Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của tô hoài (Trang 59)

7. Cấu trúc đề tài nghiên cứụ

3.2.Ngôn ngữ nhân vật

Khi xây dựng nhân vật, nhà văn thường chú ý làm nổi bật lời nói (ngôn ngữ) của nhân vật và thống nhất lời nói là hành động cùng các tình huống tâm lí cụ thể. Trong sử thi, tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, những lời đối thoại và độc thoại của nhân vật trong các tác phẩm văn học thuộc từng thời đại trong từng thể loại khác nhau là rất khác nhau, và điều đó cũng là một thực tế hiển nhiên trong sáng tác của những nhà văn có cá tính sáng tạo rõ nét. Trong những tác phẩm tự sự dân gian, lời nói nhân vật thường có ý nghĩa thực tế là biểu hiện trực tiếp của một nhu cầu, yêu cầu và báo hiệu rõ ràng về một hành động sẽ diễn ra tức khắc. Trong các sử thi cũng như trong bi kịch nhất là bi kịch cổ đại, lời đối thoại hay độc thoại của nhân vật thường rất trịnh trọng,

dài dòng hoa mĩ. Nhân vật nói nhiều khi không phải vì mình mà vì tác giả, vì nhu cầu hùng biện hoặc lý thuyết của người sáng tạọ Ví dụ: Iliat, Ôđixê, của Hôme, Ơđíp làm vua của Sôphốc…Ở sáng tác của những nhà văn hiện thực chủ nghĩa, lời nói của nhân vật rất được chú ý cá thể hóạ Gắn liền với việc này là nhu cầu nhận thức, tái hiện lại các ý thức xã hội khác nhau được thể hiện sống động qua ngôn ngữ nhân vật. Trong trường hợp này, lời nói mỗi nhân vật không chỉ phản ánh đầy đủ đặc điểm nhân cách của nó mà còn tiết lộ khá ngọn ngành về thành phần xuất than, về nét độc đáo của tầng lớp xã hội mà nó đại diện cùng toàn bộ cách nhìn nhận, cảm thụ thế giới của tầng lớp ấỵ Đọc số đỏ ta thấy lời nói của đủ mọi thành phần xã hội được miêu tả một cách tài tình: Lời nói của những kẻ ma cà bông, lời nói của bọn me tây, lời nói của những người ngộ độc văn thơ lãng mạn, lời nói của những kẻ vỗ ngực xưng mình là thượng lưu trí thức, lời nói của nhà chính trị,…..Tất cả những lời nói ấy đan bện vào nhau, minh giải cho nhau, tạo nên “những lớp sóng ngôn từ” thật đặc biệt, phản ánh được cả một chân dung của cả một thời đại, một xã hộị Đọc “Đôi mắt” của Nam Cao, muốn hiểu rõ nhân vật Hoàng, ta không thể không chú ý đến lời nói của anh ta, rất thâm thúy, rất cay độc: “Bán cháo lòng thì nó biết đánh tiết canh, chứ nó biết làm ủy ban thế nào mà bắt nó làm ủy ban”. Lời nói ấy đã cho thấy cái nhìn khinh thi thị của Hoàng với quần chúng, cho thấy thái độ không chịu hòa nhập với kháng chiến của nhân vật Hoàng.

Như vậy, tùy vào từng thể loại văn học và đối tượng độc giả mà tác giả sắp xếp và lựa chon giọng điệu, ngôn ngữ nhân vật cho phù hợp nhằm truyền tải thông điệp của mình đến với người đọc một cách nhanh nhất, chính xác và hấp dẫn nhất.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của tô hoài (Trang 59)