TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ QUỲNH NƯƠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ NUÔI CÁ RÔ THÂM CANH TRONG AO ĐẤT Ở TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ QUỲNH NƯƠNG
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ NUÔI CÁ RÔ THÂM CANH TRONG AO ĐẤT Ở TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115
Tháng 8 - 2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Trải qua ba năm học tập và rèn luyện ở trường Đại học Cần Thơ, nhờ có
sự chỉ dạy tận tình của quý thầy cô, nhất là quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị kinh doanh đã giúp em có được những kiến thức quý báo để góp phần vận dụng vào cuộc sống sau này
Em chân thành cảm ơn cô Tạ Hồng Ngọc đã tận tình hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc của em trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp Đồng thời em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị ở Chi cục Thủy sản tỉnh Hậu Giang và Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tỉnh Hậu Giang đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập để nghiên cứu đề tài này
Cảm ơn cha mẹ đã hết lòng ủng hộ, động viên và tạo điều kiện để con có thời gian hoàn thành bài luận văn
Cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và cả
ba năm học qua
Sau cùng, em xin gửi lời kính chúc sức khỏe đến Ban Giám Hiệu, quý thầy, cô Trường Đại học Cần Thơ, cùng toàn thể cán bộ, nhân viên tại Chi cục thủy sản tỉnh Hậu Giang và Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tỉnh Hậu Giang
Xin chân thành cảm ơn!
Ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Quỳnh Nương
Trang 4LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác
Ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Quỳnh Nương
Trang 5NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Ngày tháng năm 2013 Thủ trưởng đơn vị
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ……… ….2
1.2.1 Mục tiêu chung……… ………… 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể……… …………2
1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu … 2
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định……… ……2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu……… …2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ……….… 3
1.4.1 Phạm vi không gian……… ……….…….3
1.4.2 Phạm vi thời gian……… …….….3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu……… ……3
1.4.4 Nội dung nghiên cứu 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 Cơ sở lý luận ……… …….5
2.1.1 Một số khái niệm về nuôi trồng thủy sản……… …5
2.1.2 Đặc điểm của ngành thủy sản……… … 6
2.1.3 Khái niệm nông hộ, kinh tế hộ và đặc điểm của kinh tế hộ……… …7
2.1.4 Khái niệm sản xuất và hàm sản xuất……… ….8
2.1.5 Khái niệm hiệu quả tài chính……… … 9
2.1.6 Giới thiệu khái quát về đặc điểm của con cá rô đồng nuôi 9
2.1.7 Một số phương pháp phân tích số liệu 10
2.1.8 Một số chỉ tiêu cần phân tích 11
2.2 Phương pháp nghiên cứu ……… ……… …14
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu……… ……… 14
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu……… … … …14
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu……… ………… ….16
Trang 7Chương 3: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NUÔI CÁ RÔ THÂM CANH TRONG
AO ĐẤT CỦA TỈNH HẬU GIANG……… ……… …… 19
3.1 Khái quát về tỉnh Hậu Giang……… 19
3.1.1 Vị trí địa lý……… ……….…… 19
3.1.2 Điều kiện tự nhiên……… ………….20
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội ……… … …….… 24
3.2 Thực trạng nuôi cá rô thâm canh trong ao đất ở tỉnh Hậu Giang… … 32
3.2.1 Thực trạng nuôi thủy sản ở tỉnh Hậu Giang……… …32
3.2.2 Thực trạng nuôi cá rô thâm canh trong ao đất ở tỉnh Hậu Giang…… 38
Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ NUÔI CÁ RÔ THÂM CANH TRONG AO ĐẤT Ở TỈNH HẬU GIANG……… ……… ………… 42
4.1 Đặc điểm của các hộ nuôi cá rô thâm canh trong mẫu điều tra…… … 42
4.1.1 Nguồn lao động của nông hộ ……… …42
4.1.2 Đặc điểm lao động của nông hộ……….……….…43
4.1.3 Nguyên nhân nông hộ chọn nuôi cá rô tham canh trong ao đất……… 44
4.1.4 Tài chính của nông hộ……… ……… 45
4.2 Tình hình nuôi cá rô thâm canh trong ao đất của các hộ điều tra 46
4.2.1 Diện tích nuôi cá rô thâm canh của nông hộ……….……… 46
4.2.2 Mật độ thả giống………….……… … 47
4.2.3 Thông tin kỹ thuật nuôi… ……… ….49
4.2.4 Thời gian nuôi cá rô thâm canh trong năm……… 54
4.2.5 Tình hình tiêu thụ cá rô của nông hộ……… ……….55
4.2.6 Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất ……… ………56
4.3 Phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất ở tỉnh Hậu Giang……… 58
4.3.1 Phân tích các yếu tố chi phí của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất……… 58
Trang 84.3.2 Phân tích doanh thu, năng suất, lợi nhuận và một số tỷ số tài chính nhằm đánh giá hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất
……… ……….… 63
4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá rô nuôi thâm canh trong ao đất của nông hộ ……… ……68
