1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận lý thuyết CTXH và áp dụng các lý thuyết về Công tác xã hội trong Bạo lực gia đình

17 2,8K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 144,5 KB
File đính kèm Bài tiểu luận lý thuyết CTXH.zip (34 KB)

Nội dung

Bạo lực gia đình hiện nay không còn là chuyện riêng của mỗi cá nhân, gia đình mà bạo lực gia đình đang là một trong những vấn nạn được cả xã hội quan tâm. Nó không chỉ ảnh hưởng tới từng cá nhân mà còn ảnh hưởng tới cả cộng đồng và toàn xã hội. Chuyện bạo hành đối với phụ nữ, trẻ em, người già và thậm chí chính các ông chồng cũng là nạn nhân của bạo lực đang diễn ra khá phổ biến trong xã hội của chúng ta. Tuy nhiên, nạn nhân chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là những người phụ nữ bởi từ xưa đến nay trong tư tưởng của họ luôn sẵn có tính nhẫn nhịn chịu đựng, sợ bị mọi người chê cười, bản thân và con cái phải xấu hổ với bạn bè.Những người gây ra bạo lực gia đình hay những nạn nhân của bạo lực ngày nay vẫn còn duy trì lối suy nghĩ lạc hậu, thiển cận, an phận và rất khó để thay đổi. Thông thường, người phụ nữ khi bị chồng bạo hành thường cam chịu, chờ đợi sự tỉnh ngộ của chồng, không muốn làm to chuyện sợ “xấu chàng hổ ai”. Đặc biệt, rất hiếm khi nạn nhân bạo lực gia đình tố cáo với cơ quan chức năng vì tâm lý xấu hổ hay bởi nhiều lý do khác nhau như sợ bị đánh nhiều hơn, gia đình chồng ghẻ lạnh,… Họ chỉ trông chờ vào sự hồi tỉnh của người chồng, sự giúp đỡ của người thân và những người xung quanh mà rất ít người nhờ đến sự giúp đỡ của xã hội. Còn đối với đa số những ông chồng là người gây ra bạo lực gia đình, họ vẫn giữ tư tưởng gia trưởng, xem nhẹ vai trò và giá trị của người phụ nữ trong gia đình.Trách nhiệm của xã hội trước vấn nạn bạo lực gia đình là phải hành động tích cực, coi bạo hành gia đình là vấn đề chung của cả cộng đồng, tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, thực hiện bình đẳng giới.Trước tình trạng bạo lực gia đình ngày càng gia tăng như vậy, là một nhân viên xã hội trong tương lai, trong bài tiểu luận của mình em đã lựa chọn về đề tài là bạo lực gia đình để đi sâu tìm hiểu và phân tích qua các lý thuyết công tác xã hội.Bài tiểu luận về đề tài: Bạo lực gia đình gồm 4 nội dung lớn:I MÔ TẢ CA CỤ THỂII NỘI DUNG CÁC THUYẾTIII ÁP DỤNG CÁC LÝ THUYẾT VÀO CA “ BẠO LỰC GIA ĐÌNHIV TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ Trong quá trình tìm hiểu, phân thích và giải quyết vấn đề của mình, với kiến thức và kinh nghiệm còn ít ỏi nên dù đã cố gắng bài tiểu luận vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2

