1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của tô hoài

81 3K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 826,01 KB

Nội dung

Đọc tác phẩm của Tô Hoài, chúng tôi nhận thấy, kiểu nhân vật được nhà văn quan tâm và thể hiện nhiều là nhân vật người dân miền núi, người anh hùng dân tộc, nhân vật cán bộ và nông dân t

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong khóa luận là trung thực, khách quan và chưa từng được công

bố trong bất kì một công trình nào khác

Đồng Hới, tháng 05 năm 2015

Tác giả

Phạm Thị Bích Diệp

Trang 2

Lêi c¶m ¬n Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học Quảng Bình và các thầy cô trong khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non đã truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản trong suốt bốn năm học tại trường Đó là hành trang quý giá

để em tự tin, vững vàng hơn trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp sau này của mình

Em đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Tiến sĩ Mai Thị Liên Giang đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, cung cấp tài liệu và động viên em trong suốt thời gian qua để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Cảm ơn những người thân yêu trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận

Tác giả

Phạm Thị Bích Diệp

Trang 3

KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

1 [1, tr.120] Trích dẫn tài liệu tham khảo 1, trang 120

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN i

KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Lịch sử đề tài nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Đóng góp của khóa luận 7

7 Cấu trúc đề tài nghiên cứu 7

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TÔ HOÀI 8

1.1 Nhân vật văn học và chức năng của nhân vật văn học 8

1.1.1 Nhân vật văn học 8

1.1.2 Chức năng của nhân vật văn học 9

1.2 Phân loại nhân vật văn học 11

1.3 Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Tô Hoài 14

1.3.1 Nhân vật nông dân, thợ thủ công 14

1.3.2 Nhân vật trí thức 18

1.3.3 Nhân vật loài vật 20

1.3.4 Nhân vật trẻ em 22

CHƯƠNG 2 TÊN GỌI, NGOẠI HÌNH, TÍNH CÁCH, HÀNH ĐỘNG VÀ DIỄN BIẾN TÂM LÍ CỦA NHÂN VẬT TRẺ EM VÀ NHÂN VẬT LOÀI VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TÔ HOÀI 25

2.1 Tên gọi của nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật 25

2.2 Tính cách và hành động của các nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật 34

2.2.1 Ngây thơ, hồn nhiên, vô tư 35

2.2.2 Hiếu thảo, chăm ngoan, biết vâng lời 37

2.2.3 Nghịch ngợm, thích được trêu đùa 41

Trang 5

2.3 Diễn biến tâm lí nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật 46

CHƯƠNG 3 NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRẺ EM VÀ NHÂN VẬT LOÀI VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TÔ HOÀI 51

3.1 Khái quát về ngôn ngữ văn học 51

3.1.1 Ngôn ngữ văn học là gì? 51

3.1.2 Đặc điểm ngôn ngữ văn học 52

3.2 Ngôn ngữ nhân vật 54

3.3 Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong các truyện ngắn của Tô Hoài 55

3.3.1 Tính tự nhiên, đơn giản, gần gũi 57

3.3.2 Tính sinh động, hấp dẫn, giàu cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ 61

3.3.3 Tính hài hước, hóm hỉnh 64

3.3.4 Tính giáo dục 67

KẾT LUẬN 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đến với con đường nghệ thuật từ những năm ba mươi đến nay, Tô Hoài là một trong số những nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Tác phẩm của ông phản ánh chân thực, sâu sắc cuộc sống của người dân Việt Nam Chân dung con người trong tác phẩm của Tô Hoài là cả một dòng sông cuộc đời trôi chảy của bao nhiêu sự việc, câu chuyện, đời người Người đọc quan tâm đến ông không chỉ vì ông là một cây bút

có bút lực dồi dào mà còn thấy ở ông những ý tưởng mới mẻ, táo bạo và khá sâu sắc trong việc khám phá, lí giải con người Đóng góp ấy của ông cùng với một số nhà văn đương thời đang làm nên một diện mạo mới cho nền văn học Việt Nam đương đại Tô Hoài bước vào nghề văn khá sớm và nổi danh từ trước năm 1945, ông có một khả năng quan sát đặc biệt, rất thông minh, hóm hỉnh và tinh tế Những nhân vật, những cảnh đời trong tác phẩm của Tô Hoài có vẻ hồn nhiên như hơi thở của sự sống, một dáng dấp dân gian mạnh khỏe, thuần phác, trữ tình Lối viết chân thực, giản dị rất đời thường trong cách xây dựng nhân vật Đọc tác phẩm của Tô Hoài, chúng tôi nhận thấy, kiểu nhân vật được nhà văn quan tâm và thể hiện nhiều là nhân vật người dân miền núi, người anh hùng dân tộc, nhân vật cán bộ và nông dân trong công cuộc xây dựng

xã hội chủ nghĩa, nhân vật loài vật và trẻ em Những kiểu nhân vật này xuất hiện trong các sáng tác của ông và tạo nên một xúc cảm mạnh mẽ trong lòng độc giả

Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là thể loại truyện ngắn, xây dựng nhân vật là vấn đề rất quan trọng mà nhà văn quan tâm Bởi bản chất của văn học là mối quan hệ với đời sống, văn học tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của đời sống Nhân vật trong tác phẩm không chỉ thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm mà còn thể hiện quan điểm nghệ thuật về con người của một nhà văn ở những thời điểm lịch sử nhất định Nhà văn Tô Hoài cho rằng nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị của tác phẩm Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng nhân vật Khi nhắc đến tên của tác giả hoặc tác phẩm của nhà văn, người đọc thường nhớ đến tên nhân vật của họ Chẳng hạn khi nhắc đến Nam Cao, người đọc nghĩ ngay đến các nhân vật văn học: Chí Phèo, Lão Hạc, Thứ, Hộ, … nhắc đến Vũ Trọng Phụng người ta nghĩ ngay đến Xuân Tóc Đỏ, Nghị Hách,… Nhân vật vừa mang chức năng xã hội, vừa phải làm tròn chức năng văn học của nó Nhân vật thể hiện

Trang 7

những quy luật của cuộc sống con người, những hiểu biết, ao ước và kỳ vọng về con người Chính vì thế, thành công trong việc xây dựng nhân vật chính là sự thành công của tác phẩm văn học Để đánh giá thành công của một nhà văn nói chung, chúng ta không thể không quan tâm đến nhân vật, nhất là kiểu nhân vật đặc biệt, xuất hiện với tần số cao và gây được ấn tượng mạnh mẽ với độc giả Nhân vật không chỉ là nơi thể hiện những chiêm nghiệm cuộc sống, tư duy nghệ thuật mà còn là nơi ký thác, bày tỏ những ước mơ khát vọng của nhà văn về xã hội và con người Vì vậy, muốn hiểu và đánh giá đúng về nhà văn Tô Hoài, chúng ta không thể không đi sâu tìm hiểu một cách nghiêm túc và khoa học về kiểu nhân vật trong các tác phẩm của ông

Thế giới nhân vật của ông đa dạng và hết sức bình dị, thế giới ấy luôn gần gũi với mỗi chúng ta, trong bất kỳ hoàn cảnh nào thế giới nhân vật của ông cũng gắn với công việc, cũng được đặt trong môi trường sinh hoạt thường ngày và gắn bó thiết tha với con người, với quê hương đất nước Tô Hoài là nhà văn của chuyện thường, của người thường, của đời thường Và khi chúng ta nhắc đến thế giới nhân vật trong truyện của Tô Hoài thì không thể không nhắc đến thế giới nhân vật loài vật và nhân vật trẻ

em Đó quả là yếu tố đặc sắc và độc đáo trong thế giới truyện Tô Hoài Qua việc nghiên cứu về thế giới nhân vật, chúng ta có cái nhìn đầy đủ, sâu sắc và toàn diện hơn

về tài năng của ông Đó là lí do để chúng tôi lựa chọn đề tài: “ Đặc điểm nhân vật trẻ

em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của Tô Hoài” để nghiên cứu

2 Lịch sử đề tài nghiên cứu

Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn về nhân vật văn học

Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay, những bài viết, công trình nghiên cứu về thế giới thế giới nhân vật trong các tác phẩm truyện ngắn nói chung còn đang hạn chế về

số lượng Tô Hoài sinh năm 1920, đến nay đã có 80 năm tuổi đời, và 60 năm tuổi viết Ông có nhiều đóng góp đặc sắc cả trước và sau cách mạng tháng 8 Truyện ngắn là mảng sáng tác khá thành công với phong cách riêng Đã có rất nhiều bài viết trên các tạp chí, những tham luận, luận văn, luận án, chuyên khảo, đánh giá, nghiên cứu về mảng sáng tác này

Dõi theo lịch sử phê bình, chúng tôi thống kê, đã có khoảng trên dưới 97 công trình nghiên cứu về tác giả Tô Hoài Đặc biệt, trong đó có 3 nhà nghiên cứu người nước ngoài với bốn bài viết rất độc đáo “(Đó là các tác giả G.Gôlôpnép, Nicullin,

Trang 8

Accađi Xtơrugaxki) Tổng hợp lại chúng tôi cho rằng: hiện có bốn hướng cơ bản nghiên cứu về Tô Hoài

Hướng 1: Đề cao các sáng tác cho thiếu nhi của Tô Hoài Những nhà nghiên cứu theo hướng này hầu như xem tất cả công sức lao động nghệ thuật của Tô Hoài tập trung vào “Dế mèn phiêu lưu ký” và những sáng tác viết cho lứa tuổi học sinh Tiểu học, học sinh phổ thông cơ sở Từ đó các nhà nghiên cứu đi sâu phân tích một số tác phẩm cụ thể Ví dụ: “Dế mèn phiêu lưu ký”, “Con mèo lười”,… Tiêu biểu cho quan điểm viết theo hướng này có G.Gôlôpnép, Accađi Xtơrugaxki, Phan Cự Đệ, Vân Thanh,…

Hướng 2: Tập trung khai thác giá trị những tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài sau cách mạng như: “Cát bụi chân ai”, “Vợ chồng A Phủ”, “truyện Tậy Bắc”,… Các tác giả đi theo hướng này, cho dù có một số vấn đề chưa đồng tình với tác giả nhưng đều thừa nhận những cách tân nghệ thuật của Tô Hoài

Hướng 3: Nghiên cứu một cách khái quát từ cách nhìn tổng hợp về quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật của Tô Hoài Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là các tác giả: Vũ Ngọc Phan, Vũ Quần Phương, Vương Trí Nhàn,… Các bài viết đề cập nhiều đến những thăng trầm trong cuộc đời Tô Hoài ảnh hưởng đến sáng tác

Hướng 4: Đánh giá phong cách tác giả qua những thời gian được làm việc,

tiếp xúc, trò chuyện, phỏng vấn nhà văn (Ví dụ: Bài viết của Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Văn Bổng, Phan Thị Thanh Nhàn, )

Qua bốn hướng nghiên cứu như đã nêu, chúng tôi tìm thấy một số ý kiến liên

quan đến các phương diện nhân vật, kết cấu và ngôn ngữ trong sáng tác của Tô Hoài như sau:

1.Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan bằng cách viết khái quát, đã đánh giá cao sáng tác của Tô Hoài trước cách mạng Ông cho rằng: “Tô Hoài tỏ ra không giống một nhà văn nào trước ông và cũng không giống một nhà văn nào mới nhập tịch làng văn như ông Truyện của ông có những tính chung nửa tâm lý, nửa triết lý mà các vai lại là loài vật Mới nghe tưởng như truyện ngụ ngôn, nhưng thật không có tính cách ngụ ngôn chút nào”(52-123)

2 Ở tác phẩm “Đi tìm chân lý nghệ thuật” nhà nghiên cứu Hà Minh Đức cũng rất khâm phục tài năng của Tô Hoài Giáo sư tổng kết: “ Trong sự nghiệp sáng tác của

Tô Hoài, tác phẩm viết về loài vật không phải là chủ yếu Tuy nhiên bộ phận tác phẩm

Trang 9

này đã góp phần chứng minh cho phong cách đa dạng và ngòi bút tài hoa của ông” (34-42) Những nhận định này giúp chúng tôi tìm hiểu phần nhân vật loài vật trong sáng tác Tô Hoài được chính xác hơn

3 Nói về nhân vật loài vật ở sáng tác Tô Hoài; trong cuốn văn học Việt Nam 1945-1975 (tập II) NXBGD 1990, Trần Hữu Tá viết: “Dưới ngòi bút Tô Hoài, những con vật ấy cũng có tình cảm, cá tính và cả tâm trạng, số phận nữa Thông qua thế giới loài vật này, tác giả muốn nói truyện loài người, đến số phận người thợ thủ công vùng Bưởi” (45-143)

4 Giáo sư Phan Cự Đệ nhận định: “Trong tác phẩm Tô Hoài, nhìn chung ngôn ngữ quần chúng được nâng cao bằng nghệ thuật hóa Anh đã trải qua quá trình lao động ngôn ngữ khá công phu, nhất là mặt trau dồi cú pháp và hình tượng ngôn ngữ.(32-99) Nhận định này phần nào giúp người viết trình bày rõ hơn chương 3 của khóa luận

5 Trong bài viết giới thiệu tuyển tập Tô Hoài hấp dẫn của giáo sư Hà Minh Đức cũng cho thấy Tô Hoài rất được tôn trọng: “Vì vậy câu văn của Tô Hoài thường mới mẽ Ông sáng tạo ra những quan hệ mới, cấu trúc mới trong cú pháp thi ca,… Trong lĩnh vực ngôn từ, Tô Hoài đặc biệt chú ý đến cái mới, cái đẹp của chữ nghĩa Làm sao để trong văn mạch chữ nghĩa ánh lên màu sắc mới” (18-49) Qủa thật, ngôn ngữ của Tô Hoài xứng đáng được đánh giá như vậy

6 Trong quyển “Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới”, sau khi phân tích một số yếu tố mới của tác phẩm, tác giả Vân Thanh đã khẳng định về vai trò kỹ thuật

sử dụng ngôn ngữ của Tô Hoài.)

