Chức năng Phòng Công tác xã hội có chức năng cung cấp các dịch vụ về công tác xã hội cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế trong quá trình khám, chữa bệnh.. Giải quyết c
Trang 1BỘ Y TẾ
Số: /2015/TT-BYT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
THÔNG TƯ Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Phòng Công tác xã hội trong bệnh viện
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Y tế;
Căn cứ Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020;
Căn cứ Thông tư số 08/2010/TT-BNV ngày 25 tháng 8 năm 2010 của Bộ Nội vụ ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức công tác xã hội;
Căn cứ Thông tư số 34/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội;
Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Phòng Công tác xã hội trong bệnh viện.
Điều 1 Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Phòng Công tác xã hội trong bệnh viện (sau đây gọi là phòng Công tác xã hội)
Điều 2 Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với bệnh viện công lập và bệnh viện tư nhân
Điều 3 Chức năng
Phòng Công tác xã hội có chức năng cung cấp các dịch vụ về công tác xã hội cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế trong quá trình khám, chữa bệnh
Điều 4 Nguyên tắc hoạt động của công tác xã hội trong bệnh viện
1 Công tác xã hội là cầu nối giữa người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế
DỰ THẢO
20-4-2015
Trang 22 Nhân viên công tác xã hội phải kết hợp chặt chẽ với nhân viên y tế trong bệnh viện, người bệnh, người nhà người bệnh
Điều 5 Nhiệm vụ của phòng Công tác xã hội
1 Giải quyết các vấn đề về tâm lý, xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh
a) Đón tiếp, chỉ dẫn, giới thiệu, cung cấp thông tin, tư vấn về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện cho người bệnh và người nhà người bệnh ngay từ khi người bệnh vào Khoa Khám bệnh và trong suốt quá trình khám, chữa bệnh tại bệnh viện; tư vấn cho đối tượng về các chương trình chính sách xã hội như bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội, hỗ trợ khẩn cấp;
b) Hỗ trợ khẩn cấp và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho các nhóm
đối tượng là nạn nhân của bạo hành, xâm hại tình dục, bao gồm bảo đảm an toàn cho đối tượng, hỗ trợ tâm lý, xã hội; trị liệu tâm lý; hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ thực hiện pháp y và các dịch vụ phù hợp khác; báo cáo cho các cơ quan chức năng liên quan;
c) Cung cấp thông tin và tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh trong trường hợp người bệnh có chỉ định chuyển viện hoặc ra viện; lập kế hoạch
hỗ trợ xuất viện cho đối tượng và chuyển gửi đến các dịch vụ hỗ trợ ngoài cộng đồng nhằm giúp đối tượng hòa nhập cộng đồng;
d) Chủ động phối hợp với nhân viên y tế trong bệnh viện thăm hỏi người bệnh và người nhà người bệnh để tìm hiểu mức độ cần hỗ trợ của người bệnh về tâm lý, xã hội;
đ) Phối hợp với bác sỹ điều trị trực tiếp hoặc nhân viên y tế tại khoa mà người bệnh đang khám, chữa bệnh để biết rõ thông tin về tình hình sức khỏe của người bệnh;
e) Tham gia quá trình chẩn đoán, điều trị người bệnh, báo cáo về tình trạng sức khỏe tâm lý của người bệnh cho bác sỹ điều trị để hỗ trợ quyết định xuất viện cho người bệnh;
g) Tham gia thực hiện và phát triển chương trình, chính sách an sinh xã hội
2 Hoạt động hỗ trợ người bệnh có khó khăn tìm nguồn lực giúp đỡ
a) Làm đầu mối trong bệnh viện thực hiện tuyên truyền, vận động sự tham gia, ủng hộ từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể hỗ trợ người bệnh có hoàn
Trang 3b) Vận động tài trợ gây quỹ cho bệnh viện, bao gồm cả vận động tài trợ trang thiết bị, tài trợ cho việc nghiên cứu khoa học và đào tạo tại bệnh viện
3 Truyền thông và quan hệ công chúng
a) Làm đầu mối của bệnh viện về công tác truyền thông và quan hệ công chúng; tuyên truyền, giới thiệu các hoạt động của bệnh viện với xã hội và cộng đồng;
b) Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ để giúp cải thiện đời sống tinh thần của nhân viên y tế và người bệnh; tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo, chương trình gây quỹ của bệnh viện
c) Hướng dẫn các tổ chức, nhóm tình nguyện viên tới phối hợp về công tác xã hội trong bệnh viện;
4 Đào tạo
a) Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng và cơ sở dạy nghề để đào tạo
về nghề công tác xã hội và về công tác xã hội trong bệnh viện thông qua chương trình thực tập của sinh viên công tác xã hội;
b) Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về công tác xã hội cho thày thuốc và nhân viên bệnh viện; đồng thời, phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
cơ bản về y tế cho người làm việc về công tác xã hội;
c) Phối hợp, trợ giúp các đơn vị quan tâm đến việc phát triển công tác xã hội
Điều 6 Cơ cấu tổ chức tổ chức
1 Phòng Công tác xã hội là đơn vị thuộc bệnh viện, có Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng và nhân viên
2 Phòng Công tác xã hội có Tổ chăm sóc khách hàng đặt ở Khoa Khám bệnh của bệnh viện để thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điểm a Điểm b Điểm c Khoản 1 của Điều này
3 Phòng Công tác xã hội có bộ phận truyền thông để thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 4 Điều 5 Thông tư này
4 Nhân lực của phòng Công tác xã hội, bao gồm ngạch viên chức công tác xã hội và có thể có bác sỹ, điều dưỡng và các ngạch viên chức khác do giám đốc bệnh viện quyết định phân công, số lượng nhân lực cụ thể của Phòng Công tác xã hội được xác định dựa trên vị trí việc làm
Trang 4Điều 7 Phối hợp giữa Phòng Công tác xã hội và các khoa, phòng, đơn
vị trong bệnh viện
1 Trách nhiệm của Phòng Công tác xã hội
a) Tư vấn về công tác xã hội cho người bệnh, người nhà người bệnh tại phòng Công tác xã hội hoặc tại khoa Khám bệnh hoặc tại các khoa lâm sàng, cận lâm sàng khác mà người bệnh đang được khám bệnh, chữa bệnh;
b) Tham gia chẩn đoán, điều trị về tâm lý, xã hội và phối hợp với các khoa, phòng, đơn vị để thực hiện công tác xã hội trong bệnh viện
2 Trách nhiệm phối hợp của các khoa, phòng, đơn vị trong bệnh viện với phòng Công tác xã hội
a) Giới thiệu người bệnh, người nhà người bệnh đến phòng Công tác xã hội hoặc đề nghị phòng Công tác xã hội cử nhân viên đến để trợ giúp, tư vấn cho người bệnh, người nhà người bệnh;
b) Cung cấp thông tin về sức khỏe đầy đủ, kịp thời cho phòng Công tác xã hội để giải thích, tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh
Điều 8 Cơ sở vật chất và trang thiết bị
a) Phòng Công tác xã hội được bố trí phòng làm việc tại bệnh viện và được trang bị đủ trang thiết bị cần thiết để thực hiện công việc;
b) Tại khoa Khám bệnh phải bố trí chỗ làm việc thuận lợi, dễ tiếp xúc với người bệnh cho tổ chăm sóc khách hàng của phòng Công tác xã hội
Điều 9 Trách nhiệm thực hiện
1 Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
a) Chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục, đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động công tác xã hội tại các bệnh viện trong phạm vi toàn quốc;
b) Hằng năm tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động công tác xã hội tại các bệnh viện để kịp thời sửa đổi bổ sung các quy định cho phù hợp
2 Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động công tác xã hội tại các bệnh viện thuộc thẩm quyền quản lý
3 Bệnh viện
a) Thành lập Phòng Công tác xã hội trong bệnh viện theo hướng dẫn của
Trang 5b) Bố trí các nguồn lực: Nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện khác để triển khai hoạt động của Phòng Công tác xã hội tại bệnh viện
Điều 10 Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 6 năm 2015
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cá nhân,
tổ chức phản ánh về Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./
Nơi nhận:
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Văn phòng Chính phủ (Vụ Khoa giáo văn xã,
Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các Bộ, ngành;
- Cổng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT, KCB (03b), PC (02b).