I- MÔ TẢ CA CỤ THỂ: Bạo lực gia đình 3

II- NỘI DUNG CÁC THUYẾT 4

1 Thuyết nhu cầu của con người 4

2 Thuyết nhận thức – hành vi 6

3 Thuyết hệ thống 7

III- ÁP DỤNG CÁC LÝ THUYẾT VÀO CA “ BẠO LỰC GIA ĐÌNH” 9

1 Áp dụng thuyết về nhu cầu con người 10

2 Áp dụng thuyết nhận thức- hành vi 12

3 Áp dụng thuyết hệ thống 14

IV- TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ 15

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Bạo lực gia đình hiện nay không còn là chuyện riêng của mỗi cá nhân, gia đình mà bạo lực gia đình đang là một trong những vấn nạn được cả xã hội quan tâm Nó không chỉ ảnh hưởng tới từng cá nhân mà còn ảnh hưởng tới cả cộng đồng và toàn xã hội Chuyện bạo hành đối với phụ nữ, trẻ em, người già và thậm chí chính các ông chồng cũng là nạn nhân của bạo lực đang diễn ra khá phổ biến trong xã hội của chúng ta Tuy nhiên, nạn nhân chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là những người phụ nữ bởi từ xưa đến nay trong tư tưởng của họ luôn sẵn có tính nhẫn nhịn chịu đựng, sợ bị mọi người chê cười, bản thân và con cái phải xấu hổ với bạn bè

Những người gây ra bạo lực gia đình hay những nạn nhân của bạo lực ngày nay vẫn còn duy trì lối suy nghĩ lạc hậu, thiển cận, an phận và rất khó để thay đổi Thông thường, người phụ nữ khi bị chồng bạo hành thường cam chịu, chờ đợi sự tỉnh ngộ của chồng, không muốn làm to chuyện sợ “xấu chàng hổ ai” Đặc biệt, rất hiếm khi nạn nhân bạo lực gia đình tố cáo với cơ quan chức năng vì tâm lý xấu hổ hay bởi nhiều lý do khác nhau như sợ bị đánh nhiều hơn, gia đình chồng ghẻ lạnh,… Họ chỉ trông chờ vào sự hồi tỉnh của người chồng, sự giúp đỡ của người thân và những người xung quanh mà rất ít người nhờ đến sự giúp đỡ của xã hội Còn đối với đa số những ông chồng là người gây ra bạo lực gia đình, họ vẫn giữ tư tưởng gia trưởng, xem nhẹ vai trò và giá trị của người phụ nữ trong gia đình

Trách nhiệm của xã hội trước vấn nạn bạo lực gia đình là phải hành động tích cực, coi bạo hành gia đình là vấn đề chung của cả cộng đồng, tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, thực hiện bình đẳng giới Trước tình trạng bạo lực gia đình ngày càng gia tăng như vậy, là một nhân viên xã hội trong tương lai, trong bài tiểu luận của mình em đã lựa chọn về đề tài là bạo lực gia đình để đi sâu tìm hiểu và phân tích qua các lý thuyết công tác xã hội

Bài tiểu luận về đề tài: Bạo lực gia đình gồm 4 nội dung lớn:

I- MÔ TẢ CA CỤ THỂ

II- NỘI DUNG CÁC THUYẾT

III- ÁP DỤNG CÁC LÝ THUYẾT VÀO CA “ BẠO LỰC GIA ĐÌNH

IV- TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ

Trong quá trình tìm hiểu, phân thích và giải quyết vấn đề của mình, với kiến thức và kinh nghiệm còn ít ỏi nên dù đã cố gắng bài tiểu luận vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các bạn

để bài viết được hoàn thiện hơn!

Trang 3

I- MÔ TẢ CA CỤ THỂ: Bạo lực gia đình.

T năm nay 38 tuổi, đã lập gia đình từ năm 24 tuổi Giờ T có 4 con trai rất đáng yêu, khỏe mạnh và khôi ngô Hồi vợ chồng T còn đang yêu nhau, bố mẹ T phản đối quyết liệt nhưng vì T và anh ấy quá yêu nhau nên T không nghe, vẫn tin tưởng vào tình yêu

và hạnh phúc mà anh đã mang đến cho mình T đã nói với bố mẹ rằng: “bố mẹ cứ cho con lấy anh ấy, sướng con hưởng, mà khổ thì con chịu” Rồi cuối cùng, bố mẹ cũng chấp nhận cho T tổ chức đám cưới