7 Nhà nghiên cứu người Nga G.Gôlôpnép cũng rất mê cách kể chuyện của Tô Hoài Những ý kiến của nhà nghiên cứu này giúp người viết hiểu sâu về ngôn ngữ người kể chuyện trong sáng tác Tô Hoài Tác giả nói rằng: “Có một thời, bạn đọc của đất nước Xô Viết, lớn cũng như nhỏ không biết rằng ngoài Andecxen, Hopman, Grim

và Sơ vác, còn có một nhà kể chuyện xuất sắc ở Việt Nam xa xôi, người ấy là Tô Hoài” Ông còn dẫn thêm câu nói của Vladimia Xoolôukihin để chứng minh: “Ngay từ những trang đầu người đọc đã bị hấp dẫn bởi thể văn tâm tình và sự châm biếm tinh tế bởi lối phóng tác rất nhẹ nhàng, những chuyện phiêu lưu mạo hiểm … không còn nghi ngờ gì nữa, cuốn sách này sẽ được tái bản ở nước ta và được dịch ra nhiều thứ tiếng

Trang 10

khác, cho tới khi nó trở thành một trong những cuốn sách hay nhất, bằng tiếng loài người (45-461)

8 Đặc biệt phải kể đến những bài viết của tác giả Phong Lê trên các tạp chí Ông cho rằng: “Trước cách mạng, truyện Tô Hoài in đậm cảm quan nghệ thuật và giọng điệu riêng của ông- Một cây bút sung sức đứng bên Nam Cao, làm nên dấu ấn đặc trưng cho trào lưu văn học hiện thực Việt Nam những năm tiền cách mạng Bên cạnh đó, cùng với Vân Thanh, tác giả có công trình: “Tô Hoài về tác giả và tác phẩm” NXBGD năm 2001 Cuốn sách đã tập hợp các bài viết tiêu biểu về Tô Hoài Đây là tác phẩm quan trọng giúp chúng tôi có điều kiện so sánh, đối chiếu trong quá trình tìm hiểu sáng tác của Tô Hoài

9 Những năm gần đây, nhiều sinh viên ở các trường đại học cũng thực hiện một số đề tài luận văn tốt nghiệp về sáng tác Tô Hoài (Ví dụ: Đề tài “Đặc điểm truyện ngắn Tô Hoài trước 1945”, tiểu luận tốt nghiệp (1994-1998) của sinh viên Phan Nhã Hằng, đề tài “Thế giới loài vật trong tác phẩm Tô Hoài” – Niên luận văn học hiện đại III, Huế, tháng 5/1999 của sinh viên Hồ Thị Tâm; đề tài: “Triết lý nhân sinh trong truyện loài vật của Tô Hoài trước 1945” của sinh viên Lê Thị Quang Tuyến,…) đây là những tài liệu quý giúp người viết tìm hiểu sáng tác của Tô Hoài được cụ thể hơn Như vậy, nói về nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong sáng tác của Tô Hoài, các nhà nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở những nhận định khái quát, chưa đi sâu vào phân tích giá trị cụ thể của nó

Những công trình nghiên cứu trên là những gợi ý quý giá cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài này Tuy có nói đến nhân vật văn học nhưng các công trình nghiên cứu trên chưa phân tích chi tiết về thế giới nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong các truyện ngắn của Tô Hoài Với việc giải quyết các luận điểm trong đề tài: “ Thế giới nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của Tô Hoài”, hi vọng chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn đọc cái nhìn đúng về bản chất của các tác phẩm truyện ngắn của Tô Hoài và giá trị của nó đối với bạn đọc nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong

truyện ngắn của Tô Hoài

Trang 11

3.2 Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi khảo sát truyện ngắn của Tô Hoài ở 3 cuốn sách

chủ yếu sau:

- Tô Hoài về tác giả và tác phẩm, NXB giáo dục, do Phong Lê giới thiệu và Vân

Thanh tuyển chọn

- Tuyển tập Tô Hoài (Tập I), NXB văn học Hà Nội, năm 1996

- Tô Hoài, Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB văn học

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đề tài tập trung nghiên cứu các đặc điểm về tên gọi, ngoại hình, hành động, tính cách và diễn biến tâm lý của thế giới nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật

- Nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của Tô Hoài

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài: “ Đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của Tô Hoài”, chúng tôi đã sử dụng 3 phương pháp nghiên cứu chính sau:

5.1 Phương pháp đọc sách và tài liệu:

Phương pháp này giúp chúng tôi tìm hiểu, tham khảo những vấn đề liên quan đến đề tài như truyện ngắn, nhân vật văn học, nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong các tác phẩm truyện ngắn của Tô Hoài

5.2 Phương pháp phân tích- tổng hợp:

Dùng để phân tích, làm rõ được nét đẹp và ý nghĩa của từng nhân vật trong truyện ngắn Phân tích yếu tố ngôn ngữ nhân vật, góp phần làm rõ đặc điểm của các nhân vật được nhắc đến Phương pháp tổng hợp giúp cho người viết có cái nhìn khái quát, toàn diện về nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong các tác phẩm truyện ngắn của Tô Hoài

5.3 Phương pháp khảo sát – thống kê:

Phương pháp này hỗ trợ chúng tôi khảo sát và thống kê các tài liệu đã tham khảo, các tác phẩm truyện ngắn của Tô Hoài có sự tham gia của nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật Từ đó xác định được tầm quan trọng và vị trí của từng kiểu nhân vật trẻ em và loài vật trong truyện ngắn của Tô Hoài

Ngoài ra để phân loại nhân vật, chúng tôi kết hợp sử dụng phương pháp phân loại những nét đặc trưng của đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của Tô Hoài

Trang 12

6 Đóng góp của khóa luận

Từ việc phân tích đặc điểm của thế giới nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong các truyện ngắn của Tô Hoài, chúng tôi làm rõ hơn giá trị của tác phẩm Tô Hoài, góp phần giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về bản chất truyện ngắn của Tô Hoài Nếu thành công đề tài cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên và cho giáo viên và sinh viên ngành giáo dục Tiểu học

7 Cấu trúc đề tài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của khóa luận gồm có ba chương:

Chương 1: Khái quát về nhân vật văn học và nhân vật trong tác phẩm của Tô Hoài

Chương 2: Tên gọi, ngoại hình, tính cách, hành động và diễn biến tâm lí của nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của Tô Hoài

Chương 3: Ngôn ngữ nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong tác phẩm truyện ngắn của Tô Hoài

Trang 13

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ

NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TÔ HOÀI

Tìm hiểu, nghiên cứu thế giới nhân vật trong các tác phẩm truyện ngắn trước tiên phải tìm hiểu quan niệm về nhân vật văn học, chức năng cũng như cách phân loại

về nhân vật của các nhà nghiên cứu Từ đó làm cơ sở để nghiên cứu về thế giới nhân vật loài vật và nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Tô Hoài được cụ thể và chính xác hơn

1.1 Nhân vật văn học và chức năng của nhân vật văn học

1.1.1 Nhân vật văn học

Nhân vật văn học là phương tiện, là công cụ tinh vi sắc bén nhất để khái quát hiện thực Việc xây dựng thành bại yếu tố này gắn liền với sự thành bại của tác phẩm văn học Cũng nhờ nó mà tác phẩm văn học và tên tuổi tác giả trở nên bất hủ Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử thì nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học Còn theo Lại Nguyên Ân trong “150 thuật ngữ văn học” thì nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ Như vậy, nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không bị đồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét gần với nguyên mẫu có thật Nhân vật là sản phẩm của tư duy nghệ thuật, sự sáng tạo của nhà văn nhằm thể hiện một tư tưởng nghệ thuật cụ thể Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong những tác phẩm bằng phương tiện nghệ thuật

Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm Nhân vật văn học có thể là con người có tên (như Tấm Cám, Thúy Vân, Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng ),

có thể là những người không có tên (như thằng bán tơ, viên quan, mụ quản gia ) hay

có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình- ta trong ca dao ) Khái niệm con người này cũng cần được hiểu một cách rộng rãi trên 2 phương diện: số lượng: hầu hết các tác

Trang 14

phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều tập trung miêu tả số phận của con người Về chất lượng: dù nhà văn miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật nhưng lại gán cho

nó những phẩm chất của con người Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhân vật được

sử dụng một cách ẩn dụ nhằm chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm Chẳng hạn, người ta thường nói đến nhân dân như là một nhân vật trung tâm trong

Chiến tranh và hòa bình của L Tônxtôi, chiếc quan tài là nhân vật trong tác phẩm Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan Tô Hoài nhận xét về Chiếc quan tài: "Trong

truyện ngắn Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan, nhân vật không phải là người

mà là một chiếc quan tài Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự thê thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc Như vậy, chiếc quan

tài cũng là một thứ nhân vật" Tuy vậy, nhìn chung, nhân vật vẫn là hình tượng của

con người trong tác phẩm văn học

Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó Việc giới thiệu Thúy Vân, Thúy Kiều khác nhau dường như cũng báo trước về số phận của mỗi người sau này Hay việc giới thiệu Hoạn Thư

gắn liền với những suy nghĩ, nói năng, hành động trong quá trình phát triển về sau của nhân vật.Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác Ở đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó

1.1.2 Chức năng của nhân vật văn học

Nhân vật văn học được tác giả xây dựng trong mỗi tác phẩm văn học luôn mang những chức năng nhất định, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự thành công cho tác phẩm văn học Đó là đứa con tinh thần mà các tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm văn học Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh vai trò nhân vật ở mỗi chức năng khác nhau Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhà nghiên cứu đã thấy rõ nhất một số chức năng của nhân vật như: Chức năng miêu tả và khái quát các loại tính cách xã hội; chức năng tương tự chức năng của một chìa khóa; chức năng biểu hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn

về thế giới; chức năng tạo nên mối liên kết giữa các sự kiện trong tác phẩm

Trang 15

Đầu tiên, có thể kể đến chức năng miêu tả và khái quát các loại tính cách xã hội: chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật cuộc sống của con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kì vọng về con người Nhà văn sáng tạo ra nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó Nói cách khác nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận của con người và các quan niêm về chúng Tính cách, trong ý nghĩa rộng nhất, chung nhất, là sự thể hiện các phẩm chất xã hội lịch sử của con người qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với phẩm chất tâm sinh lí của họ Tính cách có một hạt nhân là sự thống nhất của cá tính,

và cái chung xã hội lịch sử Nhưng người ta chỉ gọi là tính cách mà sự thống nhất kia biểu hiện một cách nổi bật các phẩm chất xã hội lịch sử của nó Tính cách ấy là hiện tượng nổi bật đời sống của con người Trong nghệ thuật thi ca, Aristôt viết: “ Tôi hiểu tính cách là cái lí do mà chúng ta gọi nhân vật bằng một tên nào đó” Như vậy, tính cách được hiểu như là đặc điểm của nhân vật, khuynh hướng xã hội và là quy luật hành động của nhân vật Đó là nhận thức chung nhất về tính cách như là nội dung của mọi nhân vật văn học

Thứ hai là chức năng tương tự chức năng của một chìa khóa: Chức năng này giúp nhà văn mở cánh cửa bước vào hiện thực rộng lớn, tiếp cận những đề tài, chủ đề mới

mẻ Tuy nhiên, tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử, xuất hiện trong hiện thực khách quan Do đó, chức năng khái quát của nhân vật cũng mang tính chất lịch sử Ví

dụ trong thời cổ đại xa xưa, khi nhiệm vụ xã hội của con người là chinh phục thiên nhiên, khai phá địa bàn cư trú, tạo dựng dân tộc, chống ngoại xâm thì xuất hiện các

nhân vật thần thoại như Nữ oa vác đá vá trời, Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra trăm

trứng, hoặc các anh hùng mang tầm cỡ địa phương hay quốc gia Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt phun lửa giết giặc Ân lại là nhân vật của thời đại muộn hơn Đó là các nhân vật cổ tích với các tính cách kẻ giàu, người nghèo, kẻ ác người thiện, có ý nghĩa xác định những chuẩn mực giá trị trong quan hệ xã hội giữa người với người

Chức năng thứ ba của nhân vật là chức năng biểu hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về thế giới, nội dung khái quát của nhân vật không chỉ là cái tính cách xã hội lịch sử và mảng đời sống gắn liền với nó mà còn là quan niệm về tính cách và cái tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện Sẽ rất ấu trĩ nếu hiểu nhân vật văn học như những con người thật, yêu mến và phán xét nó như những kẻ ngoài đời Chẳng hạn, đọc truyện Thạch Sanh không nên chê trách chàng thiếu cảnh giác để đến nổi bị mẹ con Lí Thông

Trang 16

lừa dối mấy lần, hoặc đọc Tấm Cám chớ trách Tấm khờ khạo để mẹ con Cám lừa gạt, hãm hại,…

Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống

và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm

Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính, người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó Gắn liền với Kiều là thân phận của người phụ nữ có tài sắc trong xã hội cũ Gắn liền với Kim Trọng là vấn

đề tình yêu và ước mơ vươn tới hạnh phúc Gắn liền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để thực hiện khát vọng tự do, công lí Trong Chí Phèo của Nam Cao, nhân vật Chí Phèo thể hiện quá trình lưu manh hóa của một bộ phận nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiên Ðằng sau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt đẹp của con người

Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con người và cuộc sống Chính vì vậy, không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người trong cuộc đời Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc đời (anh hùng Núp trong Ðất nước đứng lên; Chị

