Ngây thơ, hồn nhiên, vô tư

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của tô hoài (Trang 40)

7. Cấu trúc đề tài nghiên cứụ

2.2.1. Ngây thơ, hồn nhiên, vô tư

Nhắc đến trẻ em, sự ngây thơ, hồn nhiên, vui tươi là bản chất vốn có của trẻ. Chúng ta đều biết rằng đặc trưng riêng của lứa tuổi này là sự ngây thơ, ngộ nghĩnh, vô tư, thích được vui chơi, nô đùa cùng các bạn cùng trang lứa, nhiều khi trông thật đáng yêu và đáng mến. Cái tuổi dễ hờn dỗi nhưng cũng mau chóng làm lành với nhaụ Có những lúc chơi rất thân đấy, nhưng khi không được chiều theo ý riêng của mình là liền giận với bạn, rồi lại làm lành với nhau một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng khi các em cùng nhau chơi một trò chơi nào đó, hay khi một người nhận ra lỗi của mình và biết xin lỗi , tình bạn vẫn vô tư, hồn nhiên như chưa có chuyện gì xảy ra, các em lại chơi đùa với nhau thân thiết hơn. Trong kinh thánh có câu: “Anh em hãy trở lại mà nên như trẻ nhỏ để được vào nước trời” [27, tr.80]. Thật vậy tẻ em là tuổi ngây thơ, trong trắng, không phải lo nghĩ nhiềụ Con người muốn được siêu thoát phải trở nên trong trắng như tâm hồn của trẻ thơ vậỵ Mọi thứ đối với trẻ đều tốt đẹp. Nhiều khi gặp phải những mệt mỏi trong cuộc sống, sự bon chen, xô bồ, vì cuộc sống mưu sinh con người lại ước muốn mình quay lại được về với tuổi thơ, được nũng nịu trên tay bà, tay mẹ không phải lo nghĩ điều gì.

Gắn với sự ngây thơ trong cuộc sống đời thường, nhân vật trẻ em trong tác phẩm truyện ngắn của Tô Hoài xuất hiện nhiều khi thật sinh động, ngộ nghĩnh, đáng yêụ Trong truyện ngắn Nhà nghèo là nét hồn nhiên, vô tư của thằng Cẳng và thằng Chân: “Nhiều khi hai vợ chồng cãi nhau om sòm cũng chỉ vì vấn đề mấy đứa trẻ nhãi ăn không ngồi rổi đó. Con Gái lớn đã biết, nhiều lần cha mẹ cãi nhau, nó ngồi khóc thút thít. Thằng Cẳng thì dắt thằng Chân, xúm lại xem …. Nhưng vào đến trong sân, nghe tiếng bố mẹ nói to, Gái đứng yên mà Cẳng thì tưng hửng. Chỉ có thằng Chân vẫn ngủ khò khè”. Qua truyện ngắn ta thấy cậu bé thật ngây thơ, hồn nhiên. Lúc ba mẹ cãi nhau nhưng thằng Cẳng thấy vậy nên dắt em xúm lại xem. Trẻ con là vậy, chúng ta không thể trách được nhửng hành động đó của các em, nhưng phải hiểu được tâm lí và tính cách của trẻ để có biện pháp giáo dục hợp lí và có hiệu quả hơn. Bên cạnh nét ngây thơ, hồn nhiên ấy, là những nhân vật trẻ em rất hiếu thảo với ông bà, bố mẹ, biết vâng lời những người lớn tuổi, là những tấm gương sáng để các bạn thiếu nhi noi theọ Vì

thế, Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật trẻ em thông qua những đức tính tốt đẹp nàỵ