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Kim Tiến
Trang 6Sự cần thiết phải thành lập Đơn vị chăm sóc khách hàng và Bộ phận truyền thông trong bệnh viện
1 Bệnh viện là nơi diễn ra các mối quan hệ xã hội liên quan đến các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các dịch vụ liên quan khác giữa thân nhân người bệnh, người bệnh với bệnh viện thông qua công chức, viên chức, người lao động làm việc tại bệnh viện để thực hiện các nghĩa vụ, quyền lợi của người bệnh và nghĩa vụ, quyền lợi của bệnh viện, nhân viên bệnh viện
2 Khó khăn đối với người bệnh, thân nhân người bệnh khi đến bệnh viện là thiếu các thông tin cần thiết, kịp thời để thực hiện các thủ tục, quy trình khám bệnh, cấp cứu, điều trị ngoại trú hoặc nội trú như khi vào bệnh viện đầu tiên phải đến chỗ nào, làm gì, xếp hàng theo thứ tự hay không cần xếp hàng, bệnh nào đến khám tại phòng nào,thủ tục cần những gì, sau khám mua thuốc ở đâu, nếu cần phải làm xét nghiệm, chụp Xquang, thăm dò chức năng thì ở đâu, nơi nào, làm xong có phải chờ lấy kết quả không,lúc nào thì được lấy, lấy chỗ nào Nếu vào nhập viện thì thủ tục cần những gì, có được mang đồ đạc vật dụng theo không, có thì được mang theo những thứ gì như vậy liên tục có những việc phải làm và luôn luôn có những câu hỏi tiếp theo cần giải đáp đặc biệt khó khăn với những người bệnh đến bệnh viện lần đầu, đến các bệnh viện lớn quá tải, các bệnh viện lớn xây dựng cơi nới, chắp vá, quy hoạch xây dựng không được chuẩn mực.v.v
3 Như vậy, để thuận lợi cho khách hàng thì rất nhiều cơ quan, đơn vị ngoài các biển báo, chỉ dẫn cố định đều cần phải có bộ phận chăm sóc giúp khách hàng,
bộ phận truyền thông giải quyết hàng trăm câu hỏi khác nhau nhằm giúp khách hàng thực hiện mục đích, quyền lợi, nghĩa vụ một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất, điều đó rất lại càng rất cần với bệnh viện vì khách hàng của bệnh viện là người bệnh
Cơ sở pháp lý:
Đơn vị chăm sóc khách hàng, đơn vị truyền thông sẽ nằm trong cấu phần của Phòng Công tác xã hội bệnh viện
1 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020;
2 Bộ Nội vụ có Thông tư số 08/2010/TT-BNV ngày 25 tháng 8 năm 2010 ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức công tác xã hội;
3 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Thông tư số 34/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 11 năm 2010 của quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội;
Trang 7nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Phòng Công tác xã hội trong bệnh viện đang giai đoạn hoàn chỉnh để trình Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành) Với các nội dung
cơ bản như sau:
1 Mỗi một bệnh viện đều phải thành lập Phòng công tác xã hội, Phòng Công tác xã hội là đơn vị thuộc bệnh viện, có Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng và nhân viên
2 Nhân lực của phòng Công tác xã hội, bao gồm ngạch viên chức công tác xã hội và có thể có bác sỹ, điều dưỡng và các ngạch viên chức khác do giám đốc bệnh viện quyết định phân công, số lượng nhân lực cụ thể của Phòng Công tác xã hội được xác định dựa trên vị trí việc làm
3 Phòng Công tác xã hội có chức năng cung cấp các dịch vụ về công tác xã hội cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế trong quá trình khám, chữa bệnh
4 Công tác xã hội là cầu nối giữa người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế Nhân viên công tác xã hội phải kết hợp chặt chẽ với nhân viên y tế trong bệnh viện, người bệnh, người nhà người bệnh
5 Phòng Công tác xã hội có Tổ chăm sóc khách hàng đặt ở Khoa Khám bệnh
của bệnh viện để thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ sau:
a) Đón tiếp, chỉ dẫn, giới thiệu, cung cấp thông tin, tư vấn về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện cho người bệnh và người nhà người bệnh ngay từ khi người bệnh vào Khoa Khám bệnh và trong suốt quá trình khám, chữa bệnh tại bệnh viện;
b) Tư vấn cho người bệnh về các chương trình chính sách xã hội như bảo hiểm
y tế, trợ cấp xã hội, hỗ trợ khẩn cấp;
c) Hỗ trợ khẩn cấp và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho các nhóm đối tượng là nạn nhân của bạo hành, xâm hại tình dục, bao gồm bảo đảm an toàn cho đối tượng, hỗ trợ tâm lý, xã hội; trị liệu tâm lý; hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ thực hiện pháp y và các dịch vụ phù hợp khác; báo cáo cho các cơ quan chức năng liên quan;
d) Cung cấp thông tin và tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh trong trường hợp người bệnh có chỉ định chuyển viện hoặc ra viện; lập kế hoạch hỗ trợ xuất viện cho đối tượng và chuyển gửi đến các dịch vụ hỗ trợ ngoài cộng đồng nhằm giúp đối tượng hòa nhập cộng đồng;
e) Chủ động phối hợp với nhân viên y tế trong bệnh viện thăm hỏi người bệnh
và người nhà người bệnh để tìm hiểu mức độ cần hỗ trợ của người bệnh về tâm lý, xã hội;
5 Phòng Công tác xã hội có Bộ phận truyền thông để thực hiện nhiệm vụ sau:
a) Làm đầu mối của bệnh viện về công tác truyền thông và quan hệ công chúng; tuyên truyền, giới thiệu các hoạt động của bệnh viện với xã hội và cộng
Trang 8b) Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ để giúp cải thiện đời sống tinh thần của nhân viên y tế và người bệnh; tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo, chương trình gây quỹ của bệnh viện
c) Làm đầu mối trong bệnh viện thực hiện tuyên truyền, vận động sự tham gia, ủng hộ từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo./