TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHTRẦN HỮU TOÀN PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG CỦA CÁC ĐẠI LÝ BÁN LẺ GẠO TRÊN... TRƯỜNG ĐẠI H
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN HỮU TOÀN
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG CỦA CÁC ĐẠI LÝ BÁN LẺ GẠO TRÊN
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN HỮU TOÀN MSSV: 4104869
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG CỦA CÁC ĐẠI LÝ BÁN LẺ GẠO TRÊN
ĐỊA BÀN CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 52340101
Giáo viên hướng dẫn:
LÊ THỊ DIỆU HIỀN
Tháng 11 - 2013
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Sau bốn năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Kinh tế - Quản trịkinh doanh Trường Đại học Cần Thơ với những kiến thức đã được học đãgiúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình
Nhân quyển luận văn này, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đếnQuý Thầy Cô Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là Quý Thầy Cô KhoaKinh tế - Quản trị kinh doanh đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4năm học tại trường Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Lê Thị DiệuHiền là người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong thờigian em thực hiện đề tài để em có thể hoàn thành luận văn một cách tốtnhất
Em xin cảm ơn anh, chị, cô,chú ở các đại lý bán lẻ gạo đã giúp đỡ emtrong suốt thời gian em thu thập số liệu
Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian còn nhiều hạn chế nên luận văn sẽkhông tránh được những sai sót Vì vậy, em kính mong được sự đóng góp ýkiến của Quý Thầy Cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn và có thểvận dụng trong thực tế
Sau cùng, em xin kính chúc Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinhdoanh được dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn vui vẻ trong cuộc sống vàthành đạt trong công việc
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Hữu Toàn
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực Đề tài không trùng với bất cứ
đề tài nghiên cứu khoa học nào
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013
Trần Hữu Toàn
Trang 5MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Giả thuyết cần kiểm định 2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.4.1 Thời gian nghiên cứu 2
1.4.2 Không gian nghiên cứu 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
2.1.1 Đại lý bán lẻ 6
2.1.2 Các mô hình đại lý bán lẻ 6
2.1.3 Nhà cung ứng 7
2.1.4 Chuỗi bán lẻ 8
2.1.5 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung ứng của các đại lý bán lẻ gạo 9
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.2.1 Quy trình nghiên cứu 11
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 12
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 12
2.2.4 Các lý thuyết về phương pháp ngiên cứu 12
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CẦN THƠ, TÌNH HÌNH BÁN LẺ Ở CẦN THƠ 17
3.1 KHÁI QUÁT VỀ CẦN THƠ 17
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 17
3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 18
3.2 TÌNH HÌNH BÁN LẺ GẠO Ở CẦN THƠ 19
Trang 6CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG CỦA CÁC ĐẠI LÝ BÁN LẺ GẠO
Ở ĐỊA BÀN CẦN THƠ 21
4.1 MÔ TẢ CHUNG VỀ MẪU NGHIÊN CỨU 21
4.1.1 Thông tin về đại lý 21
4.1.2 Thực trạng kinh doanh của các đại lý bán gạo ở Cần Thơ 23
4.2 KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO VÀ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ 32
4.2.1 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 32
(Nguồn: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha từ số liệu điều tra, 2013 ) 33
4.2.2 Phân tích nhân tố 34
4.3 HIỆU CHỈNH TÊN GỌI VÀ CẤU TRÚC NHÓM NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG CỦA ĐẠI LÝ BÁN LẺ GẠO 36
4.5.1 Hiệu chỉnh mô hình 38
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG CỦA CÁC ĐẠI LÝ BÁN LẺ GẠO Ở CẦN THƠ 42
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 42
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ QUYẾT ĐỊNH CHỌN NHÀ CUNG ỨNG CỦA CÁC ĐẠI LÝ 43
5.2.1 Giải pháp nâng cao yếu tố tin cậy 43
5.2.2 Giải pháp nâng cao yếu tố đảm bảo 43
5.2.3 Giải pháp nâng cao yếu tố cảm thông và hài lòng 43
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
6.1 KẾT LUẬN 45
6.2 KIẾN NGHỊ 45
6.2.1 Về phía nhà cung ứng 45
6.2.2 Về phía đại lý 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC 48
Trang 7DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1: Mức ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng 13
Bảng 4.1: Giới tính của đáp viên……… 21
Bảng 4.2: Tuổi của đáp viên……… 21
Bảng 4.3: Số năm kinh doanh của đại lý……… 22
Bảng 4.4: Hình thức kinh doanh……… 22
Bảng 4.5: Số lượng gạo bán trung bình một ngày………23
Bảng 4.6: Chu kỳ nhập gạo của đại lý……… 24
Bảng 4.7: Số lượng gạo mỗi lần nhập……… 24
Bảng 4.8: Một số gạo được trưng bày tại đại lý……… 25
Bảng 4.9: Kinh doanh gạo đóng gói……… 25
Bảng 4.10: Số nhà cung ứng mà đại lý chọn trong kinh doanh……… 26
Bảng 4.11: Phương thức chọn nhà cung ứng……… 26
Bảng 4.12: Đối tượng khách hàng của đại lý……… 29
Bảng 4.13: Hình thức bán hàng của đại lý……… 29
Bảng 4.14: Mức khối lượng gạo để đại lý giao hàng tận nơi……… 30
Bảng 4.15: Hình thức đại lý tạo mối liên hệ với khách hàng……… 31
Bảng 4.16: Hệ số Cronbach’s Alpha……… 32
Bảng 4.17: Cronbach’s Alpha của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung ứng……… 33
Bảng 4.18: Phân tích nhân tố với thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung ứng gạo………35
Bảng 4.19: Bảng hiệu chỉnh các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung ứng của đại lý……… 36
Bảng 4.20: Bảng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung ứng của các đại lý bán lẻ gạo 39
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Hệ thống phân phối sản phẩm……… 9
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu……… 10
Hình 2.3: Quy trình nghiên cứu……… 12
Hình 4.1: Tiêu chí lựa chọn gạo kinh doanh của đại lý bán lẻ……… 24
Hình 4.2: Tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng của đại lý……… 28
Hình 4.3: Phương thức thanh toán của đại lý với nhà cung ứng……… 28
Hình 4.4: Những tỉnh nhập gạo của đại lý………29
Hình 4.5: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh………37
Trang 9GDP: Tăng trưởng kinh tế
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 10CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khi gia nhập Tổ chức Kinh tế Thế giới, nền kinh tế Việt Nam cónhiều chuyển biến rõ rệt, Việt Nam đã trở thành điểm thu hút vốn đầu tư nướcngoài và trong khu vực Các hoạt động trong nền kinh tế của nước ta có cơ sởvững chắc để phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới Trong nhiềungành, đặc biệt là ngành chế biến lương thực, thực phẩm là một trong nhữngngành phát triển và sôi động nhất Năm 2012, Việt Nam là nước dẫn đầu trongviệc xuất khẩu gạo của thế giới1 Vì vậy, thị trường gạo của Việt Nam ngàycàng được mở rộng, đa dạng hóa, góp phần tiêu thụ gạo cho người sản xuất vàđảm bảo an ninh lương thực trong nước
Thời gian gần đây, mặc dù kinh tế khó khăn sức mua hạn chế nhưng thịtrường bán lẻ gạo ở Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng vẫn sôi động
và là một ngành hấp dẫn nhất Hệ thống bán lẻ gạo ở Cần Thơ có nhiềuchuyển biến tích cực với tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ
xã hội toàn vùng tăng bình quân 15%/năm2 Tại Thành phố Cần Thơ, thịtrường bán lẻ gạo đã và đang phát triển mạnh Song song với sự phát triển củacác đại lý bán lẻ gạo là sự ra đời của nhiều nhà cung ứng gạo trên địa bànThành phố Cần Thơ, nên đã đặt ra một vấn đề khó khăn cho các đại lý bán lẻ
là cần phải chọn được một nhà cung ứng đáng tin cậy
Hiện tại, thị trường có rất nhiều nhà cung ứng cung cấp cùng một sảnphẩm nói chung và mặt hàng gạo nói riêng Vì vậy, các đại lý cần phải sángsuốt khi lựa chọn một nhà cung ứng phù hợp Đó phải là nhà cung ứng có uytín trên thị trường về giá, chất lượng, thời gian, an toàn, khả năng cung ứngđầy đủ hàng hóa Sự thỏa mãn của các đại lý đối với chất lượng dịch vụ mà họnhận được đóng góp giá trị vô cùng lớn vào sự phát triển của nhà cung ứngtrên thương trường Tuy nhiên, để có một quyết định đúng khi chọn mộtnhà cung ứng là vô cùng khó khăn trước sự cạnh tranh của nhiều nhà cungứng Về phía nhà cung ứng, để đại lý bán lẻ quyết định chọn mình là mộtvấn đề thách thức từ xưa đến nay và đây cũng chính là chìa khóa thànhcông cho mọi chiến lược của các tổ chức, doanh nghiệp Chính vì vậy, khiquyết định lựa chọn nhà cung ứng là một khó khăn cần phải cân đo, đong đếm.Các đại lý bán lẻ gạo đánh giá như thế nào về nhà cung ứng, và dựa vào tiêuchí nào để chọn lựa được một nhà cung ứng tin cậy Đó là nguyên nhân tại sao
đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung ứngcủa các đại lý bán lẻ gạo trên địa bàn Cần Thơ” được nghiên cứu nhằm tìm ranhững nhân tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn của các đại lý và nhằm đề ranhững giải pháp tốt nhất cho các nhà cung ứng Giúp thị trường bán lẻ gạo ởCần Thơ càng được mở rộng hơn nữa
1Nguồn: Hiệp hội Lương Thực Việt Nam (VFA)
2Nguồn: báo Cần Thơ
Trang 111.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu 2: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà
cung ứng của các đại lý bán lẻ gạo
Mục tiêu 3: Đề ra giải pháp để nâng cao quyết định lựa chọn nhà
cung ứng của đại lý bán lẻ gạo
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Giả thuyết cần kiểm định
- Giả thuyết 1: Nhân tố sự tin cậy ảnh hưởng đến quyết định lụa chọnnhà cung ứng gạo của các đại lý bán lẻ
- Giả thuyết 2: Nhân tố sự đảm bảo ảnh hưởng đến quyết định lụa chọnnhà cung ứng gạo của các đại lý bán lẻ
- Giả thuyết 3: Nhân tố sự cảm thông ảnh hưởng đến quyết định lụachọn nhà cung ứng gạo của các đại lý bán lẻ
- Giả thuyết 4: Nhân tố chính sách bán hàng ảnh hưởng đến quyết địnhlụa chọn nhà cung ứng gạo của các đại lý bán lẻ
- Giả thuyết 5: Nhân tố quan hệ cá nhân ảnh hưởng đến quyết định lụachọn nhà cung ứng gạo của các đại lý bán lẻ