Cũng thể hiện nội dung này nhưng khi miêu tả loài vật, Tô Hoài có cách thể hiện khác. Tô Hoài nắm vững đặc tính của mỗi loài, những động tác khi chúng kiếm ăn, cặp kề đôi lứa, khi nhớn nhác kinh hoàng, khi sung sướng hả hê...vẻ đẹp, cái lạ, sự ngộ nghĩnh được quan sát kỹ từng chi tiết, tiếng kêu, mầu sắc, cho đến hình dáng khác nhau của chúng. Dế Mèn trong tư thế một chàng dế cường tráng phải thường xuyên tiếp xúc với Xiến Tóc, Bọ Ngựa, Bọ Muỗm, Châu Châu Voi, Chuồn Chuồn Tương miêu tả hấp dẫn và linh động: “Đôi càng tôi mẫm bóng. Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia quạ Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi kiếm máy làm việc." Bọ Ngựa dáng dấp quan dạng y đúng không sai một nét, diễn tả đâu ra đó: “Con mắt đu đưa tưởng như ai xung quanh chỉ còn có việc thán phục nhìn anh tạ Hai sợi râu óng ả, mấp máy, phất lên phất xuống. Hai lưỡi gươm bên mạng sườn có răng cưa luôn luôn co vào trước ngực ra lối ta đây con nhà võ đi đúng thế võ lúc nào cũng giữ miếng." Tới con Gà Chọi tướng mạo hung hăng trông ra vẻ một anh lính oai vệ trông chờ lâm chiến: “Đầu chàng to và hung dữ như dáng một chiếc nắm đấm. Cái cổ bạnh và hai bắp đùi thì để lộ rạ Da chàng đỏ găng, đỏ hắt, đỏ tía, đỏ bóng lên như có quét một nước sơn thắm. Mặt chàng lùi sùi những mào những tai, những cái ria mép – tím lịm như mặt anh say rượụ“ Chim Gáy dưới nhãn quan của Tô Hoài dáng vẻ ung dung thanh thản trông dễ mến lạ thường:“Sớm sớm từng đàn Chim Gáy sà xuống những thửa ruộng vừa gặt quang. Con mái xuống trước, cái đuôi lái lượn xòe như múạ Con đực còn nán lại trong bờ tre, đủng đỉnh cất tiếng gáy thêm một thôi dàị Xong rồi anh chàng mới thủng thỉnh bước ra, ưỡn cái ngực lung linh đầy cườm biếc, lượn nhẹ xuống với cả đàn đương ăn trên khoảng ruộng vắng, khuất, gần chân trẹ Chim Gáy nhặt thóc rụng. Chim Gáy tha thẩn, nhặt nhạnh cặm cụi sau người đi mót lúạ Tôi rất thích con Chim Gáỵ Con Chim Gáy phúc hậu và chăm chỉ, con Chim Gáy mỡ màng, con chim no ấm của mùa gặt hái tháng mườị Ngoại hình của mỗi loài không những Tô Hoài đã phác hoạ được những đặc tính riêng, mà tới những động tác trong mỗi sinh hoạt của chúng khi kiếm mồi, hay khi âu yếm nhau, người ta thấy có

những sắc thái riêng, gây sức cuốn hút, được nhiều người chú ý. Chẳng hạn cảnh vợ chồng đôi Ri Đá chăm chút xây tổ ấm được Tô Hoài phác họa bằng nét bút trữ tình đằm thắm y như chính tình yêu và cuộc sống êm đềm hạnh phúc của con người: “Chàng chui vào tổ kêu lên mấy tiếng kêu ke kẹ Ở ngoài vợ cũng đáp lại như thế. Chàng liền bay ra đứng cạnh nàng tỏ vẻ âu yếm. Chàng xích lại một chút. Chị vợ cũng rún rún đôi chân và rung rung đôi cánh. Hai cái mỏ chíu vào nhaụ Đôi chim hoan hỉ nhìn nhau và cùng xù lông ra rũ phành phạch. Chàng khoan khoái bay tung tăng đi vu vơ đâu một lúc, rồi lại trở về cùng chui tọt vào tổ. Cái tổ kín và riêng tây như một nếp nhà của người tạ“ Tô Hoài ngoài sự quan sát tỉ mỉ từng động tác một của đôi vợ chồng Ri Đá tạo một lối miêu tả ngoại hình linh hoạt, bút pháp biểu hiện một sự biến đổi không ngừng phần nào do sự khéo léo chọn lựa và sử dụng những từ ngữ gợi hình gợi cảm. Sự khó khăn khi viết về thế giới loài vật là làm sao tạo dựng được yếu tố truyện trong quan hệ của chúng. Đời sống chúng riêng rẽ không hẳn đơn thuần mạch lạc như chuyện đời thường và cũng khó thể áp đặt một một chủ đề định trước vào truyện. Tô Hoài biết tạo yếu tố truyện trong đời sống tự nhiên của loài vật không màu mè phức tạp. Chẳng hạn đôi Ri Đá làm tổ, Gà Chọi đi tìm người tình, Dế Mèn đi giang hồ….. Chúng hiện lên một cách hồn nhiên, trong trẻo qua tâm hồn tuổi thơ. Khi nói đến nhân vật loài vật và nhân vật trẻ em chúng ta thấy được sự ngây thơ hồn nhiên và vô tư. Ngoài ra, thông qua truyện ngắn của Tô Hoài chúng ta cũng có thể thấy được một dặc điểm tính cách nữa, đó chính là tính hiếu thảo, chăm ngoan và biết vâng lờị

2.2.2. Hiếu thảo, chăm ngoan, biết vâng lời

Hiếu thảo, chăm ngoan là đức tính quý báu, cần được giáo dục và phát huy

ở các bạn nhỏ lứa tuổi học trò. Khi các em hiếu thảo với ông bà, bố mẹ, chăm ngoan, học giỏi chắc chắn các em sẽ có những hành động tốt, từ đó các em sẽ là những học trò ngoan trong trường học và là người con ngoan trong gia đình, sớm trở thành người có ích cho xã hộị

