0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Tính giáo dục

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRẺ EM VÀ NHÂN VẬT LOÀI VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TÔ HOÀI (Trang 72 -72 )

7. Cấu trúc đề tài nghiên cứụ

3.3.4. Tính giáo dục

Truyện về nhân vật trẻ em. Nhà văn Tô Hoài xây dựng nhiều hình tượng nhân vật trẻ em, ông mong muốn qua những nhân vật của mình, các bạn đọc nhỏ tuổi cảm thấy tự hào về mảnh đất quê hương hơn, có ý thức xây dựng Tổ quốc giàu đẹp hơn. Vân Thanh- Báo Thời mới (28-5-1964) viết về tác phẩm Hai ông cháu và đàn trâu của Tô Hoài: “Cốt truyện Hai ông cháu và đàn trâu khá đơn giản. Trọng tâm của tác giả là miêu tả những suy nghĩ, hành động của hai ông cháu, nhưng qua đó chúng ta cũng thấy được tình yêu quê hương, lòng quyết tâm xây dựng nông thôn đổi mới của bà con nông dân” 11 [18.tr.471]. Vân Thanh đánh giá cao ý nghĩa của truyện ngắn này, về những tư tưởng tiến bộ phù hợp với thời đại mà tác giả đã nêu lên. Hoàng Anh- Báo Thời mới (17-9-1964), cũng về truyện Hai ông cháu và đàn trâu: “Trong Hai ông cháu và đàn trâu, tác giả giới thiệu cho chúng ta hình ảnh nông thôn ngày nay có bao nhiêu sự đổi thay: nào là công trình thủy lợi, nào là việc cải tiến công cụ sản xuất, nào là đi khai hoang… Tác giả muốn nói với ta về tình yêu quê hương, về lòng quyết tâm xây dựng nông thôn đổi mới của bà con nông dân. Tác giả còn muốn nhấn mạnh thêm: ngày nay ngoài quan hệ gia đình, chúng ta còn có thêm mối quan hệ xã hộị Và chính mối quan hệ đó làm những người trong gia đình càng trở nên khăng khít hơn, yêu thương nhau hơn” [18.tr.474]. Ngoài việc nhận xét về tình người, tình yêu quê hương mà Hai ông cháu và đàn trâu đã đề cập đến, Hoàng Anh còn viết thêm: “Một đặc điểm nổi bật nữa là Tô Hoài đã ít nhiều nắm được đặc điểm lứa tuổi của thiếu nhị Thông qua những gương chiến đấu dũng cảm, tác giả giáo dục các em lớn tuổi về lý tưởng cộng sản chủ nghĩạ Thông qua những câu chuyện xinh xắn, dí dỏm, tác giả giáo dục các em nhỏ những vấn đề lớn của xã hội” [18,tr.475]. Vậy thế mạnh của Tô Hoài là nắm bắt tâm lý tuổi thơ. Ông thấu hiểu nhu cầu về hiểu biết, về trí tưởng tượng của các em, nên những tác phẩm của ông đều được các em đón đọc nhiệt tình. Giá trị của truyện Hai ông cháu và đàn trâu được nhiều nhà phê bình đánh giá caọ Tô Hoài đã đưa các bạn đọc nhỏ tuổi đến với những tấm gương dũng cảm của các bạn thiếu niên vùng caọ Qua đó, càng cảm thông và khâm phục sự gan dạ của các bạn, những bạn nhỏ sinh ra trong bom đạn chiến 12 tranh khốc liệt. Thành công của nhà văn Tô Hoài một phần là bởi nhà văn hiểu được tâm lý các em. Vân Thanh- trong cuốn Truyện viết cho các em dưới chế độ mới (NXB Khoa học xã hội, H. 1982) viết tiếp: “Tô Hoài là

