Nhân vật trẻ em

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của tô hoài (Trang 27)

7. Cấu trúc đề tài nghiên cứụ

1.3.4.Nhân vật trẻ em

Mỗi cuốn sách, cuốn truyện đều có những nhân vật đặc biệt. Trong truyện ngắn của Tô Hoài, các tác phẩm của ông khá nhiềụ Thế giới nhân vật trẻ em luôn đầy ắp sự hấp dẫn, bất ngờ và thú vị.

Trong loại đề tài ca ngợi cuộc sống mới ngày nay, Tô Hoài đã dùng nhiều hình thức phong phú, linh hoạt. Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Tô Hoài trước hết có từ kí ức tuổi thơ. Chỉ có kí ức tuổi thơ, nhà văn mới tạo ra được những nhân vật ngộ nghĩnh như Dế Mèn, những “ Tôi”, “ Nhâm”, Châu, Hiến trong “Cỏ Dại”, và nhiều nhân vật khác. Nhân vật trẻ em từ ký ức tác giả là những đứa trẻ sống thiếu thốn, khổ cực về vật chất lẫn tinh thần nhưng lắm lúc cũng làm người đọc cười ra nước mắt. Người lớn có khi cũng khô khan, xơ cứng lắm không thực sự hiểu hết trẻ em đâụ Người lớn có thể qua một cái giá 2 tỷ đồng đã hình dung ra được ngôi nhà ấy như thế nàọ Ngược lại với trẻ em, một tỷ đồng hay một triệu đồng để mua một ngôi nhà đối với các em cũng không khac mấỵ Các em chỉ quan tâm xem nhà có chỗ để các em chơi không, có hoa không hay có chim, có bướm không,…Vậy mà nhà văn Tô Hoài đã xâm nhập vào thế giới ấy một cách xuất sắc. Như thể tất cả các nhân vật trẻ em đều đi ra từ kí ức không bao giờ mất đi được trong cuộc đời nhà văn. Từ trong miền nhớ về quá khứ, trẻ em đối với nhà văn Tô Hoài là đối tượng cần được quan tâm thật nhiềụ Quan niệm viết văn này của Tô Hoài khác hẳn so với các nhà văn trước đây và các nhà văn cùng thời ở nước tạ Các nhà nghiên cứu xếp các nhà văn: Tô Hoài, Phan Tứ, Bùi Hiển, Bùi Đức Ái,… “ cùng thế hệ” ở lịch vực sử dụng sử dụng nghệ thuật kể chuyện bằng giọng và điệu trong lời nóị Cùng chung mạch văn ấy, khi xây đựng nhân vật tuổi thơ, Tô Hoài vẫn có những biểu hiện khác biệt. Nhân vật trẻ em từ ký ức của nhà văn Tô Hoài biểu lộ những điều quá gần gũi với cuộc sống đời thường của mỗi con người mà đôi khi ta thường nghĩ tới nhưng không nói ra được như tác giả. Trong “Cỏ dại” nhân vật trẻ em có khi là chính tác giả ( Tôi ), có khi là chị em Nhâm, cu Lặc, cái Hiến,….Khủng khiếp nhất với ký ức tuổi thơ đối với nhà văn Tô Hoài vẫn là bệnh ghẻ

lỡ của những đứa trẻ thiếu sự chăm sóc chu đáo của gia đình, thiếu cả ăn, mặc, thiếu cả miếng nước sạch để tắm. Trong văn học Việt Nam chưa ai dám đưa lên trang sách những kỷ niệm trần trụi đó của cuộc đời mình, củng chưa ai dám mô tả những đặc điểm đó đối với nhân vật trẻ em trong tác phẩm. Đã có lúc nhân vật bị lang ben, đầu phải cạo hết tóc, tác giả viết: “ Bà tôi xin trên chợ một chiếc mật lợn. Ông tôi xé lần bóng, đêm phết cả cái mật lên đầu tôi…tôi mò lên đầu, đầu khô cứng, nhưng không phải cái đầu tôị Không ai dám đứng cạnh tôị Bữa cơm, tôi cầm bát cơm ăn một mình ngoài bậu cửạ U tôi gội đầu cho tôi, có đến bốn lượt xà phòng. U cầm mảnh lượt thưa, bừa đi bừa lạị Ông tôi phết lên đầu tôi hai chiếc mật lợn nữa nhưng đầu vẫn mốc. Nhân vật trẻ em ở đây hiện lên qua chính bóng dáng tác giả nên rất thật. Có lẽ vì những hình ảnh tuổi thơ ấy để lại quá nhiều xúc động trong suốt cả cuộc đời, khiến Tô Hoài không lúc nào nguôi ngoai suy nghĩ về nhân vật trẻ em trong sáng tác. Kiểu nhân vật trẻ em ấy xuất hiện khá nhiều trong sáng tác của Tô Hoàị Điều nầy cũng thể hiện một tâm trạng uất ức, một thái độ không đồng tình với phong tục cổ hủ, thiếu hiểu biết của người dân Việt Nam một thời kỳ. Có khi tác giả còn kể: Hôm lấy ảnh về cả nhà xúm em, ai cũng trầm trồ khen là hệt. Ai cũng cười cái mặt ơ ơ của tôị Riêng tôi, tôi nghĩ luẩn quẩn lấy làm lạ sao tôi lại đứng được ở trong ấy, rõ rang là hình của tôị Đã nói là ảnh sao mà không hệt được cơ chứ! Nhân vật trẻ em này, củng có lúc thật hài hước quá thể. Chuyện nhân vật trẻ em trong sáng tác của Tô Hoài hệt như chuyện cả làng đổ xô ra xem sự vận động kỳ lạ của chiếc hon đa có đầu tiên có đầu tiên ở làng trong truyện dân gian hiện đạị Nói nhân vật trẻ em tồn tại trong chính con người mình mà Tô Hoài cũng không bứt ra khỏi giọng văn hài hước, ngộ nghĩnh ấỵ Có phải chính nhờ nét vui tươi hóm hỉnh mà nhân vật trẻ em trong tác phẩm Tô Hoài tồn tại được qua bao thăng trầm, vất vả, cực nhọc, đói kém, bệnh tật, tang tóc người than trong gia đình. Họ còn vượt qua được bao khó khăn của quá trình va chạm, lăn lóc ngoài cuộc đời để kiếm sống ( Cỏ dại, Giăng thề ). Nếu sống ở xã hội Việt Nam vào những năm oan khổ này mà không có chất hóm hỉnh ấy thì nhà văn Tô Hoài rất khó được như hiện tạị Ở các tác phẩm khác nhân vật trẻ em lại tồn tại tính cách trong hình hài nhân vật người lớn. Trong truyện ngắn “ Nhà nghèo” anh chị Duyên đâu còn trẻ nữạ Vậy mà cách ăn nói, cư xử với nhau của họ chẳng có gì là người lớn. Sau khi cãi nhau, anh Duyệt định “ thụi” cho chị vợ mấy cái “ nhưng anh chưa thụi chị vợ đã ngã lăn kềnh, tay chân múa đành đạch, rên rỉ”. Có lẽ một nguyên nhân nữa khiến nhân vật bành trướng tính trẻ con theo hướng xấu là do cái đói, cái nghèo,…..