Khỏi phải nói, T đã hạnh phúc như thế nào khi được lấy người đàn ông mình thực

sự yêu và càng hạnh phúc hơn khi biết mình có thai bé trai đầu lòng Cả chồng T và

bố mẹ anh cũng rất mừng nhưng niềm vui của T chẳng được bao lâu Đến khi T mang bầu đến tháng thứ 2, chồng T đã thẳng tay tát T một cái trời giáng trước mặt mẹ chồng

và cô em họ chỉ vì một chuyện hiểu lầm vụn vặt T hoa cả mắt nhưng không đau bằng nỗi đau trong lòng

Sau lần đó, chồng T hành hung T thường xuyên hơn dù cho T đã chửa vượt mặt Cuối cùng, T cũng sinh được một đứa bé bụ bẫm, trông không khác gì tranh vẽ

Những tưởng chồng T sẽ yêu vợ, thương con hơn nhưng anh ấy vẫn không ngại

thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với T

Chồng T đi làm ăn xa, khai thác than đá ở dưới Quảng Ninh thu nhập chẳng được bao nhiêu mà ba tháng mới về nhà cùng vợ con một lần T ở nhà làm ruộng chăm 4 đứa con và bố mẹ chồng, bao nhiêu công to việc lớn, T đều lo cả, từ làm ruộng đến chăn bò, nuôi lợn T còn phải đi đánh cá cùng với bố chồng để kiếm thêm tiền Dù đi

xa lâu ngày nhưng khi về chồng T cũng không bỏ được cái thói hành hung vợ Chỉ có đêm đầu tiên là vợ chồng tâm sự vui vẻ, còn sáng hôm sau đến mấy ngày ở nhà,

không ngày nào chồng T không cho T ăn đòn, chỉ vì những lý do không đâu Dù T phân bua thế nào, chồng T cũng không nghe và cứ đánh T cho thỏa nỗi bực tức Đánh

T đã trở thành một hành động và một thói quen của chồng T

Vì vợ chồng T không thể kế hoạch do chồng đi xa lâu ngày nên T lần lượt có chửa

4 đứa con Ở nhà cùng bố mẹ chồng nên thỉnh thoảng bố mẹ chồng T cũng trông con cái cho đi làm việc đồng áng Tuy nhiên, mẹ chồng T là người ghê gớm, bà soi mói dù

ở nhà T làm không biết mệt, việc gì cũng đến tay nhưng chẳng bao giờ bà vừa lòng Trước mặt chồng T, bà lúc nào cũng tỏ ra yêu quý T nhưng khi chồng T không có nhà thì T không thở nổi với bà Chồng T cứ đi làm xa về là vào nói chuyện ngay với bà,

mẹ con to nhỏ một lúc rồi mới ra ngoài hỏi đến T và các con Và sau đó y như rằng T được hưởng mấy cú đánh của chồng Có hôm anh đánh bằng tay, hôm thì bằng quân

gỗ, hôm thì bằng thanh củi, thậm chí còn có lần cầm dao đuổi đánh T Trên tay T giờ còn vết sẹo to hôm ngã do bị chồng đuổi

Hôm đó, đêm đã khuya, đứa thứ ba nhà T đã được 4 tháng Như mọi khi, chồng T

về là thể nào T cũng bị ăn đòn T bồng con chạy sang nhà hàng xóm để trốn, không may bị vấp ngã vào đống gạch Vì đang chạy nhanh nên T ngã rất mạnh, may mà T

Trang 4

lấy tay che được đầu con, nếu không chắc cháu đã bị vỡ đầu do cú ngã ấy Thế là tay

T còn vết sẹo đến tận bây giờ Nhưng không vì thế mà chồng T bỏ thói vũ phu, có lần

T đã uống thuốc sâu để tự tử nhưng mọi người phát hiện ra và đưa đi cấp cứu

Mọi người hàng xóm ai cũng bảo T là bỏ cái loại chồng vũ phu ấy đi T cũng không chịu đựng nổi đã bế con về bên ngoại nhưng rồi chồng T lại đến năn nỉ xin lỗi nên T lại mềm lòng Với lại cũng nghĩ thương các con phải chịu cảnh cha mẹ li tán, nên T không nỡ Nhưng chỉ được đôi ba hôm tử tế, rồi chồng T lại giáng cho T vài cái tát hay vài cái đạp đau điếng T còn nghe nói chồng T không chung thủy, nhưng vì sĩ diện, T cũng chẳng thể làm gì được nên đành cho qua

