Tính hài hước, hóm hỉnh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của tô hoài (Trang 69)

7. Cấu trúc đề tài nghiên cứụ

3.3.3. Tính hài hước, hóm hỉnh

Ngôn ngữ ở mỗi tác phẩm có sự khác nhau nhưng nhìn chung Tô Hoài có chất liệu ngôn ngữ mang bản sắc riêng. Ngôn ngữ mang tính khách quan, dí dỏm pha chút mỉa mai tinh quái là chất chủ đạọ Từ điểm nhìn khách quan, nhà văn mô tả những sự việc, nhưng qua những dòng miêu tả nhận xét, nhà văn bộc lộ sự dí dỏm của mình.

Trước những mặt trái của cuộc sống đời thường, Tô Hoài thể hiện cái nhìn tinh quái giàu chất nhân văn, một ngôn ngữ hóm hỉnh và hài hước nhưng có cái gì xót xạ Nhà văn không thể làm ngơ trước những thói tật, hủ tục của người dân quê: tục tảo hôn, tục đòi nợ, vợ chồng đánh chửi lẫn nhaụ Chuyện hôn nhân là một chuyện hệ trọng cả đờị Nhưng dường như với cái Ngói, và cu Phúc còn quá non nớt để hiểu rõ điều đó [Vợ chồng trẻ con]. Cái Ngói mười hai tuổi, cu Phúc mười tuổi, người ta so hai tuổi hợp thế là người ta hỏi cái Ngói làm vợ cho thằng cu Phúc. Đám cưới, cô dâu nào cũng vừa vui vừa buồn nhưng không đến mức sợ hãi, khóc như cái Ngói, nó khóc um lên. Nó gọi bà hương Cải ầm ỹ. Rồi nói chun lại, khiến cho mấy cô kia phải hai taỵ Làm như người ta doạ trẻ sắp đem giết thịt nó”. Tiếng khóc ấy không phải của một người trưởng thành, khóc ngậm ngùi từ nay xa cha mẹ, bước chân vào nhà chồng, mọi thứ đều xa lạ. Cái Ngói khóc “um lên” là tiếng khóc của một đứa trẻ khi không bằng lòng hay ấm ức vì một việc gì đó. Vì vậy, lòng Ngói nhanh chóng nguôi ngoai khi ngày đầu đám bạn của Ngói là Ngây, Bí, Đào đã đến ngủ cùng, chơi tam cúc. Khác với cái Ngói, cu Phúc còn ngây thơ, hồn nhiên hơn. Nó còn nằm trong đống rơm khi mọi người tất tả chuẩn bị cướị Đến khi đón dâu, anh chàng còn quên cả giầỵ Với cu Phúc “chuyện lấy vợ” dường như là xa lạ. Mọi người cứ làm đám cưới còn cu Phúc “có để ý đâu đến điều vặt ấy! Cứ tu rượu tì tì. Mắt cu Phúc hoa sao

lên, rồi lại rúc đầu vào đống rơm. Nó cù nhau với mấy con ranh khác.”

Trong các tác phẩm văn học, có thể tồn tại những ngôn ngữ khác nhaụ Cảm nhận thú vị đầu tiên khi tiếp xúc với truyện có sự tham gia của nhân vật loài vật của Tô

Hoài có lẽ là ngôn ngữ. Ngôn ngữ mang tính hài hước, hóm hỉnh xen lẫn triết lí trong các truyện có sự tham gia của nhân vật loài vật góp phần làm nên bản sắc riêng của Tô Hoàị Đó chính là thái độ, tình cảm của nhà văn trước cuộc sống đời thường đa dạng, phong phú qua những trang văn miêu tả. Mọi chuyện hay- dở trong cuộc sống sinh hoạt đời thường của thế giới loài vật được chuyển tải qua ngôn ngữ đặc biệt rất riêng của Tô Hoàị

Ngôn ngữ hài hước có lúc bật lên qua các từ ngữ, qua cách gọi tên, hình ảnh, lời trữ tình ngoại đề, nhưng có khi ẩn trong nhịp câu văn, trong lời trần thuật khách quan. Cách gọi các con vật như chuột là “nàng” [Truyện gã chuột bạch], gà trống ri là “chàng đa tình”, gà mái là “chị ả nõn nường”[Con gà trống ri], gọi mèo là “gã tinh quái”… cách gọi như thế tạo ra giọng kể hài hước, các con vật cũng có đặc tính của con người: đỏng đảnh, điệu đà, đa tình, tinh quáị