4.5 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất ở tỉnh Hậu Giang 73
4.5.1 Về lao động 73
4.5.2 Về kỹ thuật 74
4.5.3 Về tiêu thụ 75
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……….………….……… 76
5.1 Kết luận……… ……… ……76
5.2 Kiến nghị……… ….77
5.2.1 Đối với nhà nước 77
5.2.2 Đối với cơ quan nhà nước các cấp của tỉnh 77
5.2.3 Đối với ngân hàng 78
5.2.4 Đối với doanh nghiệp 78
5.2.5 Đối với nông dân 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ………….………….79
PHỤ LỤC……… … 82
Trang 9DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Phân phối mẫu số liệu 15 Bảng 2.2 Dấu kỳ vọng của các biến độc lập của mô hình hàm năng suất cá 17 Bảng 3.1 Nhiệt độ trung bình, lượng mưa và độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm (2010-2012) 21 Bảng 3.2 Mực nước bình quân hàng tháng qua các năm (2010-2012) 22 Bảng 3.3 Diện tích sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang 24 Bảng 3.4 Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế của tỉnh Hậu Giang 25 Bảng 3.5 Giá trị sản suất công nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành công nghiệp 26 Bảng 3.6 Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ và khách sạn, nhà hàng theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế 27 Bảng 3.7 Số đơn vị hành chính, diện tích của các huyện (thị xã/thành phố) thuộc tỉnh Hậu Giang năm 2012 28 Bảng 3.8 Số hộ, dân số trung bình và mật độ dân số của các huyện (thị xã /thành phố) thuộc tỉnh Hậu Giang năm 2012……… 29 Bảng 3.9 Nguồn lao động của tỉnh Hậu Giang (2010-2012) 29 Bảng 3.10 Số trường, số lớp học, số giáo viên và số học sinh của các cấp học
hệ công lập năm học 2012-2013 30 Bảng 3.11 Số cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế thuộc nhà nước của tỉnh Hậu Giang năm 2012 31 Bảng 3.12 Giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành của tỉnh Hậu Giang 32 Bảng 3.13 Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phân theo huyện ( thị xã/thành phố) của tỉnh Hậu Giang (2010-2012) 33 Bảng 3.14 Sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo huyện ( thị xã/thành phố) của tỉnh Hậu Giang (2010-2012) 34 Bảng 3.15 Diện tích, sản lượng các loại cá nuôi thâm canh chủ yếu của tỉnh Hậu Giang 6 tháng/2012 và 6 tháng/2013 38 Bảng 3.16 Diện tích, sản lượng, năng suất của cá rô nuôi thâm canh trong ao đất ở tỉnh Hậu Giang (2010-2012) 39
Trang 10Bảng 3.17 Diện tích, sản lượng của cá rô nuôi thâm canh trong ao đất ở tỉnh
Hậu Giang 6 tháng/2012 và 6 tháng/2013 39
Bảng 3.18 Diện tích và sản lượng của cá rô nuôi thâm canh trong ao đất của các huyện (thị xã/thành phố) ở tỉnh Hậu Giang (2010-2012) 40
Bảng 3.19 Diện tích và sản lượng của cá rô nuôi thâm canh trong ao đất của các huyện (thị xã/thành phố) ở tỉnh Hậu Giang 6 tháng/2012 và 6 tháng/2013
41
Bảng 4.1 Nguồn lao động của nông hộ 42
Bảng 4.2 Độ tuổi, trình độ học vấn và kinh nghiệm của lao động trong 43
Bảng 4.3 Nguyên nhân nông hộ chọn nuôi cá rô thâm canh trong ao đất 44
Bảng 4.4 Những hoạt động có thu nhập của nông hộ 46
Bảng 4.5 Nguồn cung cấp giống cho nông hộ 47
Bảng 4.6 Mật độ thả nuôi, kích cỡ cá giống và cá thu hoạch của nông hộ 48
Bảng 4.7 Nguồn cung cấp thông tin kỹ thuật cho nông hộ 50
Bảng 4.8 Thống kê các hộ tham gia tập huấn kỹ thuật 50
Bảng 4.9 Cách thức sử dụng thuốc cho cá của nông hộ 53
Bảng 4.10 Thời gian nuôi cá rô thâm canh trong năm 54
Bảng 4.11 Nguồn cung cấp thông tin giá cả thị trường của cá rô cho nông hộ .55
Bảng 4.12 Những thuận lợi chủ yếu của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất 56
Bảng 4.13 Những khó khăn chủ yếu của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất 57
Bảng 4.14 Chi phí nuôi cá rô trung bình của nông hộ 59
Bảng 4.15 Lao động gia đình tham gia nuôi cá rô thâm canh của nông hộ 60
Bảng 4.16 Kết quả sản xuất và một số tỷ số tài chính nhằm đánh giá hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất 64
Bảng 4.17 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình hàm năng suất 68
Bảng 4.18 Kết quả ước lượng bằng phương pháp OLS hàm sản xuất Cobb – Douglas cho mô hình nuôi cá rô thâm canh tại tỉnh Hậu Giang 69
Trang 11DANH SÁCH HÌNH
Trang Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang……… ……… 19
Hình 3.2 Diện tích nuôi các loại cá thâm canh chủ yếu của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2010-2012………35
Hình 3.3 Sản lượng các loại cá nuôi thâm canh chủ yếu của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2010-2012…….………36
Hình 3.4 Năng suất các loại cá nuôi thâm canh chủ yếu của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2010-2012……… ……… 37
Hình 4.1 Số lao động gia đình tham gia nuôi cá của nông hộ……… 43
Hình 4.2 Số năm kinh nghiệm nuôi cá của chủ hộ……… 44
Hình 4.3 Nguồn tài chính của nông hộ……….45
Hình 4.4 Tổng diện tích nuôi cá rô thâm canh của nông hộ……….47
Hình 4.5 Mật độ thả nuôi cá rô thâm canh trong ao đất của nông hộ… … 49
Hình 4.6 Lượng thức ăn sử dụng nuôi cá rô của nông hộ 52