Đến khi sinh cháu thứ tư, T bàn với chồng ra ở riêng Chồng T cũng đồng ý nhưng

dù ở riêng, T vẫn không yên được với mẹ chồng Bà không chỉ hay soi mói, xét nét như trước đây, mà còn càng theo dõi T hơn Nhất cử nhất động gì của T bà đều để mắt tới Dù T bận tối tăm mặt mũi vì việc nhà việc cửa rồi một mình chăm 4 đứa con nhưng khi đi làm xa về, chồng T lại nện cho T mấy trận và ghép cho T cái tội đi theo trai Dù không có bằng chứng và T có thề thốt đến thế nào, chồng tôi cũng không tin Các con T đứa lớn đã học lớp 8, đứa bé thì lớp 1, suốt tuổi thơ của chúng chỉ toàn thấy bố đánh đập mẹ chứ chẳng có được một ngày sống trong mái ấm Giờ T thực sự không thể chịu đựng nổi nữa, lúc nào T cũng chỉ nghĩ đến cái chết, mà chẳng thể nghĩ được gì khác Nếu cứ mãi luẩn quẩn với suy nghĩ này, chắc T cũng chẳng còn sống trên đời này được bao lâu nữa T cảm thấy, cuộc sống của mình đã bị đạp xuống đáy rồi./

II- NỘI DUNG CÁC THUYẾT

1 Thuyết nhu cầu của con người

Nhu cầu là những đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển

Là con người xã hội, mỗi người đều phải có những nhu cầu, nhu cầu về vật chất, nhu cầu về tinh thần Các nhu cầu của con người rất đa dạng, phong phú và phát triển Nhu cầu con người phản ánh mong muốn chủ quan hoặc khách quan tùy theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hóa, nhận thức và vị trí xã hội của họ

• Để tồn tại, con người cần phải đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cơ bản cần cho sự sống như: ăn, mặc,nhà ở, y tế…; để phát triển con người cần đáp ứng các nhu cầu cao hơn như: nhu cầu được an toàn, được học hành, được yêu thương, được tôn trọng và khẳng định Việc đáp ứng nhu cầu con người chính là động cơ giúp con người tham gia vào hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội

• Theo thuyết nhu cầu của Maslow, con người là một thực thể sinh- tâm lý xã hội Do

đó con người có nhu cầu cá nhân cần cho sự sống và nhu cầu xã hội Theo đó ông chia nhu cầu con người thành 5 bậc thang khác nhau từ thấp đến cao:

Trang 5

- Nhu cầu sống còn, bao gồm: nhu cầu về không khí, nước, thức ăn, quần áo, nhà

ở, nghỉ ngơi…

- Nhu cầu an toàn: Ai cũng có mong muốn được sống trong một thế giới hòa bình, không có chiến tranh, không có bạo lực, kể cả trong những trường hợp bị mất kế sinh nhai được Nhà nước và xã hội bảo vệ và giúp đỡ

- Nhu cầu thuộc vào một nhóm nào đó: Là con người xã hội, con người có nhu cầu giao tiếp, nhu cầu cần sự yêu thương chia sẻ Họ không muốn sự cô đơn, bị bỏ ra ngoài lề xã hội, họ mong muốn có hạnh phúc gia đình, sự tham gia thuộc vào một nhóm nào đó (gia đình, bạn bè, cộng đồng)

-Nhu cầu được tôn trọng: Tự tôn trọng là giá trị của chính cá nhân mỗi người; được người khác tôn trọng là sợ mong muốn được người khác thừa nhận giá trị của bản thân mình