Khi nói về tấm lòng hiếu thảo của một người con trong gia đình, ta bắt gặp nhân vật thằng Cu trong “Cỏ dại”. Nhân vật thằng Cu là một đứa trẻ rất thương và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Cậu bé sống giữa những người lớn chỉ bận rộn với cuộc sống lao động mưu sinh hằng nhưng cậu vẫn luôn chăm ngoan để cha mẹ vui lòng. Những nỗi niềm về thầy u, sự xa cách, tình cảm gia đình, những kỷ niệm, mất mát và cả những bỡ ngỡ, tủi hờn của đứa trẻ được gửi ra phố nhưng không được học hành mà chỉ sống nhờ

và làm việc như người đi ở, bị bắt nạt, không có bạn bè cử ngơ ngẩn ngẩn ngơ nơi phố thị đông người chỉ mong ngóng trở về làng quê… Những câu chuyện, những phong cảnh làng quê, thành phố qua con mắt của một đứa trẻ trào dâng nỗi buồn một cách tự nhiên, một mùi quê đặc trưng, sự sợ hãi len lỏi và những khao khát được chạy nhảy, được tự dọ Với lối kể chuyện tự nhiên, theo trình tự thời gian về những ngày tuổi thơ cùng với những câu chuyện của người lớn, những vùng nông thôn, phố thị ngày xưa đã vẽ nên bức chân dung một Tô Hoài thời thơ ấu sống động, gợi nhiều cảm xúc và chất chứa những niềm riêng, những triết lý sâu xa về “cỏ dại hoa đồng”. Kể chuyện Cỏ dại, tác giả đã vẽ nên một bức tranh sống động với những cảnh đời, những suy nghĩ, tính cách, số phận con người của những ngày xưa cũ. Tấm lòng hiếu thảo còn được thể hiện trong hình ảnh của nhân vật Gái trong truyện ngắn Nhà nghèọ Nhân vật Gái xuất hiện trong truyện là một bé gái rất chăm ngoan, biết chăm lo cho hai em, biết đi bắt nhái, bắt chẫu kiếm cái cho người ăn “Chị Duyện cung cúc vác giỏ chạỵ Người ta đã đổ ra nhiều quá không bắt mau, hết mất. Chị gặp chồng. Cái thằng phải gió đó chịu khó vồ nhái ra ráng. Mặt nó không sưng sỉa lên nữa, ấy vậy mà lúc nãy nó đã hùng hổ định giết con. Chị Duyện gặp cái Gáị Nó giơ giỏ lên khoe với ụ Cái giỏ đã được lưng lửng. ở trong nhái xô nhau oe oé. Con Gái nhe hai hàm răng súu đen xỉn, cười toét. Rồi nó lại lư mư vác giỏ xuống một vệ ao gần đấỵ Trong khi mẹ nó tất tả đi ra miệt đầu đình. Gái rón rén bước. Nó vạch xem từng ngọn cỏ. Những cây cỏ nước xanh om, vươn cao ngọn, lòa xòa cứa vào người, khiến nó ngứa ngáy khó chịụ Nhưng mỗi lần túm hoặc vồ được một chú nhái bẻ gẫy hai chân sau bỏ tót vào giỏ, thì nó lại cười tủm một mình….( Nhà nghèo). Tấm lòng hiếu thảo, chăm ngoan và biết vâng lời của bé Gái đã làm cho chúng ta xúc dộng nghẹn ngàọ Qua nội dung câu chuyện, các em học sinh Tiểu học có thể cảm nhận được tình cảm của các bạn nhỏ đối với gia đình thật chan chứa yêu thương. Từ đó, các bạn học sinh của chúng ta có thể nhận ra tình cảm của các em đối với mẹ mình như thế nàọ Các em lấy đó làm tấm gương cho bản thân, biết vâng lời mẹ trong cuộc sống thường ngày, giúp đỡ mẹ những công việc bản thân có thể làm được, luôn chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ.

