0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

KHÁI QUÁT VỀ CẦN THƠ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG CỦA CÁC ĐẠI LÝ BÁN LẺ GẠO TRÊN ĐỊA BÀN CẦN THƠ (Trang 26 -26 )

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vtríđịa

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.401,61 km2 , chiếm 3,49% diện tích toàn vùng. Phía Bắc giáp tỉnh An Giang; phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.

Thành phố Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38” - 105050’35” kinh độ Đông và 9055’08” - 10019’38” vĩ độ Bắc. Đơn vị hành chính của thành phố Cần Thơ gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (5 thị trấn, 36 xã, 44 phường). Ngày 19 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐ- TTg thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Trong đó, thành phố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

3.1.1.2.Đặcđim địa hình sông rch

Cần Thơ nằm ở khu vực bồi tụ phù sa nhiều năm của sông Mê Kông, có địa hình rất đặc trưng cho dạng địa hình đồng bằng. Nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Trong đó: sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65 km, sông Cái Lớn dài 20 km, sông Cần Thơ dài 16 km, đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều.

Bên cạnh đó, Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch nhỏ dày đặc, cho nước ngọt suốt hai mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thuỷ lợi và cải tạo đất.

3.1.1.3. Khí hu

Thành phố Cần Thơ trong vùng thuộc ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Có hai mùa rõ rệt trong năm là mùa khô và mùa mưa.

Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình các tháng từ 26 đến 280C. Có số giờ nắng cao nhất trong năm vào các tháng 1,2,3. Giờ nắng trung bình trong các tháng này từ 190 giờ đến 240 giờ.

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; gió mùa Tây Nam. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa mưa từ 26 đến 270C. Mưa tập trung trong các tháng 9,10. Trung bình lượng mưa phổ biến trong tháng từ 220 mm đến 420 mm. Các tháng cuối mùa gây ngập úng trên diện rộng do lượng mưa lớn và lũ thượng nguồn đổ về.

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.2.1 Dân svà laođộng

Theo Cục Thống kê thành phố Cần Thơ, dân số toàn Thành phố là 1.200.300 người. Mật độ dân số là 852 người/km2. Trong đó, tỷ lệ nữ chiếm 50,01% và nam là 49,99%. Tỷ lệ dân thành thị là 65,96%, khu vực nông thôn là 34,04%. Số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 640.119 người. Các dân tộc chính cư trú ở thành phố Cần Thơ: Kinh, Hoa, Khơ me.

3.1.2.2 Kinh tế

Cần Thơ là thành phố trung tâm của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, đóng góp rất nhiều vào sự tăng trưởng của cả vùng. Nền kinh tế của thành phố đã phát triển theo chiều hướng tích cực. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 8,36%; trong đó tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản chiếm 10,83; công nghiệp - xây dựng 44,45%; dịch vụ thương mại 44,72%. Thu nhập bình quân của thành phố ư ớ c đạt 1.819 USD.

Ngoài ra, cơ cấu kinh tế của thành phố phát triển theo hướng bền vững, tăng tỷ trọng công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP của vùng. Trong đó, nông nghiệp chuyển dịch theo chiều hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản; công nghiệp chuyển dịch theo cơ cấu tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, đặc biệt công nghiệp chế biến thủy sản.

3.1.2.3. Cơshtng

a. Hệ thống cung cấp điện

Hiện nay, thành phố Cần Thơ được cấp điện chủ yếu từ nguồn điện lưới quốc gia (qua đường dây 220KV Cai Lậy - Trà Nóc và Cai Lậy - Rạch Giá) và nhà máy nhiệt điện Trà Nóc (tổng công suất 193,5MW) cung cấp điện cho thành phố qua đường dây 110KV và 6 trạm biến áp.

Ngoài nguồn cung cấp trên, thành phố được Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng dự án Trung tâm điện lực Ô Môn với tổng công suất cho 4 nhà máy 2.700MW bao gồm: Ô Môn 1: 600MW, Ô Môn 2: 720MW; nhà máy điện FO/khí 660MW và Ô Môn 4: 720MW dự kiến hoàn thành cả 4 nhà máy vào năm 2013. Trong đó, tổ máy số 1 - nhà máy Ô Môn 1 đã đưa vào vận hành vào năm 2009.

b. Cấp thoát nước

Toàn thành phố hiện có 11 nhà máy cấp nước với tổng công suất 109.500m3/ngày đêm. Phần lớn trung tâm các xã đều có hệ thống cấp nước từ 10 - 20m3/giờ và các cụm dân cư lớn 50 - 100 hộ có hệ thống nối mạng cấp nước sạch. Trong thời gian tới, cần phải tiếp tục nâng cấp và mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao.