- Nhu cầu hoàn thiện: Trong cuộc sống ai cũng có mong muốn tự khẳng định mình

và được xã hội tạo điều kiện để hoàn thiện và phát triển cá nhân

• Thuyết nhu cầu của Maslow làm căn cứ cho việc nhận định những nhu cầu của con người nói chung Tuy nhiên đối với mỗi trường hợp cụ thể và nhất là đối với từng cá nhân cụ thể lại có những nhu cầu khác nhau vì họ là những các thể độc lập với những đặc điểm riêng nằm trong những bối cảnh không giống nhau

• Tiếp cận theo thuyết nhu cầu là tiếp cận mang tính chất nhân văn Bời vì, nó coi trọng con người và những nhu cầu của chính bản thân họ Tiếp cận theo nhu cầu đặt con người và những đặc điểm riêng có của họ vào vị trí trung tâm Điều đó giúp cho nhân viên xã hội loại bỏ tính chủ quan khi tiếp cận với đối tượng Thay vào đó họ cần phải lắng nghe để cảm thông một cách sâu sắ với mong muốn của đối tượng

• Cách tiếp cận theo thuyết nhu cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ các đối tượng

♦ Thứ nhất, trong xã hội vẫn luôn tồn tại những nhười thường thiếu thốn các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của cá nhân và gia đình Trong đó có những người đặc biệt khó khăn

♦ Thứ hai, việc đáp ứng nhu cầu con người chính là động cơ thúc đẩy con người tham gia vào quá trình sản xuất, hoạt động xã hội Nếu không đáp ứng nhu cầu của con người thì họ cũng mất động cơ tham gia đóng góp cho xã hội, thay vào đó là các hành vi chống đối và phá hoại

♦ Thứ ba, giúp các hỗ trợ xã hội giảm kinh phí và tăng hiệu quả khi tránh được sự

dư thừa hay không đầy đủ khi hỗ trợ

 Là nhân viên công tác xã hội chúng ta có thể áp dụng thuyết nhu cầu này vào trong quá trình tham vấn trợ giúp thân chủ rất hiệu quả như:

- Sự hiểu biết về thứ bậc nhu cầu của Maslow giúp nhà tham vấn xác định được những nhu cầu nào trong hệ thống thứ bậc nhu cầu còn chưa được thỏa mãn tại thời điểm hiện tại, đặc biệt là các nhu cầu tâm lý của thân chủ, nhận ra khi nào thì những nhu cầu cụ thể của thân chủ chưa được thỏa mãn và cần đáp ứng

Trang 6

- Qua lý thuyết nhu cầu của Maslow, nhà tham vấn đã hiểu được con người có nhiều nhu cầu khác nhau bao gồm cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần Ai cũng cần được yêu thương, được thừa nhận, được tôn trọng, cảm giác an toàn, được phát huy bản ngã,… Do đó trong việc trợ giúp cho thân chủ nhà tham vấn không chỉ trợ giúp thân chủ thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ bản mà cao hơn nũa phải tập trung trợ giúp cho thân chủ nhằm giúp thân chủ thỏa mãn các nhau cầu tinh thần để sống lành mạnh hơn

- Nhà tham vấn sử dụng thuyết nhu cầu để giúp đỡ thân chủ thỏa mãn các nhu cầu của

họ Điều này có nghĩa là nhà tham vấn làm việc với thân chủ để giúp họ xác định các hành động có thể thực hiện được để thay đổi tình huống và tập trung vào các vấn đề tình cảm có thể đang cản trở thân chủ trong việc thỏa mãn nhu cầu của chính họ

- Trong một số trường hợp, thân chủ không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, việc kết nối họ với các nguồn lực là hoàn toàn hợp lý nhưng đây là công việc của nghề công tác xã hội Còn nhà tham vấn tăng cường năng lực cho thân chủ bằng cách lắng nghe thân chủ, chú ý đến các nhu cầu tinh thần của thân chủ và giúp thân chủ hiểu được các tiềm năng của mình, sử dụng các tiềm năng đó để vượt lên nấc thang nhu cầu cao hơn

