Tính sinh động, hấp dẫn, giàu cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của tô hoài (Trang 66)

7. Cấu trúc đề tài nghiên cứụ

3.3.2.Tính sinh động, hấp dẫn, giàu cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ

Tô Hoài đã từng quan niệm mỗi câu văn là do từng hình ảnh xuất hiện liên tiếp, từng chữ mang hình ảnh nối tiếp vào nhaụ Ngôn ngữ văn chương Tô Hoài nói chung và đặc biệt trong truyện ngắn Tô Hoài rất hấp dẫn, giàu cảm xúc và sử dụng nhiều biện pháp tu từ. Ông thường sử dụng những từ láy, tính từ, động từ giàu sắc thái biểu cảm và những hình ảnh so sánh, để miêu tả cuộc sống con người thật rõ nét, cụ thể và vô cùng sinh động.

Nhà văn Tô Hoài có biệt tài sử dụng những từ láy có tính tạo hình caọ Theo nhà ngôn ngữ Hoàng Văn Thành thì từ láy là “những từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những quy tắc nhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa điệp, vừa đối, vừa hài hoà với nhau về âm và về nghĩa, có giá trị biểu trưng” [37, tr 16]. Ngoài chức năng biểu hiện khái niệm, từ láy còn có chức năng biểu cảm.“Mỗi từ láy chứa đựng trong mình một sự thể hiện tinh tế và sinh động về sự cảm thụ chủ quan về cách đánh giá và thái độ của người nói trước sự vật hiện tượng của đời sống xã hội” [37, tr 6]. Từ láy có khả năng “làm cho người đọc, người nghe cảm thụ và hình dung một cách cụ thể, tinh tế, sống động, màu sắc, âm thanh, hình ảnh mà sự vật biểu thị” [37, tr 132]

Nhờ việc sử dụng có hiệu quả, tính tế, chính xác các từ láy, Tô Hoài đã xây dựng bức chân dung của các nhân vật thật sống động, có hồn.

Tô Hoài cũng sử dụng khá nhiều từ láy để miêu tả các hoạt động cử chỉ của nhân vật. “Chị Duyện gặp cái Gáị Nó giơ giỏ lên khoe với ụ Cái giỏ đã được lưng lửng. Trong giỏ, nhái xô nhau oe óẹ Con Gái nhe hai hàm răng cải mả đen xỉn, cười

toét. Rồi nó lại lễ mễ vác giỏ xuống một vệ ao gần đấỵ Trong khi mẹ nó tất tả ra miệt đầu đình [Nhà nghèo, tr 55]. Các từ láy “lưng lửng”, “lễ mễ”, “tất tả” đã gợi tả cử

chỉ, trạng thái của nhân vật. “Lưng lửng” vừa diễn đạt cái Gái đã bắt được khoảng nửa giỏ nhái nhưng vừa gợi trước mắt người đọc cái Gái đang vui vẻ khoe với mẹ, nó xóc xóc giỏ nhái và chắc mẩm trong bụng vì đã bắt được nhiềụ “Lễ mễ” là mang trên sức mình một vật cồng kềnh làm cho khó đị Một nửa giỏ nhái thì làm gì đến mức mà cái Gái phải “lễ mễ” bê có nghĩa là cái Gái rất gầy bé. Còn “Tất tả” có nghĩa là nhanh khi bị một nhu cầu thúc giục. Chị Duyện mặc dù vừa cãi nhau với anh Duyện nhưng mọi thứ dường như qua đi rất nhanh chị hăm hở ra đồng bắt ếch nhái như mọi ngườị Từ “tất tả” vừa gợi tả dáng đi nhanh vội vã của chị Duyện vừa thể hiện tâm trạng nóng

lòng của chị Duyện hoà vào dòng người đang lũ lượt ra đồng, bắt nhái cải thiện món ăn hằng ngày vốn đã rất đơn sơ của họ.

Những từ láy được sử dụng kết hợp biện pháp tu từ nhân hóa làm cho đối tượng vô tri, vô giác bỗng trở nên sống động. “Thành phố Sài Gòn đẫm trong ánh sáng, nó rực lên, chỗi lên dưới bóng điện chóe ngờị Thành phố không chịu được sức điện quyến rũ

gay gắt. Nó giẫy giụa, nó rên la: này này từng dòng người dòng xe chuyển động phăng phăng, như không bao giờ biết ngừng, biết đứng, lúc nào cũng hối hả, tất tưởi, tới tấp,

sát cánh mà ngược mà xuôị Các thứ tiếng, không biết được của ai, ở đâụ Ô-tô toe toẹ Xe điện tun tun. Ôi thôi, biết thế nào mà kể! Phải nói cái thành phố đương bị dìm vào một bể ánh sáng, chói quá, đương kêu ầm lên.[Một chuyến định đi xa, tr 202]. Thành phố Sài Gòn chói lòa ánh điện, ồn ào náo nhiệt cũng có tâm trạng giống như con người hối hả, tất tưởi, tới tấp. Âm thanh của thành phố hiện đại với những tiếng còi xe toe toe, tun tun ồn ã, đông đúc, nhộn nhịp.