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
1 Thực trạng bán lẻ gạo của các đại lý trên địa bàn Cần Thơ như thếnào?
2 Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung ứngcủa các đại lý bán lẻ gạo ở Cần Thơ?
3 Giải pháp nào giúp nâng cao quyết định lựa chọn nhà cung ứng củacác đại lý bán lẻ gạo?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 08/2013 đến tháng 12/2013 Số liệu thứcấp sử dụng để phân tích trong đề tài là số liệu trong 3 năm 2010 đến 2012
Số liệu sơ cấp sử dụng phân tích trong đề tài là số liệu được thu trực tiếp
từ các đại lý bán lẻ gạo từ tháng 09/ 2013 đến tháng 10/2013
Trang 121.4.2 Không gian nghiên cứu
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung ứngcủa các đại lý bán lẻ gạo ở Cần Thơ
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các đại lý bán lẻ gạo ở địa bàn Cần Thơ.Nhưng do giới hạn về thời gian và kinh phí nên tác giả chỉ phỏng vấn các đại
lý bán lẻ gạo ở Quận Ninh Kiều, Quận Bình Thủy làm đại diện
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
(1) Chu Nguyễn Mộng Ngọc và Phạm Tấn Nhật (2012) “Phân tích
các nhân tố tác động tới quyết định chọn kênh siêu thị khi mua thực phẩmtươi sống của người tiêu dùng TP.HCM” Nghiên cứu này nhằm tìm hiểumối quan hệ giữa các nhân tố với quyết định chọn kênh siêu thị của ngườitiêu dùng TP.HCM khi mua thực phẩm tươi sống Nghiên cứu thực hiện phântích trên 120 mẫu, kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đếnquyết định mua thực phẩm tươi sống tại kênh siêu thị bao gồm nhân tố liênquan đến sản phẩm, hình thức bao bì, giá cả và địa điểm, trong khi đó, nhân tốliên quan đến hoạt động chiêu thị không cho thấy sự tác động rõ ràng đếnquyết định mua thực phẩm tươi sống tại kênh siêu thị Cuối cùng là các kiếnnghị của nhóm nghiên cứu Nhóm nghiên cứu dựa trên những nghiên cứutrước đây và tham khảo các ý kiến của chuyên gia trong ngành hàng thựcphẩm tươi sống nhằm hoàn thiện thang đo của nghiên cứu này, thang đo gồmnăm thành phần: sản phẩm, giá cả, địa điểm, chiêu thị, các thành phần nàyđược cấu tạo bởi nhiều biến quan sát và chúng tôi sử dụng dạng Likert vớinăm mức độ để đo lường các biến
Với mục đích xác định được mối liên hệ giữa các nhân tố với quyết địnhchọn kênh mua thực phẩm tươi sống, trên cơ sở tham khảo các mô hìnhnghiên cứu đã có trong các công trình nghiên cứu trước, nhóm nghiên cứu đềxuất một mô hình nghiên cứu, các nhân tố tác động bao gồm: (1) Nhân tố
“sản phẩm” gồm các thuộc tính: đảm bảo chất lượng, đa dạng sản phẩm, phânloại mặt hàng rõ ràng, sản phẩm tươi, sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng,bao bì đẹp mắt, sản phẩm đóng gói cẩn thận; (2) Nhân tố “giá cả” bao gồm:giá hợp lý, giá cả rõ ràng, dễ dàng so sánh; (3) Nhân tố “địa điểm” bao gồm:nơi mua bán đi lại dễ dàng, khoảng cách từ nhà đến nơi mua sắm ngắn, cácgian hàng mua bán gần nhau, dễ dàng bắt gặp địa điểm bán thực phẩm tươisống; và (4) Nhân tố “chiêu thị” bao gồm: nhiều chương trình khuyến mãi, ưuđãi khách hàng thân thiết, quảng cáo rộng rãi
Với bốn thành phần nhân tố ban đầu mà nhóm nghiên cứu đề xuất gồm:
“sản phẩm”; “giá cả”; “địa điểm” và “chiêu thị”, sau khi phân tích nhân tố từtập dữ liệu với 120 mẫu đã có năm nhân t ố được hình thành Với năm nhân
tố này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đánh giá độ tin cậy và đã đạt yêu cầu.Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy bốn nhân tố “sản phẩm”, “hình thứcbao bì”, “giá cả” và “địa điểm” có ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng cóchọn kênh siêu thị khi mua thực phẩm tươi sống hay không Đối với nhân tố
Trang 13“sản phẩm”, nếu siêu thị đảm bảo sản phẩm luôn đạt chất lượng tốt, sự đadạng của sản phẩm và đáng tin cậy thì người tiêu dùng sẽ càng ưu tiên chọnkênh siêu thị hơn Nhân tố “ hình thức bao bì” cũng là yếu tố quan trọng tácđộng đến quyết định của khách hàng, sản phẩm có bao bì bắt mắt và đóng góicẩn thận là lợi thế của siêu thị trong việc lôi kéo khách hàng Đối với nhân tố
“địa điểm”, siêu thị càng gần nhà hay nằm trên các tuyến giao thông thuậntiện sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc lựa chọn kênh siêu thị của người tiêudùng Nhân tố “giá cả” cho thấy giá cả dễ dàng so sánh cũng như được thểhiện rõ ràng và hợp lý thì người tiêu dùng sẽ ưu tiên trong việc lựa chọn kênhsiêu thị hơn
(2) Sinh viên khóa 09 khoa Kinh tế - Xã hội trường Đại học Tiền Giang (2010) “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn laptop” Đề tài
nghiên cứu được tiến hành theo hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứuchính thức cho thấy có 9 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua laptopcủa sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế_Quản trị kinh doanh đó là: (1) Thươnghiệu, (2) Giá cả, (3) Kiểu dáng, (4) Cấu hình, (5) Tính năng, (6) Chất lượng,(7) Khuyến mãi và dịch vụ, (8) Sự lựa chọn của thị trường, (9) Sự tác độngcủa con người
Trong các nhân tố đó thì nhân tố tính năng tác động nhiều nhất đếnquyết định của sinh viên với các biến tốc độ xử lý của ổ đĩa, wireless,bluetooth bắt sóng và biến chất lượng âm thanh của laptop; tiếp theo là nhân
tố cấu hình với các biến tác động nhiều nhất như dung lượng bộ nhớ và vi xử
lý của laptop Ngoài ra, các nhân tố chất lượng laptop thông qua biến tuổi thọ
và thời gian của pin và nhân tố sự tác động của con người thông qua biến thểhiện cá tính bản thân và quyết định của gia đình ảnh hưởng mạnh cũng khácao
Kết quả nghiên cứu còn cho chúng ta thấy phần lớn sinh viên lựa chọnmức giá từ 10 đến 14 triệu để mua một chiếc laptop và thường bị ảnh hưởngbởi giá laptop luôn dao động trên thị trường, bên cạnh đó thì nhân tố khuyếnmãi và dịch vụ ít tác động đến quyết định của sinh viên nhất với các biến dịch
vụ kèm thêm và laptop bán trả góp nhưng sự nổi tiếng của thương hiệu lại ảnhhượng mạnh
Song song đó, các yếu tố nhân khẩu học cũng tác động đến quyết địnhchọn mua laptop của sinh viên như là sinh viên nam bị ảnh hưởng nhiều hơnsinh viên nữ; các nhân tố này ảnh hưởng với sinh viên có nơi thường trú tạithành phố nhiều hơn là sinh viên sống ở nông thôn, thị trấn và thị xã; cũngnhư sinh viên có gia đình thu nhập trung bình từ 4 đến 7 triệu trên tháng bị tácđộng nhiều hơn các sinh viên khác
(3) Phạm Đức Kỳ và cộng sự (2011) “Xây dựng mô hình sự quyết
định của các nhà bán lẻ dịch vụ viễn thông trên thị trường Việt Nam” Tạp chíCông nghệ thông tin & truyền thông , kỳ 1, tháng 6/2011 Nhóm nghiên cứurút ra được 4 yếu tố đại diện cho mô hình nghiên cứu đề xuất là: (1) cung cấphàng hóa, (2 )chính sách bán hàng, (3) quan hệ cá nhân, (4) cơ sở vật chất &trang thiết bị, đã được đề cập ở các nghiên cứu trên với những tên gọi khác
Trang 14nhau Có thể thấy đây là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự hài lòng củacác nhà bán lẻ Trong khi thảo luận với các chuyên gia và một số đại lý bán lẻthuộc ngành sản phẩm – hàng hóa – dịch vụ thông tin di động tại thị trườngphía Nam, bằng câu hỏi mở Các câu trả lời được liệt kê và sau khi phânnhóm lại chúng tôi phân loại thêm 02 yếu tố nổi trội được các chuyên gia đặcbiệt xem trọng và các nhà bán lẻ cũng rất quan tâm đó là : Yếu tố (5) sự hỗ trợthông tin bán hàng bao hàm các khái niệm như “hỗ trợ xúc tiến quảng cáo”;
“trưng bày” và “khuyến mãi” Yếu tố (6) hỗ trợ nghiệp vụ bán hàng Hai yếu
tố này đặc trưng riêng của ngành dịch vụ viễn thông - dịch vụ phức hợp, tốc
độ tăng trường cao cả về công nghệ lẫn các dịch vụ giá trị gia tăng, toàn trìnhcung cấp dịch vụ là chuỗi phức hợp liên quan nhiều doanh nghiệp và đối táctrong ngành
Sau khi đề xuất nhóm gồm 06 yếu tố như mô hình đề xuất ở trên, nhómnghiên cứu tiếp tục thực hiện một nghiên cứu định tính bằng phỏng vấn sâunhà bán lẻ cho từng yếu tố Sau khi ghi chép và phân loại, sàng lọc, đề nghịchuyên gia góp ý kiến, nhóm nghiên cứu cấu trúc các ý kiến nổi trội - tươngđương các thuộc tính đo lường thành từng thang đo cho từng yếu tố
Trang 15Người mua có thể là cá nhân hoặc các doanh nghiệp (tuy nhiên nhữngcửa hàng bán lẻ có quy mô nhỏ do cá nhân, hộ gia đình đầu tư mở ra thì không
có tư cách pháp nhân nên không có con dấu và không thể xuất được hóa đơn).Cửa hàng bán lẻ có thể được đặt trên đường phố đông dân cư, đường phố muasắm hoặc trong những ngôi nhà nhỏ hoặc đặt trong một trung tâm mua sắm.Đường phố mua sắm có thể được chỉ dành cho người đi bộ