2 Thuyết nhận thức – hành vi.

• Theo lập luận về hành vi, cứ ứng với một tác nhân kích thích sẽ có các phản ứng phù hợp Dựa vào đó con người có thể đổ lỗi cho ngoại cảnh để bao biện cho hành vi mà

họ không làm được hoặc cố tình làm không tốt

• Thuyết nhận thức hành vi lập luận rằng: Chính tư duy quyết định phản ứng chứ không phải tác nhân kích thích ( ngoại cảnh) quyết định phản ứng Sở dĩ có những hành vi đó hay tình cảm lệch chuẩn là vì có những suy nghĩ không phù hợp Như vậy,

để làm thay đổi những hành vi thì cần thay đổi chính những suy nghĩ không thích nghi

Theo đó mô hình hành vi nêu trên đã được phát triển thêm yếu tố nhận thức như sau: S→C→R→B

Trong đó:

S:Tác nhân kích thích

C: Nhận thức

R: Phản ứng của con người

B: Kết quả hành vi

Theo sô đồ trên, trong nhiều trường hợp tác nhân kích thích không phải là nguyên nhân trực tiếp của hành vi Thay vào đó, chính nhận thức về tác nhân kích thích và nhận thức về kết quả hành vi mới dẫn đến phản ứng của con người

• Theo một số nhà thuyết gia nhận thức, các vấn đề nhân cách và hành vi của con người được tạo tác bởi các những suy nghĩ sai lệch, trong mối quan hệ tương tác với

Trang 7

môi trường bên ngoài Đồng thời hầu hết các hành vi mà con người học tập, trừ những phản ứng bẩm sinh, đều bắt nguồn từ mối tương tác với thế giới bên ngoài bản thân

họ Từ đó thấy rằng, con người hoàn toàn có khả năng học tập các hành vi mới để thỏa mãn nhu cầu trong quá trình phát triển của mỗi các nhân hoặc để thay thế các hành vi đang có xong không phù hợp Nói cách khác thì con người có thể học hỏi để tập trung suy nghĩ về việc nâng cao cái tôi, điều đó sẽ sinh sản các hành vi, thái độ thích nghi và củng cố nhận thức

 Như vậy, nhận thức- hành vi là trường phái trị liệu dựa trên quan điểm cho rằng cảm xúc của con người được tạo ra không phải bởi hoàn cảnh, môi trường mà bởi cách nhìn nhận vấn đề

• Lý thuyết hành vi tập trung vào các trị liệu nhằm hướng tới sự thay đổi trong hành

vi Thuyết không thực sự quan tâm đến tiến trình thay đổi trong tâm trí con người khi

họ thay đổi hành vi

 Là một nhân viên xã hội thì việc sử dụng thuyết nhận thức- hành vi có vai trò rất quan trọng trong quá trình trợ giúp và hỗ trợ đối với cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng Đó là công cụ đắc lực của nhân viên xã hội trong việc sử dụng vào việc trị liệu

và thay đổi nhận thức- hành vi cho thân chủ

3 Thuyết hệ thống

 Lý thuyết hệ thống được đề xuất năm 1940 bởi nhà sinh vật học nổi tiếng Ludwig von Bertalanffy và ông cũng là người đầu tiên khởi xướng thuyết hệ thống

 Đây là một thuyết sinh học cho rằng, mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ

thống, được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn Do đó con người là một bộ phận của xã hội, đồng thời cũng tạo nên nên từ các phần tử nhỏ hơn

 Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ tương hỗ Những thay đổi của phần

tử này trong hệ thống sẽ gây ra tác động đến các phần tử khác

 Tất cả các cơ quan đều là hệ thống, bao gồm hệ thống nhỏ hơn và các phần tử của hệ thống lớn Mọi hệ thống đều có thể chia thành các hệ thống khác nhỏ hơn Như vậy, mỗi hệ thống luôn bao gồm các hệ thống con cho đến đơn vị nhỏ nhất là phần tử