Sự hài hước, hóm hỉnh được toát lên trước hết từ bản thân hình tượng nhân vật được miêu tả. Anh chàng gà chọi trong truyện “Một cuộc bể dâu” là một tên chồng lang chạ, không biết gì đến con cáị Trong đầu hắn chỉ toàn những “ý tình ma chuột”, chỉ biết đi “ve gái”. Độc giả cũng không khỏi bật cười khi đọc những đoạn văn miêu tả “Mụ ngan” của tác giả. Mụ là một người mẹ đần độn, chậm chạp, chăm đàn con đến nỗi không con ngan nào sống sót. Mặt mũi mụ lúc nào cũng ngẩn ngơ. Vì miếng ăn, mụ thờ ơ, vô tâm trước cái chết của con mình. Mụ ngan “đủng đỉnh”dắt một con về, “mỏ và mắt” vẫn thản nhiên. Cả đàn con chết, cả chồng mụ cũng bị người làm thịt. Cố nhiên mụ chẳng nhớ chi ngoài miếng ăn khiến mụ no bụng. Chú chó đực ngày nào còn “đái dầm” giờ đã trưởng thành. Giọng chú không còn the thé mà chuyển sang “trầm trầm” như giọng của người dậy thì mười tám đôi mươi “bắt đầu lang mặt và vỡ tiếng”. Đực bắt đầu biết yêu, biết cách mánh khóe “tán”, biết “chim các chó nhà người ta” và thường đứng đợi người yêu ngoài cổng. Tuy nhiên, đực vẫn không quên việc “trông coi riết” cô em đang tuổi cặp kê vì nó không muốn cô hư hỏng”. Cũng vì chơi bời quá độ, Đực bị người ta thiến. Thế là kết thúc cuộc đời của một kẻ đang đọ trai trẻ.

Thầy đồ Cóc khoác lác, dốt chũ lại hay khoe chữ, hay dùng cách nói văn vẻ “tiên sinh, bỉ phu”. Lão ếch cốm lại tự xưng là “Đại vương” cũng là một bậc thầy khoác lác. Sự dí dỏm của nhân vật ếch cốm được thể hiện trong câu nhận xét của Dế Mèn: “Chuyện với anh nói khoác nó nói cho nó nghe và không biết nghe ai nói cả, cứ tức

anh ách như bị bò đá” [45, tr.206]. Lão chỉ biết những từ “ta biết rồi”, “ngày trước ta”. Đó cũng là biệt hiệu mới của lãọ Thật sự lão chẳng biết gì. Chính tiêng cười “ha ha” cùng với nhận xét “ếch ngồi đáy giếng” của trũi đã thể hiện rõ bản chất khoác lác, hiểu biết nông cạn nhưng lại thích khoe khoang, luôn tỏ ra hiểu biết của lão ếch. Ngoài ra, Tô Hoài còn sử dụng những câu văn ngoại đề- là “một trong những yếu tố ngoài cốt truyện; một bộ phận của ngôn ngữ người kể chuyện trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự, trong đó tác giả hoặc người kể chuyện trực tiếp bộc lộ tư tưởng tình cảm quan niệm của mình đối với cuộc sống và nhân vật được trình bày trong kết truyện” [10, tr.255]. Đằng sau ngôn ngữ mang tính hài hước, hóm hỉnh về cuộc sống sinh hoạt của vợ chồng Gã chuột bạch, Tô Hoài muốn phê phán cuộc sống nhàm

chán, buồn tẻ đến mức thờ ơ, vô cảm của vợ chồng chuột. Họ chỉ suốt ngày quanh quẩn với các hoạt động: ăn, ngủ, đánh vòng trong chiếc lồng nhỏ hẹp. Đó cũng chính là cuộc sống của vợ chồng chuột. Vợ chồng chuột yêu nhau có vẻ say đắm, nhưng vợ gã chết từ bao giờ, gã chồng dường như cũng chả biết bởi gã đang say ngủ. Khi thấy xác vợ gã cũng chẳng mảy may động lòng, vẫn với đôi mắt đó “lạnh lung và rất tự nhiên”, vẫn lặp lại các công việc hằng ngàỵ Cuối truyện, người kể nhẹ nhàng, kín đáo buông ra một câu bang quơ, tưởng như bình thản nhưng thật chua cay: “chính gã cũng không biết mình góa vợ”. Trở về cộc sống độc thân, gã khỏe, béo và có phần vui vẻ hơn những năm tháng có vợ. Qua ngôn ngữ hài hước, dí dỏm, câu chuyện về loài vật vẫn dâng tràn nổi chua xót trong lòng người đọc.

Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng dùng tiếng cười trào phúng để đả kích, phê phán những cái xấu xa, giả dối của xã hội phong kiến thực dân. Tiếng cười phê phán, châm biếm của Tô Hoài lại nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm trầm, sâu sắc. Những triết lí về đời sống như: khát vọng sống tốt đẹp’ các mối quan hệ trong đời sống; vấn đề cái tốt- cái xấu; những thân phận đói nghèo, đau khổ,….. được Tô Hoài khéo léo chuyển tải đến người đọc thông qua đặc tính riêng của các loài vật.

Có thể nói sự hòa trộn giữa ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, dể hiểu với ngôn ngữ mang tính hài hước, hóm hỉnh nhưng đậm chất triết lí là nét nổi bật trong phong cách ngôn ngữ của Tô Hoài- một ngôn ngữ kết tinh từ cuộc sống của quần chúng lao động cùng với vốn hiểu biết phong phú các thể loại văn học đân tộc. Với con mắt tinh nhạy và tấm lòng gắn bó thiết tha với cuộc sống đời thường, cuộc sống sinh hoạt của loài vật

nhẹ nhàng đi vào trang văn của Tô Hoài bằng chất giọng riêng độc đáo, với tất cả vẻ đẹp tự nhiên, đáng yêu của nó.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của tô hoài (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)