Hệ thống thoát nước của thành phố hiện chỉ tập trung chủ yếu tại các phường trung tâm của quận Ninh Kiều, vừa thoát nước mưa, vừa thoát nước thải sinh hoạt. Tổng chiều dài hệ thống thoát nước là 23.509m, đường cống Ø 300-1.200mm và 7.216m các mương xây B=200-500mm. Nhìn chung, hệ thống thoát nước trên địa bàn nội thị còn kém và đang xuống cấp, hệ thống thoát nước tại các trung tâm thị trấn không đủ năng lực tải.

c. Giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ: Toàn thành phố có 2.762,84km đường, mật độ 2,3km/km2 (nếu không tính đường xã ấp, toàn thành phố có 698,548km đường, mật độ 0,5km/km2); trong đó có 123,715km quốc lộ; 183,85km đường tỉnh; 332,87 km đường huyện; 153,33km đường đô thị; 1.969,075km đường ấp, xã, khu phố. Với 3,98% mặt đường bê tông nóng, 26,26% nhựa, 27,74% rải đá, 17,44% cấp phối, còn lại là đường đất phần lớn sử dụng cho người đi bộ và xe 2 bánh với quy mô và tải trọng nhỏ.

Hệ thống giao thông đường sông: Mạng lưới đường thủy trên địa bàn có tổng chiều dài 1.157km, trong đó có khoảng 619km có khả năng vận tải cho loại phương tiện trọng tải từ 30 tấn trở lên (độ sâu trung bình >2,5m). Gồm: 6 tuyến do Trung ương quản lý (sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Cái Sắn, kênh Thị Đội, rạch Ô Môn, kênh Xà No) với tổng chiều dài 132,88km, đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 100 - 250 tấn.

3.2 TÌNH HÌNH BÁN LẺ GẠO Ở CẦN THƠ

Thành phố Cần Thơ với thuận lợi về vị trí địa lý cùng với những điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, là một trong 04 thành phố trọng điểm kinh tế của cả nước đó là Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ.

Cần Thơ được xem là nơi tập trung thương mại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); với lợi thế này, Cần Thơ thu hút nhiều nhà bán lẻ, tạo cho kênh phân phối ngày càng phát triển và đã góp phần tích cực vào mức tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân hằng năm tăng lên 24%. Trong đó, kênh bán lẻ gạo cũng không ngừng mở rộng và phát triển.

Hiện nay, song song với 107 chợ truyền thống3, hệ thống cửa hàng bán lẻ gạo truyền thống với qui mô khác nhau thì còn có sự góp mặt của các siêu thị như Co.opMart, Metro, Vinatex, Maximark,…cung ứng đa dạng mặt hàng gạo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cư dân thành phố và các tỉnh ĐBSCL.

Nhìn chung, tổng mức bán lẻ theo nhóm hàng hóa đang trong giai đoạn phát triển mạnh, có những nhóm hàng tăng liên tục qua các năm. Trong đó, nhóm hàng lương thực và thực phẩm cũng tăng trưởng không ngừng. Cụ thể, nhóm lương thực thực phẩm năm 2011 đạt mức 7.361.550 triệu đồng và tiếp tục tăng lên 8.602.700 triệu đồng năm 20124.

Có thể nói, tình hình bán lẻ ở Cần Thơ đã và đang phát triển mạng trên tất cả mọi phương diện. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 5 năm 2012 đạt 4.681,6 tỷ đồng. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2012, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 22.229,5 tỷ đồng, đạt 45% kế hoạch, tăng 18,81% so cùng kỳ5.