 Phần tử là đơn vị không thể chia nhỏ được nữa trong một phương thức phân chia đã cho và nằm trong thành phần của hệ thống, việc có mối quan hệ giữa

Trang 8

các phần tử, sẽ dẫn đến xuất hiện trong hệ thống chỉnh thể những tính chất mới

mà không có ở phần tử trong trạng thái riêng biệt

 Bất kỳ hệ thống nào cũng bao gồm 3 thành tố: Vật thể, thuộc tính và mối quan

hệ giữa các phần tử trong môi trường hệ thống

 Không có hệ thống nào đứng riêng lẻ mà hệ thống luôn nằm trong một môi trường nào đó tương tác với các hệ thống khác trong môi trường

 Bertalanffy cho rằng, những hệ thống trong thực tế là hệ thống mở, nghĩa là chúng có sự tương tác lẫn nhau và tương tác với môi trường Sự tương tác giữa các phần tử trong hệ thống tạo ra những đặc tính mới cho tổng thể

 Thuyết hệ thống trong công tác xã hội sử dụng nhiều cặp khái niệm về hệ thống đóng và hệ thống mở

- Hệ thống đóng là hệ thống không có sự thay đổi năng lượng và thông tin vượt qua biên giới của nó

- Hệ thống mở là hệ thống mà năng lượng và thông tin được trao đổi bằng cách thẩm thấu qua vách ngăn biên giới của chính nó

■ Các thuộc tính khác được sử dụng trong thuyết hệ thống:

- Hệ thống lớn bao gồm hệ thống nhỏ

- Hệ thống lớn có các thuộc tính, chức năng năng lớn hơn là tổng hợp các

hệ thống nhỏ

- Các hệ thống phụ thuộc và tác động lẫn nhau

- Hệ thống luôn luôn có đường biên để tạo ra sự khác biệt giữa hệ thống này với hệ thống khác

• Áp dụng thuyết hệ thống vào trong công tác xã hội ta thấy:

- Thuyết hệ thống sử dụng như một công cụ giúp nhân viên xã hội khi học phải sắp xếp, tổ chức những lượng thông tin lớn thu thập được để xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề để tìm cách can thiệp

- Thuyết hệ thống quan tâm đến mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố

Trang 9

- Xem xét mỗi trường hợp trong một hệ thống tổng thể.

- Tạo tư duy hệ thống và các cấu thành trong hệ thống đó như là: tổng quát, phân tích

- Sử dụng hệ thống để phân loại thông tin về trường hợp

- Sơ đồ hóa các quan hệ tương tác, các thành tố

- Nhân viên xã hội và thân chủ nhìn nhận các hệ thống trợ giúp hoặc chưa trợ giúp

- Thúc đẩy chính sách trợ giúp thân chủ

- Phát huy sự tham gia của thân chủ

- Thay đổi cung cấp sự trợ giúp khi cần thiết và sự tương tác giữa các cơ quan

 Nhìn ở góc độ xã hội, thuyết hệ thống là một bộ phận không thể tách rời của quan điểm sinh thái Hành vi của con người không bộ lộ tự phát một cách độ lập, mà nằm trong mối quan hệ qua lại với các hệ thống khác trong xã hội Con người là một

bộ phận của xã hội chịu sự tác động của các hệ thống xã hội Sự thay đổi ở bất kỳ mắc xích nào trong hệ thống xã hội cũng tạo ra những ảnh hưởng đến hệ thống con nằm trong đó, cụ thể là hệ thống các cá thể thuộc xã hội đó

III- ÁP DỤNG CÁC LÝ THUYẾT VÀO CA “ BẠO LỰC GIA ĐÌNH”.