Trang 12DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long UBND : Ủy ban nhân dân
THPT : Trung học phổ thông
Trang 13CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những năm qua, ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản đã chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Trong đó, ĐBSCL với điều kiện là sông ngòi dày đặc rất thuận lợi cho ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản Nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL trong thời gian qua được khẳng định là nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn và ven biển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và thu hút được sự quan tâm đầu
tư của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước Hậu Giang cũng là một trong những tỉnh thành có ngành thủy sản phát triển
Hậu Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của ĐBSCL, là tỉnh có hoạt động thủy sản rất phát triển Với diện tích 1.608 km², điều kiện tự nhiên thuận lợi,
hệ thống sông ngòi chằng chịt Thủy sản được xác định là thế mạnh thứ hai của tỉnh sau cây lúa với sản lượng khai thác cao, khoảng 33.000 - 35.000 tấn/năm Hàng năm xuất khẩu thủy hải sản của tỉnh đạt 20.000 tấn (khoảng 50 triệu USD) (Huỳnh Thị Phương Thảo, 2011) Các loại cá được tỉnh tập trung phát triển là: cá tra, cá thác lác, cá rô đồng, cá sặc rằn… Trong số các các loài
cá bản địa được đưa vào nuôi thì cá rô đồng được xem là đối tượng nuôi mới
có nhiều triển vọng vì có khả năng thích nghi rất tốt với điều kiện môi trường Năm 2008, cá rô đầu vuông được phát hiện ở tỉnh Hậu Giang, tuy là loài cá mới nhưng lại có nhiều điểm vượt trội về khả năng sinh trưởng và phát triển Người dân trong tỉnh đã và đang nuôi loài cá này rất nhiều, nhưng do cá rô đầu vuông cũng thuộc loài cá rô đồng nên cũng có thể gọi tên là con cá rô đồng (Chi cục thủy sản tỉnh Hậu Giang, 2013)
Con cá rô nuôi có những đặc điểm vượt bậc về kích cỡ và tốc độ lớn so với cá rô đồng tự nhiên nên đang ngày càng được nuôi phổ biến tại các tỉnh ĐBSCL Tuy nhiên, hình thức nuôi cá rô thâm canh trong ao đất đòi hỏi bề dày kinh nghiệm và kỹ thuật nhất định, chi phí và nguồn vốn tương đối cao song nó cũng đem lại lợi nhuận cao cho nông hộ Chính vì vậy, tìm ra giải pháp giúp giảm thiểu chi phí và mang lại hiệu quả tài chính cao là điều cần
thiết Để giải quyết vấn đề nêu trên, đề tài " Phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất ở tỉnh Hậu Giang" sẽ phân tích,
đánh giá hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá rô và đề xuất một số giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cao cho nông hộ
Trang 141.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu cụ thể 1: Phân tích tình hình nuôi thủy sản nói chung và nuôi
cá rô thâm canh trong ao đất nói riêng ở địa bàn tỉnh Hậu Giang từ năm 2010
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
- Mô hình: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá rô nuôi Giả thuyết: H0: Số năm kinh nghiệm của người nuôi cá (năm); Số vụ nuôi bình quân/năm (vụ); Mật độ thả giống bình quân/vụ (con/m2); Diện tích nuôi cá rô của nông hộ (m2); Lượng chất đạm (kg/m2); Lượng chất béo (kg/m2); Lượng chất xơ (kg/m2); Chi phí thuốc, hóa chất/vụ (nghìn đồng/ m2); Trình độ học vấn của người nuôi (lớp); Việc tham gia tập huấn không ảnh hưởng đến năng suất cá rô nuôi
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Thực trạng nuôi cá rô thâm canh trong ao đất của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang như thế nào?
(2) Hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá rô thâm canh như thế nào? (3) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng suất cá rô nuôi thâm canh trong ao đất của nông hộ?
(4) Trong quá trình nuôi, nông hộ có những thuận lợi và khó khăn gì?
Trang 15Số liệu thứ cấp được thống kê của Chi cục thủy sản tỉnh Hậu Giang từ năm 2010 đến hết tháng 6/2013
Số liệu sơ cấp thu thập từ nông hộ ở một số huyện được chọn thuộc tỉnh Hậu Giang trong thời gian mùa vụ gần nhất từ tháng 2/2013 đến tháng 8/2013
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Các nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất của tỉnh Hậu Giang
1.4.4 Nội dung nghiên cứu
Trong phạm vi nội dung, đề tài tập trung phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất và các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận của nông hộ qua mô hình nuôi trên Đề tài nghiên cứu hiệu quả của nông hộ trong giai đoạn từ lúc nuôi cá giống đến cá thương phẩm
Theo Phạm Xuân Sinh (2011) cho rằng “Thực chất cá rô đầu vuông vẫn nằm trong phạm vi cá rô thường - là một trong các loại cá đồng rất thơm ngon
và bổ dưỡng.” Đây cũng phù hợp với kết quả phân tích DNA của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, cho rằng cá rô Đầu vuông vẫn thuộc loài cá rô đồng (Anabas testudineus) và chỉ bị đột biến ở cặp nhiễm sắc thể về tính trạng tăng trưởng (Chi cục thủy sản tỉnh Hậu Giang, 2010)
