Đặc điểm ngôn ngữ văn học

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của tô hoài (Trang 57)

7. Cấu trúc đề tài nghiên cứụ

3.1.2.Đặc điểm ngôn ngữ văn học

Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, như màu sắc với hội họa, âm thanh đối với âm nhạc, hình khối đối với kiến trúc. Trong sự sáng tạo của nhà văn, sự sáng tạo về ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng. Trong lao động nghệ thuật của nhà văn có một sự lao tâm, khổ tứ về ngôn ngữ. Nhìn chung, ngôn ngữ văn học có những đặc điểm chính sau:

3.1.2.1. Ngôn ngữ văn học giàu tính hình tượng

Ngôn ngữ văn học khác hẳn với ngôn ngữ trong các lĩnh vực hoạt động khác của con ngườị Nó không phải là ngôn ngữ biểu hiện những khái niệm trừu tượng của triết học hay khoa học, mà là ngôn ngữ tuân theo những nhiệm vụ nghệ thuật- nhiệm vụ xây dựng hình tượng. Đó là thứ ngôn ngữ trực tiếp xây dựng hình tượng nghệ thuật, có khả năng diễn đạt, miêu tả và gợi cảm cụ thể. Ví dụ: Đọc bốn câu sau của truyện Kiều:

Người về chiếc bống nâng cành, Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôị Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

Ta như thấy hiện trước mắt là cảnh chia lìa đầy lưu luyến, xót xa giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh: kẻ ở, người đi đều đơn chiếc, lẻ loị Tất cả đều do những hình ảnh “chiếc bóng năm canh”, “một mình xa xôi”, “gối chiếc”, “dặm trường” và đặc biệt là hình ảnh “vầng trăng” như bị “xẻ làm đôi”gợi lên. Hay ngôn ngữ gọi màu sắc “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” (Hàn Mặc Tử); “Trong vườn sắc đỏ rủ màu xanh” (Xuân Diệu). Ngôn ngữ gọi là đường nét “Lơ thơ liễu bong mành”. Ba âm “ơ” (lơ thơ, tơ)

gợi đường nét thưa thớt của những chiếc lá liễu hay: “Súng bên súng đầu sát bên đầu” (Chính Hữu). Ngôn ngữ gợi hình khối: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”, “cổ thụ” là một khối tiêu biểu cho một khối hung vĩ của núi rừng, “hoa” là một nét nhỏ nhẹ, tiêu biểu cho vẻ đep thơ mộng của rừng núị Tất cả đều nhuốm ánh trăng thật là lung linh, huyền ảọ

M. Gorki cho rằng: “Nhà văn không chỉ viết bằng ngòi bút mà còn vẽ bằng từ ngữ thể hiện một cách hoàn hảo những tư tưởng của tác giả, xây dựng một bức tranh đậm đà, đắp lên những hình tượng sinh động, có sức thuyết phục đến người đọc đến nổi người đọc như trông thấy được những điều mà tác giả mô tả”. Ngôn ngữ văn học giàu tính hình tượng là do tính đặc thù của văn học, một loại hình nghệ thuật dùng ngôn từ để xây dựng hình tượng. Nhà văn dùng tư duy hình tượng để nhận thức, khái quát, tổng hợp những khía cạnh phong phú của đời sống và biểu hiện những khía cạnh ấy bằng hình tượng văn học. Hệ thống hình tượng sẽ định rõ lí do và cách thức sử dụng từ vựng, ngữ pháp, âm thanh, nhịp điệu để nhà văn có thể xây dựng hình tượng này hay hình tượng khác. Như vậy tính hình tượng của ngôn ngữ văn học chính là tính chất của các yếu tố ngôn ngữ có khả năng tưởng tượng, liên tưởng và gợi lên được các biểu tượng về sự vật, hiện tượng hoặc con người được miêu tả trong tác phẩm văn học.

3.1.2.2. Ngôn ngữ văn học giàu tính chính xác

Văn học có nhiệm vụ xây dựng những điển hình, phản ánh hiện thực, giúp con người nhận thức sâu sắc về cuộc sống. Muốn vậy, trong tác phẩm nhà văn phải sử dụng ngôn ngữ thật chính xác để diễn tả sự việc, hiện tượng của đời sống thật chân thực và có nghệ thuật. Tính chính xác của ngôn ngữ không phải ngẩu nhiên mà có, nó là kết quả của một quá trình rèn luyện và lao động sáng tạo của nhà văn. Phải có con mắt quan sát tinh tế và óc liên tưởng nhạy bén, Huy Cận mới có thể viết được những câu như sau:

- Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa…

- Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơị

( Tiếng Việt 4, tập 2)

Những từ “xuống biển” và “đội biển” là hoàn toàn chính xác dùng để miêu tả mặt trời vào buổi hoàng hôn và lúc bình minh. Sự chính xác này là kết quả của sự phối

hợp giữa nội dung phản ánh và ngôn ngữ biểu đạt.

Tính chính xác của ngôn ngữ văn học gắn liền với khả năng chi tiết hóa sự việc, hiện tượng, con người được miêu tả trong tác phẩm. Tính chính xác cũng là cơ sở của các tính hình tượng, truyền cảm, cá thể hóạ Tính chính xác của ngôn ngữ trong tác phẩm vân học thường tạo nên sức thuyết phục lớn đối với người đọc.

3.1.2.3. Ngôn ngữ văn học giàu tính hàm súc

Tính hàm súc của ngôn ngữ văn học thường được hiểu là: “ Khả năng nói được nhiều ý nghĩa mà tiết kiệm được lời”. Tính chất này được thể hiện ở chổ có sự thống nhất các tính chất thẩm mỷ trong từng yếu tố ngôn ngữ, ở khả năng người đọc tự suy đoán ra những ý mà người viết không nói trực tiếp và ở tính đa nghĩa của tác phẩm văn học. Ngôn ngữ hàm súc là ngôn ngữ được lựa chọn, tinh luyện tới mức khái quát và tiêu biểu nhất, để với một lượng ngôn ngữ ít ỏi mà có sức biểu hiện thật lớn. Việc lựa chọn và tinh luyện này hoàn toàn phụ thuộc vào những lí do nghệ thuật nhất định. Cái chữ được lựa chon và tinh luyện ấy là chữ hàm súc nhất, giàu sức biểu hiện nhất. Tính hàm súc của ngôn ngữ văn học góp phần rất lớn vào việc biểu đạt chính xác nội dung. Phương châm “lời ít, ý nhiều” bao giờ cũng được các nhà văn chú trọng.

Tóm lại, người ta còn có thể nói đến những đặc điểm khác nhau của ngôn ngữ văn học như: Tính hệ thống, tính truyền cảm, tính cá thể hóạ Tuy nhiên, những đặc điểm tiêu biểu trên đây đã xác định rõ tính chất loại biệt của ngôn ngữ văn học so với các hình thức ngôn ngữ khác. Do có những đặc điểm ngôn ngữ trên, ngôn ngữ văn học có khả năng dạy cho người ta nói, làm cho người ta nhận ra cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, giúp người ta sáng tạo và phát triển ngôn ngữ văn hóa ở mức độ cao hơn.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của tô hoài (Trang 57)