Sứ trong Hòn Ðất ) nhưng cũng cần luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên những vấn đề của hiện thực cuộc sống Betông Brecht cho rằng: "Các nhân vật của tác

phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà

là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả"

1.2 Phân loại nhân vật văn học

Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng Những nhân vật được xây dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất lượng miêu tả , có thể thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật khác nhau Ðể nắm bắt

Trang 17

được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, có thể tiến hành phân loại chúng ở nhiều góc độ khác nhau

Thứ nhất xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật Có thể nói đến các loại nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực) Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ Khi nhân vật chính diện được xây dựng với những phẩm chất hoàn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc, một thời đại, mang những mầm mống lí tưởng trong cuộc sống có thể được coi là nhân vật lí tưởng Ở đây, cũng cần phân biệt nhân vật lí tưởng với nhân vật lí tưởng hóa Loại nhân vật sau là loại nhân vật được tô hồng, hoàn toàn theo chủ quan của nhà văn Ở đây, nhà văn đã vi phạm tính chân thực của sự thể hiện Nhân vật phản diện là nhân vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cho cái ác, cái lạc hậu, phản động, cần bị lên án Trong quá trình phát triển của văn học, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, việc xây dựng các loại nhân vật trên cũng khác nhau Nếu như trong thần thoại chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện thì trong truyện cổ tích, các truyện thơ Nôm, các nhân vật thường được xây dựng thành 2 tuyến rõ rệt có tính chất đối kháng quyết liệt Ở đây, hễ là nhân vật chính diện thường tập trung những đức tính tốt đẹp còn nhân vật phản diện thì hoàn toàn ngược lại Trong văn học hiện đại, nhiều khi khó phân biệt đâu là nhân vật chính diện, đâu là nhân vật phản diện Việc miêu tả này phù hợp với quan niệm cho rằng hiện thực nói chung và con người nói riêng không phải chỉ mang một phẩm chất thẩm mĩ mà bao hàm nhiều phẩm chất thẩm

mĩ khác nhau, cái nhìn của chủ thể đối với sự vật nhiều chiều, phức hợp chứ không đơn điệu Những nhân vật như Chí Phèo, Thị Nỡ, Tám Bính, Năm Sài Gòn là những nhân vật có bản chất tốt nhưng đó không phải là phẩm chất duy nhất của nhân vật Khi đặt nhân vật vào loại nào để nghiên cứu, cần phải xét khuynh hướng chủ đạo của nó đồng thời phải chú ý đến các khuynh hướng, phẩm chất thẩm mĩ khác nữa Trong giai đoạn trước, những nhân vật như Kiều, Hoạn Thư, Thúc Sinh cũng được Nguyễn Du miêu tả ở nhiều góc độ, với nhiều phẩm chất khác nhau chứ không phải chỉ có một phẩm chất chính diện hoặc phản diện

Thứ hai xét từ góc độ kết cấu, có thể chia thành các loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và triển khai tác phẩm Ở đây, nhà văn thường tập trung miêu

Trang 18

tả, khắc họa tỉ mỉ từ ngoại hình, nội tâm, quá trình phát triển tính cách của nhân vật Qua nhân vật chính, nhà văn thường nêu lên những vấn đề và những mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm và từ đó giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm hứng tư tưởng và tình điệu thẩm mĩ Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng hiện thực và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm Với những tác phẩm lớn có nhiều nhân vật chính thì nhân vật chính quan trọng nhất xuyên suốt toàn bộ tác phẩm được gọi là nhân vật trung tâm Trong không ít trường hợp, nhà văn dùng tên nhân vật trung tâm để đặt tên cho tác phẩm Ví dụ: Ðông Kísốt của Cervantes, Anna Karênina của L Tônxtôi, A.Q chính truyện của Lỗ Tấn, Truyện Kiều của Nguyễn Du Trừ một hoặc một số nhân vật

chính, những nhân vật còn lại đều là những nhân vật phụ ở các cấp độ khác nhau Ðó

là những nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong quá trình diễn biến của cốt truyện, của việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm Nhân vật phụ phải góp phần hỗ trợ, bổ sung cho nhân vật chính nhưng không được làm mờ nhạt nhân vật chính Có nhiều nhân vật phụ vẫn được các nhà văn miêu tả đậm nét, có cuộc đời và tính cách riêng, cùng với những nhân vật khác tạo nên một bức tranh đời sống sinh động và hoàn chỉnh

Thứ ba, xét từ góc độ thể loại: Có thể phân thành các nhân vật: nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự và nhân vật kịch (sẽ nói rõ trong phần các loại thể)

Thứ tư, xét từ góc độ chất lượng miêu tả: Có thể phân thành các loại: nhân

vật, tính cách, điển hình Nhân vật là những con người nói chung được miêu tả trong tác phẩm Ở đây, nhà văn có thể chỉ mới nêu lên một vài chi tiết về ngôn ngữ, cử chỉ, hành động cũng có thể miêu tả kĩ và đậm nét Tính cách là nhân vật được khắc họa với một chiều sâu bên trong Nó như một điểm qui tụ mà từ đó có thể giải thích được mọi biểu hiện muôn màu, muôn vẻ sinh động bên ngoài của nhân vật Ðiển hình là tính cách đã đạt đến độ thực sự sâu sắc, là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái khái quát và cái cá thể Nói một cách nghiêm ngặt, thuật ngữ này chỉ được áp dụng từ chủ nghĩa hiện thực phê phán trở về sau Ngoài những loại nhân vật được trình bày, có thể nêu lên một số khái niệm khác về nhân vật qua các trào lưu văn học khác nhau chẳng hạn, khái niệm nhân vật bé nhỏ trong văn học hiện thực phê phán, khái niệm nhân vật-con vật người trong chủ nghĩa tự nhiên, nhân vật-phi nhân vật trong các trào lưu văn học hiện đại chủ nghĩa ở phương Tây Như vậy, từ mỗi góc độ, các nhà lý luận đã có

sự phân chia khác nhau về loại hình nhân vật Tuy nhiên, khi khảo sát tác phẩm của Tô

Trang 19

Hoài từ góc độ nội dung, chúng tôi nhận thấy việc phân loại nên theo một hướng cụ thể

1.3 Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Tô Hoài

Tô Hoài quan niệm chỉ viết về những điều mà ông nhìn thấy ở quanh mình, ở chính mình, viết những sự thực xảy ra trong nhà, trong làng quanh mình Ngòi bút Tô Hoài hướng đến những con người, những câu chuyện của làng quê ông Viết về người dân quê, nhà văn có cái nhìn giản dị và xác thực về họ Theo ông, con người trước khi là một ai đó thì trước hết phải là chính mình, phải là mình với tất

cả những gì mà tạo hoá đã sinh ra chúng ta Có xấu, có tốt, có dở, có những thói tật của riêng mình Con người không phải là thánh nhân cũng không phải là các gì đó siêu phàm Bên cạnh những tính tốt con người, con người còn có những hạn chế, thậm chí những thói xấu Con người có những phần cao cả nhưng cũng có nhiều khuất lấp

ẩn sâu trong tâm hồn Vì vậy, nhân vật trong truyện ngắn của ông không xa lạ, họ là những người nông dân, người thợ thủ công, những người trí thức sống ở làng Nghĩa

Đô, ngay cả đến loài vật cũng hết sức bình thường, gần gũi trong cuộc sống hàng ngày

1.3.1 Nhân vật nông dân, thợ thủ công

Nhân vật chiếm đa số trong những trang truyện ngắn của Tô Hoài trước Cách mạng là những người nông dân thợ thủ công Họ là hình ảnh người dân làng Nghĩa

Đô, là người chính người thân trong gia đình Tô Hoài Không giống như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài viết về người nông dân, người thợ thủ công, ông không

đi vào những sự kiện quan trọng, những tình huống gây bất ngờ, hay những cuộc đấu tranh giai cấp Dưới con mắt của Tô Hoài, những người nông dân, những người thợ thủ công đều là con người bình thường, có suy nghĩ, tâm trạng vận động theo quy luật đời thường Có lẽ vì vậy, nhân vật của ông không phải là những con người hành động kiên cường giống như chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, những kẻ quá ngờ

nghệch dốt nát như con mẹ nuôi trong Đồng hào có ma của tác giả Nguyễn Công

Hoan Thực sự, nhân vật của Tô Hoài là những con người đời thường Họ phải chịu cảnh đói nghèo, thất nghiệp vì những biến động của xã hội Họ có mặt tốt mặt xấu, có những suy nghĩ hết sức vụn vặt, những lo toan tính toán trong cuộc sống thường nhật Thời ấy, làng Nghĩa Đô, người dân sống chủ yếu bằng nghề dệt cửi, sự sống loanh quanh buộc vào mấy khung cửi mọt Xung quanh Tô Hoài là cảnh sống khó khăn túng

Trang 20

quẫn của gia đình, của làng xóm nghề dệt thủ công dần dần phá sản Tô Hoài đã ghi lại

cảnh gia đình trong Tự truyện Những ngày chợ phiên hàng ế hàng, không khí gia đình

càng trở nên nặng nề: “Nhà tôi, ngày chợ không sinh chuyện này thì chuyện khác Hàng ít lại xấu, không đều, không ai mua Thế là xảy ra xô xát giữa bà ngoại tôi và các

dì tôi Ông ngoại tôi ngồi uống rượu Cuối cùng, bao giờ ông tôi cũng vác gậy đuổi đánh tất cả Mọi người chạy toán loạn đêm mới về ( ) Sáng hôm sau, lại vẫn cãi vã, làm ầm cả xóm” Những kí ức ấy đã ăn sâu trong tâm trí của cậu bé Tô Hoài Vì vậy, chúng ta hiểu tại sao những nhân vật nông dân và thợ thủ công trong truyện ngắn của ông đựơc quan tâm nhiều nhất và đều là những con người nghèo đói, khốn khổ, cùng

cực Chẳng hạn trong Nhà nghèo cái nghèo cũng ám ảnh gia đình anh Duỵên trong Nhà nghèo Suốt đời hai vợ chồng anh Duyện chỉ biết cắm mặt làm lụng tối ngày mà

gia đình anh vẫn nghèo chẳng đủ ăn Nhà nghèo đến mức chẳng có một cái gì đáng giá, thậm chí không có một chút lửa “Mỗi bận thổi cơm, cái Gái vẫn phải ra tận đầu xóm xin lửa Và tối thì mọi người trong nhà đi ngủ cùng với mặt trời, không cần đèn.” Cơn mưa mùa hạ xối xả, rào rào, trắng xoá gợi bao sung sướng Họ nghĩ đến bữa cơm

“có thịt nhái nướng thơm phức chấm với muối ớt, nhai ròn rau ráu, ngon tuyệt.” Kết thúc truyện bất ngờ khiến người đọc vô cùng đau xót, cái Gái đứa con gái đầu của hai

vợ chồng anh Duyện đã bị rắn cắn chết trong tư thế “hai tay ôm khư khư cái giỏ nhái Lưng nó trần xám ngắt Chân nó co queo lại” Phải chăng ngay trong lúc nguy hiểm,

nó vẫn mơ tưởng đến món thịt nhái nướng, đến cảnh gia đình đầm ấm quanh món ăn này Anh Duyện đau đớn và nghĩ đến cái khổ của con gái mình: “bấy lâu nó vào cửa

vợ chồng anh, cực khổ trăm đường Người nó có bao nhiêu xương sườn, giơ hết cả ra” Cái nghèo đeo đẳng cuộc sống của dân quê, đe doạ đến hạnh phúc của của họ Trong

Chớp bể mưa nguồn, anh Mi vì quá nghèo mà không đủ tiền lấy vợ Cuối cùng một

ngừơi phụ nữ đã theo về nhà, làm vợ anh Bà Móm vô cùng phản đối vì bà cho rằng đó

là người đàn bà đốn mạt, không cưới xin, lại đàng hoàng đến nằm vạ nhà bà Nhưng bà cũng xót xa vì nhận ra hoàn cảnh gia đình mình: “Bà không có tiền ấy vợ cho nó à? Đâu bà có muốn thế Chẳng qua là cái ông trời cay đắng kia chưa muốn cho bà khá Ngày xưa, bà đi lấy chồng, nghèo khó lắm Vậy mà hàng xóm cũng được nhai bỏm bẻm miếng trầu Làng nước cũng nhận được năm chục viên gạch thay tiền cheo ”

Tình huống “nhặt” vợ cũng đựơc đề cập trong truyện Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

Anh Tràng cũng không đủ tiền cưới vợ, một người phụ nữ cũng vì đói kém quá mà

Trang 21

theo anh về Cuộc sống còn khó khăn nhưng gia đình họ hoà thuận, êm ấm, hạnh phúc được thắp lên từ những ảm đạm tối tăm của đói nghèo Giống với tình huống của nhà văn Kim Lân nhưng Tô Hoài lại khai thác ở khía cạnh bi kịch Bà Móm không chấp nhận vợ anh Mí, vì cho rằng đó là người đàn bà đốn mạt Bà hành hạ cô con dâu của mình bằng tiếng chửi rủa hàng ngày tưởng như không bao giờ dứt Người đàn bà ấy đã không chịu đựng được đành phải bỏ đi và người con trai bà cũng bỏ bà mà ra đi Một người phụ nữ đánh đá, chua ngoa như bà Móm cuối cùng cũng phải ôm mặt, hu hu khóc “Ối con ơi!” Tiếng khóc ăn năn hối hận, tiếc nuối, tiếng khóc thương cho con trai khốn khổ, khóc thương cho cuộc đời tăm tối của bà Người nông dân đã khốn khổ

vì nghèo đói, họ còn khốn khổ vì những hủ tục làng xã đeo bám Nếu bà Móm chấp nhận người con dâu ấy và vun vén vào cho con trai thì đâu đến nỗi gia đình bà nhà tan cửa nát, mỗi người một nơi Cuối cùng chỉ còn mỗi mình bà trong căn nhà trống huếch, trống hoác và chịu dằn vặt trong nỗi cô đơn Còn chuyện gia đình anh Hối

trong Buổi chiều ở trong nhà cũng gợi cho người đọc bao nỗi xót xa Câu chuyện mở

ra một khung cảnh gia đình đầm ấm ba bố con quây quần bên nhau: “Hai đứa trẻ thích

bố quá Bố vừa cho ăn kẹo bột, bố lại hát cho mà nghe” Có hạnh phúc nào hơn thế Cái khung cảnh làm cho ta cảm thấy thú vị nhẹ nhàng Sự kiện bắt đầu khi người mẹ phát hiện

bị mất chai đựng dầu Anh Hối đã mang một chai dầu đem bán để mua kẹo cho cả nhà Anh không biết rằng một chai dầu khác đã được bán đi để có tiền mua thuốc cho con lúc