Tình hình sản xuất lúa gạo năm 2013, tổng diện tích lúa của Thành phố Cần Thơ gần 236.600 ha tăng trên 8.300 ha so với năm 2012, năng suất cả năm ước gần 6 tấn/ha, tăng khoảng 1,8%. Tiếp tục phát huy mô hình cánh đồng mẫu lớn từ vụ Đông Xuân, vụ Thu Đông có khoảng 7.640 ha với 4.482 ha tham gia. Hầu hết các cánh đồng được xây dựng theo hướng áp dụng VietGap, thực hiện các giải pháp kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng; hay 1 phải, 5 giảm; đảm bảo mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất. Qua đánh giá, các đơn vị đảm bảo việc cung cấp vật tư và kỹ thuật, giá cả ổn định, việc tiêu thụ thực hiện khá tốt. Tình hình xuất khẩu gạo tháng 01 năm 2013 ước 41,9 nghìn tấn tăng 0,9%. So với tháng trước, với giá trị 23,4 triệu USD, tăng 5,4% so với tháng trước. Tình hình xuất khẩu gạo tháng 01 tương đối thuận lợi, doanh nghiệp tập trung thực hiện các hợp đồng đã ký còn lại của năm 20116. Xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố ước thực hiện gần 72 ngàn tấn, với giá trị gần 35 triệu USD, tăng 2,05% so tháng trước. Tính từ đầu năm đến nay, xuất khẩu gạo ước thực hiện 494 ngàn tấn, đạt hơn 57% kế hoạch năm và tăng 3,19% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu 237,5 triệu USD, đạt 61,37% kế hoạch năm, tăng 11,22% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 33% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố.

Theo các doanh nghiệp, tình hình xuất khẩu gạo đang có dấu hiệu khả quan. Khách hàng ở một số nước châu Phi và Trung Quốc đang quan tâm đến sản phẩm gạo chất lượng cao và gạo thơm của Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn cung lúa, gạo hàng hóa trong và ngoài nước hiện nay dồi dào, giá xuất khẩu tương đối thấp nên khách hàng nước ngoài cân nhắc việc ký hợp đồng số lượng lớn vì muốn lựa chọn giá tốt. Các doanh nghiệp đang theo dõi sát diễn biến thị trường để ký kết các hợp đồng xuất khẩu cho những tháng cuối năm 2013.

4Nguồn: Niên giám thống kê Cần Thơ, 2012 5Nguồn: http://www.canthopromotion.vn/

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG CỦA CÁC ĐẠI LÝ BÁN LẺ

GẠO Ở ĐỊA BÀN CẦN THƠ

4.1 MÔ TẢ CHUNG VỀ MẪU NGHIÊN CỨU4.1.1 Thông tin về đại lý 4.1.1 Thông tin về đại lý

4.1.1.1 Giới tính

Bảng 4.1: Giới tính của đáp viên

Giới tính Tần suất xuất

hiện

Tỷ lệ (%)

Nam 15 20,3

Nữ 59 79,7

Tổng 74 100,0

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)

Theo Bảng 4.1, tỷ lệ nam và nữ được phỏng vấn có sự chênh lệch nhiều, 79.7% là nữ so với 20.3% là nam trong tổng số 74 mẫu mà tác giả thu được. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tham gia kinh doanh chủ yếu là nữ vì tính chất của công việc nhẹ nhàng. Số còn lại là nam làm quản lý tiệm, đa số họ buôn bán với qui mô lớn thường là các đại lý lớn hoặc tạp hóa.

4.1.1.2 Tuổi đáp viên

Bảng 4.2: Tuổi của đáp viên

ĐVT: tuổi

N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Độ tuổi 7 26,00 68,00 44,16

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)

Độ tuổi của các đối tượng tham gia kinh doanh gạo của các đại lý thường là những người trong độ tuổi từ 26 đến 68 tuổi. Trong đó độ tuổi bình quân nằm ở khoảng 45 tuổi là chủ yếu. Có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh gạo, nên việc quyết định lựa chọn một nhà cung ứng cũng dễ dàng hơn.

