0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

MÔ TẢ CHUNG VỀ MẪU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG CỦA CÁC ĐẠI LÝ BÁN LẺ GẠO TRÊN ĐỊA BÀN CẦN THƠ (Trang 30 -30 )

4.1.1 Thông tin về đại lý

4.1.1.1 Giới tính

Bảng 4.1: Giới tính của đáp viên

Giới tính Tần suất xuất

hiện

Tỷ lệ (%)

Nam 15 20,3

Nữ 59 79,7

Tổng 74 100,0

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)

Theo Bảng 4.1, tỷ lệ nam và nữ được phỏng vấn có sự chênh lệch nhiều, 79.7% là nữ so với 20.3% là nam trong tổng số 74 mẫu mà tác giả thu được. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tham gia kinh doanh chủ yếu là nữ vì tính chất của công việc nhẹ nhàng. Số còn lại là nam làm quản lý tiệm, đa số họ buôn bán với qui mô lớn thường là các đại lý lớn hoặc tạp hóa.

4.1.1.2 Tuổi đáp viên

Bảng 4.2: Tuổi của đáp viên

ĐVT: tuổi

N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Độ tuổi 7 26,00 68,00 44,16

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)

Độ tuổi của các đối tượng tham gia kinh doanh gạo của các đại lý thường là những người trong độ tuổi từ 26 đến 68 tuổi. Trong đó độ tuổi bình quân nằm ở khoảng 45 tuổi là chủ yếu. Có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh gạo, nên việc quyết định lựa chọn một nhà cung ứng cũng dễ dàng hơn.

4.1.1.3 Thi gian kinh doanh

Bảng 4.3: Số năm kinh doanh của đại lý

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)

Thời gian kinh doanh của các cửa hàng bán lẻ có sự chênh lệch nhau. Trong 74 đại lý được hỏi, có những đại lý mới tham gia kinh doanh gạo được 1 năm, nhưng có những đại lý kinh doanh từ rất lâu khoảng 30 năm. Có những đại lý tham gia kinh doanh 10 năm nhưng chỉ mới 30 tuổi. Nhìn chung, bình quân thời gian kinh doanh khoảng 10 năm. Nhiều đại lý tham gia kinh doanh rất sớm, có một vài đại lý đã kinh doanh gạo gần 20 năm, nhưng độ tuổi khoảng 45 tuổi. Có thể thấy, hình thức kinh doanh gạo bán lẻ đã có mặt trên thị trường từ rất sớm, và phát triển mạnh đến hiện nay. Với kinh nghiệm kinh doanh trên 10 năm, việc nhìn nhận một nhà cung ứng là rất đơn giản. Các đại lý nhìn chung tạo mối quan hệ với nhà cung cũng rất lâu, nên đại lý sẽ nhận được những chính sách về giá, ưu đãi từ nhà cung ứng là rất cao. Những đại lý này sẽ có lợi thế hơn các đại lý mới gia nhập thì trường.

4.1.1.4 Hình thức kinh doanh

Bảng 4.4: Hình thức kinh doanh

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)

Theo bảng 4.4, trong các hình thức kinh doanh gạo thì hình thức bán chuyên gạo chiếm 41,9% trong tổng số 74 mẫu được phỏng vấn. Kế đến là cửa hàng tạp hóa có bán thêm gạo 24,3% thường tập trung ở xa chợ, khu dân cư. Theo sau cửa hàng tạp hóa là các KIOS chuyên bán gạo 23,0% trong các chợ

Số năm kinh doanh Tần suất xuất

hiện Tỷ lệ (%) Dưới 5 năm 18 24,0 Từ 5 đến 10 năm 36 49,0 Từ 11 đến 20 năm 18 24,0 Trên 20 2 3.0 Tổng 74 100,0

Hình thức kinh doanh Tần suất xuất hiện Tỷ lệ (%)

Cửa hàng chuyên bán gạo 31 41,9

Cửa hàng tạp hóa 18 24,3

KIOS chuyên bán gạo 17 23,0

KIOS bán tạp hóa và gạo 8 10,8

truyền thống, trung tâm thương mại. Còn lại 10,8% là các KIOS bách hóa, việc kinh doanh gạo chỉ là phụ muốn kiếm thêm thu nhập, kinh doanh chính của họ là tạp hóa. Vì vậy, việc kinh doanh gạo rất đa dạng, nhiều hình thức, đơn giản dễ kinh doanh, có thể kinh doanh cùng với các mặt hàng khác.