Cơ sở bán lẻ thường được gọi là cửa hàng bán lẻ, cửa hàng muasắm (shop) nơi chuyên bày bán các loại áo quần, hàng mỹ phẩm, dàydép , cửa hàng bách hóa (cửa hàng mậu dịch), tiệm tạp hóa, chợ, hệthống siêu thị Các nhà bán lẻ nằm ở phần cuối của chuỗi cung ứng Ngàynay các nhà tiếp thị xem quá trình bán lẻ như là một phần cần thiết của chiếnlược phân phối tổng thể của họ Thuật ngữ "nhà bán lẻ" cũng được áp dụngcho các dịch vụ cung cấp theo nhu cầu của nhiều cá nhân
2.1.2 Các mô hình đại lý bán lẻ
2.1.2.1 Mô hình mua bán trực tiếp
Là hình thức mua bán mà tại đây người mua và người bán trao đổi hànghóa trực tiếp với nhau thông qua vật ngang giá Có thể là chợ hay tiệm tạphóa tại nhà
Chợ là nơi mua bán, tập trung trao đổi hàng hóa, và là nơi gặp gỡ và giaolưu con người với nhau Chợ là một hình thức thương nghiệp mang tính truyềnthống, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, dịch vụ tập trung thực hiện giaodịch trực tiếp giữa người có hàng hóa và người có tiền Chợ thể hiện được nétthương mại riêng của từng vùng, khu vực khác nhau Chợ đầu mối cũng làhình thức chợ truyền thống nhưng ở đây tập trung lượng hàng hóa lớn hơn từcác nguồn sản xuất, các khu vực và từ các vùng kinh tế khác nhau Từ chợ đầumối tiếp tục phân phối đến các chợ, các kênh tiêu thụ khác
Tiệm tạp hóa là hình thức kinh doanh bằng cách tận dụng lợi thế là địađiểm tại nhà Các tiệm tạp hóa kinh doanh rất nhiều mặt hàng khác nhau
Trang 16Nhưng sự đa dạng về chủng loại mặt hàng còn phụ thuộc vào nhu cầu củakhách hàng tại khu vực.
2.1.2.2 Mô hình tự phục vụ
Mô hình tự phục vụ sử dụng hệ thống quầy tính tiền tự động, ngày càngđược phổ biến Khách hàng có thể tự do lựa chọn món hàng mà mình muốnmua Mô hình này được xem là mô hình bán lẻ hiện đại
Siêu thị là một trong những mô hình tự phục vụ, ở đây kinh doanh tổnghợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng,bảo đảm chất lượng tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật vàtrình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương tiện phục vụ hiện đạinhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng
Trung tâm thương mại: là mô hình kinh doanh thương mại hiện đại, đachức năng, bao gồm nhiều của hàng , cơ sở hoạt động được tập trung, liênhoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng tiêu chuẩnchất lượng về diện tích kinh doanh, trang bị kĩ thuật và trình độ quản lý, tổchức kinh doanh có các phương thức phục vụ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầuphát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân và thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng
Các cửa hàng tiện lợi và cửa hàng chuyên doanh cũng là một mô hình tựphục vụ còn được gọi là cửa hàng bán bổ sung
2.1.2.3 Mô hình mua hàng trực tuyến
Đây là một mô hình kinh doanh bán lẻ hiện đại khách hàng có thể muahàng qua thư, điện thoại, hay qua Internet, tuy không kiểm tra trực tiếp nhưngkhách hành có thể chọn qua Catalogue
2.1.3 Nhà cung ứng
2.1.3.1 Khái niệm chung
Nhà cung cấp (gọi tắt là NCC) được định nghĩa là các tổ chức, các nhânchứng minh được quyền sở hữu hợp pháp NCC có thể là đơn vị sản xuất, đơn
vị nhập khẩu, văn phòng đại diện, đơn vị phân phối độc quyền, đơn vị thươngmại - dịch vụ có chức năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ hợp pháp đến kháchhàng
2.1.3.2 Cấu trúc của nhà cung ứng
Hệ thống nhà cung ứng rất đa dạng và có cấu trúc rất khác nhau: trựctiếp, gián tiếp, kênh dài, kênh ngắn
Cấu trúc nhà cung ứng được xác định dựa trên thực hiện các chức năngmarketing khác nhau (địa bàn cung ứng rộng hay hẹp, thời gian ngắn hay dài)
Hệ thống cung ứng sản phẩm hay dịch vụ từ nhà sản xuất tới người tiêudùng có thể là trực tiếp hay gián tiếp, có thể đi qua kênh dài hay ngắn
* Kênh trực tiếp
Được áp dụng trong trường hợp:
Trang 17• Giới thiệu sản phẩm mới, mặt hàng có tính chất thương phẩm đặcbiệt
• Bán theo đơn đặt hàng: chất lượng tin cậy, tiêu chuẩn rõ ràng, giaohàng tại nhà
• Bán hàng lưu động tại các điểm tập trung
• Đẩy mạnh hàng ra đối với hàng chậm luân chuyển, tồn kho
Ưu điểm của kênh này là: Đẩy mạnh tốc độ lưu thông, giao tiếp, tươngtác tốt đối với khách hàng, chủ động tiếp cận đối với người mua
Nhược điểm: tốn kém, không phân công chuyên môn hóa, không xã hộihóa trong lưu thông
* Kênh một giai đoạn
Được áp dụng trong trường hợp:
• Có cửa hàng bán lẻ chuyên doanh, mắc xích phổ biến ở Mỹ, phùhợp với thị trường rộng chi tiết
• Kinh doanh hàng tươi sống, mau hỏng, hàng tiêu dùng có tần sốmua lập lại cao
Ưu điểm: phân phối chi tiết tranh thủ uy tín của người bán lẻ, tiết kiệmchi phí thường được áp dụng đối với hàng thực phẩm
Nhược điểm: chưa phân công chặt chẽ, thiếu vai trò của thương mạibuôn bán
* Kênh dài
• Áp dụng khi doanh nghiệp muốn tranh thủ mối quan hệ liên kết dọc
• Hình thức này hướng tới phân công rất chi tiết, chuyên môn hóahoạt động giao dịch buôn bán
• Áp dụng trong trường hợp phải vận chuyển xa, chia nhỏ tráchnhiệm
• Được áp dụng phổ biến đối với phân phối hàng hóa công nghiệp
• Sử dụng hiệu quả phương tiện mua bán vận chuyển, tồn trữ
• Phù hợp với loại hình kinnh doanh có qui mô nhỏ, hàng hóa mạngtính thời vụ, tuy nhiên việc tổ chức quản lý, điều hành hệ thông kênh phức tạp
2.1.4 Chuỗi bán lẻ
Hệ thống phân phối sản phẩm hay dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay ngườitiêu dùng có thể là trực tiếp, gián tiếp, có thể đi qua kênh dài hay ngắn
Trang 18Người sản xuất
Người tiêu dùng
Người sản xuất
Người tiêu dùng
Người sản xuất
Người tiêu dùng
Người sản xuất
Người tiêu dùng
Công ty thương mại bán lẻ
Công ty thương mại bán lẻ
Công ty thương mại bán buôn
Công ty thương mại bán
Nhà phân phối công
Công ty thương mại bán lẻ
vụ viễn thông trên thị trường Việt Nam” rút ra được các nhân tố chính sáchbán hàng, quan hệ các nhân Lược khảo từ Chu Nguyễn Mộng Ngọc và PhạmTấn Nhật với đề tài “Phân tích các nhân tố tác động tới quyết định chọn kênhsiêu thị khi mua thực phẩm tươi sống của người tiêu dùng TP.HCM” tác giảrút ra được nhân tố sự tin cậy Các nhân tố còn lại được tác giả đề xuất và đểkiểm tra các biến được chọn có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cungứng gạo của các đại lý Tác giả đã khảo sát sơ bộ 10 đại lý bán lẻ gạo để điềuchỉnh mô hình cũng như bảng câu hỏi
Trang 19Mô hình đã đư ợc điều chỉnh như sau:
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu
Sự tin cậy: là chất lượng phục vụ của nhân viên một cách chuyên nghiệp,
uy tính đúng với những gì đã cam kết trong hợp đồng, tạo ra cảm giác tintưởng trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ
Độ đảm bảo: Là khả năng thỏa mãn nhu cầu của các đại lý một cách caonhất trong cùng cách phục vụ Đáp ứng mọi yêu cầu của các đại lý một cáchtốt nhất và kịp thời nhất Trong quá trình phục vụ yêu cầu của các đại lý bán lẻphải chuyên nghiệp, chu đáo tạo nên sự an tâm khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ
Sự thông cảm: Là sự cảm thông, quan tâm đến những khó khăn của đại
lý bán lẻ gạo và sự chia sẽ kinh nghiệm với các đại lý
Chính sách bán hàng: Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nhàbán lẻ, một trong những yếu tố thuộc sự hài lòng về kinh tế của nhà bán lẻ.Quan hệ cá nhân: Yếu tố này được đưa vào mô hình này không chỉ vì nóđược đề cập đến nhiều lần từ những nghiên cứu trước mà còn xuất phát từ mộtnguyên nhân rất quan trọng đó là phong tục tập quán của người Á Đông nóichung và người Việt Nam nói riêng Họ rất coi trọng những quan hệ ngoàikinh doanh, giữ chữ “Tín” những mối giao tiếp này thường ảnh hưởng rất lớnđến những quan hệ trong kinh doanh
! Diễn giải biến:
a Yếu tố sự tin cậy: gồm 3 biến thành phần
TC1: Độ chính xác về đặc tính, chất lượng sản phẩm
TC2: Đảm bảo đúng giờ giao hàng
TC3: Uy tín và danh tiếng của nhà cung ứng
b Yếu tố cảm thông: gồm 3 thành phần
CT1: Hiểu rõ và đáp ứng nhu cầu của đại lý
CT2: Sự quan tâm của nhân viên đối với đại lý
CT3: Quan tâm đến những khó khăn của đại lý
Trang 20ĐB2: Tác phong làm việc của nhân viên
ĐB3: Nhân viên tạo niềm tin cho đại lý
ĐB4: Mức độ an toàn khi thực hiện giao dịch
ĐB5: Đúng hẹn, thực hiện đầy đủ cam kết với đại lý
QH1: Hài lòng về mối quan hệ với nhân viên của nhà cung ứng
QH2: Sự quan tâm của nhà cung ứng
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Quy trình nghiên cứu
Hình 2.3: Quy trình nghiên cứu
Đánh giá độ phù hợp của
thang đo
Xây dựng vấn đề nghiên cứu
Thiết kế bản câu hỏi
Thông tin đáp viên
Kiểm định giả thuyết, xác định mô hình hồi qui
Thu thập số liệu
Bộ số liệu
Độ tin cậy của thang đo
Kết quả nghiên cứu
Trang 212.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu sơ cấp được thu bằng bảng câuhỏi phỏng vấn trực tiếp các các đại lý bán lẻ gạo trên địa bàn Cần Thơ.Phương pháp chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu phi xác suất
Trong tổng số 80 mẫu phỏng vấn thu được thì có được 74 mẫu để sửdụng cho đề tài Trong đó có 54 mẫu ở quận Ninh Kiều và 20 mẫu ở quậnBình Thủy
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS for Windows 16.0 để hỗ trợ tập hợp và
xử lý số liệu Phương pháp xử lý số liệu được phân theo từng mục tiêu:
Mục tiêu 1: Sử dựng phương pháp phân tích tần số và so sánh (số
tương đối và tuyệt đối) để đánh giá thực trạng bán lẻ gạo của các đại lý
Mục tiêu 2: Từ số liệu thu được và sử dụng phương pháp thống kê mô
tả để thống kê đối tượng đại lý, kiểm định độ tin cậy của biến khi đưa vào
mô hình bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để loại bỏ những biến khôngphù hợp ra khỏi mô hình, phân tích nhân tố để đánh giá độ phù hợp củathang đo Phân tích hồi qui tuyến tính để kiểm định giả thiết các nhân ảnhhưởng đến quyết định lụa chọn nhà cung ứng của các đại lý bán lẻ gạo
Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp suy luận diễn giải và tham khảo ý
của các đại lý để kiến nghị nhằm nâng cao sự quyết định lựa chọn nhàcung ứng của đại lý bán lẻ
2.2.4 Các lý thuyết về phương pháp ngiên cứu
2.2.4.1 Thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu,tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánhmột cách tổng quát đối tượng nghiên cứu
* Các đại lượng thống kê mô tả được sử dụng trong đề tài là:
+ Mean: Trung bình cộng, là chỉ tiêu thể hiện mức độ điển hình củamột tổng thể
+ Độ lệch chuẩn (Standard Deviaion): Thể hiện sự khác biệt về đánhgiá mẫu điều tra của từng biến
+ Phương sai (Variance): Là số bình quân số học của bình phương các
độ lệch giữa các lượng biến với số bình quân số học giữa các lượng biến đó.+ Sum: Tổng cộng các giá trị trong tập dữ liệu quan sát
Trong nghiên cứu tác giả đã sử dụng thang đo liker 5 mức độ để đánhgiá sự hài lòng của đại lý bán lẻ đối với nhà cung ứng
Trang 22Y=Y 1 -Y 0
Với các mức độ như sau:
1 Rất không hài lòng 2 Không hài lòng 3 Không ý kiến
Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của
sự kiện Tác dụng của nó là phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biếnđộng về quy mô, khối lượng
(2.1)
Trong đó:
+ Y0: chỉ tiêu năm trước
+ Y1: chỉ tiêu năm sau
+ Y: phần chênh lệch tăng/giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm đang tính với số liệunăm trước của các chỉ tiêu để xem xét có sự biến động không Và tìm ranguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắcphục
* So sánh bằng số tương đối
Số tương đối là kết quả của phép chia giữa giá trị chênh lệch của kỳ
Trang 23phân tích và kỳ gốc với giá trị kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
(2.2)
Trong đó:
+ y0:chỉ tiêu năm trước
+ y1:chỉ tiêu năm sau
+ Y: phần chênh lệch tăng/giảm của các chỉ tiêu kinh tế
2.2.4.3 Phân tích tần số
Là một phương pháp dùng để tóm tắt dữ liệu được sắp xếp thành từng
tổ khác nhau, dựa trên những tần số xuất hiện của các đối tượng trong cơ sở
dữ liệu để so sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu từ đó giúp ta đánh giá chính xác và
có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tậpbiến ban đầu (Hair & ctg, 1998)
Trong phân tích nhân tố, ta cũng quan tâm đến chỉ số KMO (Kaiser –Meyer – Olkin) để xem xét sự thích hợp của mô hình phân tích nhân tố vàtổng phương sai trích cho thấy khả năng giải thích của các nhân tố thay chocác biến ban đầu Nếu chỉ số KMO nằm trong khoảng 0,5 đến 1 thì ta sửdụng phân tích nhân tố là thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu Và thang đochỉ được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn 50%
b Tiến trình phân tích nhân tố
Tiến trình phân tích nhân tố được thực hiện thông qua 5 bước sau:(1) Xác định vấn đề: Thông thường xác định vấn đề gồm nhiều bước.Đầu tiên ta phải nhận diện các mục tiêu khi ta tiến hành phân tích nhân tố.Các biến trong phân tích nhân tố cần được xác định qua các nghiên cứu đãthực hiện, phân tích lý thuyết và đánh giá của các nhà chuyên môn Các biến
sử dụng trong phân tích nhân tố cần đo lường bằng thang đo định lượng
và cỡ mẫu phải đủ lớn
(2) Xây dựng ma trận tương quan: Để có thể áp dụng phân tích nhân
tố thì các biến phải có liên hệ với nhau Nếu hệ số tương quan nhỏ, phântích nhân tố có thể không thích hợp Trong trường hợp này, chúng ta sử dụngBartlett’s test of sphericity để kiểm định giả thuyết các biến không có tương
Y=
Trang 24Fi = Wi1 X1 +Wi2 X 2 + +Wik X k
quan với nhau Giá trị Sig của kiểm định nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, thì ta cóthể kết luận các biến có mối tương quan với nhau, nên phân tích nhân tố làthích hợp
(3) Xác định số nhân tố: Có nhiều phương pháp được dùng để xác định
số lượng nhân tố, nhưng phương pháp thông dụng nhất là sử dụng hệ sốeigenvalue Cụ thể, các nhân tố nào có eigenvalue lớn hơn 1 sẽ được giữlại trong mô hình Phương pháp này sẽ không thích hợp đối với các mẫu lớnhơn 200 Nhưng do đề tài sử dụng cỡ mẫu 80 nên tác giả sử dụng phươngpháp dùng hệ số eigenvalue để xác định số nhân tố cho mô hình
Tiếp theo ta tiến hành xoay nhân tố theo phép xoay Varimax.Trong phương pháp phân tích nhân tố được quan tâm nhất là hệ số tải nhân tốFactor loading Theo Hair & ctg (1998, 111), factor loading là chỉ tiêu đảmbảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA, factor loading >0,3 được xem là đạtđược mức tối thiểu, Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng, factorloading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn Theo số lượng mẫu được
sử dụng trong đề tài là 80, thì thì hệ số factor loading >0,5 là đã đảm bảođược giá trị thực tiển
(4) Giải thích nhân tố: Việc giải thích các nhân tố được thực hiện trên
cơ sở nhận ra các biến có hệ số tải nhân tố lớn ở cùng một nhân tố Nhưvậy, nhân tố này có thể được giải thích bằng các biến có hệ số lớn đối vớibản thân nó
(5) Tính điểm và chọn nhân tố thay thế: Điểm nhân tố của nhân tốthứ i:
(2.3)
Các hệ số Wik được dùng để kết hợp các biến chuẩn hoá đượctrình bày trong ma trận hệ số nhân tố (Component Score CoefficientMatrix)
2.2.4.5 Mô hình hồi quy tuyến tính
Phân tích hồi quy là phương pháp thống kê nghiên cứu mối liên hệ củamột biến (gọi là biến phụ thuộc hay biến được giải thích) với một hay nhiềubiến khác (gọi là biến độc lập hay biến giải thích) Mục đích của phân tíchhồi quy là ước lượng giá trị của biến phụ thuộc trên cơ sở giá trị của các biếnđộc lập đã cho
Trang 25Xi: Các nhân tố rút ra sau khi phân tích nhân tố e: Sai số hồi quy
Xây dựng mô hình hồi quy:
Xét ma trận tương quan:
Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính, ta cần xem xét cácmối quan hệ tương quan tuyến tính giữa tất cả các biến, đó là xem xét mốiquan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và mối quan hệ giữa cácbiến độc lập với nhau Tác giả sử dụng hệ số Pearson (ký hiệu r) để lượnghóa mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng Giá trị tuyệt đối của
hệ số Pearson (r) cho biết mức độ tương quan giữa 2 biến định lượng vớinhau, r=1 là 2 biến có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, r=0 khi 2 biếnkhông có mối tương quan với nhau
Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy:
Để đánh giá sự phù hợp của mô hình, ta sử dụng hệ số xác định R2
Hệ số này đã được chứng minh là hàm không giảm khi ta đưa thêm biếnvào mô hình Tức là nếu ta cứ đưa thêm biến vào mô hình thì giá trị này sẽtăng lên Tuy nhiên, không phải mô hình nào có nhiều biến thì sẽ giải thíchđược sự thay đổi của biến phụ thuộc tốt hơn Do đó, để tránh tình trạng này,
ta sử dụng hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) Giá trị này khôngnhất thiết tăng lên khi ta thêm biến vào mô hình nên sẽ đánh giá được sựphù hợp của mô hình tốt hơn giá trị R2