một trong số ít nhà văn viết đều tay nhất cho thiếu nhị Ông viết nhiều loại truyện, về nhiều đề tài, nhiều lứa tuổị Và điều quan trọng: có nhiều tác phẩm hay, được các em ưa thích. Làm đọng lại trong tâm trí và tình cảm các em những ấn tượng sâu” [8,tr.138]. Theo Vân Thanh, Tô Hoài là nhà văn nắm bắt tâm lý tuổi thơ rất giỏi: “Với lứa tuổi mười lăm, lứa tuổi sắp bước vào đời, tác giả đặc biệt chú ý đến yêu cầu giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng. Vừ A Dính và Kim Đồng là những sáng tác thích hợp với yêu cầu giáo dục của lứa tuổi nàỵ Tác giả không thuyết lý khô khan mà chú ý xây dựng hình ảnh cụ thể về những tấm gương thiếu nhi có thực trong lịch sử” [8,tr.138-139]. Lứa tuổi nhỏ, nhà văn cũng đặc biệt quan tâm: “Với lứa tuổi nhỏ, tác giả lại sử dụng những mẩu chuyện với lời văn dí dỏm, với ngôn ngữ đối thoại sinh động, với sự việc cụ thể, và nhất là với hình ảnh những con vật quen thuộc để khêu gợi ở các em những suy nghĩ đơn giản nhưng thấm thía về vẻ đẹp của chế độ, về những vấn đề đặt ra trong sinh hoạt hàng ngày của các em” [8,tr.140]. Như vậy, phải thật hiểu tâm lý tuổi thơ, hiểu ngôn ngữ và những suy nghĩ của tuổi thơ, Tô Hoài mới mang lại niềm thích thú cho các em nhỏ qua những tác phẩm của mình. Như đánh giá của Vân Thanh: “Nhìn chung trong trong truyện viết cho thiếu nhi, Tô Hoài đã nắm được dặc điểm tâm lý của thiếu nhi ở các lứa tuổi khác nhaụ Với lứa tuổi trưởng thành, các em đã 13 có khả năng mở rộng tầm suy nghĩ của mình, muốn tỏ ra có bản lĩnh độc lập trong đời sống; những vấn đề lớn của xã hội đã dần dần mở ra trước mắt các em, do đó tác phẩm phải là phương tiện giáo dục lý tưởng cho các em. Tô Hoài đã thông qua những gương chiến đấu dũng cảm để nói với các em về lý tưởng, về đạo đức cách mạng. Tô Hoài đã khêu gợi đúng lòng mong ước có một cuộc sống anh hùng ở các em. Còn các em nhỏ, do chưa có khả năng nhìn được bản chất của sự vật, thường nhìn sự vật qua các biểu hiện bên ngoài, suy nghĩ của các em cũng chưa thoát ra khỏi môi trường quen thuộc xung quanh, cho nên khi sáng tác, nhà văn đã thông qua những chi tiết cụ thể, dễ hiểu để giáo dục các em” [8,tr.141-142]. 3.1.3. Truyện cổ tích sáng tác lạị Sáng tác dành cho trẻ em của nhà văn Tô Hoài tập trung nhiều ở các đề tài lịch sử, truyền thuyết, cổ tích. Có thể nói, đây cũng là một chủ đề thành công của nhà văn Tô Hoàị Phan Cự Đệ trong cuốn Kỷ yếu 20 năm Nhà xuất bản Kim Đồng (1977), đã viết những nhận định về sáng tác dành cho thiếu nhi của Tô Hoàị Ngay với truyện viết cho các em, ông cũng thể hiện đầy đủ trách nhiệm đó” [18,tr.139]. Theo Hà Minh Đức truyện của Tô Hoài nhìn chung có sự công phu về ngôn từ nghệ thuật: “Sự tìm tòi rõ nhất trong nghệ thuật văn xuôi của Tô Hoài thuộc lĩnh vực ngôn từ. Ông là nhà văn sử

dụng nhiều thể loại văn học và ở thể loại nào mạch văn của ông cũng vươn tới giá trị của nghệ thuật ngôn từ hay nói một cách nôm na là có văn. Tính văn của ngôn từ được tạo nên bằng nhiều nỗ lực tìm tòi sáng tạọ Ông không chịu để câu văn rơi vào tình trạng chữ nghĩa sáo mòn và lối biểu hiện nghèo nàn. Có nhiều hiện 17 tượng vốn khô khan khó miêu tả nhưng dưới ngòi bút Tô Hoài cũng trở nên sinh động, cách diễn tả nhiều cảm hứng, liên tưởng đẹp, so sánh thích hợp, chữ nghĩa chọn lọc và gợi cảm” [18,tr.139]. Hà Minh Đức bộc lộ lòng mến phục đối với nhà văn có nhiều đóng góp cho văn học thiếu nhi nước nhà: Ông cũng là nhà văn lớn của thiếu nhị Ông đến với các em với tâm hồn người nghệ sĩ. Ông đem đến cho các em một niềm vui, một bài học nhỏ, một lời căn dặn. Với các em lúc nào ngòi bút ông cũng đầm ấm, tươi trẻ. Thời gian không mệt mỏi, không hằn vết trên trang viết cho các em. Có biết bao nhiêu câu chuyện bổ ích và đẹp trong cuộc đời sẽ còn giành cho tuổi thơ, ông còn là người kể chuyện hứng thú và sáng tạọ

