Sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ta tiến hành phân tích nhân tố. Kết quả của phân tích nhân tố được sử dụng khi đạt một số tiêu chí sau:
+ Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc thì hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.[4, tr.31]
+ Kiểm định Bartlett để kiểm tra xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nói cách khác, ma trận tương quan tổng thể là một ma trận đồng nhất, mỗi biến tương quan hoàn toàn với chính nó (r=1) nhưng không có tương quan với những biến khác (r=0). Điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến phải có tương quan với nhau (các biến đo lường phản ánh những khía cạnh khác nhau của cùng một yếu tố chung). Kiểm định Bartlett dùng để kiểm định giả thuyết H0: Các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê khi ta bác bỏ giả thuyết H0(sig. ≤0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.[4, tr.30]
+ Theo Hair & ctg (1998) thì hệ số tải nhân tố Factor loading > 0,3 được xem là mức tối thiểu, Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng, Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Đối với nghiên cứu này, những biến nào có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại để đảm bảo tính hoàn chỉnh của thang đo. Phương sai trích (giá trị Cumulative %) là phải đạt từ 50% trở lên.
Xác định vấn đề: Sau khi loại 2 biến ra khỏi thang đo bằng phương pháp sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thì 16 biến còn lại được đưa vào tiến hành phân tích nhân tố.
Bảng 4.18: Phân tích nhân tố với thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung ứng gạo
Nhân tố 1 2 3 4 5 TC1 0,184 0,618 0,585 0,011 -0,026 TC2 0,097 0,889 0,182 0,071 0,016 TC3 0,204 0,790 0,062 0,089 0,201 CT1 -0,147 0,235 0,351 0,238 0,666 CT2 0,160 0,229 -0,223 0,286 0,629 DB2 0,075 0,223 0,070 0,757 0,184 DB3 0,092 0,025 0,188 0,835 0,145 DB4 0,473 -0,135 0,089 0,567 -0,024 DB5 0,478 0,066 0,530 0,285 0,125 CS1 0,375 -0,160 0,181 -0,039 0,680 CS2 -0,094 0,283 0,766 0,021 -0,011 CS3 0,831 0,203 0,268 0,120 0,043 CS4 0,780 0,314 -0,037 0,049 0,263 CS5 0,526 0,083 -0,093 0,285 0,374 QH1 0,187 -0,021 0,640 0,280 0,286 QH2 0,316 0,083 0,450 0,079 0,536
(Nguồn: Kết quả phân tích nhân tố từ số liệu điều tra, 2013)
Kiểm định giả thuyết:Giả thuyết H0 cho rằng các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể hay ma trận tương quan giữa các biến trong tổng thể là một ma trận đơn vị đã bị bác bỏ bởi kiểm định Bartlett. Kết quả cho thấy hệ số KMO = 0,765 (0,5 < KMO < 1) và sig của kiểm định Bartlett bằng 0,000 nhỏ hơn α = 0,05, chứng tỏ phân tích nhân tố cho việc nhóm các biến này lại với nhau là thích hợp.7
Xác định số nhân tố: Theo tiêu chuẩn Eigenvalues (lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố) lớn hơn 1 thì có 5 nhân tố được rút trích ra từ 16 yếu tố đưa vào mô hình và giá trị Eigenvalues cumulative % (phương sai trích)
là 68,1 cho biết rằng khả năng sử dụng 5 nhân tố này để gải thích cho 16 biến quan sát ban đầu là 68,1%.
4.3 HIỆU CHỈNH TÊN GỌI VÀ CẤU TRÚC NHÓM NHÂN TỐ TÁCĐỘNG ĐẾN QU YẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG CỦA ĐẠI