Bên cạnh đó, ngày 09/7/2013, Sở Khoa học & công nghệ tỉnh kết hợp cùng UBND huyện Long Mỹ tổ chức Lễ công bố và trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu con Cá Rô đầu vuông ở Hậu Giang với tên gọi Cá Rô Hậu Giang (Chi cục Thủy sản tỉnh Hậu Giang, 2013) Con cá rô được thực hiện nghiên cứu trong bài là con cá rô đầu vuông (theo tên thường gọi của người dân địa phương), nhưng vì cá rô đầu vuông cũng thuộc loài cá rô đồng nên cũng có thể gọi tên là con cá rô đồng Tuy nhiên, do cá rô đầu vuông Hậu Giang đã được công nhận thương hiệu cá rô Hậu Giang, nên để cụ thể trong bài gọi là con cá rô Hậu Giang
Trang 16Bên cạnh đó, đa số nông hộ đã đào ao nuôi cá từ nhiều năm trước, trong
đó có nuôi những loại cá khác và đã sử dụng nuôi cho rất nhiều vụ cá khác trước khi nuôi cá rô, trong tương lai thời gian sử dụng của ao nuôi là không thể xác định chính xác nên đề tài sẽ không phân tích chi phí đào ao nuôi ban đầu và chi phí cho việc lấp đặt cống cấp và thoát nước trong ao Ngoài ra, việc quy đổi lượng thuốc cho cá rô về dạng nguyên chất rất khó đo lường, do thành phần trong thuốc rất phức tạp nên trong đề tài chỉ quy về chi phí thuốc
Trang 17CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm về nuôi trồng thủy sản
2.1.1.1 Khái niệm về nuôi trồng thủy sản
Khái niệm về nuôi trồng thủy sản được Tổ chức Nông lương thế giới (FAO, tóm lược bởi Lê Xuân Sinh, 2005) xem là tổ hợp của 3 yếu tố:
- Các công việc nuôi trồng các loại sản phẩm thủy sản
- Quá trình phát triển các đối tượng này chịu sự can thiệp của con người
- Phải được thu hoạch bởi một cá nhân hay tập thể người lao động (Lê Xuân Sinh, 2005)
Phạm Minh Thành (2002) cho rằng nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xuất lấy đối tượng là những sinh vật sống trong nước để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho con người Nuôi trồng thủy sản bao gồm:
- Nuôi trồng thủy sản nước ngọt
- Nuôi trồng hải sản
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
Theo FAO (2008) nuôi trồng thủy sản (aquaculture) là nuôi các thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt, lợ/mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể
(Nguyễn Thanh Phương và cộng sự, 2009)
2.1.1.2 Khái niệm về nuôi thủy sản thâm canh
Nuôi thâm canh là hình thức nuôi có năng suất dưới 200 tấn/ha/năm; kiểm soát tốt các điều kiện nuôi; chi phí đầu tư ban đầu, kỹ thuật áp dụng và hiệu quả sản xuất đều cao, có xu hướng tiến tới chủ động kiểm soát tất cả các điều kiện nuôi (khí hậu và chất lượng nước); và các hệ thống nuôi có tính nhân tạo (man-made culture system) (Nguyễn Thanh Phương và cộng sự, 2009)
2.1.1.3 Khái niệm về nuôi cá thâm canh
Theo Dương Nhựt Long (2003) nhận định nuôi cá thâm canh là hình thức cá nuôi được chăm sóc hoàn toàn bởi thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn
tự chế biến, nguồn thức ăn tự nhiên trong ao nuôi không đáng kể
Trang 18Mật độ cá thả nuôi thường rất cao dao động từ 10 - 60 cá/m2 hay 30 –
400 cá/m3
Diện tích sử dụng nuôi thường nhỏ, ao đất dao động từ 300 – 2000 m2 , lồng, bè có thể tích dao động từ 4 – 600 m3 So với hình thức nuôi quãng canh hay bán thâm canh, diện tích ao nuôi thường > 1000 m2
- Những đặc điểm thuận lợi
Những đặc điểm thuận lợi của nuôi cá thâm canh là ao nuôi có kích thước nhỏ, dễ quản lý và cho năng suất nuôi rất cao góp phần nâng cao thu nhập cho người nuôi (Dương Nhựt Long, 2003)
- Những đặc điểm hạn chế
Ô nhiễm môi trường nước do vật chất thải và thức ăn dư thừa trong hệ thống nuôi Dịch bệnh xảy ra thường xuyên khi người nuôi không chủ động kiểm soát được chất lượng nước hệ thống nuôi Mức độ đầu tư tài chính và nhiều cơ sở vật chất vào hệ thống nuôi rất cao như: vốn, công nhân, cá giống, thức ăn, thuốc phòng trị và quản lý (Dương Nhựt Long, 2003)
- Các phương thức nuôi thâm canh gồm:
Theo Dương Nhựt Long (2003) thì những phương thức nuôi cá thâm canh chủ yếu là:
Phương thức nuôi thâm canh trong hệ thống ao đất
Phương thức nuôi thâm canh trong lồng, bè
Phương thức nuôi thâm canh với hệ thống đăng chắn ( đăng quầng) Phương thức nuôi thâm canh trong bể ciment hoặc bẻ composit
2.1.1.4 Khái niệm nuôi ao
Nuôi trong ao là hình thức nuôi các loài thủy sản trong ao đất ( ao nằm trên đất liền) Có nhiều loại ao khác nhau được thiết kế cho nuôi thủy sản như
ao cho cá đẻ, ao trú động, ao ương cá bột, ao nuôi cá thương phẩm,… (Dương Nhựt Long, 2003)
2.1.2 Đặc điểm của ngành thủy sản
Sản xuất nông lâm ngư nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết và đặc điểm sinh học của đối tượng khai thác hay nuôi trồng Một số đặc điểm của nghề nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp nói chung như:
+ Đất đai và diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt
Trang 19+ Đối tượng sản xuất là cơ thể sống nên các đặc điểm về mặt sinh học là rất quan trọng
+ Thời gian lao động không hoàn toàn trùng với thời gian sản xuất, vì vậy cần chú ý tới việc quản lý và đánh giá ở từng khâu công việc