4.1.2 Thực trạng kinh doanh của các đại lý bán gạo ở Cần Thơ

Tình hình bán lẻ nói chung và kinh doanh mặt hàng gạo nói riêng ở Cần Thơ đang phát triển rất mạnh. Thông qua ba khía cạnh: sản phẩm, nhà cung ứng và chiêu thị có thể đánh giá tình hình bán lẻ gạo ở Cần Thơ như thế nào.

4.1.2.1 Thông tin về sản phẩm

Bảng 4.5: Số lượng gạo bán trung bình một ngày

ĐVT: kg

N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Số lượng gạo bán

trung bình một ngày 74 50,0 1000,0 288,5

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)

Thông qua 74 mẫu được hỏi, số lượng gạo trung bình bán mỗi ngày của các đại lý bán lẻ thấp nhất là 50 kg và cao nhất là 1000 kg. Với sự đa dạng về hình thức kinh doanh thì đối với các đại lý bán lẻ nhỏ, các cửa hàng tạp hóa có bán thêm gạo thì số lượng bán ra trong ngày không cao. Mặc khác, các đại lý trung bình một ngày bán được từ 500 đến 1000 kg đó là các đại lý lớn, các cửa hàng chuyên kinh doanh gạo. Phần lớn vi mô của các đại lý còn hạn chế, bán cho người tiêu dùng là chủ yếu. Mỗi đại lý có qui mô hoạt động riêng, cách thức kinh doanh riêng nhưng nhìn chung các đại lý có cùng tiêu chí nhập gạo để kinh doanh cụ thể như sau:

((Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)

Đa số các đại lý đều nhập gạo theo tiêu chí gạo được khách hàng ưa chuộng nhiều 90,5 %. Kế đến là tiêu chí nhập để tạo sự đa dạng hóa sản phẩm chiếm 66.2 %. Các tiêu chí vì lợi nhuận 20,3%, nhà cung ứng giới thiệu, tư vấn 28,4%. Một số đại lý do buôn bán lâu nên quen biết trước. Vì vậy, họ chọn nhập gạo luôn, tiêu chí này chiếm 1,4%. Tiêu chí nhập gạo của các đại lý luôn luôn dặt khách hàng lên hàng đầu, và tăng sự đa dạng của sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Nhằm thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Do đó, nhà cung ứng cần nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng, để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng, tăng lợi thế cạnh tranh trước nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Bảng 4.6: Chu kỳ nhập gạo của đại lý

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)

Từ Bảng 4.6, khi được hỏi thì đa phần các đại lý bán gạo đều trả lời “khi nào bán hết thì cứ nhập”, nhưng thường các đại lý nhập gạo vào khoảng từ 1 đến 10 ngày nhập một lần là 59,5 % , do chủ yếu là các đại lý nhỏ nên không có chỗ dự trữ. Vì vậy, nhập ngày nào bán ngày đó, đa số các đại lý nhập từ 500 đến 3000 kg chiến 79,7 % trong tổng số 74 đại lý được hỏi (Bảng 4.7). Còn lại là các đại lý trên 10 ngày mới nhập một lần với số lượng có thể lớn hơn. Với những đại lý có vi mô lớn hơn thường nhập trên 3000kg chiếm 9,7%.