ốm Hơn nữa với anh chị, từ trước đến nay, thắp đèn vào ban tối là một chuyện tiêu hoang Nhưng giờ đây chị Hối muốn thắp đèn vì mất hai xu dầu, anh chị có thể làm thêm được năm xu việc vào buổi tối Không có cái chai ấy làm sao anh chị có thể làm thêm, chị sẽ còn trông vào đâu Chị Hối đã rất giận chồng Lời qua tiếng lại, dẫn đến xô xát Người đọc thấy buồn chỉ vì một chai dầu mà họ đã đánh chửi nhau Cái nghèo cái đói luôn bao trùm trong gia đình họ khiến họ trở nên dễ dàng cáu giận Còn nhân vật

trong Khách nợ góp phần hoàn thiện bức tranh cuộc sống cùng khổ của những người

nông dân Ba mươi tết, anh hương Cay phải đi trốn vì lái Khế đến đòi nợ Cảnh nhà anh hương Cay tan hoang, chẳng có gì Lái Khế “nhòm cả xuống gầm phản Chiếc phản đã mọt sủng, mối đùn dưới gậm từng đống đất to xù Cầm cái hèo, lão đi xét thật nhanh gõ đốp đốp vào bức vách Từng tảng đất vách, trấu trắng phếch ngã xuống, lăn lóc Rồi gã ra sân Mảnh vườn sân non những cây ké dại thấp lè tè, đốm hoa vòng sọng Quanh năm dáng chẳng ai bước vào đây.” Tết đến xuân về là dịp cả nhà sum họp

Trang 22

đầm ấm Người ta quét dọn nhà cửa, sửa sang bàn thờ tổ tiên cho sạch sẽ Vậy mà nhà anh hương Cay vắng lạnh như không hề biết đến ngày tết Dẫn đến tình cảnh này là bởi anh có món nợ truyền kiếp từ bà cụ, cái món nợ được truyền bằng văn tự miệng

Để rồi hôm nay, khi ngày tết đến, không một nén hương, mẩu nến, trăm vàng Hai bố con phải chạy đi trốn nợ Anh hương Cay còn bị lái Khế lấy đi bát hương, bài vị tổ tiên Làm sao ông vải, những người thân của anh đã về nơi suối vàng có thể trở về sum họp với gia đình trong những ngày tết ? Tô Hoài viết về những con người thật bình thường, những chuyện diễn ra hàng ngày Ông còn nhìn thấy ở những người nông dân thợ thủ công những cái hay cũng như cái dở, cái xấu và cái tốt Con người miêu tả một cách tự nhiên, không tô vẽ, con người với đúng nghĩa là “con người” Vì vậy, ở họ còn

nhiều thói tật Đàn ông nóng nảy, đàn bà lắm điều Vợ chồng anh Duyện (Nhà nghèo)

cãi nhau cũng vì những cớ rất nhỏ Anh chồng đang hát nghêu ngao trong nhà, vợ nhiều lời làm cho cụt hứng Lời qua tiếng lại, chị Duyện càng bù lu bù loa khiến anh chồng tức điên: “Ông giết cả lũ! Ông giết cả lũ chúng mày rồi ông đâm cổ ông sau Những của nợ kia, ông nhất quyết sửa chúng mày trước rồi đến con mẹ chúng mày.” Còn chị Duyện

ôm váy chạy ra đầu ngõ rồi tiếp tục nheo nhéo nói vào: “Nào tôi bòn rút của chìm của nổi gì của ai Một nhời nói một đọi máu, ăn nói còn có giời đất, có quỷ thần hai vai chứ”, “Ối ông cả bà nhớn ơi! Nó đốt nhà Thằng Duyện nó đốt nhà ” Lúc đầu chỉ là chuyện cãi vã, anh Duyện uất run người đòi đốt nhà “Họ thường xuyên cãi nhau vì những cớ rất nhỏ không có nghĩa Cái đó cũng thành một thói quen Lúc nào ngứa miệng, to tiếng là to tiếng liền”[20, tr77] Điều đáng nói khi xây dựng nhân vât, Tô Hoài không chỉ nhìn ra sự thấp kém của những nông dân thợ thủ công, ông còn nhận thấy những phẩm chất đáng quý ở họ Đằng sau những cuộc cãi vã, những vụ ẩu đả, họ lại trở về với con người thực- đó là con người giàu tình yêu thương, yêu gia đình, và khát khao hi vọng về một cuộc sống tươi đẹp hơn Gia đình anh Duyện cãi nhau kịch liệt nhưng cơn mưa rào ập đến họ lai nhanh chóng tất tả đi bắt nhái dường như chẳng

có vụ đánh chửi nào xảy ra Thấy chồng cặm cụi bắt nhái, bao nhiêu yêu thương lại dâng lên Họ cáu gắt cũng vì mệt nhọc, vì đói kém chứ bản chất thì hiền lành, chăm chỉ, cũng mong muốn có một cái gì tốt đẹp hơn dù đơn giản chỉ là một bữa cơm với món nhái nướng Anh Hối bán một chai dầu mua kẹo để cho anh và vợ con ăn Anh sung sướng bên cạnh những đứa nhỏ vừa cho chúng ăn kẹo và hát cho chúng nghe Niềm vui ngập tràn trong lòng anh, khi vợ về, anh muốn chia sẻ ngay điều đó với vợ

Trang 23

“Nhà ra tôi cho cái kẹo này” Niềm vui sướng của anh cũng thật giản dị Đó là sự đồng cảm, chia sẻ bên người thân ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất Bà Móm lắm điều, ác nghiệt là thế Nhưng thực sự trong lòng bà đâu muốn Bà đau xót hối hận khi con trai

bỏ đi, một mình bà ở lại trong nỗi cô đơn, tuổi già và bệnh tật Anh Cuông (Lá thư tình đầu tiên) sống trong niềm tin hi vọng Anh yêu thầm nhớ trộm cô Mi, một người con

gái có đôi mắt trong thẳm và đen láy, một người mà biết bao trai làng ngưỡng mộ và mong ước được lấy làm vợ Cô Mi đẹp nhất làng còn là người hay chữ nên cô không chấp nhận một người chồng lại không biết chữ Thế là anh chàng Cuông hiền lành chân chất dạy sớm thức khuya âm thầm học chữ Bức thư tình đầu tiên anh đã hoàn thành, gửi gắm vào đó những tình cảm yêu thương chân thành thiết tha của anh với cô

Mi Bức thư tình ấy không thực hiện đựơc sứ mệnh của nó Bởi vì cô Mi đã đi lấy chồng và vẫn không biết được tấm chân tình của anh Câu chuyện thật nhẹ nhàng để lại trong lòng người đọc niềm thương cảm Mặc dù đó chỉ là tình yêu đơn phương nhưng ta cảm nhận được những tình cảm yêu thương đằm thắm của anh Cuông Tình yêu đã giúp anh vươn lên trong cuộc sống giúp anh có nghị lực, có chí hơn Anh trở thành người biết chữ trong cái làng mà ít người được học hành như thế này Anh Tại

[Một người đi xa về] cho dù bị người yêu phụ bạc nhưng anh không sa vào tuyệt vọng,

tự huỷ hoại mình, trả thù đời Anh cay đắng nhận ra rằng người yêu bỏ anh đi lấy người khác vì anh không có đồng bạc trắng Anh quyết chí đi làm ăn xa vào tận đất Sài Gòn Anh trở về làng quê trong tư thế của người chiến thắng, người có nhiều tiền để lại cho cô Pha những ngậm ngùi tiếc nuối “giá như thế này thế nọ ta đã chẳng khổ như bây giờ.”

Nhân vật người nông dân thợ thủ công trong truyện ngắn của Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám có những nét riêng, độc đáo Họ có cái khổ, cái đói và thất bại,

họ chịu đau đớn nhưng họ không ác, không buông xuôi và họ có ước mơ hi vọng Bên ngoài, đôi lúc họ thô kệch, nóng nảy, chua ngoa nhưng sâu thẳm trong tâm hồn họ, đó

là những con người hiền lành, chân chất và giàu tình yêu thương

1.3.2 Nhân vật trí thức

Truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng không đề cập nhiều đến nhân vật trí thức như Nam Cao Tuy vậy, những nhân vật này thể hiện một phần nào đó tư tưởng của sáng tác của ông Tầng lớp trí thức tiểu tư sản được đề cập nhiều trong văn học thời kỳ này Nam Cao là nhà văn rất thành công với hình ảnh người trí thức tiểu tư sản

Đó là những con người có tài năng , đức đức độ, có niềm say mê nghề nghiệp Người

Trang 24

trí thức của Tô Hoài cũng rơi vào hoàn cảnh giống như vậy Tác giả không đi sâu miêu

tả những bi kịch tinh thần của họ như Nam Cao Tô Hoài viết một cách nhẹ nhàng tự

nhiên những suy nghĩ, hành động của nhân vật Truyện Hết một buổi chiều kể về một

nhân vật trí thức mà tác giả gọi ở ngôi thứ ba “gã” Cả một buổi chiều, anh ta loay hoay không biết làm thế nào để sáng tác Cái bàn cái ghế không hợp đôi Bàn thì thấp ghế lại quá cao khiến anh đau vai mỏi cổ Anh loay hoay kê cái bàn cao hơn bằng bốn viên gạch nhưng cái bàn cuối cùng cũng bị đổ chổng kềnh Chỉ còn cách cưa cái ghế nhưng cái ghế là của bà chủ nhà thì làm sao anh cưa được Hình ảnh cái bàn cái ghế khập khiễng không đi đôi với nhau phải chăng là hình ảnh ẩn dụ về cuộc sống Người trí thức luôn phải đối diện với hiện thực nghèo khổ, khiến họ quẩn quanh không lối thoát Đó cũng là cuộc sống nhếch nhác tạm bợ của người trí thức thời bấy giờ “Gã” cũng phải đối diện với một hiện thực giống như Độ “phải viết”, nếu không “toà soạn

sẽ kêu lên rằng dạo này hắn lười quá Gã không dám lười bởi gã cần tiền” Chấp nhận hiện thực như việc chấp nhận cái bàn, cái ghế khập khiễng, gã bắt đầu viết Một cái tên truyện rất đẹp “Ấp hồ” Đấy là một truyện diễm tình và suông hết sức Gã cảm thấy ngượng Bởi gã nhận ra rằng: “Mạch sống cuộc đời táp nham này còn có gì đáng lồng vào một dòng nước, một nhành hoa, một làn mây trắng… Bên cạnh gã, cả một xóm lao động rách rưới vang rầm lên những tiếng rên la, gầm rít Những cái gì là trăng, là sao, là thu vàng mờ mịt trong đầu gã.” Nhận ra hiện thực cuộc sống, người trí thức không thể cất bút nói những chuyện mơ mộng hão huyền Mặc dù viết về những trăn trở của người trí thức nhưng Tô Hoài không đi sâu vào những bi kịch giống như Nam Cao Ông còn thắp lên niềm hi vọng trong họ Ngày mai, gã sẽ tiếp tục viết một tác phẩm văn chương nói lên hiện thực cuộc đời “Mai mình viết Mai” Nhân vật trí thức của Tô

Hoài cũng hiện ra là những con người đời thường Đi tắm đêm kể về những chàng trai

nghịch ngợm tinh quái Họ cũng tò mò, thú vị tình cờ được ngắm những cô gái đang tắm dưới bến “những thành vai trăng nõn, tóc buông loà xoà trên mặt nước, gợn những vòng vàng vì ánh trăng.” Họ cũng có cái bồn chồn thao thức trước vẻ đẹp đầy nữ tính

ấy Suốt đêm, Căn thao thức không ngủ “Chúng nó đẹp như tiên sa” Nhiều đêm trăng, Căn đã rình mò những cô gái tắm Bị các cô vạch mặt, Căn xấu hổ và tìm cách trả thù Anh đã cất hết quần áo của các cô và còn giả làm ma để các cô sợ phát khiếp Từ đó, các cô không còn dám chua ngoa như trước nữa Rõ ràng, người trí thức trong truyện ngắn của Tô Hoài không được lí tưởng hoá như là những con người mang trọng trách

Trang 25

lớn lao “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.” Tác giả đề cập đến con người đời thường của họ cũng tò mò, thích thú, giận hờn, ghen ghét, và cũng trả thù vặt vãnh…

1.3.3 Nhân vật loài vật

Tô Hoài là một trong những nhà văn viết về loài vật thành công nhất Hà Minh Đức nhận xét rằng: Tô Hoài là nhà văn viết thành công nhất, hấp dẫn nhất về các loài vật Còn tác giả Vũ Ngọc Phan cho rằng: Tô Hoài tỏ ra không giống một nhà văn nào trước ông và cũng không giống một nhà văn nào mới nhập tịch làng văn như ông Truyện của ông có những tính chất nửa tâm lí, nửa triết lý, mà các vai là loài vật, nó là những truyện tả chân về loài vật, về cụôc sống của loài vật, tuy bề ngoài ra vẻ lặng lẽ, nhưng phần trong có lắm cái “ồn ào”, vui có, buồn có

