhiều hoạt động xã hội, biết bày tỏ quan điểmmột cách rõ ràng và luôn bảo vệ ý kiến của bản thân Đồng thời lứa tuổi đầu thabhniên thì nhu cầu trong giao tiếp tăng cao, có xu hướng độc lập, tự quyết định, tựchịu trách nhiệm trong hành vi và luôn thể hiện là người lớn (nhưng thực tế trongnhiều tình huống vẫn cư xử mang tính trẻ con)
IV Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên.
Trong những năm qua đã có một số văn bản cụ thể để hướng dẫn thực hiệnnội dung giáo dục giới tính, tình dục một cách chính thức Tuy nhiên, nội dung nàykhông triển khai một cách riêng rẽ mà được lồng ghép vào với một số chương trìnhdân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòngchống đại dịch HIV/AIDS Trong đó, một số văn bản cụ thể:
Chỉ thị 176A ngày 24/12/1984 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng nêu rõ “Bộgiáo dục, Vụ đại học và trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề phối hợp vớicác tổ chức liên quan xây dựng chương trình chính khóa và ngoại khóa nhằm bồidưỡng cho học sinh những kiến thức khoa học về giới tính, hôn nhân gia đình vànuôi dạy con cái…”
Nghị định số: 104/2003/NĐ-CP ban hành Ngày 16 tháng 9 năm 2003 Quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số ngày 09
Trang 28tháng 01 năm 2003; trong nghị định quy định một số điều khoản về chăm sóc sứckhỏe sinh sản có lồng ghép nội dung giới tính và tình dục (hôn nhân, sinh sản ).
Chỉ thị số 23/2008/CT-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 4 tháng 8 năm
2008 “V/v tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình” đã xácđịnh nhiệm vụ của Bộ giáo dục và đào tạo là triển khai có hiệu quả hoạt động giáodục dân số, sức khỏe sinh sản, giới và giới tính trong nhà trường
Quyết định số 136/2000/QĐ-TTg của Chính phủ : Về việc phê duyệt "Chiếnlược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010" quy định cụ thểcho các tổ chức liên quan (y tế, giáo dục, …) triển khai hoạt động chăm sóc sứckhỏe sinh sản, tuyên truyền các biện pháp tránh thai,… tới các đối tượng phụ nữ, vịthành niên, thanh niên, ưu tiên các đối tượng này ở vùng sâu, vùng cao
Quyết định số 704/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : V/v phê duyệt Đề
án Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt (giai đoạn 2010-2015) Trong quyếtđịnh có nhấn mạnh tới việc các bà mẹ giáo dục cho con cái về giới tính, tình dục vàsức khỏe sinh sản, cách phòng tránh xâm hại tình dục, …Đây được coi là một vănbản có quy định rõ rằng về việc phụ huynh giáo dục giới tính, tình dục cho thanhthiếu niên đang được triển khai hiện nay
Quyết định Số: 2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2011 phê duyệt chiếnlược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 Chiến lược nàychú trọng vào giảm tỷ lệ phá thai, loại trừ các hình thức nạo phá thai không antoàn, các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, lây truyền qua đường tình dục, ngănngừa hiện trạng có thai ngoài ý muốn, chú trọng cải thiện chăm sóc sức khỏe sinhsản vị thành niên, thanh niên và nhất là một số nhóm xã hội đặc thù như: ngườikhuyết tật, người nhiễm HIV,…
Ngoài ra, còn một số loại văn bản khác như: Quyết định 170/2007/Qđ-TTgngày 08/11/2007 của Thủ tướng Chính phủvề Phê duyệt chương trình mục tiêuquốc gia dân số - kế hoạch hoá gia đình giaiđoạn 2006 – 2010; Chỉ thị số 23/2008/CT-TTg ngày 04/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc tiếp tục đẩy mạnh côngtác dân số - kế hoạch hoá gia đình; Kết luận số 44-KL/TW ngày 01/4/2009 của Bộ