+ Sản xuất mang tính mùa vụ rất cao do ảnh hưởng của thời tiết, vì vậy cần chú ý tới hiệu quả của việc cung cấp và tiêu thụ theo thời gian
+ Nhìn chung, nuôi trồng thủy sản mang tính rủi ro rất cao do nhiều yếu
tố tác động (Lê Xuân Sinh, 2005)
2.1.3 Khái niệm nông hộ, kinh tế hộ và đặc điểm của kinh tế hộ
Nông hộ là những hộ nông dân làm nông ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, hoặc kết hợp nhiều ngành nghề, sử dụng lao động, vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh Hộ nông dân là gia đình sống bằng nghề nông được kể là một đơn vị về mặt chính quyền Theo quan điểm của Alexander Tchayanov - nhà nông học người Nga vào những năm 20, kinh tế nông hộ được hiểu là một hình thức tổ chức kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào sức lao động gia đình và nhằm thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của hộ gia đình như một tổng thể mà không dựa trên chế độ trả công theo lao động đối
với mỗi thành viên của nó (Trần Thị Ngọc Trúc, 2011)
Về mặt kinh tế do đặc điểm tự cung tự cấp và những hạn chế của sức sản xuất gia đình (chủ yếu là lao động cơ bắp), kinh tế nông hộ về cơ bản, nhằm cân bằng khả năng lao động và nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình Do chỉ dựa vào sức lao động của gia đình, kinh tế nông hộ bị chi phối bởi tiềm năng lao động của nó tức là tỷ lệ lao động trong mỗi hộ gia đình trên tổng số thành viên của nó Kinh tế nông hộ chỉ phát triển ở thời kỳ mà số người lao động đông hơn số người không lao động trong mỗi hộ gia đình Do thống nhất đơn vị sản xuất với đơn vị tiêu dùng là hộ gia đình, nên kinh tế nông hộ, phát triển theo chu kỳ biến đổi nhân khẩu của hộ gia đình hơn là theo sự tác động của các nhân tố thuần túy kinh tế kỹ thuật (Trần Thị Ngọc Trúc, 2011)
Mặt khác, sản xuất gia đình vừa bị thúc đẩy chủ yếu bởi nhu cầu tiêu dùng trong hộ gia đình vừa bị giới hạn bởi mức độ nặng nhọc của công việc sản xuất nông nghiệp, nên xu hướng của nó là dừng lại ở sự tự khai thác khả năng lao động của mỗi thành viên hay đảm bảo sự cân bằng giữa lao động và tiêu dùng theo tỷ lệ 1/1 Tuy nhiên, đặc điểm sản xuất theo mùa vụ đã cản trở tính lao động liên tục của nông nghiệp (thời kỳ nông dân luôn tồn tại), sự cân bằng này luôn bị cản trở hay không thể thực hiện được Tính tự cung, tự cấp
Trang 20của kinh tế hộ gia đình luôn được duy trì nếu nó không kết hợp được trong bản thân nó các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp (Trần Thị Ngọc Trúc, 2011)
2.1.4 Khái niệm sản xuất và hàm sản xuất
Sản xuất là một quá trình kết hợp các nguồn lực hoặc là các yếu tố đầu vào của sản xuất được sử dụng để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng có thể dùng được (Nguyễn Phú Sơn và cộng sự, 2009)
Nguyễn Phú Sơn và cộng sự (2009) cho rằng hàm sản xuất được mô tả như một quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất thành một sản phẩm cụ thể nào đó Hay nói cách khác, hàm sản xuất được định nghĩa thông qua việc tối đa mức xuất lượng có thể được sản xuất bằng cách kết hợp các yếu tố nhập lượng nhất định Theo Philip Wicksteed, có thể đưa ra một hàm sản xuất của một hàng hóa y theo dạng tổng quát như sau:
Y= f( x1, x1,…….xm) Trong đó: y là mức sản lượng đầu ra (sản phẩm), bao gồm một số các yếu tố sản xuất x1, x1,…….xm, trong đó giá trị x thì lớn hơn hoặc bằng 0 và nó tạo thành giới hạn phụ thuộc của hàm sản xuất Cụ thể hơn, giới hạn của hàm sản xuất bao gồm một mức sản lượng (y) có được từ một mức yếu tố đầu vào (x) được sử dụng
Hàm Cobb – Douglas ( =1)
Hàm số này được gọi là hàm Cobb – Douglas do hai nhà nghiên cứu
Cobb và Douglas đã sử dụng nó lần đầu tiên trong một nghiên cứu rất chi tiết
về các mối quan hệ sản xuất ở nền kinh tế Hoa Kỳ (Lê Khương Ninh, 2008) Một mô hình toán thể hiện mối quan hệ sản xuất gồm 3 thuộc tính ( năng suất biên giảm dần, yếu tố đầu vào và khả năng thay thế) đó chính là hàm sản xuất Cobb – Douglas Có thể được trình bày dưới dạng sau:
K L A
X t
Trong đó, L và K là những yếu tố đầu vào được liệt kê ở trên, A là đại lượng đo lường công nghệ tại thời điểm “t” và những số mũ đại diện những tham số sản xuất Những công nghệ sản xuất khác nhau sẽ được định nghĩa bởi tổng các mũ ( và ) Giả sử các yếu tố đầu vào được tăng theo hệ số m:
),()
()(),
Vì vậy, nếu + = 1, hàm Cobb – Douglas thể hiện thu nhập theo quy
mô không đổi vì mức sản lượng tăng bằng hệ số m; nếu + > 1, hàm Cobb
Trang 21– Douglas thể hiện thu nhập theo quy mô tăng dần; ngược lại nếu + < 1, hàm Cobb – Douglas thể hiện thu nhập theo quy mô giảm dần Đối với trường hợp thu nhập theo quy mô không dổi, có thể thấy rằng độ co giãn thay thế sẽ bằng 1 (Nguyễn Phú Sơn và cộng sự, 2009)
Hàm Cobb – Douglas dạng logarithms
2
1 (1 )loglog
log
Trong đó, log y là một hàm tuyến tính gồm log x1 và log x2 Hàm tuyến tính sẽ được mô tả thông qua phương trình hồi quy gồm 2 biến số và được chuyển đổi dưới dạng logarithms (Nguyễn Phú Sơn và cộng sự, 2009)
2 2 1 1