Bên cạnh đó, những tính từ, động từ được Tô Hoài sử dụng cũng làm cho các sự vật hiện lên rõ nét với tính chất, trạng thái rất tiêu biểu, không chung chung mờ nhạt. Vàng là màu “vàng sọng”, “vàng ệch”, “vàng hoe”, “vàng khè”; đen là “đen bóng nhoáng”, “đen đủi”, “đen xỉn”, “thâm xỉn”, “đen tuyền”; trắng là “trắng nõn”, trắng phau”, “trắng xóa”, “trăng trắng”; “xanh mướt”, “xanh rờn”; xám là “xám ngắt”, “xám xịt”, “xám ngoét”, “xám bủng”; đỏ là “hoe hoe đỏ”, “đỏ mọng”, “đỏ hoe”, “đỏ chói lọi”; thấp thì “thấp lè tè”, cao lại “cao lêu đêu’...

Ngay cả việc miêu tả trạng thái cười và khóc của Tô Hoài cũng hết sức đa dạng. Cười trong tâm trạng đau khổ: “cười khinh khích”, “cười nhạt”, “cười nức nở, như xé cổ họng” , “cười gằn”, “cười nhợt nhạt”, “cười buồn bã”...

Cười sung sướng, hạnh phúc: “cười tít đi”,“cười ề à”, “cười khì khì”, “mỉm cười”, “cười rũ rượi”, “cười phá lên”, “cười đến vỡ bụng”, “cười giòn tan”...

Cười xao xuyến: “cười vơ vẩn’, “cười tủm”...

Cười của một đứa trẻ hồn nhiên: cười “khịt mũi, nhe mấy cái răng sún” Mỗi nhân vật cũng khóc với một vẻ khác nhaụ

Khóc bên ngoài nhưng trong lòng chưa thực sự đau khổ: “khóc nhẹ như khóc dối nên cũng tạnh chóng như mưa bóng mâỵ”

Khóc khi nỗi buồn bất ngờ đến: “tự dưng khóc”

Khóc ấm ứ: “khóc nỉ non”, “khóc nấc lên”, “khóc thút thít”, “khóc ti tỉ”, “khóc lóc”,

Khóc của đứa trẻ cố để người khác biết: “khóc inh ỏi”

Bên cạnh ngôn ngữ chính xác giàu sắc thái biểu cảm, nét độc đáo trong ngôn ngữ của Tô Hoài là sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Phép so sánh còn được gọi là tỉ dụ là “phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kiạ” [18, tr 451].

Biện pháp tu từ so sánh có khả năng biểu đạt hình ảnh và cảm xúc rất lớn nên có được nhiều nhà văn sử dụng. Đọc tác phẩm văn học, ta thấy mỗi nhà văn để lại cá tính riêng trong việc sử dụng so sánh tu từ.

So sánh trong văn chương Nguyễn Công Hoan cũng thật khác với Tô Hoàị

Lối so sánh của Nguyễn Công Hoan, rất độc đáo, tạo nên nhiều liên tưởng bất ngờ, thú vị: “Quan ngắm một lúc, hai con mắt sáng quắc như hai ngọn đèn giời [Thật là Phúc], lại còn có cách so sánh nhằm phê phán sự vật hiện tượng: “Mỹ thuật nhất là cái

ngực đầy như cái ví của nhà tư bản, chứ không như cái óc của ông Nghị ngay cả trước ngày họp hội đồng” [Samandji]. Có so sánh bất ngờ ngộ nghĩnh “xe thứ bảy thì cô xấu nhưng tân thời, mặt phấn má hồng, môi đỏ, rẽ lệch, chiếc áo căng lườn, trong tức anh ách như một bài thơ thất luật.” [ Đào Kép mới]

So sánh của Tô Hoài cũng có điểm riêng biệt. Nhà văn đã tiếp thu có chọn lọc lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động. Họ luôn gắn bó với làng quê, luôn có mặt với khung dệt, vườn ruộng với nắng và với mưa, với thiên nhiên bốn mùa thay đổi, với nỗi khổ của người đói nghèo, bất hạnh, phiêu bạt, chia lìa… Vì thế, hình ảnh so sánh của Tô Hoài luôn bình dị, dễ hiểu, gần gũị

Hầu hết so sánh trong tác phẩm của Tô Hoài theo mô hình A như B đây cũng là kiểu so sánh xuất hiện đa số trong văn học dân gian.

“Thân em như giếng nước giữa đàng

Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân.” “ Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông,

Trong so sánh truyền thống, vế A và vế B thường thì một vế trừu tượng và một vế cụ thể. Còn trong ngôn ngữ sáng tác của Tô Hoài, vế A và vế B là quan hệ giữa cái cụ thể với cái cụ thể. Nhân vật thường được so sánh với hình ảnh bình dị, quen thuộc. Nhân vật là người thường được so sánh với vật, nhân vật không phải là người lại thường được so sánh với ngườị Lối so sánh của Tô Hoài rất gần gũi nhưng thật độc đáo thể hiện khả năng quan sát và cảm nhận cuộc sống thật tinh tế.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của tô hoài (Trang 66)