Trang 29Chính trị về kết quả 3 nămthực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của
Bộ Chính trị về tiếp tụcđẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá giađình,…
Trên đây là một số văn bản pháp luật giúp định hướng công tác giáo dục giớitính và tình dục trong những năm qua Qua đó, có thể thấy Đảng và Nhà nước đã
và đang rất quan tâm tới vấn đề giáo dục giới tính và tình dục cho các đối tượngtrong đó có thanh thiếu niên
Trang 30Kết luận chương I
Như vậy, trong chương I người nghiên cứu đã trình bày lịch sử của vấn đềnghiên cứu không chỉ ở Việt Nam mà còn của quốc tế Đồng thời người nghiêncứu đã nêu ra và phân tích một số khái niệm cơ bản có liên quan, những văn bảnpháp luật thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến vấn đề nghiên cứu Tuy nhiên, về phần văn bản pháp luật thì hiện chưa có văn bản nào quy địnhriêng cho vấn đề giáo dục giới tính, tình dục mà chủ yếu vẫn được lồng ghép trongmột số chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình và các chương trình khác
Từ việc người nghiên cứu phân tích các khái niệm và văn bản pháp luật cóliên quan đến vấn đề giới tính, tình dục, giáo dục giới tính và tình dục Đây sẽ là cơ
sở cho người nghiên cứu điều tra, phân tích và đánh giá được ảnh hưởng của một
số yếu tố tới công tác giáo dục giới tính và tình dục cho thanh thiếu niên tại thônĐức Đại – thị trấn Gia Lộc – huyện Gia Lộc – tỉnh Hải Dương
Trang 31Chương II Một số yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên tại thôn Đức Đại.
I Khái quát địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.
1 Địa bàn nghiên cứu.
Thôn Đức Đại thuộc thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc với dân số 1.494người, mật độ 102 nguời/km2 Có vị trí địa lý: Phía bắc giáp thôn Hội Xuyên, phíanam giáp thôn Phương Điếm Diện tích đất tự nhiên: 97.2 ha Bình quân đất canhtác: 0.95ha/khẩu Chủ yếu là đất nông nghiệp, màu mỡ, lại bằng phẳng thuận lợicho trồng lúa và hoa màu Người dân thôn Đức Đại chủ yếu là sản xuất nôngnghiệp với trồng lúa và các loại rau củ như: Củ đậu, tỏi, ớt, một số hộ có kinhdoanh với quy mô hộ gia đình Ngoài ra, ở đây một số hộ còn phát triển nghề làmhương mang lại lợi ích kinh tế cao, một số hộ làm xẻ gỗ, trạm khắc, kinh doanhdịch vụ: nhà hàng, quán net, may… Chính những điều này đã làm cho người dântrong thôn có mức sống ổn định, nhiều hộ khá và giàu
Văn hóa xã hội: Kinh tế hộ gia đình phát triển, đời sống nhân dân ngày càngđược nâng cao Các phong trào văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, xây dựng đờisống văn hóa được tổ chức trong quần chúng nhân dân Trên địa bàn có khá nhiềucác của hàng kinh doanh quán net là nơi tập trung nhiều thanh thiếu niên ở mọi lứatuổi, dẫn đến tình trạng nghiện game, bỏ học
Giáo dục: Các em trong độ tuổi đi học đều được tới trường Tuy nhiên một
số trường hợp bỏ học giữa chừng với lý do học kém, trong đó có nhiều em học cấpIII nghỉ học vì lý do có thai ngoài ý muốn
Về y tế: Việc chăm sóc sức khỏe đời sống nhân dân ngày càng được quantâm vì địa bàn thôn gần trụ sở y tế, bệnh viện đa khoa huyện
Về công tác xã hội và hoạt động của các tổ chức xã hội: Trong thôn đã thànhlập các tổ chức đoàn thể và đi vào hoạt động đạt những thành tích tốt, bao gồm:
Trang 32Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanhniên…
2 Khách thể nghiên cứu.
Khách thể nghiên cứu được tác giả lựa chọn là 103 thanh thiếu niên, 30 phụhuynh thanh thiếu niên, 6 cán bộ đoàn thể (cán bộ Đoàn thanh niên, cán bộ Hộiphụ nữ, cán bộ cơ sở y tế) trong thôn Đức Đại, 8 giáo viên giảng dạy trong haitrường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn huyện Gia Lộc
Bảng 2: Cơ cấu mẫu điều tra:
- Thanh thiếu niên
Tiêu chíThanh
Thanh thiếu niên
Giới tính Tổng Lớp
Trang 33Giới tính Tổng Giáo viên
trong Bangiám hiệu
Giáo viên
bộ mônNam Nữ
v Nội dung trong giáo dục giới tính, tình dục
v Biện pháp, cách thức giáo dục giới tính, tình dục
v Thái độ trong giáo dục giới tính, tình dục
II Kết quả nghiên cứu.
1 Mức độ hiểu biết của thanh thiếu niên về giới tính, tình dục.
Trang 34Thông qua phiếu hỏi phát cho 103 thanh thiếu niên trong thôn, người nghiêncứu thu về 100/103 phiếu đạt 97,08% Người nghiên cứu nhận thấy một nửa trong
số thanh thiếu niên được điều tra trong thôn đã hiểu đúng về khái niệm giới tính là
“Những dấu hiệu khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học (về cấu tạo cơ quansinh dục, chức năng sinh đẻ, mang thai, về hình thể,…)”, số lượng này là 46 emtrong tổng số 100 em (chiếm 46%) Tuy vậy, cũng còn nhiều em có nhận định sailầm cụ thể:
Trong tổng số 100 phiếu thu về thì có 25 em (chiếm 25%) cho rằng “giớitính” là những vai trò khác nhau của nam và nữ (ví dụ: nữ ở nhà chăm con, namlàm giám đốc, ) đây là số lượng chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm giới tính Có 29
em (chiếm 29%) trong tổng số 100 em tham gia trả lời cho rằng “giới tính” baogồm cả những dấu hiệu phân biệt giữa nam, nữ và những vai trò khác nhau của họ,
số các thanh thiếu niên này thì đã hiểu nhưng vẫn nhầm lẫn giữa khái niệm giới vàgiới tính Như vậy có thể thấy, số lượng thanh thiếu niên chưa thực sự có hiểu rõ,hiểu đúng về khái niệm giới tính còn chiếm khá đông
Tất cả 100 thanh thiếu niên trong phiếu điều tra được phát đều trả lời đúng
về quan hệ tình dục đó là sự giao hợp giữa nam và nữ, điều này cho thấy hầu hếtcác em đều hiểu biết về quan hệ tình dục Hơn nữa, đại đa số thanh thiếu niên đượchỏi đều đồng ý rằng không nên quan hệ vì ảnh hưởng sức khỏe và học tập
Trang 35Bảng 3: So sánh quan điểm của thanh thiếu niên về quan hệ tình dục khi còn là học sinh theo độ tuổi
Trang 36(Nguồn: từ số liệu điều tra, phỏng vấn)
Qua biểu đồ và bảng cho thấy số lượng thanh thiếu niên cho rằng không nênquan hệ tình dục là khá lớn chiếm 69% trong tổng số tham gia trả lời Số lượng các
em cho rằng không nên quan hệ ở nhóm 12-14 tuổi là 28 em, ở nhóm tuổi 15-18 là
41 em, đồng thời với đó thì một nửa trong số thanh thiếu niên cho rằng không nên
có quan hệ vì sẽ ảnh hưởng tới việc học tập, sức khỏe số lượng chiếm 43%