Thế giới loài vật trong truyện của Tô Hoài là những con vật hết sức dị đời thường Những con vật đã gắn bó với tuổi thơ Tô Hoài Ẩn chứa trong mỗi trang truyện về loài vật là câu chuyện về con người Hà Minh Đức nhận xét: Truyện loài vật của Tô Hoài làm cho người đọc tưởng tượng và liên tưởng đến cuộc sống hằng ngày của những dân thường ở quê Có thể nói ý nghĩa xã hội của chuyện loài vật của Tô

Hoài khá phong phú Chẳng hạn, Truyện gã chuột bạch gợi chúng ta hình dung về

cuộc đời luẩn quẩn của những người nông dân, bó hẹp sau luỹ tre làng Hai vợ chồng chuột bạch sống trong một cái lồng nhỏ hình vuông, đan bằng tre Giữa lồng, người ta treo hai cái vòng thép nhỏ, san sát từng cánh như hai chiếc đu tiên tí hon Chúng chỉ có việc: ăn, đánh vòng và ngủ Đó là tóm tắt những công việc của đôi chuột bạch Thậm chí ngay cả lúc những đứa trẻ tinh nghịch quên đóng cửa lồng Ấy vậy mà đôi vợ chồng ấy cũng chẳng dám ra khỏi lồng, chỉ tha thẩn bò ra ngoài Hai cái bóng lồm cồm

hếch chiếc mũi nhọn lên ngơ ngác nhìn quanh quẩn Cũng như vậy O chuột kể về anh

chàng mèo “cơ chừng gã mèo mướp phải dành tất cả cái hoa niên của mình để mà chỉ quẩn quanh đi o chuột” “O chuột” ở đây không phải là danh từ mà là động từ có thể hiểu là o ép, bắt nạt Gã mèo cũng chẳng oai phong gì, cả đời mình hắn chỉ rình mò,

bắt nạt mấy con chuột nhép ở xó bếp Còn cuộc đời của vợ chồng Đôi ri đá có khác gì

cuộc đời những người ngụ cư ở làng Nghĩa Đô Chúng đến ngụ cư ở cây hồng bì Hàng ngày tần tảo kiếm ăn làm tổ, sinh con đẻ cái Cuộc sống cũng đầy những nhọc nhằn: “Bốn con ri cũng nhớn nhao Bố mẹ chúng rạc cả người, về nỗi đi kiếm mồi cho con.” Có lần tổ của chúng bị phá hỏng nhưng đôi chim ri ấy vẫn bền bỉ xây một chiếc

tổ khác Chúng ăn ở dè lén bình lặng, chịu khó, ít ồn ã “Cuộc đời trôi chảy âm thầm dưới khe lá xanh, y như cuộc đời của những người Nghĩa Đô, cần cù và nghèo khổ

Trang 26

trên cái khung cửi trong bốn luỹ tre già” Cuối cùng, chúng không thể ngụ cư ở cây hồng bì đành rời bỏ đi nơi khác gợi ta nhớ đến những người con làng Nghĩa Đô vì cùng cực khốn đốn đành phải bỏ làng đi làm ăn xa.“Đôi vợ chồng ri đá chịu khó và nhẫn nại kia, cùng một đàn bốn con thơ dại, tan tác bay đi, không bao giờ còn trở về cây Chẳng ai biết được cái bầu đoàn khốn khổ ấy long đong bạt đi đâu và sau ra làm sao” Hình ảnh một đôi chim ri trở lại có thể là đôi chim ri cũ nhưng cũng có thể lại là đôi chim ri mới Điều đó muốn nói rằng, cuộc sống vẫn trôi chảy âm thầm, đôi chim lại tiếp tục đối diện với những thử thách như bao thế hệ người dân làng Nghĩa Đô vẫn

âm thầm nhọc nhằn kiếm sống Ở truyện Con gà trống ri và Một cuộc bể dâu, tác giả

kể về cuộc đời của những con gà bề ngoài tưởng như chẳng có gì đáng nói nhưng đằng sau ấy là chứa chất bao tâm sự của những số phận, những cảnh đời Con gà trống ri gặp phải bi kịch tình yêu Nó là một thứ gà bé nhất của loại gà nhưng nó vẫn có đủ tư thế hùng dũng của loài gà trống, nó vẫn giữ địa vị một ông thống soái dẫn đầu” Khi lớn lên, hắn có đặc tính chung của loài gà “đa tình lắm” Nhưng sự đa tình của hắn lại như một bi kịch của cuộc đời Trong sân, hắn chẳng tìm đâu được một người tri kỉ, bởi

sự thấp kém về vóc dáng của hắn: “Xung quanh khu vực chỗ nó ở, tuyệt nhiên không

có đến hai con gà ri Cũng giống như con người, không tìm được bạn tri kỷ, học đòi đi kiếm ăn xa: “hắn đi theo tiếng gọi của tình ái” Nhưng cuộc đời vốn hợp lại tan, tìm được chị gà mái ri, nhưng cái cuộc tình của hai con gà ri ấy không được bao lâu Cái chết của người tình lại đưa con gà trống trở lại những tháng năm buồn tẻ “Rồi gã đi biệt hẳn Chắc chẳng phải là nỗi nhớ thương cô ả má đào bạc mệnh ấy Gã vốn tính mau quên” Mỗi con vật trong truyện ngắn của Tô Hoài hiện lên thật sinh động với nhiều tính cách khác nhau Ả gà mái phong trần khiếp lắm nhưng khi làm mẹ, mụ là một người mẹ tuyệt vời Mụ không dám rời lũ con nửa bước Chăm chỉ kiếm ăn nuôi con, có khi chỉ bới được một hạt dền nhỏ mụ lại gọi chúng đến, cho chúng ăn Mụ vừa

“nhìn các con, vừa nói chuyện vui vẻ” Chẳng may con mụ gặp nguy hiểm, mụ “cong chòm đuôi lên, sù vành lông cổ”, “nhảy lên như choi choi”, bảo vệ cho kỳ được những đứa con yêu quý của mình” Hình ảnh ả gà mái khiến người ta liên tưởng đến con người “Mụ mải mê chăn nuôi con đến quên cả mình Chả thế mà trong khi có trẻ, thân hình mụ gày xác, gầy xơ… Phải gọi mụ là một bà lý ở nhà quê, một bà lí hào chỉ biết

có tảo tần buồn bán để nuôi con cho đi thả chim thả diều và nuôi chồng một ngày hai bữa rượu Tô Hoài miêu tả những con vật hết sức bình dị, quen thuộc với cuộc sống người dân Trong cảm quan Tô Hoài, chúng hiện lên thật sinh động, ngộ nghĩnh, có

Trang 27

tính cách, số phận khác nhau Chúng nói lên thân phận của những người dân làng Nghĩa Đô, những con người nghèo đói, tần tảo, chịu thương, chịu khó, những con người thuần hậu Hà Minh Đức thật đúng khi cho rằng: Có thể nói ý nghĩa xã hội của chuyện loài vật của Tô Hoài khá phong phú Trong cuộc đời cũ truyện của loài vật gợi đến thân thận con người, và cuộc đời mới đời sống được nâng cao hơn, nhất là ở những vùng thôn quê cũng chi phối đến môi trường sinh sống của loài vật

1.3.4 Nhân vật trẻ em

Mỗi cuốn sách, cuốn truyện đều có những nhân vật đặc biệt Trong truyện ngắn của Tô Hoài, các tác phẩm của ông khá nhiều Thế giới nhân vật trẻ em luôn đầy ắp sự hấp dẫn, bất ngờ và thú vị

Trong loại đề tài ca ngợi cuộc sống mới ngày nay, Tô Hoài đã dùng nhiều hình thức phong phú, linh hoạt Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Tô Hoài trước hết có từ

kí ức tuổi thơ Chỉ có kí ức tuổi thơ, nhà văn mới tạo ra được những nhân vật ngộ nghĩnh như Dế Mèn, những “ Tôi”, “ Nhâm”, Châu, Hiến trong “Cỏ Dại”, và nhiều nhân vật khác Nhân vật trẻ em từ ký ức tác giả là những đứa trẻ sống thiếu thốn, khổ cực về vật chất lẫn tinh thần nhưng lắm lúc cũng làm người đọc cười ra nước mắt Người lớn có khi cũng khô khan, xơ cứng lắm không thực sự hiểu hết trẻ em đâu Người lớn có thể qua một cái giá 2 tỷ đồng đã hình dung ra được ngôi nhà ấy như thế nào Ngược lại với trẻ em, một tỷ đồng hay một triệu đồng để mua một ngôi nhà đối với các em cũng không khac mấy Các em chỉ quan tâm xem nhà có chỗ để các em chơi không, có hoa không hay có chim, có bướm không,…Vậy mà nhà văn Tô Hoài đã xâm nhập vào thế giới ấy một cách xuất sắc Như thể tất cả các nhân vật trẻ em đều đi

ra từ kí ức không bao giờ mất đi được trong cuộc đời nhà văn Từ trong miền nhớ về quá khứ, trẻ em đối với nhà văn Tô Hoài là đối tượng cần được quan tâm thật nhiều Quan niệm viết văn này của Tô Hoài khác hẳn so với các nhà văn trước đây và các nhà văn cùng thời ở nước ta Các nhà nghiên cứu xếp các nhà văn: Tô Hoài, Phan Tứ, Bùi Hiển, Bùi Đức Ái,… “ cùng thế hệ” ở lịch vực sử dụng sử dụng nghệ thuật kể chuyện bằng giọng và điệu trong lời nói Cùng chung mạch văn ấy, khi xây đựng nhân vật tuổi thơ, Tô Hoài vẫn có những biểu hiện khác biệt Nhân vật trẻ em từ ký ức của nhà văn

Tô Hoài biểu lộ những điều quá gần gũi với cuộc sống đời thường của mỗi con người

mà đôi khi ta thường nghĩ tới nhưng không nói ra được như tác giả Trong “Cỏ dại” nhân vật trẻ em có khi là chính tác giả ( Tôi ), có khi là chị em Nhâm, cu Lặc, cái Hiến,….Khủng khiếp nhất với ký ức tuổi thơ đối với nhà văn Tô Hoài vẫn là bệnh ghẻ

Trang 28

lỡ của những đứa trẻ thiếu sự chăm sóc chu đáo của gia đình, thiếu cả ăn, mặc, thiếu cả miếng nước sạch để tắm Trong văn học Việt Nam chưa ai dám đưa lên trang sách những kỷ niệm trần trụi đó của cuộc đời mình, củng chưa ai dám mô tả những đặc điểm đó đối với nhân vật trẻ em trong tác phẩm Đã có lúc nhân vật bị lang ben, đầu phải cạo hết tóc, tác giả viết: “ Bà tôi xin trên chợ một chiếc mật lợn Ông tôi xé lần bóng, đêm phết cả cái mật lên đầu tôi…tôi mò lên đầu, đầu khô cứng, nhưng không phải cái đầu tôi Không ai dám đứng cạnh tôi Bữa cơm, tôi cầm bát cơm ăn một mình ngoài bậu cửa U tôi gội đầu cho tôi, có đến bốn lượt xà phòng U cầm mảnh lượt thưa, bừa đi bừa lại Ông tôi phết lên đầu tôi hai chiếc mật lợn nữa nhưng đầu vẫn mốc Nhân vật trẻ em ở đây hiện lên qua chính bóng dáng tác giả nên rất thật Có lẽ vì những hình ảnh tuổi thơ ấy để lại quá nhiều xúc động trong suốt cả cuộc đời, khiến Tô Hoài không lúc nào nguôi ngoai suy nghĩ về nhân vật trẻ em trong sáng tác Kiểu nhân vật trẻ em ấy xuất hiện khá nhiều trong sáng tác của Tô Hoài Điều nầy cũng thể hiện một tâm trạng uất ức, một thái độ không đồng tình với phong tục cổ hủ, thiếu hiểu biết của người dân Việt Nam một thời kỳ Có khi tác giả còn kể: Hôm lấy ảnh về cả nhà xúm em, ai cũng trầm trồ khen là hệt Ai cũng cười cái mặt ơ ơ của tôi Riêng tôi, tôi nghĩ luẩn quẩn lấy làm lạ sao tôi lại đứng được ở trong ấy, rõ rang là hình của tôi Đã nói là ảnh sao mà không hệt được cơ chứ! Nhân vật trẻ em này, củng có lúc thật hài hước quá thể Chuyện nhân vật trẻ em trong sáng tác của Tô Hoài hệt như chuyện cả làng đổ xô ra xem sự vận động kỳ lạ của chiếc hon đa có đầu tiên có đầu tiên ở làng trong truyện dân gian hiện đại Nói nhân vật trẻ em tồn tại trong chính con người mình

mà Tô Hoài cũng không bứt ra khỏi giọng văn hài hước, ngộ nghĩnh ấy Có phải chính nhờ nét vui tươi hóm hỉnh mà nhân vật trẻ em trong tác phẩm Tô Hoài tồn tại được qua bao thăng trầm, vất vả, cực nhọc, đói kém, bệnh tật, tang tóc người than trong gia đình Họ còn vượt qua được bao khó khăn của quá trình va chạm, lăn lóc ngoài cuộc đời để kiếm sống ( Cỏ dại, Giăng thề ) Nếu sống ở xã hội Việt Nam vào những năm oan khổ này mà không có chất hóm hỉnh ấy thì nhà văn Tô Hoài rất khó được như hiện tại Ở các tác phẩm khác nhân vật trẻ em lại tồn tại tính cách trong hình hài nhân vật người lớn Trong truyện ngắn “ Nhà nghèo” anh chị Duyên đâu còn trẻ nữa Vậy mà cách ăn nói, cư xử với nhau của họ chẳng có gì là người lớn Sau khi cãi nhau, anh Duyệt định “ thụi” cho chị vợ mấy cái “ nhưng anh chưa thụi chị vợ đã ngã lăn kềnh, tay chân múa đành đạch, rên rỉ” Có lẽ một nguyên nhân nữa khiến nhân vật bành trướng tính trẻ con theo hướng xấu là do cái đói, cái nghèo,…