Bảng 4.7: Số lượng gạo mỗi lần nhập

ĐV: kg Số lượng mỗi lần nhập Tần suất xuất hiện Tỷ lệ(%) Dưới 500 8 10,8 Từ 500 đến 3000 59 79,7 Trên 3000 7 9,5 Tổng 74 100,0

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)

Chu kỳ nhập hàng Tần suất xuất hiện Tỷ lệ (%) Từ 1-10 ngày 44 59,5 Từ 11-20 ngày 23 31,1 Từ 21-30 ngày 6 8,1 Trên 30 ngày 1 1,4 Tổng 74 100,0

Có thể thấy, qui mô của các đại lý còn nhỏ chỉ đơn thuần là một tiệm nhỏ, hay cửa hàng tạp hóa liên doanh với nhiều mặt hàng. Vốn của các đại lý cũng không lớn nên việc đầu tư vào cửa tiệm cũng chưa cao, nên số lượng gạo nhập cũng còn hạn chế. Số lượng gạo nhập tỷ lệ thuận với chu kỳ nhập gạo, nếu việc kinh doanh thuận lợi thì đại lý nhập gạo liên tục và với số lượng lớn.

Bảng 4.8: Một số sản phẩm gạo được trưng bày tại các đại lý bán lẻ

Tên gạo

Mỹ mới Gạo CS

Gạo chợ Đào Jasmine

Móng chim Nàng Hương

Gạo Tài Nguyên Hàm Châu

Gạo Vĩnh Thuận Gạo Sóc

Lài sữa Trắng tép

Thơm Lài Huyết rồng

Thơm Đài Loan Thơm Mỹ

4218_mềm Thơm Thái

2517_khô 504

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)

Nhìn chung, sản phẩm gạo được bày bán ở các đại lý rất đa dạng, nhiều loại để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn được một loại gạo yêu thích mà vừa túi tiền. Với sự đa dạng sản phẩm như vậy cũng giúp việc kinh doanh của đại lý thuận lợi hơn. Không dừng lại ở đó, nhằm tạo sự đa dạng hóa sản phẩm và giúp khách hàng thuận lợi lựa chọn cũng như vận chuyển, một số đại lý còn nhập hay tự đóng những sản phẩm đóng gói với khối lượng nhất định dễ sử dụng. Trong tổng số 74 đại lý được hỏi có 20 (27%) đại lý có bán gạo đóng gói, tuy con số này chưa cao nhưng vẫn thấy được sản phẩm gạo ở Cần Thơ rất đa dạng, phong phú nhiều mẫu mã.

Bảng 4.9: Kinh doanh gạo đóng gói

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)

Gạo đóng gói Tần suất xuất

hiện Tỷ lệ(%)

20 27,0

Không 54 73,0

4.1.2.2 Thông tin về nhà cung ứng

Việc chọn mua hàng của các đại lý bán lẻ hiện nay có rất nhiều nhà cung ứng để lựa chọn. Vậy các đại lý bán lẻ gạo chọn bao nhiêu nhà cung ứng? với hình thức?; tiêu chí nào?; họ là ai?; họ ở đâu và hình thức thanh toán giữa đại lý với nhà cung ứng như thế nào?

Bảng 4.10: Số nhà cung ứng mà đại lý lựa chọn trong kinh doanh

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)

Theo kết quả Bảng 4.10 cho thấy, khi kinh doanh các đại lý bán lẻ thường lựa chọn từ 2 đến 5 nhà cung ứng với 77,0%, để có thể chọn được nhiều mặt hàng gạo theo ưa chuộng của khách hàng, cũng như tìm đư ợc những nhà cung ứng đáng tin cậy và có giá cả hợp lý nhất. Những đại lý chọn từ 6 đến 9 nhà cung ứng chiếm 6,8% và nhiều hơn 10 thì chỉ chiếm 1,4% trong tổng số 74 đại lý được phỏng vấn. Còn lại 14,8% là những đại lý chọn chỉ duy nhất một nhà cung ứng, thường là các cửa hàng bán gạo cho công ty do công ty cung cấp toàn bộ, hoặc là những cửa hàng tạp hóa không có nhân viên đến chào hàng, nếu có thì rất ít và đa phần họ đến các đại lý lớn hơn lấy về bán. Nhìn chung, với thị trường cung ứng gạo hiện nay, đang có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, các nhà cung ứng cần phải tăng cường đáp ứng nhu cầu của đại lý, hoàn thiện hệ thống phân phối của mình để được đại lý tin tưởng. Các đại lý đã và đang ch ọn nhiều nhà cung ứng cùng một lúc, để có thể nhận được những sản phẩm, giá cả, và nhận được những ưu đãi tốt nhất.