Một gia đình hạnh phúc là một gia đình mà trong đó, mọi thành viên sống vui vẻ,

êm ấm, yêu thương và có ý thức trách nhiệm với nhau, chăm sóc lẫn nhau và khi cần thiết thì biết hy sinh cho nhau, nhường nhịn lẫn nhau, luôn tạo ra bầu không khí ấm

áp, thuận hoà trong gia đình Trong những năm gần đây, dưới tác động của kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của giao lưu và hội nhập về mọi mặt trong đời sống xã hội, những chuẩn mực, những giá trị đạo đức của gia đình nói chung, nếp sống truyền thống của gia đình Việt Nam nói riêng, đang có nguy cơ mai một dần Và đặc biệt, một hiện tượng đang diễn ra khá phổ biến trong một số gia đình trên thế giới và ở Việt Nam (cả thành thị và nông thôn), đang ảnh hưởng không nhỏ tới những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình – hiện tượng bạo lực gia đình đang diễn

ra một cách khá nghiêm trọng

Trang 10

Từ góc độ đạo đức, có thể nói rằng, bạo lực gia đình bắt nguồn từ nhiều yếu tố, nhưng yếu tố căn bản nhất là sự xuống cấp về đạo đức Những kẻ gây ra bạo lực gia đình thường là không nhận thức được trách nhiệm và bổn phận của mình đối với các thành viên khác trong gia đình Cũng có khi họ nhận thức được, nhưng lại không hành động đúng với điều mà mình đã nhận thức, cốt chỉ để thoả mãn những lợi ích riêng tư,

cá nhân, mà bạo lực được coi là phương án lựa chọn tức thời và có thể đem lại hiệu quả cao nhất Trầm trọng hơn, có những trường hợp bạo lực là do sự vô nhân tính, thiếu lương tâm của thủ phạm gây ra bạo lực Họ không còn nghĩ đến tình thương, trách nhiệm, sự sẻ chia đối với những người đã sinh ra họ, những người đã cùng họ chia ngọt, sẻ bùi, hay những người do họ đã sinh ra Chính họ đã làm cho gia đình không còn là mái ấm, mà trở thành địa ngục đối với những nạn nhân của bạo hành gia đình

Là một nhân viên xã hội đứng trước tình trạng bạo lực gia đình đang diễn ra ngày càng nhiều thì vai trò và nhiệm vụ của nhân viên Công tác xã hội càng đóng vai trò quan trọng trong trợ giúp và hỗ trợ cho họ giải quyết các vấn đề cho những người bị bạo lực gia đình đặc biệt là phụ nữ và trẻ em

Với ca Bạo lực gia đình trên vận dụng vào ba thuyết: thuyết nhu cầu, thuyết nhận thức- hành vi, thuyết hệ thống vào trong Công tác xã hội ta thấy:

1 Áp dụng thuyết về nhu cầu con người

Trong ca trên ta thấy những nhu cầu về vật chất và tinh thần của T không được đáp ứng đặc biệt là về nhu cầu được an toàn về thể xác của T T luôn luôn trong tình trạng bị T hành hung đánh đập Trước những nhu cầu trên của T chúng ta nên áp dụng

lý thuyết nhu cầu của Maslow để thấy được những nhu cầu mà T đáng được hưởng và

T đang mất và cần đáp ứng những nhu cầu gì Áp dụng 5 bậc thang nhu cầu trong thuyết nhu cầu của Maslow vào trường hợp bạo lực gia đình của T ta có thể thấy rõ rằng chị T đang bị mất một số nhu cầu và cũng cần một số nhu cầu như:

- Điều đầu tiên có thể nhận thấy trong trường hợp của T là chị đang bị mất nhu cầu

an toàn và chị đang cần đáp ứng nhu cầu an toàn ngay lập tức vì: Mặc dù là vợ chồng với nhau nhưng chồng chị T không những không yêu thương vợ mà lại luôn luôn bị chồng hành hung đánh đập liên tục và dã man cho dù khi chị mang thai con, anh cũng thẳng tay đánh vợ không chút xót xa nào T bị đánh đập không chỉ một lần mà là nhiều lần và việc đánh đập của chồng T đối với T ngày càng nhiều và nó đã trở nên

Ngày đăng: 18/05/2016, 15:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w