Nhân vật loài vật

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của tô hoài (Trang 25)

7. Cấu trúc đề tài nghiên cứụ

1.3.3.Nhân vật loài vật

Tô Hoài là một trong những nhà văn viết về loài vật thành công nhất. Hà Minh Đức nhận xét rằng: Tô Hoài là nhà văn viết thành công nhất, hấp dẫn nhất về các loài vật. Còn tác giả Vũ Ngọc Phan cho rằng: Tô Hoài tỏ ra không giống một nhà văn nào trước ông và cũng không giống một nhà văn nào mới nhập tịch làng văn như ông. Truyện của ông có những tính chất nửa tâm lí, nửa triết lý, mà các vai là loài vật, nó là những truyện tả chân về loài vật, về cụôc sống của loài vật, tuy bề ngoài ra vẻ lặng lẽ, nhưng phần trong có lắm cái “ồn ào”, vui có, buồn có.

Thế giới loài vật trong truyện của Tô Hoài là những con vật hết sức dị đời thường. Những con vật đã gắn bó với tuổi thơ Tô Hoàị Ẩn chứa trong mỗi trang truyện về loài vật là câu chuyện về con ngườị Hà Minh Đức nhận xét: Truyện loài vật của Tô Hoài làm cho người đọc tưởng tượng và liên tưởng đến cuộc sống hằng ngày của những dân thường ở quê. Có thể nói ý nghĩa xã hội của chuyện loài vật của Tô Hoài khá phong phú. Chẳng hạn, Truyện gã chuột bạch gợi chúng ta hình dung về

cuộc đời luẩn quẩn của những người nông dân, bó hẹp sau luỹ tre làng. Hai vợ chồng chuột bạch sống trong một cái lồng nhỏ hình vuông, đan bằng trẹ Giữa lồng, người ta treo hai cái vòng thép nhỏ, san sát từng cánh như hai chiếc đu tiên tí hon. Chúng chỉ có việc: ăn, đánh vòng và ngủ. Đó là tóm tắt những công việc của đôi chuột bạch. Thậm chí ngay cả lúc những đứa trẻ tinh nghịch quên đóng cửa lồng. Ấy vậy mà đôi vợ chồng ấy cũng chẳng dám ra khỏi lồng, chỉ tha thẩn bò ra ngoàị Hai cái bóng lồm cồm hếch chiếc mũi nhọn lên ngơ ngác nhìn quanh quẩn. Cũng như vậy O chuột kể về anh

chàng mèo “cơ chừng gã mèo mướp phải dành tất cả cái hoa niên của mình để mà chỉ quẩn quanh đi o chuột”. “O chuột” ở đây không phải là danh từ mà là động từ có thể hiểu là o ép, bắt nạt. Gã mèo cũng chẳng oai phong gì, cả đời mình hắn chỉ rình mò, bắt nạt mấy con chuột nhép ở xó bếp. Còn cuộc đời của vợ chồng Đôi ri đá có khác gì

cuộc đời những người ngụ cư ở làng Nghĩa Đô. Chúng đến ngụ cư ở cây hồng bì. Hàng ngày tần tảo kiếm ăn làm tổ, sinh con đẻ cáị Cuộc sống cũng đầy những nhọc nhằn: “Bốn con ri cũng nhớn nhaọ Bố mẹ chúng rạc cả người, về nỗi đi kiếm mồi cho con.” Có lần tổ của chúng bị phá hỏng nhưng đôi chim ri ấy vẫn bền bỉ xây một chiếc tổ khác. Chúng ăn ở dè lén bình lặng, chịu khó, ít ồn ã. “Cuộc đời trôi chảy âm thầm dưới khe lá xanh, y như cuộc đời của những người Nghĩa Đô, cần cù và nghèo khổ