Kiểm định sự phù hợp của mô hình:
Để kiểm định sự phù hợp của mô hình, ta sử dụng kết quả kiểm định
Anova trong hồi quy với giả thuyết là tất cả các hệ số β i =0, nghĩa là các
biến độc lập không có mối quan hệ với biến phụ thuộc Với giá trị Sig
<5%, ta có thể bác bỏ giả thuyết Ho, nghĩa là có tồn tại ít nhất 1 biến độclập có mối quan hệ với biến phụ thuộc Từ đó, ta có thể kết luận rằng môhình đưa ra là phù hợp với tập dữ liệu
Trang 26CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CẦN THƠ, TÌNH HÌNH BÁN
LẺ Ở CẦN THƠ
3.1 KHÁI QUÁT VỀ CẦN THƠ
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trungtâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sôngHậu, tổng diện tích tự nhiên 1.401,61 km2 , chiếm 3,49% diện tích toànvùng Phía Bắc giáp tỉnh An Giang; phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp vàtỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp tỉnh HậuGiang
Thành phố Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38” - 105050’35” kinh độĐông và 9055’08” - 10019’38” vĩ độ Bắc Đơn vị hành chính của thànhphố Cần Thơ gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, ThốtNốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vịhành chính cấp xã, phường, thị trấn (5 thị trấn, 36 xã, 44 phường) Ngày 19tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐ-TTg thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Longgồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh
An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị tríđịa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bước phát triển vùng kinh
tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một trong những vùngphát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản,
có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước Trong đó, thànhphố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ
sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình sông rạch
Cần Thơ nằm ở khu vực bồi tụ phù sa nhiều năm của sông MêKông, có địa hình rất đặc trưng cho dạng địa hình đồng bằng Nơi đây có hệthống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt Trong đó: sông Hậu là con sông lớnnhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65 km, sông Cái Lớn dài 20
km, sông Cần Thơ dài 16 km, đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều
Bên cạnh đó, Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch nhỏ dày đặc, chonước ngọt suốt hai mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thuỷ lợi
và cải tạo đất
3.1.1.3 Khí hậu
Thành phố Cần Thơ trong vùng thuộc ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đớigió mùa Có hai mùa rõ rệt trong năm là mùa khô và mùa mưa
Trang 27Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; gió mùa Đông Bắc Nhiệt
độ trung bình các tháng từ 26 đến 280C Có số giờ nắng cao nhất trong nămvào các tháng 1,2,3 Giờ nắng trung bình trong các tháng này từ 190 giờ đến
240 giờ
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; gió mùa Tây Nam Nhiệt độ trungbình các tháng mùa mưa từ 26 đến 270C Mưa tập trung trong các tháng 9,10.Trung bình lượng mưa phổ biến trong tháng từ 220 mm đến 420 mm Cáctháng cuối mùa gây ngập úng trên diện rộng do lượng mưa lớn và lũ thượngnguồn đổ về
3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội
3.1.2.1 Dân số và lao động
Theo Cục Thống kê thành phố Cần Thơ, dân số toàn Thành phố là1.200.300 người Mật độ dân số là 852 người/km2 Trong đó, tỷ lệ nữchiếm 50,01% và nam là 49,99% Tỷ lệ dân thành thị là 65,96%, khu vựcnông thôn là 34,04% Số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 640.119người Các dân tộc chính cư trú ở thành phố Cần Thơ: Kinh, Hoa, Khơ me
3.1.2.2 Kinh tế
Cần Thơ là thành phố trung tâm của cả vùng đồng bằng sông CửuLong, đóng góp rất nhiều vào sự tăng trưởng của cả vùng Nền kinh tế củathành phố đã phát triển theo chiều hướng tích cực Trong 6 tháng đầu năm
2012, tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 8,36%; trong đó tỷ trọng nông nghiệp thủy sản chiếm 10,83; công nghiệp - xây dựng 44,45%; dịch vụ thương mại44,72% Thu nhập bình quân của thành phố ư ớ c đạt 1.819 USD
-Ngoài ra, cơ cấu kinh tế của thành phố phát triển theo hướng bền vững,tăng tỷ trọng công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệptrong tổng GDP của vùng Trong đó, nông nghiệp chuyển dịch theo chiềuhướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản; công nghiệp chuyển dịch theo
cơ cấu tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, đặc biệt công nghiệp chế biếnthủy sản
3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng
a Hệ thống cung cấp điện
Hiện nay, thành phố Cần Thơ được cấp điện chủ yếu từ nguồn điệnlưới quốc gia (qua đường dây 220KV Cai Lậy - Trà Nóc và Cai Lậy -Rạch Giá) và nhà máy nhiệt điện Trà Nóc (tổng công suất 193,5MW) cungcấp điện cho thành phố qua đường dây 110KV và 6 trạm biến áp
Ngoài nguồn cung cấp trên, thành phố được Thủ tướng Chính phủ chophép xây dựng dự án Trung tâm điện lực Ô Môn với tổng công suất cho 4nhà máy 2.700MW bao gồm: Ô Môn 1: 600MW, Ô Môn 2: 720MW; nhàmáy điện FO/khí 660MW và Ô Môn 4: 720MW dự kiến hoàn thành cả 4 nhàmáy vào năm 2013 Trong đó, tổ máy số 1 - nhà máy Ô Môn 1 đã đưa vàovận hành vào năm 2009
Trang 28b Cấp thoát nước
Toàn thành phố hiện có 11 nhà máy cấp nước với tổng công suất109.500m3/ngày đêm Phần lớn trung tâm các xã đều có hệ thống cấpnước từ 10 - 20m3/giờ và các cụm dân cư lớn 50 - 100 hộ có hệ thốngnối mạng cấp nước sạch Trong thời gian tới, cần phải tiếp tục nâng cấp và
mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
Hệ thống thoát nước của thành phố hiện chỉ tập trung chủ yếu tại cácphường trung tâm của quận Ninh Kiều, vừa thoát nước mưa, vừa thoátnước thải sinh hoạt Tổng chiều dài hệ thống thoát nước là 23.509m,đường cống Ø 300-1.200mm và 7.216m các mương xây B=200-500mm.Nhìn chung, hệ thống thoát nước trên địa bàn nội thị còn kém và đangxuống cấp, hệ thống thoát nước tại các trung tâm thị trấn không đủ nănglực tải
c Giao thông
Hệ thống giao thông đường bộ: Toàn thành phố có 2.762,84km đường,mật độ 2,3km/km2 (nếu không tính đường xã ấp, toàn thành phố có698,548km đường, mật độ 0,5km/km2); trong đó có 123,715km quốc lộ;183,85km đường tỉnh; 332,87 km đường huyện; 153,33km đường đô thị;1.969,075km đường ấp, xã, khu phố Với 3,98% mặt đường bê tông nóng,26,26% nhựa, 27,74% rải đá, 17,44% cấp phối, còn lại là đường đất phầnlớn sử dụng cho người đi bộ và xe 2 bánh với quy mô và tải trọng nhỏ
Hệ thống giao thông đường sông: Mạng lưới đường thủy trên địa bàn cótổng chiều dài 1.157km, trong đó có khoảng 619km có khả năng vận tảicho loại phương tiện trọng tải từ 30 tấn trở lên (độ sâu trung bình >2,5m).Gồm: 6 tuyến do Trung ương quản lý (sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh CáiSắn, kênh Thị Đội, rạch Ô Môn, kênh Xà No) với tổng chiều dài 132,88km,đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 100 - 250 tấn
3.2 TÌNH HÌNH BÁN LẺ GẠO Ở CẦN THƠ
Thành phố Cần Thơ với thuận lợi về vị trí địa lý cùng với những điềukiện phát triển kinh tế-xã hội, là một trong 04 thành phố trọng điểm kinh tếcủa cả nước đó là Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ
Cần Thơ được xem là nơi tập trung thương mại của vùng Đồng bằngsông Cửu Long (ĐBSCL); với lợi thế này, Cần Thơ thu hút nhiều nhà bán lẻ,tạo cho kênh phân phối ngày càng phát triển và đã góp phần tích cực vào mứctăng trưởng doanh số bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quânhằng năm tăng lên 24% Trong đó, kênh bán lẻ gạo cũng không ngừng mởrộng và phát triển
Hiện nay, song song với 107 chợ truyền thống3, hệ thống cửa hàng bán lẻgạo truyền thống với qui mô khác nhau thì còn có sự góp mặt của các siêu thịnhư Co.opMart, Metro, Vinatex, Maximark,…cung ứng đa dạng mặt hàng gạođáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cư dân thành phố và các tỉnh ĐBSCL
3Nguồn: Niên giám thống kê Cần Thơ, 2012
Trang 29Nhìn chung, tổng mức bán lẻ theo nhóm hàng hóa đang trong giai đoạnphát triển mạnh, có những nhóm hàng tăng liên tục qua các năm Trong đó,nhóm hàng lương thực và thực phẩm cũng tăng trưởng không ngừng Cụ thể,nhóm lương thực thực phẩm năm 2011 đạt mức 7.361.550 triệu đồng và tiếptục tăng lên 8.602.700 triệu đồng năm 20124.