log yb b x b x
2.1.5 Khái niệm hiệu quả tài chính
Theo Nguyễn Phú Sơn và cộng sự (2009) chỉ ra rằng tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị Có nghĩa là, khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì sẽ không hiệu quả
Hiệu quả là việc xem xét và thứ tự ưu tiên cho các nguồn lực sao cho đạt kết quả cao nhất Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất với nhu cầu con người (Huỳnh Thị Thùy Trang, 2010)
Hiệu quả tài chính là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp, cũng như nông hộ sản xuất, được thể hiện bằng đánh giá lợi nhuận hoặc thua lỗ dưới dạng giá trị tiền tệ (Huỳnh Thị Thùy Trang, 2010)
2.1.6 Giới thiệu khái quát về đặc điểm của con cá rô đồng nuôi
2.1.6.1 Hình thái
Cá rô đồng bình thường có hình bầu dục, dẹp bên, cứng chắc, chiều dài gấp 3 - 4 lần chiều cao thân, đầu lớn, mắt to tròn nằm lệch về hai bên nửa trên của đầu, mõm ngắn, miệng giữa hơi cận trên, răng nhỏ nhọn, mỗi bên đầu có hai lỗ mũi, nắp mang cứng, cạnh sau xương nắp mang có nhiều gai nhỏ tạo thành răng cưa, giúp cá di chuyển tốt trên cạn, gai vây cứng và chắc, gốc vây đuôi có đốm đen tròn, vẩy lược phủ toàn thân
Cá có cơ quan hô hấp phụ nằm trên cung mang thứ nhất gọi là hoa khế,
cơ quan này giúp cá sống được trong môi trường thiếu oxy Ngoài việc lấy oxy trong nước, chúng còn có thể lấy oxy trong không khí để thở (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993)
Trang 22Ngoài ra, khi cá có kích thước lớn, đầu cá có hình hơi vuông, môi trề, bụng sệ, đuôi dài, vây dưới dày Thân cá dài có hai chấm đen ở gần đuôi và mang cá (Huỳnh Thị Phương Thảo, 2011)
2.1.6.2 Đặc điểm phân bố
Cá rô đồng là loài cá nước ngọt, hiện đang được nuôi chủ yếu ở một số tỉnh vùng ĐBSCL, chủ yếu chúng được nuôi thâm canh trong ao đất (Huỳnh Thị Phương Thảo, 2011)
2.1.6.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá rô đồng có ruột dày và ngắn so với chiều dài thân, là loài cá ăn tạp thiên về động vật Thành phần thức ăn rất đa dạng, giai đoạn còn nhỏ cá ăn chủ yếu là động vật, thực vật phù du, mùn bã hữu cơ Khi lớn lên ngoài những thức ăn trên chúng còn ăn cả mầm lúa, hạt cỏ, lá bèo, rong…và cả nhóm động vật như tép, giáp xác, cá nhỏ, nòng nọc… khi nuôi trong ao chúng có thể ăn cả phụ phế phẩm nông nghệp, từ các nhà máy như: phân gia súc, gia cầm, đầu tôm, đầu cá… ngoài những loại thức ăn trên cá còn có thể ăn cả thức ăn tự chế, thức ăn công nghiệp (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993) Trong nuôi thâm canh, cá sử dụng thức ăn viên với hàm lượng đạm thích hợp (30-40%) cho nhu cầu từng giai đoạn vẫn cho tốc độ tăng trưởng tốt (Nguyễn Văn Dũng, 2011)
2.1.6.4 Đặc điểm sinh trưởng
Tốc độ sinh trưởng của cá rô đồng nuôi là rất lớn và lớn hơn cá rô đồng
tự nhiên, mới hơn 3 tháng đạt trọng lượng 100-120 g/con Cá rô đồng nuôi có
ưu điểm lớn nhanh, con đực và con cái có kích thước như nhau Thời gian nuôi 4 tháng đầu có thể đạt trọng lượng 6 con/kg Nếu nuôi kéo dài 7 tháng, trọng lượng cá có thể đạt từ 500-800 g/con (Huỳnh Thị Phương Thảo, 2011)
2.1.6.5 Đặc điểm sinh sản
Cá rô đầu vuông thành thục sau 8 tháng tuổi Loài cá này có tập tính giữ con, sinh sản tập trung vào mùa mưa, tháng 6 - 7 và có khả năng sinh sản nhiều lần trong năm (Nguyễn Văn Dũng, 2011)
2.1.7 Một số phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số
của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này sử dụng để
so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không (Võ Thị Thanh Lộc, 1998)
Trang 23Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số
của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này sử dụng
để so sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu (Võ Thị Thanh Lộc, 1998)
Phương pháp phân tích thu nhập và chi phí
Phương pháp phân tích thu nhập và chi phí (CRA- Costs and returns analysis) là phương pháp phân tích lợi nhuận hay hiệu quả tài chính của doanh nghiệp nông nghiệp hoặc một mô hình sản xuất nông nghiệp trong một kỳ kế toán hay một kỳ sản xuất nhất định (Nguyễn Hữu Đặng, 2012)
Phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS)
Giả sử có một mẫu gồm n quan sát (Yi, Xi), (i = 1, 2, , n)
Theo phương pháp OLS, ta phải tìm Y i
phải thoả mãn điều kiện:
Điều kiện (*) có nghĩa là tổng bình phương các sai lệch giữa giá trị thực
tế quan sát được (Yi) và giá trị tính theo hàm hồi quy mẫu Y i
là nhỏ nhất Tức đường hồi quy mẫu với 1, 2thỏa mãn ÐK (*) sẽ là đường thẳng “gần nhất” với tập hợp các điểm quan sát, do vậy nó được coi là đường thẳng “tốt nhất”,
“phù hợp nhất” trong lớp các đường hồi quy mẫu có thể dùng để ước lượng cho hàm (Lê Tấn Nghiêm, 2012)
2.1.8 Một số chỉ tiêu cần phân tích
Các khoản chi phí:
Tổng chi phí (nghìn đồng/m2) : là tất cả các khoản đầu tư mà nông hộ bỏ
ra từ lúc nuôi cá rô giống đến lúc cá trưởng thành, thu hoạch và bán cá rô thương phẩm
Trong quá trình nuôi cá rô thì tổng chi phí bao gồm:
- Chi phí cá giống (nghìn đồng/m2): là chi phí mua cá giống nuôi trong