trên cái khung cửi trong bốn luỹ tre già”. Cuối cùng, chúng không thể ngụ cư ở cây hồng bì đành rời bỏ đi nơi khác gợi ta nhớ đến những người con làng Nghĩa Đô vì cùng cực khốn đốn đành phải bỏ làng đi làm ăn xạ“Đôi vợ chồng ri đá chịu khó và nhẫn nại kia, cùng một đàn bốn con thơ dại, tan tác bay đi, không bao giờ còn trở về câỵ Chẳng ai biết được cái bầu đoàn khốn khổ ấy long đong bạt đi đâu và sau ra làm sao”. Hình ảnh một đôi chim ri trở lại có thể là đôi chim ri cũ nhưng cũng có thể lại là đôi chim ri mớị Điều đó muốn nói rằng, cuộc sống vẫn trôi chảy âm thầm, đôi chim lại tiếp tục đối diện với những thử thách như bao thế hệ người dân làng Nghĩa Đô vẫn âm thầm nhọc nhằn kiếm sống. Ở truyện Con gà trống ri và Một cuộc bể dâu, tác giả

kể về cuộc đời của những con gà bề ngoài tưởng như chẳng có gì đáng nói nhưng đằng sau ấy là chứa chất bao tâm sự của những số phận, những cảnh đờị Con gà trống ri gặp phải bi kịch tình yêụ Nó là một thứ gà bé nhất của loại gà nhưng nó vẫn có đủ tư thế hùng dũng của loài gà trống, nó vẫn giữ địa vị một ông thống soái dẫn đầu”. Khi lớn lên, hắn có đặc tính chung của loài gà “đa tình lắm”. Nhưng sự đa tình của hắn lại như một bi kịch của cuộc đờị Trong sân, hắn chẳng tìm đâu được một người tri kỉ, bởi sự thấp kém về vóc dáng của hắn: “Xung quanh khu vực chỗ nó ở, tuyệt nhiên không có đến hai con gà rị Cũng giống như con người, không tìm được bạn tri kỷ, học đòi đi kiếm ăn xa: “hắn đi theo tiếng gọi của tình ái”. Nhưng cuộc đời vốn hợp lại tan, tìm được chị gà mái ri, nhưng cái cuộc tình của hai con gà ri ấy không được bao lâụ Cái chết của người tình lại đưa con gà trống trở lại những tháng năm buồn tẻ. “Rồi gã đi biệt hẳn. Chắc chẳng phải là nỗi nhớ thương cô ả má đào bạc mệnh ấỵ Gã vốn tính mau quên”. Mỗi con vật trong truyện ngắn của Tô Hoài hiện lên thật sinh động với nhiều tính cách khác nhaụ Ả gà mái phong trần khiếp lắm nhưng khi làm mẹ, mụ là một người mẹ tuyệt vờị Mụ không dám rời lũ con nửa bước. Chăm chỉ kiếm ăn nuôi con, có khi chỉ bới được một hạt dền nhỏ mụ lại gọi chúng đến, cho chúng ăn. Mụ vừa “nhìn các con, vừa nói chuyện vui vẻ”. Chẳng may con mụ gặp nguy hiểm, mụ “cong chòm đuôi lên, sù vành lông cổ”, “nhảy lên như choi choi”, bảo vệ cho kỳ được những đứa con yêu quý của mình”. Hình ảnh ả gà mái khiến người ta liên tưởng đến con ngườị “Mụ mải mê chăn nuôi con đến quên cả mình. Chả thế mà trong khi có trẻ, thân hình mụ gày xác, gầy xơ… Phải gọi mụ là một bà lý ở nhà quê, một bà lí hào chỉ biết có tảo tần buồn bán để nuôi con cho đi thả chim thả diều và nuôi chồng một ngày hai bữa rượụ Tô Hoài miêu tả những con vật hết sức bình dị, quen thuộc với cuộc sống người dân. Trong cảm quan Tô Hoài, chúng hiện lên thật sinh động, ngộ nghĩnh, có

tính cách, số phận khác nhaụ Chúng nói lên thân phận của những người dân làng Nghĩa Đô, những con người nghèo đói, tần tảo, chịu thương, chịu khó, những con người thuần hậụ Hà Minh Đức thật đúng khi cho rằng: Có thể nói ý nghĩa xã hội của chuyện loài vật của Tô Hoài khá phong phú. Trong cuộc đời cũ truyện của loài vật gợi đến thân thận con người, và cuộc đời mới đời sống được nâng cao hơn, nhất là ở những vùng thôn quê cũng chi phối đến môi trường sinh sống của loài vật.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của tô hoài (Trang 25)