Bảng 4.11: Các phương thức chọn nhà cung ứng Trực tiếp chào hàng Bạn bè kinh doanh giới thiệu Khác: Quen biết từ trước

Có Không Có Không Có Không

Tần suất xuất hiện

48 26 27 47 41 33

Tỷ lệ(%) 64,9 35,1 36,5 63,5 55,4 44,6

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)

Việc chọn một nhà cung ứng hay nhiều phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Nhiều đại lý chọn nhà cung ứng do trực tiếp trào hàng 64,9% , một

Số nhà cung ứng Tần suất xuất hiện Tỷ lệ(%)

Chỉ duy nhất 1 11 14,8

Từ 2 đến 5 57 77,0

Từ 6 đến 9 5 6,8

Trên 10 1 1,4

phần do bạn bè kinh doanh đi trước giới thiệu. Không phải đại lý nào cũng được nhà cung ứng đến trào hàng trực tiếp, mà buộc đại lý phải tự đi tìm hay do kinh doanh lâu năm nên dẫn đến quen biết và hợp tác lâu dài tỷ lệ này là 55,4% trong 74 đại lý được hỏi đến. Mỗi đại lý có một tiêu chí chọn nhà cung ứng riêng, nhưng phần lớn các đại lý tập trung vào hai tiêu chí chào hàng trực tiếp, do quen biết. Khi lần đầu tiên kinh doanh các đại lý đã tự tìm kiếm hay do bạn bè giới thiệu. Việc hợp tác kinh doanh giữa nhà cung ứng và đại lý trở nên thân thiết, hợp tác lâu dài đến hiện tại, một phần do chính sách mở rộng phạm vi kinh doanh của nhà cung ứng. Nhiều nhà cung ứng đã trào hàng trực tiếp cho đại lý, nên việc đại lý chọn nhà cung ứng để hợp tác diễn ra khá thuận lợi.

Nhìn chung, tiêu chí để một đại lý chọn nhà cung ứng phụ thuộc vào chất lượng hàng hóa mà họ cung cấp phải đảm bảo chất lượng. Thứ hai, do giá cả và chiết khấu mà nhà cung ứng đưa ra, cuối cùng là do quen biết.

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)

Hình 4.2: Tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng của các đại lý bán lẻ

Đại lý bán lẻ gạo chọn được một nhà cung ứng để hợp tác lâu dài thì nhà cung ứng phải đảm bảo chất lượng hàng hóa 87,8%, đa phần thì các đại lý đều chọn tiêu chí này. Trong các tiêu chí đưa ra thì tiêu chí về giá cả, chiếu khấu hợp lý của nhà cung ứng dành cho đại lý đạt 82,4% trong tổng số 74 mẫu. Tiêu chí do quen biết từ trước và dẫn đến đồng ý nhập hàng từ nhà cung ứng này, tỷ lệ cũng khá cao 48,6%. Một số tiêu chí khác mà các đại lý chọn lựa đó là do nhà cung ứng gạo cho các đại lý là các nhà máy xay xát của nhà. Trong kinh doanh đại lý luôn đặt tiêu chí chất lượng lên hàng đầu, trước tiên đáp ứng nhu cầu khách hàng, đảm bảo chất lượng hàng hóa tạo được uy tín đối với khách hàng. Giúp việc kinh doanh của đại lý thuận lợi hơn, nên tiêu tiêu chí lợi nhuận cũng khá quan trọng được nhiều đại lý chọn.