Đồng thời quan điểm về quan hệ tình dục khi còn là học sinh giữa các nhómtuổi cũng khác nhau: Nhóm tuổi từ 12-14 tuổi có 35 em (trong tổng số 100 thanhthiếu niên được điều tra) thì 7 em không quan tâm tới việc đó, số lượng này ởnhóm 15-18 tuổi là 6 em Tuy nhiên, có một số thanh thiếu niên ở nhóm tuổi 15-
18 tuổi lại có sự biến đổi về suy nghĩ, cụ thể: trong 65 em thì có tới 17 em cho rằng
có quan hệ tình dục khi còn là học sinh cũng bình thường, số này ở nhóm tuổi
12-14 là không có Trong độ tuổi này có 1 em cho rằng đó là tất yếu khi đã yêu, đồngthời với đó là 11 em cho rằng quan hệ tình dục khi còn là học sinh sẽ tạo động lựcthúc đẩy các em học tập tốt hơn Trong khi những điều này ở độ tuổi 12-14 làkhông có
Như vậy có thể thấy quan điểm về quan hệ tình dục khi còn là học sinh ởmỗi nhóm tuổi là khác nhau, và có sự thay đổi ở các lứa tuổi lớn hơn, khi các emhoàn thiện hơn về mặt tri thức Tuy vậy, những nhận thức mới ấy sẽ có những hệquả thế nào còn chịu sự ảnh hưởng từ các yếu tố khác
Trang 37Bảng 4: Bảng so sánh kết quả lựa chọn về nội dung của giáo dục
giới tính, tình dục theo giới tính của thanh thiếu niên
Tiêu chíNội dung
Cách chăm sóc, vệ sinh thân
thể khi bước vào tuổi dậy
Qua bảng so sánh cho thấy: Chỉ có 14 em chọn phương án tất cả, nghĩa làchỉ có 14 em hiểu rõ giáo dục giới tính, tình dục cung cấp những nội dung gì.Trong đó nam có tới 9 em đạt tỷ lệ 64.3% chiếm gần 2/3 trong tổng số 14 em thamgia chọn phương án tất cả, nữ chỉ có 5 em chiếm 35.7%
Chỉ có rất ít em cho rằng giáo dục giới tính, tình dục cung cấp các kiến thức
về các bệnh sinh dục chỉ có 18 em tương ứng với 18%, các bệnh lây truyền qua
Trang 38đường tình dục chỉ có 8 em lựa chọn tương ứng với 8% trong 100 thanh thiếu niênđược điều tra.
Vấn đề tình dục và cách phòng tránh thai là một trong những nội dung quantrọng của chương trình giáo dục giới tính, tình dục nhưng chỉ có 24 em lựa chọntrong số 100 em được phát phiếu Điều này cho thấy vấn đề này chưa thực sự đếnvới thanh thiếu niên
Đại đa số các em đều cho rằng nội dung của giáo dục giới tính, tình dục cungcấp những biểu hiện với 55 thanh thiếu niên lựa chọn và cách chăm sóc thân thểkhi bước vào tuổi dậy thì là 80 em Có 33 em cho rằng giáo dục giới tính, tình dụccòn cung cấp kiến thức về các dấu hiệu khác nhau giữa nam và nữ
Như vậy có thể thấy trong sự lựa chọn của thanh thiếu niên vẫn chịu ảnhhưởng chủ quan, bởi lứa tuổi các em đang trong giai đoạn dậy thì nên những nộidung về biểu hiện và cách chăm sóc bản thân khi dậy thì được đại đa số các em lựachọn, có sự kết luận này người nghiên cứu đưa ra khi tiến hành phỏng vấn sâu vớithanh thiếu niên Điều này cũng phù hợp với việc các em lựa chọn những nội dunggiới tính, tình dục quan tâm
Trang 39Bảng 5: So sánh những nội dung giới tính, tình dục
thanh thiếu niên quan tâm
Tuổi mã hóa
12 - 14 tuổi 15 – 18 tuổiCount Table N % Count Table N %Nội
sinh thân thể khi bước
vào tuổi dậy thì