Tính hiếu thảo, chăm ngoan, biết vâng lời trong truyện ngắn của Tô Hoài không chỉ thể hiện rõ ở nhân vật trẻ em mà đức tính đó còn thể hiện trong các nhân vật loài vật. Đầu tiên, nhân vật chúng ta có thể kể đến đó là Dế Mèn. Từ những ngày đầu, Dế

Mèn được mẹ cho ra ở riêng, sống độc lập đế sau này ra đời khỏi bỡ ngỡ, Dế Mèn đã thấy được cuộc sống phức tạp như thế nào! Những suy nghĩ đầu tiên của chú là ý thức được rằng khổ quá, những kể yếu đuối vật lộn cật lực mà cũng không sống nổị Thế nhưng một sự kiện đau lòng xảy ra và là một bài học lớn cho Dế Mèn. Đó là cái chết của Dế Choắt. Lần đầu tiên trong đời, Dế Mèn gây ra tội lỗị Chỉ vì sự trêu chọc của chú với chị Cốc mà Dế Choắt chết oan. Những lời nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy đã là bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn không thể nào quên. Nó ám ảnh Dế Mèn suốt đời về thói hung hăng, không biết suy nghĩ của tuổi trẻ. Những giọt nước mắt hối hận của Dế Mèn cũng là sự thức tĩnh lương tâm trên chặng đường vào đời của Mèn. Rồi sự sôi nổi, bồng bột của Mèn tưởng có thế làm lu mờ biến cố đầu tiên ấỵ Nhưng cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ của Dế Mèn khi bị bọn trẻ bắt làm đồ chơi với sự xuất hiện của anh Xén Tóc đã làm cho Mèn thêm một bài học nữạ Dế Mèn đã biến mình thành một thứ trò chơi cho bọn trẻ con mà không hề hay biết. Mèn rất tự hào và kiêu hãnh ở vị trí của một con dế cụ bách chiến bách thắng, nông cạn và không biết suy nghĩ. Dế Mèn đã trở nên nhỏ bé, ích kỷ và tàn nhẫn. Nó thẳng tay đánh cả những con dế nhỏ bé, yếu đuối để đổi lấy những lời khen ngợi làm Mèn phổng mũị Thế rồi! Theọ quy luật của cuộc đời, những kẻ hay cậy sức đi áp bức kẻ khác thì sẽ có kẻ mạnh hơn trị lạị Dế Mèn đã được anh Xén Tóc thức tình. Hai cái râu cụt là bài học đích đáng cho Mèn. Dế Mèn đã hiểu ra, nhận thức được lỗi lầm của mình và quyết tâm sửa chữạ Cuộc đời này tuy không thuận lợi, dễ dàng nhưng cũng đã đem đến cho Dế Mèn bao nhiêu là bài học. Mèn nhận thấy cần phải đi nhiều hon nữa: Đời trai mà không biết bay nhảy, không biết đi đó đi đây thì cuộc sổng nhạt nhẽo lắm. Trốn thoát, trở về quê, Dế Mèn trở thành một chàng trai đứng đắn, làm nhiều việc nghĩa, trừng trị những kẻ hay bắt nạt chị Nhà Trò yếu ớt. Sau bao lần lầm lỗi, với việc làm nhân nghĩa, Dế Mèn đã lớn lên rất nhiều và nhận ra ích lợi của việc “đi” trong cuộc đờị Cuộc phiêu lưu lần- thứ hai của Dế Mèn mà chú mong mỏi đã xảy ra, đem lại bao bài học, bao nhiêu tri thức mới mẻ thú vị trong cuộc đờị Đúng là càng đi, tầm mắt của Dế Mèn càng được mở rộng. Những cuộc phiêu lưu dũng cảm đã náng Mèn lớn lên, dần dần hoàn thiện tính cách tốt đẹp của một thanh niên. Dế Mèn là một nhân vật văn học quen thuộc, thân yêu của các em thiếu nhị Qua những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn, ta nhận ra rằng: trường đại học chân chính nhất để rèn luyện con người chính là cuộc đờị Trải

qua những cuộc phiêu lưu mạo hiếm với đường đời đã giúp Dế Mèn thực sự trở thành một chàng dế “bình thường” chứ không “tầm thường” với trái tim “nhân ái, cao thượng”. Hình ảnh chú Dế Mèn hiện lên với đức tính chăm ngoan, biết tìm tòi, học hỏi cái mới của cuộc sống như những lời mẹ dặn. Đó cũng chính là con đường mà mỗi chúng ta đã và sẽ đi. Còn trong truyện Võ sĩ bọ ngựa, nhân vật chính của tác phẩm là một chú bọ ngựa hãy còn bé. Đó là một gã bọ ngựa non. Đôi cánh xanh nhờn chưa mọc đủ kín lưng. Bọ ngựa sống với mẹ trên một cành hồng, mẹ đi kiếm ăn, sai bọ ngựa trông nhà. Hay những chú chim chích bông trong truyện Chim chích lạc rừng. Chích Bông là con chim xinh đẹp nhất thế giới loài chim. Hai chân bằng hai chiếc tăm. Tuy nhiện, cái chân tăm ấy nhanh nhẹn, nhảy liên liến. Hai cánh nhỏ xíu, cánh nhỏ mà xoải vun vút. Cặp mỏ Chích Bông tí tẹo bằng hai cái vỏ trâu chắp lạị Thế mà cặp mỏ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của tô hoài (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)