Có thể nói, tình hình bán lẻ ở Cần Thơ đã và đang phát triển mạng trêntất cả mọi phương diện Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng
5 năm 2012 đạt 4.681,6 tỷ đồng Lũy kế 5 tháng đầu năm 2012, ước tổng mứcbán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 22.229,5 tỷ đồng, đạt 45% kế hoạch,tăng 18,81% so cùng kỳ5
Tình hình sản xuất lúa gạo năm 2013, tổng diện tích lúa của Thành phốCần Thơ gần 236.600 ha tăng trên 8.300 ha so với năm 2012, năng suất cảnăm ước gần 6 tấn/ha, tăng khoảng 1,8% Tiếp tục phát huy mô hình cánhđồng mẫu lớn từ vụ Đông Xuân, vụ Thu Đông có khoảng 7.640 ha với 4.482
ha tham gia Hầu hết các cánh đồng được xây dựng theo hướng áp dụngVietGap, thực hiện các giải pháp kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng; hay 1 phải, 5 giảm;đảm bảo mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất Qua đánh giá, các đơn vị đảm bảoviệc cung cấp vật tư và kỹ thuật, giá cả ổn định, việc tiêu thụ thực hiện khá tốt.Tình hình xuất khẩu gạo tháng 01 năm 2013 ước 41,9 nghìn tấn tăng0,9% So với tháng trước, với giá trị 23,4 triệu USD, tăng 5,4% so với thángtrước Tình hình xuất khẩu gạo tháng 01 tương đối thuận lợi, doanh nghiệp tậptrung thực hiện các hợp đồng đã ký còn lại của năm 20116 Xuất khẩu gạo củacác doanh nghiệp trên địa bàn thành phố ước thực hiện gần 72 ngàn tấn, vớigiá trị gần 35 triệu USD, tăng 2,05% so tháng trước Tính từ đầu năm đến nay,xuất khẩu gạo ước thực hiện 494 ngàn tấn, đạt hơn 57% kế hoạch năm và tăng3,19% so với cùng kỳ Giá trị xuất khẩu 237,5 triệu USD, đạt 61,37% kếhoạch năm, tăng 11,22% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 33% trong tổng kimngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố
Theo các doanh nghiệp, tình hình xuất khẩu gạo đang có dấu hiệu khả quan.Khách hàng ở một số nước châu Phi và Trung Quốc đang quan tâm đến sảnphẩm gạo chất lượng cao và gạo thơm của Việt Nam Tuy nhiên, nguồn cunglúa, gạo hàng hóa trong và ngoài nước hiện nay dồi dào, giá xuất khẩu tươngđối thấp nên khách hàng nước ngoài cân nhắc việc ký hợp đồng số lượng lớn
vì muốn lựa chọn giá tốt Các doanh nghiệp đang theo dõi sát diễn biến thịtrường để ký kết các hợp đồng xuất khẩu cho những tháng cuối năm 2013
4 Nguồn: Niên giám thống kê Cần Thơ, 2012
5 Nguồn: http://www.canthopromotion.vn/
6 Nguồn: Theo báo cáo của Sở công thương Thành phố Cần Thơ
Trang 30CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG CỦA CÁC ĐẠI LÝ BÁN LẺ
GẠO Ở ĐỊA BÀN CẦN THƠ
4.1 MÔ TẢ CHUNG VỀ MẪU NGHIÊN CỨU
4.1.1 Thông tin về đại lý
4.1.1.1 Giới tính
Bảng 4.1: Giới tính của đáp viên
( Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)
Theo Bảng 4.1, tỷ lệ nam và nữ được phỏng vấn có sự chênh lệch nhiều,79.7% là nữ so với 20.3% là nam trong tổng số 74 mẫu mà tác giả thu được.Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tham gia kinh doanh chủ yếu là nữ vì tínhchất của công việc nhẹ nhàng Số còn lại là nam làm quản lý tiệm, đa số họbuôn bán với qui mô lớn thường là các đại lý lớn hoặc tạp hóa
( Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)
Độ tuổi của các đối tượng tham gia kinh doanh gạo của các đại lý thường
là những người trong độ tuổi từ 26 đến 68 tuổi Trong đó độ tuổi bình quânnằm ở khoảng 45 tuổi là chủ yếu Có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanhgạo, nên việc quyết định lựa chọn một nhà cung ứng cũng dễ dàng hơn
Trang 314.1.1.3 Thời gian kinh doanh
Bảng 4.3: Số năm kinh doanh của đại lý
( Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)
Thời gian kinh doanh của các cửa hàng bán lẻ có sự chênh lệch nhau.Trong 74 đại lý được hỏi, có những đại lý mới tham gia kinh doanh gạo được
1 năm, nhưng có những đại lý kinh doanh từ rất lâu khoảng 30 năm Có nhữngđại lý tham gia kinh doanh 10 năm nhưng chỉ mới 30 tuổi Nhìn chung, bìnhquân thời gian kinh doanh khoảng 10 năm Nhiều đại lý tham gia kinh doanhrất sớm, có một vài đại lý đã kinh doanh gạo gần 20 năm, nhưng độ tuổikhoảng 45 tuổi Có thể thấy, hình thức kinh doanh gạo bán lẻ đã có mặt trênthị trường từ rất sớm, và phát triển mạnh đến hiện nay Với kinh nghiệm kinhdoanh trên 10 năm, việc nhìn nhận một nhà cung ứng là rất đơn giản Các đại
lý nhìn chung tạo mối quan hệ với nhà cung cũng rất lâu, nên đại lý sẽ nhậnđược những chính sách về giá, ưu đãi từ nhà cung ứng là rất cao Những đại lýnày sẽ có lợi thế hơn các đại lý mới gia nhập thì trường
4.1.1.4 Hình thức kinh doanh
Bảng 4.4: Hình thức kinh doanh
( Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)
Theo bảng 4.4, trong các hình thức kinh doanh gạo thì hình thức bánchuyên gạo chiếm 41,9% trong tổng số 74 mẫu được phỏng vấn Kế đến là cửahàng tạp hóa có bán thêm gạo 24,3% thường tập trung ở xa chợ, khu dân cư.Theo sau cửa hàng tạp hóa là các KIOS chuyên bán gạo 23,0% trong các chợ
Hình thức kinh doanh Tần suất xuất hiện Tỷ lệ (%)
Trang 32truyền thống, trung tâm thương mại Còn lại 10,8% là các KIOS bách hóa,việc kinh doanh gạo chỉ là phụ muốn kiếm thêm thu nhập, kinh doanh chínhcủa họ là tạp hóa Vì vậy, việc kinh doanh gạo rất đa dạng, nhiều hình thức,đơn giản dễ kinh doanh, có thể kinh doanh cùng với các mặt hàng khác.