Trang 29

Những điều trên cho thấy Tô Hoài rất quan tâm đến nhân vật trẻ em, yêu thương, quý trọng tuổi trẻ Nhân vật trẻ em cứ trở đi trở lại trong sáng tác Tô Hoài làm cho người đọc có khi bị cuốn hút vào cách mô tả rất riêng của tác giả Nếu trong tác phẩm không có chân dung một đứa trẻ con nào đó thì tác giả để cho nhân vật người lớn hoài niệm về tuổi thơ của mình Đối với nhà văn, trẻ em không chỉ quan trọng đối với cuộc đời mỗi người mà còn rất quan trọng đối với xã hội Điều đó lý giải vì sao mỗi khi Tô Hoài đặt bút viết cho trẻ em là câu văn cứ tuôn trào cảm xúc Càng đọc những tác phẩm ở dạng này người đọc càng bị hấp dẫn, khoan khoái Ta có cảm tưởng như sự nhạy cảm đối với mọi biến đổi của tạo hóa, tình yêu của con người, tấm lòng bao dung, độ lượng của Tô Hoài tràn ra ngoài từng câu văn, ngập trong mỗi tác phẩm

Truyện ngắn Tô Hoài là những trang viết đầy hấp dẫn, thấm đẫm chất phong

tục Ông viết về làng quê Nghĩa Đô, một vùng ngoại thành Hà Nội Ở đó, người nông dân còn có nghề thủ công dệt lụa, dệt lĩnh, ở nơi đó có những phong tục tập quán của một làng quê truyền thống Tô Hoài có một khả năng đặc biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ địa phương Tiếng nói của trong xóm, trong làng, của anh em được đưa vào tác phẩm Tô Hoài nhẹ nhàng đã giúp ông trở thành nhà văn có biệt tài viết về những cảnh nghèo nàn của dân quê Sáng tác của Tô Hoài đa dạng về đề tài và thể loại: từ đề tài miền ngược đến đề tài miền xuôi; từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, truyện đồng thoại đến kịch bản phim Ở đề tài và thể loại nào, ông cũng ghi lại những dấu ấn riêng Đặc biệt là truyện viết cho thiếu nhi, Tô Hoài đã nắm được đặc điểm tâm lý của thiếu nhi ở các lứa tuổi khác nhau Thế giới quen thuộc của các em bao giờ cũng là cây cỏ, hoa lá chim muông, mỗi thứ qua cách nhìn của các em đều có một tâm hồn, đều có thể san sẻ mọi buồn vui Trong nhiều sáng tác, Tô Hoài đã dựng lên rất thành công thế giới quen thuộc này, nhằm mở rộng tri thức và làm phong phú trí tưởng tượng của các em Đó là thế giới của những chú chích bông, chú mèo, chị ỉn, anh sáo sậu… mỗi “người” mỗi

vẻ, ngộ nghĩnh và quen thuộc biết mấy Để hiểu rõ hơn về thế giới nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong các tác phẩm truyện ngắn của Tô Hoài chúng ta cùng tìm hiểu chương tiếp theo

Trang 30

CHƯƠNG 2 TÊN GỌI, NGOẠI HÌNH, TÍNH CÁCH, HÀNH ĐỘNG VÀ DIỄN BIẾN TÂM

LÍ CỦA NHÂN VẬT TRẺ EM VÀ NHÂN VẬT LOÀI VẬT TRONG TRUYỆN

NGẮN CỦA TÔ HOÀI

Để xây dựng thành công nhân vật văn học nhà văn phải có khả năng đồng cảm,

phát hiện những nét đặc trưng nổi bật, bền vững về nhân vật Điều này đòi hỏi nhà văn phải hiểu đời, hiểu người, phải biết khai thác tối đa những đặc điểm nổi bật về nhân vật mới có thể truyền tải thông điệp của mình tới người đọc một cách có hiệu quả Đặc biệt khi miêu tả về nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật cần chú ý đến những đặc điểm cơ bản như: Tên gọi, ngoại hình, những hành động Nhà văn dựa vào đó để thể hiện được hết quan điểm sáng tác của mình trong tác phẩm

2.1 Tên gọi của nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật

Mỗi nhân vật đều có một dấu hiệu riêng biệt để người đọc có thể nhận biết dễ dàng Dấu hiệu đầu tiên là cái tên Ngoài đời, giữa cái tên của một con người với đặc điểm tính cách của con người đó không có mối quan hệ tất yếu Vì thế mà trong văn học, cách đặt tên cho nhân vật ít khi mang tính chất ngẩu nhiên, có nhiều trường hợp

nó còn ràng buộc bởi nhiều quy ước văn hóa.Tên nhân vật không chỉ hé lộ cho ta thấy được dụng ý nghệ thuật của nhà văn trong một tác phẩm cụ thể mà còn biểu thị cảm hứng sáng tạo chung của cả một trào lưu hay một dòng văn học nào đó

Trong cuộc sống, mỗi đứa trẻ sinh ra đều được cha mẹ mình đặt cho những cái tên riêng Tên của mỗi người trong cuộc sống dùng để gọi và phân biệt với người khác Nhưng đối với văn học cách đặt tên cho nhân vật là những dụng ý nghệ thuật độc đáo, mỗi cái tên đều có những ý nghĩa riêng, thể hiện ý đồ của nhà văn đối với từng tác phẩm văn học và từng kiểu nhân vật được nhắc đến Trong các tác phẩm truyện ngắn của Tô Hoài, nhân vật trẻ em từ ký ức của nhà văn biểu lộ những điều quá gần gũi với cuộc sống đời thường của mỗi con người mà đôi khi ta thường nghĩ tới nhưng không nói ra được như tác giả Chính vì vậy, những cái tên gắn với những nhân vật trẻ em trong các tác phẩm của Tô Hoài cũng mang dụng ý và ý nghĩa riêng, rất gần gũi và thân quen

Trong Cu Lặc, nhân vật trẻ em ở đây được tác giả đặt cho cái tên là Cu Lặc cũng

chính là tên của truyện Không phải ngẩu nhiên mà tác giả đặt cho nhân vật cái tên như thế, mà có dụng ý nghệ thuật của mình Thông qua cái tên người đọc thấy được

Trang 31

phần nào về tính cách cũng như con người của nhân vật “Thành tên là Cu Lặc, chính bởi cái bụng của hắn Thực ở trên đời này, có thể nói rằng không còn cái gì vĩ đại hơn cái bụng phì nhiêu của thằng Cu Lặc vậy (….) Cu Lặc đeo cái bụng tày đình, phưỡn phệ đi lặc lè, lặc lè,….” Đó chính là lí do vì sao nhân vật có cái tên như vậy Cái tên Cu Lặc hiện lên trong tác phẩm giúp cho người đọc phần nào đoán ra được con người và mối

liên hệ trong truyện Hay trong truyện ngắn Nhà nghèo, nhân vật trẻ em trong truyện

xuất hiện với những cái tên: Thằng cẳng, thằng chân, con gái Chính khi đọc những cái tên đó, người đọc đã thấy được sự gần gũi, có chút gì đó của thôn quê, dân giã,… Chẳng hạn như: Thằng cẳng, thằng chân, con gái, qua cái tên, phần nào ta thấy được chân dung nhân vật, có thể chưa biết hình dáng nhân vật như thế nào nhưng ta cũng biết được chút đó là những đứa trẻ nông thôn, cuộc sống chắc cũng lắm vất vả Như vậy tên nhân vật mách bảo cho chúng ta biết nhiều khía cạnh về chính nhân vật Đặc biệt trong truyện ngắn có sự tham gia của nhân vật trẻ em của Tô Hoài càng cho chúng ta thấy rõ điều đó: Đó là những đứa bé nông thôn ở làng Nghĩa Đô, gần gũi,

lam lũ,… Giống như những gì mà tác giả kể trong truyện Còn trong Cỏ dại mở đầu

câu chuyện là lời dẫn truyện với hình ảnh bé Tư vô tư ca hát, học hành và chia sẻ những câu chuyện trẻ thơ với người cậu là Tô Hoài Tư làm sống dậy những kỷ niệm tuổi thơ của tác giả, những ngày ấu thơ ấy “leo hoang trong đám cỏ bên lề đường đi

Cỏ dại, cỏ không có tên rườm rà ken khít nhau bò ngẩn ngơ trong khoảng đất rác rưởi’ Tác giả viết lại để cho Tư lớn, Tư chín chắn, hiểu sự đời đọc lại và hiểu mình Thời thơ ấu của tác giả là Cu Bưởi ở với gia đình nhà ngoại trong ngôi nhà gạch cũ ở vùng Nghĩa Đô gần Kẻ Chợ Ngôi nhà là nỗi ám ảnh với cậu bé vốn yếu đuối nhút nhát từ nhỏ, lúc nào cùng bao quanh bởi những sợ hãi về ma quỷ, thánh thần Rồi những câu chuyện về thầy u, ông bà, cô dì… lại tăng thêm trong cậu những nỗi sợ hãi, nỗi buồn và cả những niềm thích thú Cậu bé sống giữa những người lớn chỉ bận rộn với cuộc sống lao động mưu sinh hằng ngày, không có ai bầu bạn, quan tâm nên cậu chỉ biết tha thẩn trong nhà, ngoài vườn, chơi với ếch nhái, cây cỏ… Những nỗi niềm

về thầy u, sự xa cách, tình cảm gia đình, những kỷ niệm, mất mát và cả những bỡ ngỡ, tủi hờn của đứa trẻ được gửi ra phố nhưng không được học hành mà chỉ sống nhờ và làm việc như người đi ở, bị bắt nạt, không có bạn bè cử ngơ ngẩn ngẩn ngơ nơi phố thị đông người chỉ mong ngóng trở về làng quê… Tên gọi nhân vật trong truyện ngắn

Cỏ dại cho thấy sự gần gũi và giản dị Mỗi cái tên là một dụng ý nghệ thuật của Tô Hoài, thông qua các tác phẩm truyện ngắn có sự tham gia của nhân vật trẻ em Qua khảo sát, tôi hệ thống tên gọi của các nhân vật trẻ em ở bảng sau:

Trang 32

STT Tên nhân vật Tên truyện

2 Thằng cẳng, thằng chân, con

4 Thằng Cu (Tư), cái Hồ Cỏ dại

6 Cu Phúc, cái Ngói, cái Bi, cái

9

Dền (Kim Đồng), trẻ con, anh

trai Dền, Thàn(Cao Sơn), Bát

Ngư, Phục Quốc(nọi), Đức

Thanh, Thanh Minh (Tinh),

cái Xâu( Thanh Thủy), Thủy

Tiên( nì)

Kim Đồng

10 Chuối, anh hàng xóm Ông trạng chuối

Chính những cái tên mộc mạc như: “ thằng cẳng, thằng chân, con gái” trong truyện ngắn nhà nghèo là một ví dụ cho thấy rõ tên gọi của nhân vật trẻ em nó đều mang một dụng ý nghệ thuật của mình Thông qua cái tên người đọc thấy được phần nào về tính cách cũng như con người của nhân vật Mặt khác, chính khi đọc những cái tên đó, người đọc đã thấy được sự gần gũi, có chút gì đó của thôn quê, dân giã của những đứa trẻ nông thôn ở làng quê Nghĩa Đô

Còn đối với nhân vật loài vật trong tác phẩm của Tô Hoài, thế giới ấy gợi lên ở người đọc sự liên tưởng về nhiều vấn đề trong đời sống xã hội Có lẽ, từ trước cho đến nay, trong văn học Việt Nam chưa có nhà văn nào viết về loài vật nhiều và đặc sắc như

Tô Hoài Từ Dế Mèn phiêu lưu ký, tác phẩm đầu tay viết năm 1941đến Người đi săn

và con nai, bài đóng truyện (1993) của tập truyện Dế Mèn, Chim gáy, Bồ nông, chúng

ta có thể bắt gặp một thế giới loài vật đông đúc, hấp dẫn, sinh động từ gà ri, gà chọi, ri

đá, chuột bạch, mèo, chó đến cá chép, cá trê, từ cò, bồ nông, vành khuyên đến gấu, sơn