Thế giới loài vật trong truyện của Tô Hoài là những con vật hết sức dị đời thường, những con vật đã gắn bó với tuổi thơ Tô Hoàị Ẩn chứa trong mỗi trang truyện về loài vật là câu chuyện về con ngườị Hà Minh Đức nhận xét: “Truyện loài vật của Tô Hoài làm cho người đọc tưởng tượng và liên tưởng đến cuộc sống hằng ngày của những dân thường ở quê.” [13, tr 445], “có thể nói ý nghĩa xã hội của chuyện loài vật của Tô Hoài khá phong phú” [13, tr 446]. Không còn xa lạ và cách biệt nữạ Có thể nói ý nghĩa xã hội của chuyện loài vật của Tô Hoài khá phong phú. Trong cuộc đời cũ truyện của loài vật gợi nhiều đến thân phận con người, và cuộc đời mới đời sống được nâng cao hơn, nhất là ở những vùng thôn quê cũng chi phối đến môi trường sinh sống của loài vật. Các truyện của Tô Hoài được xác định rõ trong phạm vi liên hệ, liên tưởng cho người đọc, khép kín lại những góc độ suy diễn đã tạo nên cách hiểu thuận chiềụ Truyện về loài vật cũng có lúc bị hiểu nhầm nếu cách tiếp nhận nặng nề về suy diễn và truy chụp. Có một thời báo chí đã quan tâm, phê phán các truyện con chó xấu xí của Kim Lân, Văn Ngan tướng công của Vũ Tú Nam, Con hổ trong rừng Nguyên Xá cảu Nguyên Hồng và kịch Con nai đên của Nguyễn Đình Thị Thực ra cái lỗi không phải là ở các con vật và người viết cũng chẵng có thiếu sót gì. Vấn đề là ở trong một không khí văn học nào đấy không thuận lợi thì cách tiếp nhận, phân tích cũng dễ rơi vào suy diễn truy chụp cho những loại hình tượng ít xác định. Và ngày nay câu chuyện đã trở về với giá trị và ý nghĩa đích thực của nó. Mỗi con vật xuất hiện trong tác phẩm của Tô Hoài đều rất gần gũi, thân thuộc và đằng sau sự xuất hiện đó tác giả

muốn gửi đến người đọc những lời nhắn nhủ, những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống. Điều đó thể hiện rõ qua nhân vật loài vật trong tác phẩm: “Dế Mèn phiêu lưu ký”. Qua cuộc phiêu lưu của Dế Mèn, tác giả đã mượn chuyện thế giới sinh vật nhỏ bé quanh ta để nói nhiều điều bổ ích về cách sống thế nào là đẹp của tuổi trẻ nói riêng và con người nói chung. Tuổi trẻ phải biết sống tự lập, khao khát cuộc sống rộng lớn không thể bằng lòng với cuộc sống tầm thường chật hẹp. “Tôi sống độc lập từ thuở bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ dế chúng tôị Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng: “Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đị Con cái mà cứ nhong nhóng ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu”. Dế Mèn chóng lớn lắm, chẳng bao lâu đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, đầy sức sống và bắt đầu chán ghét cuộc sống an nhàn, tầm thường, quanh quẩn bên bờ ruộng: “Ngày nào, đêm nào, sớm và chiều cũng ngần ấy thứ việc, thứ chơị Kể đời mà được như thế cũng khá an nhàn nhưng mới đầu còn thấy hay hay, về sau cũng nhàm dần….”. Tuổi trẻ có nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhiều nhược điểm, do đó phải ý thức rõ và sữa chữa được những thói xấu của mình, tuổi trẻ mới có thể vươn tới cuộc sống rộng lớn, cao đẹp. Dế Mèn là một thanh niên cường tráng, khao khát cuộc sống độc lập nhưng có những thói xấu mà tuổi trẻ thường mắc phải: Tự kiêu tự đắc, hiếu thắng, hung hăng, thói tinh nghịch nhiều khi gây tai họa không ngờ cho người khác. Dế Mèn nhờ sớm đi vào cuộc sống, lại gặp vấp ngã và biết suy nghĩ nên đã nhận ra sai sót và lỗi lầm của mình, biết ăn năn hối hận về những việc làm không đúng : “ Tôi cho là tôi giỏị Những gã xốc nổi thường nhầm cử chỉ ngông cuồng là tài bạ Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, ác chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồị Chao ôi có biết đâu rằng: Hung hăng, hống hách chỉ tổ đem thân mà trả nợ những cử chỉ ngu dại của mình thôi…”. Ngoài ra qua câu chuyện tác giả còn muốn chúng ta biết rằng: Tuổi trẻ phải giữ vững chí khí, mục đích cuộc sống cao đẹp của mình, không để địa vị danh vọng, cuộc sống an nhàn làm sa sút ý chí phấn đấụ Truyện Dế Mèn phiêu lưu ký ra đời năm 1941, trong thời kì chiến tranh đế quốc và chiến tranh xâm lược từng bước lôi kéo cả loài người vào thảm họa của chiến tranh thế giới thứ haị Tác phẩm là một lời kêu gọi đấu tranhcho hòa bình và cả một thế giới đại đồng. Chí lớn của Dế Mèn là cổ động, thuyết phục muôn loài đoàn kết chống chiến tranh, giữ hòa bình, sống hữu