4.1.2 Thực trạng kinh doanh của các đại lý bán gạo ở Cần Thơ
Tình hình bán lẻ nói chung và kinh doanh mặt hàng gạo nói riêng ở CầnThơ đang phát triển rất mạnh Thông qua ba khía cạnh: sản phẩm, nhà cungứng và chiêu thị có thể đánh giá tình hình bán lẻ gạo ở Cần Thơ như thế nào
( Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)
Thông qua 74 mẫu được hỏi, số lượng gạo trung bình bán mỗi ngày củacác đại lý bán lẻ thấp nhất là 50 kg và cao nhất là 1000 kg Với sự đa dạng vềhình thức kinh doanh thì đối với các đại lý bán lẻ nhỏ, các cửa hàng tạp hóa cóbán thêm gạo thì số lượng bán ra trong ngày không cao Mặc khác, các đại lýtrung bình một ngày bán được từ 500 đến 1000 kg đó là các đại lý lớn, các cửahàng chuyên kinh doanh gạo Phần lớn vi mô của các đại lý còn hạn chế, báncho người tiêu dùng là chủ yếu Mỗi đại lý có qui mô hoạt động riêng, cáchthức kinh doanh riêng nhưng nhìn chung các đại lý có cùng tiêu chí nhập gạo
để kinh doanh cụ thể như sau:
( ( Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)
Hình 4.1: Tiêu chí lựa chọn gạo kinh doanh của các đại lý bán lẻ
Trang 33Đa số các đại lý đều nhập gạo theo tiêu chí gạo được khách hàng ưachuộng nhiều 90,5 % Kế đến là tiêu chí nhập để tạo sự đa dạng hóa sản phẩmchiếm 66.2 % Các tiêu chí vì lợi nhuận 20,3%, nhà cung ứng giới thiệu, tưvấn 28,4% Một số đại lý do buôn bán lâu nên quen biết trước Vì vậy, họchọn nhập gạo luôn, tiêu chí này chiếm 1,4% Tiêu chí nhập gạo của các đại lýluôn luôn dặt khách hàng lên hàng đầu, và tăng sự đa dạng của sản phẩm đápứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng Nhằm thu hút khách hàng mới và giữchân khách hàng cũ Do đó, nhà cung ứng cần nắm bắt được thị hiếu củangười tiêu dùng, để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng, tănglợi thế cạnh tranh trước nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Bảng 4.6: Chu kỳ nhập gạo của đại lý
( Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)
Từ Bảng 4.6, khi được hỏi thì đa phần các đại lý bán gạo đều trả lời “khinào bán hết thì cứ nhập”, nhưng thường các đại lý nhập gạo vào khoảng từ 1đến 10 ngày nhập một lần là 59,5 % , do chủ yếu là các đại lý nhỏ nên không
có chỗ dự trữ Vì vậy, nhập ngày nào bán ngày đó, đa số các đại lý nhập từ
500 đến 3000 kg chiến 79,7 % trong tổng số 74 đại lý được hỏi (Bảng 4.7).Còn lại là các đại lý trên 10 ngày mới nhập một lần với số lượng có thể lớnhơn Với những đại lý có vi mô lớn hơn thường nhập trên 3000kg chiếm 9,7%.Bảng 4.7: Số lượng gạo mỗi lần nhập
Trang 34Có thể thấy, qui mô của các đại lý còn nhỏ chỉ đơn thuần là một tiệmnhỏ, hay cửa hàng tạp hóa liên doanh với nhiều mặt hàng Vốn của các đại lýcũng không lớn nên việc đầu tư vào cửa tiệm cũng chưa cao, nên số lượng gạonhập cũng còn hạn chế Số lượng gạo nhập tỷ lệ thuận với chu kỳ nhập gạo,nếu việc kinh doanh thuận lợi thì đại lý nhập gạo liên tục và với số lượng lớn.Bảng 4.8: Một số sản phẩm gạo được trưng bày tại các đại lý bán lẻ
Tên gạo
( Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)
Nhìn chung, sản phẩm gạo được bày bán ở các đại lý rất đa dạng, nhiềuloại để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn được một loại gạo yêu thích màvừa túi tiền Với sự đa dạng sản phẩm như vậy cũng giúp việc kinh doanh củađại lý thuận lợi hơn Không dừng lại ở đó, nhằm tạo sự đa dạng hóa sản phẩm
và giúp khách hàng thuận lợi lựa chọn cũng như vận chuyển, một số đại lý cònnhập hay tự đóng những sản phẩm đóng gói với khối lượng nhất định dễ sửdụng Trong tổng số 74 đại lý được hỏi có 20 (27%) đại lý có bán gạo đónggói, tuy con số này chưa cao nhưng vẫn thấy được sản phẩm gạo ở Cần Thơrất đa dạng, phong phú nhiều mẫu mã
Bảng 4.9: Kinh doanh gạo đóng gói
( Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)
Trang 354.1.2.2 Thông tin về nhà cung ứng
Việc chọn mua hàng của các đại lý bán lẻ hiện nay có rất nhiều nhà cungứng để lựa chọn Vậy các đại lý bán lẻ gạo chọn bao nhiêu nhà cung ứng? vớihình thức?; tiêu chí nào?; họ là ai?; họ ở đâu và hình thức thanh toán giữa đại
lý với nhà cung ứng như thế nào?
Bảng 4.10: Số nhà cung ứng mà đại lý lựa chọn trong kinh doanh
( Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)
Theo kết quả Bảng 4.10 cho thấy, khi kinh doanh các đại lý bán lẻthường lựa chọn từ 2 đến 5 nhà cung ứng với 77,0%, để có thể chọn đượcnhiều mặt hàng gạo theo ưa chuộng của khách hàng, cũng như tìm đư ợc nhữngnhà cung ứng đáng tin cậy và có giá cả hợp lý nhất Những đại lý chọn từ 6đến 9 nhà cung ứng chiếm 6,8% và nhiều hơn 10 thì chỉ chiếm 1,4% trongtổng số 74 đại lý được phỏng vấn Còn lại 14,8% là những đại lý chọn chỉ duynhất một nhà cung ứng, thường là các cửa hàng bán gạo cho công ty do công
ty cung cấp toàn bộ, hoặc là những cửa hàng tạp hóa không có nhân viên đếnchào hàng, nếu có thì rất ít và đa phần họ đến các đại lý lớn hơn lấy về bán.Nhìn chung, với thị trường cung ứng gạo hiện nay, đang có rất nhiều đối thủcạnh tranh Vì vậy, các nhà cung ứng cần phải tăng cường đáp ứng nhu cầucủa đại lý, hoàn thiện hệ thống phân phối của mình để được đại lý tin tưởng.Các đại lý đã và đang ch ọn nhiều nhà cung ứng cùng một lúc, để có thể nhậnđược những sản phẩm, giá cả, và nhận được những ưu đãi tốt nhất
Bảng 4.11: Các phương thức chọn nhà cung ứng
Trực tiếp chào hàng
Bạn bè kinh doanh giới thiệu
( Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)
Việc chọn một nhà cung ứng hay nhiều phụ thuộc vào nhiều nguyênnhân Nhiều đại lý chọn nhà cung ứng do trực tiếp trào hàng 64,9% , một
Trang 36phần do bạn bè kinh doanh đi trước giới thiệu Không phải đại lý nào cũngđược nhà cung ứng đến trào hàng trực tiếp, mà buộc đại lý phải tự đi tìm hay
do kinh doanh lâu năm nên dẫn đến quen biết và hợp tác lâu dài tỷ lệ này là55,4% trong 74 đại lý được hỏi đến Mỗi đại lý có một tiêu chí chọn nhà cungứng riêng, nhưng phần lớn các đại lý tập trung vào hai tiêu chí chào hàng trựctiếp, do quen biết Khi lần đầu tiên kinh doanh các đại lý đã tự tìm kiếm hay
do bạn bè giới thiệu Việc hợp tác kinh doanh giữa nhà cung ứng và đại lý trởnên thân thiết, hợp tác lâu dài đến hiện tại, một phần do chính sách mở rộngphạm vi kinh doanh của nhà cung ứng Nhiều nhà cung ứng đã trào hàng trựctiếp cho đại lý, nên việc đại lý chọn nhà cung ứng để hợp tác diễn ra khá thuậnlợi
Nhìn chung, tiêu chí để một đại lý chọn nhà cung ứng phụ thuộc vào chấtlượng hàng hóa mà họ cung cấp phải đảm bảo chất lượng Thứ hai, do giá cả
và chiết khấu mà nhà cung ứng đưa ra, cuối cùng là do quen biết
( Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)
Hình 4.2: Tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng của các đại lý bán lẻ
Đại lý bán lẻ gạo chọn được một nhà cung ứng để hợp tác lâu dài thì nhàcung ứng phải đảm bảo chất lượng hàng hóa 87,8%, đa phần thì các đại lý đềuchọn tiêu chí này Trong các tiêu chí đưa ra thì tiêu chí về giá cả, chiếu khấuhợp lý của nhà cung ứng dành cho đại lý đạt 82,4% trong tổng số 74 mẫu.Tiêu chí do quen biết từ trước và dẫn đến đồng ý nhập hàng từ nhà cung ứngnày, tỷ lệ cũng khá cao 48,6% Một số tiêu chí khác mà các đại lý chọn lựa đó
là do nhà cung ứng gạo cho các đại lý là các nhà máy xay xát của nhà Trongkinh doanh đại lý luôn đặt tiêu chí chất lượng lên hàng đầu, trước tiên đáp ứngnhu cầu khách hàng, đảm bảo chất lượng hàng hóa tạo được uy tín đối vớikhách hàng Giúp việc kinh doanh của đại lý thuận lợi hơn, nên tiêu tiêu chílợi nhuận cũng khá quan trọng được nhiều đại lý chọn
Các nhà cung ứng gạo cho 74 đại lý được hỏi chủ yếu là các doanhnghiệp xay xát, nhà phân phối, một số mua từ thương lái cũng như các củahàng bán sỉ lớn hơn Đặc biệt, mộ số đại lý bán lẻ lớn có nhà máy xay xátriêng nên tự xay gạo để bán
Trang 37( Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)
Hình 4.3: Phương thức thanh toán của đại lý với nhà cung ứng
Nhằm tạo sự thuận lợi trong việc thanh toán cho đại lý, nhà cung ứng đãđưa ra nhiều hình thức chi các đại lý bán lẻ lựa chọn trả tiền mặt, gối đầu, nợlại, hay chuyển khoản Có đến 43% trả lời theo hình thức trả tiền măt toàn bộ.Tiếp theo là hình thức gối đầu tức là nợ lại một phần có đến 37% đại lý bán lẻgạo theo hình thức này và 18% lựa chọn hình thức nợ lại toàn bộ chủ yếu làcác đại lý nhỏ, cửa hàng tạp hóa hoặc các cửa hàng bán gạo cho công ty Còncác hình thức khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ 3% như chuyển khoản đối với các nhàcung ứng ở xa
( Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)
Hình 4.4: Những tỉnh nhập gạo của các đại lý
Các nhà cung ứng mà đại lý chọn nhập gạo đa phần là ở Cần Thơ đến93,2 % chọn nhà cung ứng ở Cần Thơ, khi chọn ở Cần Thơ họ sẽ tiết kiệmđược chi phí vận chuyển cũng như th ời gian giao hàng Để tạo sự đa dạng hơn
về mặt hàng gạo trưng bày tại các cửa hàng, một số đại lý còn mở rộng phạm
vi nhập ra các tỉnh lân cận như: Long An (24,3%), Tiền Giang (23%), HậuGiang (21,6%), An Giang (10,8%) và Đồng Tháp (5,4%)
Trang 38Hình thức thanh toán giữa nhà cung ứng và đại lý cũng có sự tương quanvới nhau, đại lý bán lẻ có thể thanh toán cho nhà cung ứng bằng nhiều hìnhthức tiền mặt hay có thể nợ lại một phần Hiện nay, với hình thức chuyểnkhoản cũng được áp dụng rộng rãi đối với những nhà cung ứng ở xa, giúp choviệc thanh toán nhanh hơn và an toàn hơn Nhìn chung, các đ ại lý còn hạn chếđối với các tỉnh nhập gạo, chủ yếu là nhập ở Cần Thơ Do thuận lợi, nhanhchóng về thời gian cũng như tiết kiệm được chi phí vận chuyển.