Trang 33

dương và các loài bé nhỏ như dế mèn, dế chũi, xén tóc, kiến chúa, bọ ngựa Đã trên nửa thế kỷ đi qua, ngòi bút vẫn không ngừng có những phát hiện và sáng tạo về đề tài các loài vật Tâm hồn của ông vẫn luôn tươi trẻ, đầm ấm trước sự sống của thiên nhiên tạo vật Mặc dù xã hội có nhiều đổi thay và ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều giống loài nhưng tấm lòng của người viết vẫn trước sau như một, vẫn đến với thiên nhiên, loài vật với tấm lòng nhân hậu của con người Miêu tả loài vật từ xưa đến nay các nhà văn đều chú ý đến ý nghĩa xã hội của chủ đề Từ cuộc sống của các loài vật đến xã hội của con người không phải bao giờ cũng xác lập được những mối liên hệ gần gũi, cũng tạo được những liên tưởng phù hợp với ý định của người viết Một mặt khác là sự tiếp nhận của người đọc thường phức tạp hơn Có thể người đọc tiếp nhận đúng với dự kiến về chủ đề của người viết và cũng có thể nhận thức khác đi theo suy luận của riêng mình Hình tượng loài vật không mang ý nghĩa xã hội trực tiếp, bộc lộ rõ chủ đề và không có hàm ẩn ý gián tiếp nào Truyện loài vật của Tô Hoài nhằm nói nhiều với thế giới con người, nhưng kín đáo và có hàm ý sâu xa Viết về đề tài loài vật, nhà văn Tô Hoài còn được biết đến với các tác phẩm tiêu biểu như: O chuột, Gã chuột bạch, tuổi trẻ, đôi ghi đá, một cuộc bể dâu, Mụ ngan, Đực,… Vẫn với tài quan sát và lối viết tinh

tế, hóm hỉnh của các nhà văn tài năng, thế giới động vật trong các tác phẩm của ông luôn hiện lên vô cùng độc đáo, sinh động Tuy nhiên, chính từ những câu chuyện về loài vật này mà người đọc vẫn có thể liên tưởng tới những vấn đề trong đời sống xã hội Và theo đánh giá của nhiều độc giả, trong tất cả các tác phẩm của mình, nhà văn

Tô Hoài luôn thể hiện mong muốn về một cuộc sống hạnh phúc, bình yên.Thế giới loài vật được ông miêu tả từ chú Dế Mèn, con Ri đá, chú Bọ ngựa đều sinh động lạ lùng Ngòi bút tài tình của ông lột tả những nét đặc sắc của đối tượng qua những chi tiết chân thực, nét vẽ cụ thể, điệu bộ tự nhiên và cả thế giới nội tâm của chúng thật ngộ nghĩnh, gần gũi với con người biết bao Viết về loài vật, Tô Hoài muốn nói đến cuộc sống con người”. Đó là một thế giới loài vật rất đa dạng, phong phú, gần gũi với con người hàng ngày hay ngay từ các câu chuyện truyền tụng trong dân gian như: Dế mèn,

bọ ngựa, con chó, con mèo, con chuột, con lợn, con gà, con ngỗng, con dê, con sáo sậu, con chim chèo bẻo, con chim gáy, con bồ nông, v.v Con vật nào cũng được mô

tả ra con ấy, không trộn lẫn với nhau được Qua khảo sát chúng tôi thống kê các nhân vật loài vật như sau:

Trang 34

STT Tên nhân vật Tên truyện

1

Chuột nhép, chuột thọt, chuột Lốc, chuột Gầy,

chuột chù, chuột cộc, chuột mõm vuông, chuột

cõng

Chuột thành phố

2 Chó, gã mèo mướp, chuột chù, chuột nhắt O chuột

3 Gà chọi, gà con, gà ri, gà mái tơ, vịt, ngan, chó

Mèo đen, Đốm( chó trắng đốm vàng), Bẻ(Dê

nhỏ), Bẻ em(em của bẻ), bốn Bê(bốn bò con),

con ỉn, con gà, ngổng, vịt

Con mèo lười

7

Chim ri, trâu, bò, ngựa, chim chích bông, chàng

sêu, chào mào, sáo sậu, bồ các, cò, vạc, bướm,

chim sẽ

Chim chích lạc rừng

8

Chim hét, trâu bò, con ve, sáo sậu, con ruồi, tu

hú, sáo đá, chèo bẻo, chim sâu, chim trả, cun

cút, ri đá, ri cam, ri sừng, chào mào, con bọ mạt,

con mòng, con nhăng, châu chấu, ruồi, diều hâu,

gà con, quạ, con bạc má, vàng anh, sẻ, bồ các,

bồ cốc, đàn chim ngói, khướu, họa mi, cò vạc,

vành khuyên, bìm bịp, chìa vôi, cậu cuốc, cuốc

đen, gõ kiến, vẹt, sáo đen, sáo đá, sáo mỏ ngà,

sáo sậu, sáo non, khướu mun, khướu bạc má,

khướu lửa, họa mi, bướm vàng, bướm trắng, con

tôm, con cá, lũ thờn bơn, cá thiểu, bồ nông,

giang, sếu, rẻ giun, liếu điếu, bói cá, cú, le le,

cuốc, diệc, cò bợ, cò lửa, cò xanh, cò bạch, cò

mơ vàng, phượng hoàng đất, chim cắt, đại bàng,

ngựa con, gấu

Chèo bẻo đánh quạ

9 Gà non, gà trống te, mụ ngan, chú ngỗng, ả gà Tuổi trẻ

Trang 35

mái, gà trống ri

10 Gã chuột bạch, cậu và mợ chuột, vợ gã chuột

bạch, bọ ngựa, chim chích chòe

Gã chuột bạch

12 Chuột nhắt, lão mèo, chuột chù Đám cưới chuột

13

Dế mèn, dế choắt, cò, sếu, vạc, cốc, le le, sâm

cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két, dế cụ, xiến

tóc, dế nhỏ, dế mẹ, chị nhà trò, nhện, muỗi mắt,

nhện mẹ, nhện con, nhện già, nhện trẻ, nhện

nước, nhện tường, nhện võng, nhện cây, nhệ đỏ,

nhện ma, anh hai dế mèn, anh trưởng dế mèn, dế

trủi, bọ muỗm, gọng vó, cua kềnh, đàn săn sắt,

cá thầu dầu, cóc, ễng ương, chẫu chàng, nhái

bén, ếch cốm, rắn mòng, muỗi mắt, bọ bèo, rùa,

mụ diếc, cá ngão, cá chuối, thằng chạch, thằng

lươn, cua núi, ri ri, chuồn chuồn chúa, chuồn

chuồn ngô, chuồn chuồn ớt, chuồn chuồn tương,

anh kỉm kìm kim, ông niềng niễng, châu chấu,

chị cào cào, bác cành cạch, châu chấu voi, bướm

vàng, bướm trắng, bướm hồng, bướm nhung, ve

sầu, ong, chim trả, lão bói cá, kiến gió, kiến

mun, kiến càng, kiến cỏ, kiến cánh, kiến bọ dọt,

kiến đen, kiến vàng, kiến lửa, kiến kim, kiến

chúa, cua núi

Dế mèn phiêu lưu ký

14 Vợ chồng cá trê, nòng nọc, cóc Trê và cóc

15 Bà bọ ngựa, bọ ngựa nhỏ, châu chấu ma, bọ

muỗm, dán, dế mèn, dế trủi, chim, cộ cộ

Võ sĩ bọ ngựa

16 Chích chòe, chim gáy, rắn, con sói, con beo Đàn chim gáy

17

Voi nhà, chim bồ các, trâu, cá sấu, con hổ, chim

bói cá, rùa, ngựa, vượn mẹ, vượn con, nai, hươu,

khỉ, chim chích, bướm vàng, bướm trắng, lợn,

mõm muỗm, vẹt

Chuyện nỏ thần

Trang 36

18 Bồ nông, chim,cá Chú bồ nông ở Sa-Mác-Can

26 Con chim gáy, sói, con beo Kỷ niệm chim gáy

27 Anh sơn dương, dê bé, chú gà te, cậu gà trống,

bác gà mái

Những chuyện xa lạ

Loại hình nhân vật loài vật đã tạo nên phong cách riêng, tạo nên danh tiếng của

Tô Hoài ở nhiều nước trên thế giới Nhân vật loài vật của ông mang nặng chất triết lí nhân sinh Chúng hiện lên một cách hồn nhiên, thân thuộc thể hiện ngay ở cái tên của chúng Qua những truyện về loài vật, xuất hiện những nhân vật với những cái tên như

: O chuột, Gã chuột bạch, Mụ ngan, Đực , người đọc nhận thấy, nhà văn thường viết

về cái tốt đẹp, khẳng định cái thân thiện trong cuộc sống như chính con người vậy Nhân vật loài vật ấy là những con vật gắn bó thân thiết với những trò chơi tuổi trẻ, với cuộc sống người dân miền Bắc Nào là chú dế đáng yêu, gã chuột ngờ nghệch, anh nhái bén trơ xương, chú bọ ngựa kiêu ngạo, chàng dế trũi chí tình, mụ cốc béo xù, lão chim trả độc đoán, các chị cào cào áo xanh áo đỏ yểu điệu thục nử, các bác châu chấu voi nhân từ, họ hang nhà kiến chịu khó, cẩn thận, đoàn kết, chuồn chuồn bay giỏi, nhái bén tay sai, ếch cốm khoác lác, thầy đồ cóc tự đắc, rắn mòng hiền lành, …tất cả những cái tên nhân vật loài vật ấy hiện lên trong sáng tác của Tô Hoài với những sắc thái kỳ lạ Chú dế và quá trình thăng trầm của xã hội Việt Nam khác xa nhau về cả hình thức lẫn nội dung nhưng trong sáng tác Tô Hoài lại rất gần nhau ở mặt ý nghĩa

nghệ thuật Trước hết, với Dế Mèn phiêu lưu kí, bằng cách quan sát, cái nhìn tinh tế về

loài vật, kết hợp với những nhận xét thông minh, hóm hỉnh, nhà văn đã lôi cuốn các

em vào thế giới loài vật bé nhỏ gần gũi, hấp dẫn và kì thú qua hình ảnh của: Dế Mèn,

Dế Trũi như anh em kết nghĩa vườn đào, sẵn sàng quên mình vì bạn, vì nghĩa lớn Xiến Tóc trầm lặng, vừa yêu đời vừa chán đời Chị Cào Cào ồn ào và duyên dáng Bọ

Trang 37

Ngựa kiêu căng, ngạo mạn Cóc huênh hoang, dở hơi Ếch thông thái giả Anh chàng Kỉm Kìm Kim hèn đớn Cậu công tử bột Chim Chả Non có mẽ mà đầu óc lại rỗng tuếch, Từ đời sống và tích cách của từng con vật, nhà văn nhằm bày tỏ quan niệm của mình về nhân sinh, về khát vọng chính đáng của người lao động, về một cuộc sống hòa bình, yên vui, về tình thương, lòng chân thành và sự đoàn kết Bởi thế câu chuyện

về chú Dế Mèn không chỉ có ý nghĩa dành cho trẻ em, mà còn cả cho người lớn và cho

cả xã hội Nó thực sự mang giá trị lâu bền trong đời sống tinh thần của con người, cũng vì thế, dù ở đâu và ở thời kì nào, người đọc vẫn tìm thấy bao điều thú vị, bao bài học ý nghĩa từ tác phẩm này Sau này, Tô Hoài tâm sự: “Cách hiểu thế giới đại đồng của Dế Mèn, Dế Trũi, Xiến Tóc… là cách hiểu chủ nghĩa cộng sản của tôi với vẻ đẹp

và cả cái trống rỗng thiếu sót trong suy nghĩ của tôi” Viết về loài vật, Tô Hoài đã dành khá nhiều trang để thể hiện chân thật, sinh động họ nhà chuột Có sự xuất hiện tên của các nhân vật loài vật là các chủng loại chuột như : chuột nhắt, chuột cống, chuột cộc, chuột bạch, chuột xù , xuất hiện trong các tác phẩm của ông với những đặc điểm, thói quen riêng và cả những mối quan hệ của chúng Trong số những truyện viết

về chuột thì truyện Gã chuột bạch đã để lại cho người đọc bao điều suy nghĩ Cuộc

sống của vợ chồng chuột bạch là “vẩn vơ tìm những hạt gạo tẻ mà người ta rắc vào một cái đĩa ở đáy lồng”, là “đánh vòng”, dựa vào lồng “ngủ đứng” Ngay cả khi có dịp

ra khỏi lồng chúng vẫn không lấy gì làm thích thú mà “ngơ ngác nhìn quanh quẩn Như là họ hít phải cái không khí lạ Như là họ hít phải cái không khí lạ Như là họ chẳng quen bò giữa nơi khoáng đãng Và họ lại nối đuôi nhau , tha thẩn, từ từ bò vào, cũng như lúc bò ra” Có thể nói, qua cảnh sống của vợ chồng chuột bạch, Tô Hoài đã phê phán cách sống nhàm chán, buồn tẻ và vô vị, cũng như tâm lí chấp nhận, lệ thuộc của một lớp người trong xã hội, đồng thời muốn thức tỉnh những ai đang lâm vào cảnh sống đó Nhiều loài vật khác xuất hiện qua các tác phẩm của Tô Hoài tạo cho người đọc dấu ấn lâu bền Đó là gã mèo mướp “lừ đừ nghiêm nghị tựa một thầy dòng, trên mình có khoác bộ áo thâm Hắn có cái cốt cách quý phái và trưởng giả Lúc nào cũng nghĩ ngợi như sắp mưu toan một việc gì ghê gớm lắm” Đó là cậu gà trống gi “bé nhỏ sống côi cút một thân, một mình” thuở nhỏ, nhưng khi lớn lại có “bộ mặt khinh khỉnh

ta đây” và cũng rất đa tình, “có tật mê gái, như cái tính chung của loài gà - cả của loài người - khi mới lớn lên”, bỏ nhà ra đi vì ái tình, hay dễ quên đi ái tình cũ để “lần mò đi tìm một vài ái tình khác” Với chàng gà chọi “nhất sinh chỉ có một nghề đi đánh lẫn

Trang 38

nhau cho người ta xem”, “lúc nào cũng chỉ ngứa ngáy chân tay”, quả không đủ chữ nghĩa để “tả cái oai lẫm liệt của chàng” Chàng ta không thiết gì đến con cái, trong đầu