nghị. Tất nhiên chỉ cổ động thuyết phục chưa thể bảo vệ được hòa bình, chấm dứt được chiến tranh, xây dựng được thế giới đại đồng, phải có nhiều điều kiện khác nữa nhưng dầu sao lẽ sống của Dế Mèn, lẽ sống đấu tranh cho hòa bình và thế giới đại đồng mà tác giả muốn tuyên truyền, giáo dục trong tác phẩm- là một lẽ sống tiến bộ cao đẹp. Với nội dung và ý nghĩa sâu sắc mà câu chuyện đem lại, tác phẩm "Dế mèn phiêu lưu ký" quả thực có giá trị lâu bền trong đời sống tinh thần của không chỉ trẻ em mà còn của những con người đã trưởng thành và trải qua bao thăng trầm cuộc sống. Cũng viết về đề tài loài vật, nhà văn Tô Hoài còn được biết đến với các tác phẩm tiêu biểu như O chuột, Gã chuột bạch, Tuổi trẻ, Đôi ghi đá, Một cuộc bể dâu, Mụ ngan, Đực... Vẫn với tài quan sát và lối viết tinh tế, hóm hỉnh của nhà văn tài năng, thế giới động vật trong các tác phẩm của ông luôn hiện lên vô cùng độc đáo, sinh động. Tuy nhiên, chính từ những câu chuyện về loài vật này mà người đọc vẫn có thể liên tưởng tới những vấn đề trong đời sống xã hộị Và theo đánh giá của nhiều độc giả, trong tất cả các tác phẩm của mình, nhà văn Tô Hoài luôn thể hiện những mong muốn về một cuộc sống bình yên và hạnh phúc. Ngoài những tác phẩm viết về loài vật, nhà văn Tô Hoài còn dành tài năng và tâm huyết của mình để viết về những mảnh đời bất hạnh, bế tắc, nghèo khổ. Trong số đó, các thế hệ độc giả sẽ mãi nhớ tới số phận của bé gái trong cảnh “Nhà nghèo”. Mỗi một mảnh đời bất hạnh trong các tác phẩm của nhà văn luôn khiến người đọc ám ảnh và suy nghĩ khôn nguôi về cuộc đờị

Những nhân vật loài vật trong những truyện về loài vật của Tô Hoài thường phản chiếu những cảnh sống của dân nghèo, ở thôn quê, như truyện vợ chồng con ri đá đã phải đi ngụ cư, truyện gia đình cu Lặc tan vỡ nên có nhiều đoạn đượm một vẽ buồn tê táị Đã thế ở hầu hết các truyện của Tô Hoài thần chết và thần rủi ro lúc nào cũng đứng cập kè để phá tan cuộc vui cùng cảnh sống. Trong truyện tuổi trẻ, con gà trống ri theo tiếng gọi của tình yêu rồi lạc mất: Trong truyện gã chuột bạch, vợ chuột chết hóc vì tham ăn; trong truyện đôi ri đá, tiếng pháo ngày tết làm cho gia đình nhà ri phải bỏ tổ mà đi; trong truyện một cuộc bể dâu, sau những ngày hung cứ một phương, anh gà trọi độc nhỡn chết về bệnh dịch; trong truyện Đực, anh chó trở về già, nằm buồn thiu, nhớ lại cái kí vãng đầy khổ não; trong truyện cu Lặc, gã nhà quê này phải rời quê hương để tìm chổ cung cấp cho cái bụng. Rặt những chuyện chết chóc, ly tán, tha phương, cầu thực dồn dập một cách vô tình và tai ác đến những loài chỉ mong được sống là maỵ Ông trời thật bất công quá. Người đời cứ tưởng ồng thừa biết trừ, mà kỳ thực, ông chỉ hững hờ và cay nghiệt. Một kẻ như cu Lặc đến canh miến cũng không

dám ăn, “ăn nó trơn trơn quá, chưa nuốt đã trợt vào củ tỉ”, cổ họng anh là thứ cổ họng chỉ để nuốt những cục cơm cháy to thêu lếu vậy mà anh cũng không làm được cho cái bụng của anh mãn nguyện thì anh còn tin tưởng được sự gì tốt đẹp ở đờị Những tâm

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRẺ EM VÀ NHÂN VẬT LOÀI VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TÔ HOÀI (Trang 72 -72 )

×