4.1.1.3 Thi gian kinh doanh

Bảng 4.3: Số năm kinh doanh của đại lý

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)

Thời gian kinh doanh của các cửa hàng bán lẻ có sự chênh lệch nhau. Trong 74 đại lý được hỏi, có những đại lý mới tham gia kinh doanh gạo được 1 năm, nhưng có những đại lý kinh doanh từ rất lâu khoảng 30 năm. Có những đại lý tham gia kinh doanh 10 năm nhưng chỉ mới 30 tuổi. Nhìn chung, bình quân thời gian kinh doanh khoảng 10 năm. Nhiều đại lý tham gia kinh doanh rất sớm, có một vài đại lý đã kinh doanh gạo gần 20 năm, nhưng độ tuổi khoảng 45 tuổi. Có thể thấy, hình thức kinh doanh gạo bán lẻ đã có mặt trên thị trường từ rất sớm, và phát triển mạnh đến hiện nay. Với kinh nghiệm kinh doanh trên 10 năm, việc nhìn nhận một nhà cung ứng là rất đơn giản. Các đại lý nhìn chung tạo mối quan hệ với nhà cung cũng rất lâu, nên đại lý sẽ nhận được những chính sách về giá, ưu đãi từ nhà cung ứng là rất cao. Những đại lý này sẽ có lợi thế hơn các đại lý mới gia nhập thì trường.

4.1.1.4 Hình thức kinh doanh

Bảng 4.4: Hình thức kinh doanh

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)

Theo bảng 4.4, trong các hình thức kinh doanh gạo thì hình thức bán chuyên gạo chiếm 41,9% trong tổng số 74 mẫu được phỏng vấn. Kế đến là cửa hàng tạp hóa có bán thêm gạo 24,3% thường tập trung ở xa chợ, khu dân cư. Theo sau cửa hàng tạp hóa là các KIOS chuyên bán gạo 23,0% trong các chợ

Số năm kinh doanh Tần suất xuất

hiện Tỷ lệ (%) Dưới 5 năm 18 24,0 Từ 5 đến 10 năm 36 49,0 Từ 11 đến 20 năm 18 24,0 Trên 20 2 3.0 Tổng 74 100,0

Hình thức kinh doanh Tần suất xuất hiện Tỷ lệ (%)

Cửa hàng chuyên bán gạo 31 41,9

Cửa hàng tạp hóa 18 24,3

KIOS chuyên bán gạo 17 23,0

KIOS bán tạp hóa và gạo 8 10,8

truyền thống, trung tâm thương mại. Còn lại 10,8% là các KIOS bách hóa, việc kinh doanh gạo chỉ là phụ muốn kiếm thêm thu nhập, kinh doanh chính của họ là tạp hóa. Vì vậy, việc kinh doanh gạo rất đa dạng, nhiều hình thức, đơn giản dễ kinh doanh, có thể kinh doanh cùng với các mặt hàng khác.

4.1.2 Thực trạng kinh doanh của các đại lý bán gạo ở Cần Thơ

Tình hình bán lẻ nói chung và kinh doanh mặt hàng gạo nói riêng ở Cần Thơ đang phát triển rất mạnh. Thông qua ba khía cạnh: sản phẩm, nhà cung ứng và chiêu thị có thể đánh giá tình hình bán lẻ gạo ở Cần Thơ như thế nào.

4.1.2.1 Thông tin về sản phẩm

Bảng 4.5: Số lượng gạo bán trung bình một ngày

ĐVT: kg

N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Số lượng gạo bán

trung bình một ngày 74 50,0 1000,0 288,5

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)

Thông qua 74 mẫu được hỏi, số lượng gạo trung bình bán mỗi ngày của các đại lý bán lẻ thấp nhất là 50 kg và cao nhất là 1000 kg. Với sự đa dạng về hình thức kinh doanh thì đối với các đại lý bán lẻ nhỏ, các cửa hàng tạp hóa có bán thêm gạo thì số lượng bán ra trong ngày không cao. Mặc khác, các đại lý trung bình một ngày bán được từ 500 đến 1000 kg đó là các đại lý lớn, các cửa hàng chuyên kinh doanh gạo. Phần lớn vi mô của các đại lý còn hạn chế, bán cho người tiêu dùng là chủ yếu. Mỗi đại lý có qui mô hoạt động riêng, cách thức kinh doanh riêng nhưng nhìn chung các đại lý có cùng tiêu chí nhập gạo để kinh doanh cụ thể như sau:

((Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG CỦA CÁC ĐẠI LÝ BÁN LẺ GẠO TRÊN ĐỊA BÀN CẦN THƠ (Trang 26 -26 )

×