“chỉ đen những ý tình ma chuột”, hay “đi ve gái”, thế mà khi Một cuộc bể dâu xuất

hiện, họ nhà gà chết dần, chết mòn, chàng gà chọi dù anh hùng, lẫm liệt nhưng rồi

cũng “tắc thở” để lại “một mình chị mái già, ra lại vào, ngẩn ngơ” Với vợ chồng Đôi

gi đá “tựa vợ chồng quê mới rủ nhau lên tỉnh Họ lờ khờ, ngẩn ngơ, xấu xí - nghĩa là

đặc nhà quê” Chúng cần mẫn xây tổ ấm, sống hạnh phúc, “bình lặng, chịu khó, ít ồn ã”, chờ ngày đẻ trứng, chờ ngày trứng nở, chờ những đứa con lớn lên từng ngày Thế rồi, Tết đến, tiếng pháo nổ đón xuân về vô tình đã làm tan tác giả đình chúng Nghe tiếng pháo “kinh khủng nổ vang động trong cây, cả nhà cuống cuồng bay đi” Cuộc sống của đôi vợ chồng chim gi đá rồi sẽ như thế nào trong cảnh tan tác đó đã khiến

cho người đọc phải ngậm ngùi, xót xa Còn Mụ ngan với “cái tính ngu tối, chậm chạp”

đến mức những đứa con của mình gặp nạn, hay bị chết vẫn vô tình, thản nhiên Kể cả khi bị đá, bị đuổi đánh,“bị bỏ tù” thì “chúng vẫn không hiểu chi” Hơn thế nữa khi

“chồng mụ” bị làm thịt, mụ vẫn “thản nhiên”, mụ ngan chỉ nhớ rõ “khi có hạt ngô đo

đỏ, hạt thóc vàng vàng, tàu lá xanh xanh thì xô đến mà khởi sự ăn” Cùng với hình ảnh

của những loài vật trên là của chú chó Đực Nó là chó nhưng được tác giả đặt cho cái tên là Đực Đực ham vui, “la cà” với “hàng tá nhân tình” nên bị người ta thiến Đực

“buồn thỉu, buồn thiu, đi lừ khừ quên cả ăn uống” Tuổi xuân của Đực qua nhanh, nó trở nên “lạnh lùng với cuộc đời và lạnh lùng với tháng ngày”, nó “lặng lẽ sống cái cuộc đời tàn cục buồn thiu”, “héo hắt dần” Tác phẩm kết thúc với sự xuất hiện của một con chó khác cũng “khỏe và béo lẳn” nhưng rồi thân phận của nó chắc gì đã khác với con Đực

Tóm lại, thế giới loài vật của Tô Hoài hiện lên trong các tác phẩm với những

cái tên rất gần gũi, thân quen mà có khi lại thật độc đáo (Đực) Thế giới ấy gợi lên ở

người đọc sự liên tưởng về nhiều vấn đề trong đời sống xã hội Như vậy, bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật, nhà văn Tô Hoài đã xây dựng chân dung nhân vật khá độc đáo Điều này rất có ý nghĩa đối với học sinh Tiểu học Tuy nhiên, khi nhắc đến nhân vật ta không chỉ mô tả ngoại hình nhân vật mà tính cách và hành động của nhân vật là yếu tố không thể thiếu trong quá trình xây dựng nhân vật cho tác phẩm văn học Thông qua các tác phẩm truyện ngắn của Tô Hoài, học sinh Tiểu học được dịp tiếp xúc với một kiểu nhân vật khác: nhân vật gắn với tính cách và hành động

Trang 39

2.2 Tính cách và hành động của các nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật

Đặc điểm của con người luôn được bộc lộ qua tính cách nhân vật, tính cách nhân vật lại là tổng hợp của tất cả những suy nghĩ, hành động, lời nói và mối quan hệ của từng nhân vật trong từng tác phẩm cụ thể Tính cách được hiểu như là đặc điểm của nhân vật, khuynh hướng xã hội và là quy luật hành động của nhân vật Yếu tố hành động là một trong những yếu tố cơ bản của nhân vật, được nhận biết và được quan tâm thể hiện từ rất sớm trong văn học Hành động ở đây chính là những việc làm cụ thể của nhân vật trong các tình huống đời sống và trong các quan hệ ứng xử Thông qua hành động, tính cách của nhân vật được thể hiện rõ nét, vì việc làm của mỗi con người là căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định tính cách, tư tưởng, phong cách cũng như những đặc điểm thuộc về tinh thần của người đó Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và thúc đẩy sự phát triển của hệ thống cốt truyện Nhờ hành động của nhân vật mà tiến trình câu chuyện được đẩy tới, cốt truyện có được sự hoàn chỉnh theo ý muốn của nhà văn Đây là lí do quan trọng khiến cho tác giả luôn luôn ưu tiên cho việc miêu tả hành động Hành động nhân vật có khi trùng khớp với ý nghĩ hay mong muốn của nó, nhưng cũng có khi chệch khỏi tầm kiểm soát của chủ thể hành động Theo cách hiểu này, hành ngôn và sự diễn biến tâm trạng của nhân vật có thể được xem là hành động Mọi hành động của các nhân vật trẻ em trong các tác phẩm truyện ngắn của Tô Hoài được ông miêu tả gần như theo bản năng, tức thời như tính cách đời thường của các em ở lứa tuổi này

Tính cách và hành động của nhân vật trẻ em trong các tác phẩm truyện ngắn của

Tô Hoài có thể miêu tả qua những đặc điểm chính như sau: Ngây thơ, hồn nhiên, vô tư; hiếu thảo chăm ngoan, biết vâng lời; Tốt bụng, giàu tình thương; nghịch ngợm, thích trêu đùa; trung thực, dũng cảm, yêu quê hương, đất nước Đầu tiên có thể thấy là

sự ngây thơ, hồn nhiên, vô tư của các em được thể hiện rất rõ Còn đối với truyện ngắn viết về loài vật được đánh giá là sở trường của Tô Hoài Nhà văn có khả năng quan sát tinh tế, sắc sảo, có tấm lòng thực sự yêu mến , thực sự sống trong thế giới nhân vật của mình Vì thế những con vật gần gũi thân thuộc như con mèo, con chó, con ngan, con

vịt, con chuột… cũng có tâm tình, có cá tính và có cả số phận nữa Tô Hoài là người

biết tạo yếu tố truyện, phát hiện yếu tố truyện trong đời sống tự nhiên của loài vật

“Đường dây truyện không nhiều mầu vẻ phức tạp mà đôi lức đơn giản: đôi ri đá làm

tổ, chú gà trống ri đi tìm người bạn tình, một đời vênh vang và tàn phai của Gà chọi,

Trang 40

cuộc phiêu lưu của Dế Mèn Và chính trên mạch truyện tự nhiên ấy, ngòi bút của tác giả đã biến hoá tạo nên những lí thú cho các “nhân vật hỗn tạp và đa dạng” của mình với những tính cách cũng hết sức hồn nhiên, nghịch ngơm, thích trêu đùa

2.2.1 Ngây thơ, hồn nhiên, vô tư

Nhắc đến trẻ em, sự ngây thơ, hồn nhiên, vui tươi là bản chất vốn có của trẻ Chúng ta đều biết rằng đặc trưng riêng của lứa tuổi này là sự ngây thơ, ngộ nghĩnh, vô

tư, thích được vui chơi, nô đùa cùng các bạn cùng trang lứa, nhiều khi trông thật đáng yêu và đáng mến Cái tuổi dễ hờn dỗi nhưng cũng mau chóng làm lành với nhau Có những lúc chơi rất thân đấy, nhưng khi không được chiều theo ý riêng của mình là liền giận với bạn, rồi lại làm lành với nhau một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng khi các em cùng nhau chơi một trò chơi nào đó, hay khi một người nhận ra lỗi của mình và biết xin lỗi , tình bạn vẫn vô tư, hồn nhiên như chưa có chuyện gì xảy ra, các em lại chơi đùa với nhau thân thiết hơn Trong kinh thánh có câu: “Anh em hãy trở lại mà nên như trẻ nhỏ để được vào nước trời” [27, tr.80] Thật vậy tẻ em là tuổi ngây thơ, trong trắng, không phải lo nghĩ nhiều Con người muốn được siêu thoát phải trở nên trong trắng như tâm hồn của trẻ thơ vậy Mọi thứ đối với trẻ đều tốt đẹp Nhiều khi gặp phải những mệt mỏi trong cuộc sống, sự bon chen, xô bồ, vì cuộc sống mưu sinh con người lại ước muốn mình quay lại được về với tuổi thơ, được nũng nịu trên tay bà, tay mẹ không phải lo nghĩ điều gì

Gắn với sự ngây thơ trong cuộc sống đời thường, nhân vật trẻ em trong tác phẩm truyện ngắn của Tô Hoài xuất hiện nhiều khi thật sinh động, ngộ nghĩnh, đáng yêu

Trong truyện ngắn Nhà nghèo là nét hồn nhiên, vô tư của thằng Cẳng và thằng Chân:

“Nhiều khi hai vợ chồng cãi nhau om sòm cũng chỉ vì vấn đề mấy đứa trẻ nhãi ăn không ngồi rổi đó Con Gái lớn đã biết, nhiều lần cha mẹ cãi nhau, nó ngồi khóc thút thít Thằng Cẳng thì dắt thằng Chân, xúm lại xem … Nhưng vào đến trong sân, nghe tiếng bố mẹ nói to, Gái đứng yên mà Cẳng thì tưng hửng Chỉ có thằng Chân vẫn ngủ khò khè” Qua truyện ngắn ta thấy cậu bé thật ngây thơ, hồn nhiên Lúc ba mẹ cãi nhau nhưng thằng Cẳng thấy vậy nên dắt em xúm lại xem Trẻ con là vậy, chúng ta không thể trách được nhửng hành động đó của các em, nhưng phải hiểu được tâm lí và tính cách của trẻ để có biện pháp giáo dục hợp lí và có hiệu quả hơn Bên cạnh nét ngây thơ, hồn nhiên ấy, là những nhân vật trẻ em rất hiếu thảo với ông bà, bố mẹ, biết vâng lời những người lớn tuổi, là những tấm gương sáng để các bạn thiếu nhi noi theo Vì

Ngày đăng: 21/09/2015, 09:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tạ Duy Anh chủ biên(200), Ngh ệ thu ậ t vi ế t truy ệ n ng ắ n và kí, NXB Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí
Nhà XB: NXB Thanh Niên
3. Lại Nguyên Ân(1999), 150 Thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 Thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
4. Hà Minh Đức(1996), Lời giới thiệu tuyển tập truyện ngắn Tô Hoài, tập I, NXB Văn học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời giới thiệu tuyển tập truyện ngắn Tô Hoài
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Văn học Hà Nội
Năm: 1996
5. Hà Minh Đức, Hữu Nhuận(2001), Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm”
Tác giả: Hà Minh Đức, Hữu Nhuận
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
6. Hà Minh Đức(1996), Tuyển tập Tô Hoài( Tập I), nhà xuất bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Tô Hoài
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: nhà xuất bản Hà Nội
Năm: 1996
7. Hà Minh Đức(1994), Tuyển tập Tô Hoài( Tập II), nhà xuất bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Tô Hoài
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: nhà xuất bản Hà Nội
Năm: 1994
8. Hà Minh Đức(1998), Truy ệ n vi ế t v ề loài v ậ t c ủ a Tô Hoài, sách đi tìm chân lý nghệ thuật,NXB văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện viết về loài vật của Tô Hoài
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB văn học
Năm: 1998
9. Hà Minh Đức(1996), Tuy ể n t ậ p Tô Hoài( Tập I), nhà xuất bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Tô Hoài
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: nhà xuất bản Hà Nội
Năm: 1996
10.Hà Minh Đức(1998), Truyện viết về loài vật của Tô Hoài, sách đi tìm chân lý nghệ thuật, NXB văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện viết về loài vật của Tô Hoài
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB văn học
Năm: 1998
11. Phan Cự Đệ (1979) , Tô Hoài trong sách Nhà v ă n Vi ệ t Nam (1945 - 1975), tập I, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài "trong sách "Nhà văn Việt Nam (1945 - 1975)
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp
12. Đàm Trọng Huy (2002), Tô Hoài, Lịch sử văn học Việt Nam, tập 3, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, tr 512 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Việt Nam
Tác giả: Đàm Trọng Huy
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2002
13. Tô Hoài(1989), Một số kinh nghiệm viết văn của tôi NXB Văn học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kinh nghiệm viết văn của tôi
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXB Văn học Hà Nội
Năm: 1989
13. Tô Hoài(2003), Tôi viết bằng tình yêu cuộc sống, Tạp chí Văn học, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi viết bằng tình yêu cuộc sống
Tác giả: Tô Hoài
Năm: 2003
14. Tô Hoài(1997), Nghệ thuật và phương pháp viết văn, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật và phương pháp viết văn
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1997
15. Tô Hoài(1977), S ổ tay vi ế t v ă n, NXBH.Tác phẩm mới, năm 1977 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay viết văn
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXBH.Tác phẩm mới
Năm: 1977
17. Tô Hoài(1967), Chuột thành phố, tập truyện ngắn NXB Hoa Tiên- Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuột thành phố
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXB Hoa Tiên- Sài Gòn
Năm: 1967
19. Tô Hoài, Tác ph ẩ m v ă n h ọ c đượ c gi ả i th ưở ng H ồ Chí Minh(Quyển I), NXB văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB văn học
21. Nguyễn Long, Quan ni ệ m ngh ệ thu ậ t v ề con ng ườ i trong truy ệ n ng ắ n Tô Hoài về miền núi, Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 6, năm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Tô Hoài về miền núi
22. Phong Lê - Vân Thanh (2000), Tô Hoài v ề tác gia và tác ph ẩ m, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Phong Lê - Vân Thanh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
23. Phong Lê - Vân Thanh(2000), Tô Hoài, về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài, về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Phong Lê - Vân Thanh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w