1
2 2 1 1
i i
i i
Trang 24- Chi phí thức ăn (nghìn đồng/m2): là toàn bộ chi phí thức ăn cho cá trong toàn vụ từ bắt đầu nuôi cá giống cho đến lúc thu hoạch cá để bán
- Chi phí cải tạo ao (nghìn đồng/m2): bao gồm các chi phí như hút bùn, nạo vét ao, bón vôi, chi phí tu sửa bờ bao để chuẩn bị cho một vụ nuôi
- Chi phí thuốc (nghìn đồng/m2): là toàn bộ chi phí thuốc bao gồm thuốc trị bệnh cho cá, thuốc bổ sung dinh dưỡng cho cá
- Chi phí lãi vay (nghìn đồng/m2): số tiền lãi phải trả của nông hộ trong toàn vụ
- Chi phí lao động thuê (nghìn đồng/m2): chi phí thuê nhân công cải tạo
và thu hoạch cá cuối mỗi vụ
- Chi phí lao động gia đình: khoản chi phí sử dụng lao động gia đình vào nuôi cá trong toàn vụ Chi phí này dựa vào giá thuê lao động ở địa phương
- Chi phí máy móc: là chi phí khấu hao những máy móc phục vụ trong quá trình nuôi như máy bơm nước,…
+ Căn cứ các quy định trong Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC, doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định
+ Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây:
trung bình hàng năm = –––––––––––––––––––––––––– (2.1)
+ Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích
cả năm chia cho 12 tháng
- Chi phí nhiên liệu: là những chi phí như xăng, dầu, điện,… phục vụ cho hoạt động của các loại máy móc
Giá thành là tổng chi phí vật chất và lao động có liên quan để sản xuất ra
một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ tại đơn vị sản xuất (Lê Xuân Sinh, 2005)
Giá cả là số tiền mà người muốn mua và người muốn bán thỏa thuận với
nhau để trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong điều kiện giao dịch bình thường (Lê Xuân Sinh, 2005)
Một số chỉ tiêu khác
- Sản lượng (kg): là lượng cá rô thu hoạch được cuối vụ nuôi
Trang 25- Năng suất (Kg/m2) = Sản lượng/Diện tích ao nuôi cá (2.2)
- Doanh thu (nghìn đồng): là số tiền mà người nuôi cá thu được sau khi
bán cá vào cuối vụ nuôi
Doanh thu= Sản lượng * Giá bán cá tại hộ nuôi (2.3)
- Lợi nhuận (nghìn đồng): là khoản chênh lệch giữa doanh thu và tổng
chi phí (bao gồm cả chi phí lao động gia đình)
Lợi nhuận= Doanh thu - Tổng chi phí (2.4)
- Thu nhập gia đình (TN) (nghìn đồng): là phần thu nhập mà hộ nuôi cá
nhận được bao gồm lợi nhuận và chi phí cơ hội (C0) của lao động gia đình
Thu nhập gia đình= Lợi nhuận + C0 (2.5)
- Doanh thu/Chi phí (DT/CP) (lần): tỷ số này phản ánh 1 đồng chi phí
đầu tư thì hộ nuôi sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu Nếu tỷ số DT/CP
nhỏ hơn 1 thì người nuôi cá bị lỗ, nếu tỷ số DT/CP hơn hơn 1 thì người nuôi
cá được lời
Doanh thu
DT/CP = (2.6)
- Lợi nhuận/Chi phí (LN/CP) (lần): tỷ số này phản ánh 1 đồng chi phí
đầu tư thì hộ nuôi sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Lợi nhuận LN/CP = (2.7)
- Thu nhập/Chi phí (TN/CP) (lần): tỷ số này phản ánh 1 đồng chi phí
đầu tư thì hộ nuôi sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập
Thu nhập TN/CP = (2.8)
- Thu nhập/Lao động gia đình (LN/LĐGĐ) (lần): tỷ số này phản ánh
mức độ đầu tư của lao động gia đình đến yếu tố thu nhập, tức khi bỏ ra 1 ngày
công lao động gia đình thì sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập
Thu nhập TN/LĐGĐ = (2.9)
Trang 26- Lợi nhuận/Doanh thu (LN/DT) (lần): thể hiện 1 đồng doanh thu vào
có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh mức lợi nhuận thu được so với doanh thu
Lợi nhuận LN/CP = (2.10)
- Tổng chi phí/đơn vị sản phẩm (TCP/ĐVSP) (lần): Tỷ số này phản
ánh để tạo ra 1 kg cá thương phẩm thì hộ nuôi phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí đầu tư Chỉ số này được tính bằng cách lấy tổng chi phí đã bỏ ra chia cho tổng lượng cá thương phẩm thu hoạch được
Tổng chi phí TCP/ĐVSP = (2.11)
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Do đối tượng nghiên cứu sống không tập trung mà phân tán ở nhiều huyện trong tỉnh Hậu Giang nên để thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, đề tài chọn những huyện (Thành phố) có số lượng nhiều hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất ở tỉnh Hậu Giang nhằm mang tính đại diện cho tỉnh Các huyện (Thành phố) được chọn điều tra là huyện Long Mỹ, huyện Vị Thủy, huyện Phụng Hiệp và thành phố Vị Thanh
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn
- Chi cục thủy sản tỉnh Hậu Giang
+ Số liệu diện tích, sản lượng, năng suất của các loại cá nuôi thâm canh chủ yếu của tỉnh Hậu Giang giai đoạn (2010 – 6 tháng/2013)
+ Số liệu diện tích, sản lượng, năng suất của cá rô nuôi thâm canh trong
ao đất ở các huyện (thị xã/thành phố) thuộc địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn (2010 – 6 tháng/2013)
+ Số lượng nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất của các huyện (thị xã/thành phố) thuộc tỉnh Hậu Giang năm 2012
- Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2012
+ Số liệu thống kê về khí tượng thủy văn gồm số liệu nhiệt độ trung bình, lượng mưa và độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm, mực nước bình quân hàng tháng của tỉnh Hậu Giang giai đoạn (2010-2012)