4.1.2.3 Thông tin về chiêu thị
Bảng 4.12: Đối tượng khách hàng của đại lý bán lẻ gạo
( Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)
Từ Bảng 4.12 cho thấy, khách hàng chủ yếu và quan trọng nhất của cácđại lý bán lẻ gạo là người tiêu dùng cá nhân, thứ hai là các quán cơm, căn tin,bếp ăn tập thể Đối tượng chiếm tỷ lệ thấp nhất là người bán lẻ nhỏ hơn và cácnhà hàng Vì đây chủ yếu là các đại lý với qui mô nhỏ và các KIOS trong chợ,nên khách hàng thường là người tiêu dùng Uy tín và chất lượng của các đại lýchưa cao, nên việc chọn mua của các nhà hàng còn hạn chế
Khách hàng điện thoại và cửa hàng vận chuyển
(Nguồn: Kết quả điều tra 74 mẫu đại lý bán lẻ gạo năm 2013)
Khi hỏi về hình thức bán của các đại lý gạo với ba hình thức mà tác giảđặt ra ở Bảng 4.13, 100% đã và đang áp dụng ba hình thức đó Thứ nhất, bántrực tiếp tại cửa hàng, khách hàng đến cửa hàng để mua và tự vận chuyển.Hình thức thứ hai, bán trực tiếp tại cửa hàng, khách hàng đến mua nhưng cửahàng sẽ vận chuyển đến tận nơi cho khách hàng Thứ ba, khách hàng đặt muaqua điện thoại và cửa hàng sẽ vận chuyển đến tận nơi
Số đại lý Giá trị
nhỏ nhất lớn nhất Giá trị Trung bình Người tiêu dùng
Trang 39Việc giao hàng tận nơi là hình thức nhằm thu hút khách hàng, thuận lợicho những khách hàng không có phương tiện vận chuyển Nhưng để vậnchuyển đến tận nơi còn phụ thuộc vào mỗi đại lý và khối lượng gạo nhất định
cụ thể như sau:
Bảng 4.14: Mức khối lượng gạo để giao hàng tận nơi của các đại lý
( Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)
Qua bảng 4.13 cho thấy, phần lớn với khối lượng lớn hơn 10kg thì cácđại lý mới vận chuyển đến tận nơi cho khách hàng Một vài đại lý chỉ với 5kg
họ cũng vận chuyển cho khách khi tiện đường hay những khách gần chiếm14,9% trong tổng số 74 đại lý được hỏi Các mức lớn hơn 15kg, 20kg, 25kgchiếm tỷ lệ rất nhỏ lần lượt là 10,8%; 9,5%; 2,7% Ngoài các chính sách giaohàng tận nơi cho khách hàng thì các đại lý bán lẻ gạo còn có thêm các chínhsách bán hàng như: giảm giá, tặng thêm gạo cho khách khi mua số lượngnhiều Hình thức được các đại lý áp dụng nhiều nhất là tặng quà cho nhữngkhách hàng thân thiết vào những dịp lễ, tết
Đa phần vì là đại lý nhỏ kinh doanh với số vốn không cao, nên các đại
lý thường không áp dụng hình thức in trực tiếp số điện thoại, địa chỉ của cửahàng lên bao bì Hình thức in card ghi thông tin của cửa hàng (32,4%) thường
là những đại lý vừa và lớn Hai hình thức vừa ít tốn chi phí, vừa có hiệu quả
đó là in thật lớn số điện thoại và dán ở địa điểm dễ nhìn nhất trong cửa hàng(78,4%) ; in số điện thoại và địa chỉ ghi trên bảng hiệu của hàng (59,5%) Một
số đại lý khi được hỏi “Cửa hàng tạo mối quan hệ với khách hàng bằng cáchnào?” họ trả lời: “vì đại lý quá nhỏ nên không muốn tốn chi phí cho việcnày” Đơn giản là chỉ cho số điện thoại khi khách hàng đến đại lý mua chiếmkhoảng 5% tổng 74 đại lý
Trang 40Bảng 4.15: Hình thức đại lý tạo mối liên hệ với khách hàng
+Tặng card ghi thông tin của cửa hàng cho
khách hàng
+Số điện thoại được ghi lớn và dán ở địa
điểm dễ nhìn trong cửa hàng
+Số điện thoại, địa chỉ ghi trên bảng hiệu
của của hàng
+Chỉ là cửa hàng nhỏ nên không muốn tốn
chi phí cho những việc nêu trên
( Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)
Nhìn chung, tình hình bán lẻ gạo ở Cần Thơ đã và đang phát triển rấtmạnh Mức độ bao phủ của đại lý bán lẻ gạo cũng dày đặc Về sản phẩm thìhết sức đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Người bán cókinh nghiệm trong lĩnh vực mua bán gạo, với nhiều năm kinh nghiệm Nhằmtạo sự đa dạng hàng hóa, thuận lợi cho việc lựa chọn của người tiêu dùng thìmặt hàng gạo đóng gói cũng không ngừng tăng mạnh
Không những mặt hàng gạo tăng mạnh, mà số lượng nhà cung ứng cũngkhông ngừng tăng cao Để các đại lý chọn được một nhà cung ứng uy tín, đảmbảo chất lượng cũng là một điều khó khăn Các đại lý không ngừng tìm kiếmnhững nhà cung ứng có thể nhập được những loại gạo chất lượng với giá cả ổnđịnh, chiết khấu cao Trước sự cạnh tranh gây gắt nhiều nhà cung ứng đangdùng chính sách chào hàng trực tiếp với đại lý, duy trì mối quan hệ thân thiết
từ trước bằng cách luôn đảm bảo chất lượng, đặc tính của gạo; giá cả luôn ổnđịnh; chiết khấu hợp lý và đưa ra nhiều hình thức thanh toán cho đại lý lựachọn
Về khía cạnh chiêu thị, tuy các chương trình khuyến mãi chưa được ápdụng rộng rãi, nhưng các đại lý cũng thường tặng quà, tặng thêm gạo có cácđối tượng là khách hàng thân thiết vào những dịp đặc biệt Giao hàng tận nơicho những khách hàng mua từ 10 kg trở lên Mặc dù, chưa áp dụng các hìnhthức như phát tờ rơi, treo biển, đăng trên Internet, nhưng các đại lý vẫn luôntạo mối liên hệ với khách hàng bằng cách tặng card ghi thông tin của cửahàng, hay in số điện thoại và địa chỉ trên bảng hiệu để khách hàng thuận lợitrong việc liên lạc
Hiện nay, nhờ doanh nghiệp xuất khẩu gạo với ưu thế lớn về năng lực dựtrữ hàng và khả năng cung ứng được một lượng gạo hàng hóa lớn cho thịtrường, các doanh nghiệp đã giúp thị trường gạo nội địa tránh được cơn sốt giá
ảo, người tiêu dùng an tâm hơn Các doanh nghiệp cung ứng ra thị trườngnhiều loại lúa gạo chất lượng ổn định, giúp người tiêu dùng có nhiều cơ hội