Các nhà cung ứng gạo cho 74 đại lý được hỏi chủ yếu là các doanh nghiệp xay xát, nhà phân phối, một số mua từ thương lái cũng như các của hàng bán sỉ lớn hơn. Đặc biệt, mộ số đại lý bán lẻ lớn có nhà máy xay xát riêng nên tự xay gạo để bán.

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)

Hình 4.3: Phương thức thanh toán của đại lý với nhà cung ứng

Nhằm tạo sự thuận lợi trong việc thanh toán cho đại lý, nhà cung ứng đã đưa ra nhiều hình thức chi các đại lý bán lẻ lựa chọn trả tiền mặt, gối đầu, nợ lại, hay chuyển khoản. Có đến 43% trả lời theo hình thức trả tiền măt toàn bộ. Tiếp theo là hình thức gối đầu tức là nợ lại một phần có đến 37% đại lý bán lẻ gạo theo hình thức này và 18% lựa chọn hình thức nợ lại toàn bộ chủ yếu là các đại lý nhỏ, cửa hàng tạp hóa hoặc các cửa hàng bán gạo cho công ty. Còn các hình thức khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ 3% như chuyển khoản đối với các nhà cung ứng ở xa.

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)

Hình 4.4: Những tỉnh nhập gạo của các đại lý

Các nhà cung ứng mà đại lý chọn nhập gạo đa phần là ở Cần Thơ đến 93,2 % chọn nhà cung ứng ở Cần Thơ, khi chọn ở Cần Thơ họ sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển cũng như th ời gian giao hàng. Để tạo sự đa dạng hơn về mặt hàng gạo trưng bày tại các cửa hàng, một số đại lý còn mở rộng phạm vi nhập ra các tỉnh lân cận như: Long An (24,3%), Tiền Giang (23%), Hậu Giang (21,6%), An Giang (10,8%) và Đồng Tháp (5,4%).

Hình thức thanh toán giữa nhà cung ứng và đại lý cũng có sự tương quan với nhau, đại lý bán lẻ có thể thanh toán cho nhà cung ứng bằng nhiều hình thức tiền mặt hay có thể nợ lại một phần. Hiện nay, với hình thức chuyển khoản cũng được áp dụng rộng rãi đối với những nhà cung ứng ở xa, giúp cho việc thanh toán nhanh hơn và an toàn hơn. Nhìn chung, các đ ại lý còn hạn chế đối với các tỉnh nhập gạo, chủ yếu là nhập ở Cần Thơ. Do thuận lợi, nhanh chóng về thời gian cũng như tiết kiệm được chi phí vận chuyển.

4.1.2.3 Thông tin v chiêu th

Bảng 4.12: Đối tượng khách hàng của đại lý bán lẻ gạo.

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)

Từ Bảng 4.12 cho thấy, khách hàng chủ yếu và quan trọng nhất của các đại lý bán lẻ gạo là người tiêu dùng cá nhân, thứ hai là các quán cơm, căn tin, bếp ăn tập thể . Đối tượng chiếm tỷ lệ thấp nhất là người bán lẻ nhỏ hơn và các nhà hàng. Vì đây chủ yếu là các đại lý với qui mô nhỏ và các KIOS trong chợ, nên khách hàng thường là người tiêu dùng. Uy tín và chất lượng của các đại lý chưa cao, nên việc chọn mua của các nhà hàng còn hạn chế.

Bảng 4.13: Hình thức bán hàng của các đại lý

Hình thức Bán trực

tiếp tại cửa hàng Cửa hàng vận chuyển đến tận nơi Khách hàng điện thoại và cửa hàng vận chuyển

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG CỦA CÁC ĐẠI LÝ BÁN LẺ GẠO TRÊN ĐỊA BÀN CẦN THƠ (Trang 30 -30 )

×