Những điều trên cho thấy Tô Hoài rất quan tâm đến nhân vật trẻ em, yêu thương, quý trọng tuổi trẻ. Nhân vật trẻ em cứ trở đi trở lại trong sáng tác Tô Hoài làm cho người đọc có khi bị cuốn hút vào cách mô tả rất riêng của tác giả. Nếu trong tác phẩm không có chân dung một đứa trẻ con nào đó thì tác giả để cho nhân vật người lớn hoài niệm về tuổi thơ của mình. Đối với nhà văn, trẻ em không chỉ quan trọng đối với cuộc đời mỗi người mà còn rất quan trọng đối với xã hộị Điều đó lý giải vì sao mỗi khi Tô Hoài đặt bút viết cho trẻ em là câu văn cứ tuôn trào cảm xúc. Càng đọc những tác phẩm ở dạng này người đọc càng bị hấp dẫn, khoan khoáị Ta có cảm tưởng như sự nhạy cảm đối với mọi biến đổi của tạo hóa, tình yêu của con người, tấm lòng bao dung, độ lượng của Tô Hoài tràn ra ngoài từng câu văn, ngập trong mỗi tác phẩm.

Truyện ngắn Tô Hoài là những trang viết đầy hấp dẫn, thấm đẫm chất phong

tục. Ông viết về làng quê Nghĩa Đô, một vùng ngoại thành Hà Nộị Ở đó, người nông dân còn có nghề thủ công dệt lụa, dệt lĩnh, ở nơi đó có những phong tục tập quán của một làng quê truyền thống. Tô Hoài có một khả năng đặc biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ địa phương. Tiếng nói của trong xóm, trong làng, của anh em được đưa vào tác phẩm Tô Hoài nhẹ nhàng đã giúp ông trở thành nhà văn có biệt tài viết về những cảnh nghèo nàn của dân quê. Sáng tác của Tô Hoài đa dạng về đề tài và thể loại: từ đề tài miền ngược đến đề tài miền xuôi; từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, truyện đồng thoại đến kịch bản phim. Ở đề tài và thể loại nào, ông cũng ghi lại những dấu ấn riêng. Đặc biệt là truyện viết cho thiếu nhi, Tô Hoài đã nắm được đặc điểm tâm lý của thiếu nhi ở các lứa tuổi khác nhaụ Thế giới quen thuộc của các em bao giờ cũng là cây cỏ, hoa lá chim muông, mỗi thứ qua cách nhìn của các em đều có một tâm hồn, đều có thể san sẻ mọi buồn vuị Trong nhiều sáng tác, Tô Hoài đã dựng lên rất thành công thế giới quen thuộc này, nhằm mở rộng tri thức và làm phong phú trí tưởng tượng của các em. Đó là thế giới của những chú chích bông, chú mèo, chị ỉn, anh sáo sậu… mỗi “người” mỗi vẻ, ngộ nghĩnh và quen thuộc biết mấỵ Để hiểu rõ hơn về thế giới nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong các tác phẩm truyện ngắn của Tô Hoài chúng ta cùng tìm hiểu chương tiếp theọ

CHƯƠNG 2

TÊN GỌI, NGOẠI HÌNH, TÍNH CÁCH, HÀNH ĐỘNG VÀ DIỄN BIẾN TÂM LÍ CỦA NHÂN VẬT TRẺ EM VÀ NHÂN VẬT LOÀI VẬT TRONG TRUYỆN

NGẮN CỦA TÔ HOÀI

Để xây dựng thành công nhân vật văn học nhà văn phải có khả năng đồng cảm,

phát hiện những nét đặc trưng nổi bật, bền vững về nhân vật. Điều này đòi hỏi nhà văn phải hiểu đời, hiểu người, phải biết khai thác tối đa những đặc điểm nổi bật về nhân vật mới có thể truyền tải thông điệp của mình tới người đọc một cách có hiệu quả. Đặc biệt khi miêu tả về nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật cần chú ý đến những đặc điểm cơ bản như: Tên gọi, ngoại hình, những hành động. Nhà văn dựa vào đó để thể hiện được hết quan điểm sáng tác của mình trong tác phẩm.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của tô hoài (Trang 27)