Trang 27+ Số liệu thống kê về nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản gồm diện tích
sử dụng đất nông nghiệp, giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế, giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phân theo huyện ( thị xã/thành phố), sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo huyện ( thị xã/thành phố) của tỉnh Hậu Giang giai đoạn (2010-2012)
+ Số liệu thống kê về công nghiệp, thương mại và dịch vụ gồm giá trị sản suất công nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành công nghiệp; giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ và khách sạn, nhà hàng theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế giai đoạn (2010 – 2012)
+ Số đơn vị hành chính, diện tích của các huyện (thị xã/thành phố) thuộc tỉnh Hậu Giang năm 2012
+ Số liệu thống kê về dân số và lao động gồm số hộ, dân số trung bình và mật độ dân số của các huyện (thị xã/thành phố) thuộc tỉnh Hậu Giang năm
2012, nguồn lao động của tỉnh Hậu Giang (2010-2012)
+ Số liệu thống kê về giáo dục, đào tạo và y tế gồm số trường, số lớp học, số giáo viên và số học sinh của các cấp học hệ công lập năm học 2012-
2013, số cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế thuộc nhà nước của tỉnh Hậu Giang năm 2012
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các nông hộ
Để thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, số quan sát được lấy là 100 hộ thuộc các huyện (thị xã/thành phố) thuộc địa bàn tỉnh Hậu Giang
Bảng 2.1: Phân phối mẫu số liệu
Tỷ trọng (%)
Trang 282.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phân tích tình hình nuôi thủy sản nói chung và nuôi cá rô thâm canh trong ao đất nói riêng ở tỉnh Hậu Giang (2010 – 6 tháng/2013)
Sử dụng số tuyệt đối và số tương đối để so sánh lượng tăng giảm của diện tích và sản lượng thủy sản nói chung, các loại cá nuôi thâm canh chủ yếu
và của cá rô nuôi thâm canh trong ao đất nói riêng ở các huyện (thị xã/thành phố) thuộc địa bàn tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn (2010 - 6 tháng/2013)
Dùng phương pháp thống kê mô tả để mô tả đặc điểm chung của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất ở địa bàn tỉnh Hậu Giang
Sử dụng bảng phân phối tần số cho dữ liệu định tính cho với các chỉ tiêu sau đây :
- Nguyên nhân nông hộ chọn nuôi cá rô thâm canh
- Tài chính của nông hộ
- Nguồn cung cấp giống
- Thông tin kỹ thuật canh tác
- Tình hình tiêu thụ cá rô của tỉnh Hậu Giang
Sử dụng bảng phân phối tần số cho dữ liệu định lượng đối với các chỉ tiêu sau đây:
- Qui mô nhân khẩu
- Độ tuổi của lao động trong mô hình nghiên cứu
- Trình độ học vấn của lao động trong mô hình nghiên cứu
- Kinh nghiệm nuôi cá rô thâm canh
Phân tích các khoản chi phí, sản lượng, giá bán, doanh thu, lợi nhuận và một số tỷ số tài chính phản ánh hiệu quả của nông hộ nuôi cá rô
thâm canh trong ao đất
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích thu nhập và chi phí (CRA- Cost and returns analysis) để phân tích các khoản chi phí, doanh thu, lợi nhuận và một số tỷ số tài chính phản ánh hiệu quả của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất Sử dụng Excel và Stata để xử lý số liệu thu thập được và dùng phương pháp thống kê mô tả như: lập bảng biểu, số trung bình, giá trị lớn nhất – bé nhất để mô tả, phân tích số liệu
Trang 292.2.3.2 Phương pháp hồi quy tuyến tính
Sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb –Douglas, lấy ln 2 vế để được mô
hình tuyến tính logarithms Mô hình lý thuyết cho biến phụ thuộc là năng suất
cá rô nuôi có dạng:
i i i
i i
i i
i i
i i
i
U TH TD
T B
X
B N
DT MD
SV KN
8 7
6 5
4 3
2 1
0
lnln
ln
lnln
lnln
lnln
Y (biến phụ thuộc): là năng suất cá rô nuôi Đơn vị tính: kg/m2/vụ
k: là các hệ số cần được ước lượng trong mô hình (k=1,2,3,…,10)
Ui: sai số Lý do cho sự tồn tại của Ui: Yếu tố đại diện cho các biến không đưa vào mô hình (biến không rõ, không có số liệu, ảnh hưởng quá nhỏ,
mô hình tiết kiệm, dùng dạng sai, …) (Mai Văn Nam, 2008)
Bảng 2.2 Dấu kỳ vọng của các biến độc lập của mô hình hàm năng suất cá
Các biến độc lập:
KN: Số năm kinh nghiệm của người nuôi cá Đơn vị tính: năm Số năm kinh nghiệm càng nhiều, người nuôi sẽ linh hoạt hơn trong phát hiện và xử lý những vấn đề phát sinh trong thời gian vụ nuôi như dấu hiệu cá bị bệnh, ao nuôi bị ô nhiễm,…tránh được những thiệt hại ảnh hưởng đến sản lượng, góp phần làm tăng năng suất (Trần Xuân Điếu, 2009)
Trang 30SV: Số vụ nuôi bình quân/năm Đơn vị tính: vụ Số vụ nuôi càng nhiều thì thời gian nuôi cá của một vụ trong năm sẽ ngắn lại, làm sản lượng cá thu hoạch không cao, làm giảm năng suất (Trần Xuân Điếu, 2009)
MD: Mật độ thả giống bình quân/vụ Đơn vị tính: con/m2 Mật độ thả giống càng dày, cùng điều kiện cá được chăm sóc tốt không bị hao hụt, góp phần làm tăng năng suất (Huỳnh Thị Thùy Trang, 2010)
DT: Diện tích nuôi cá rô của nông hộ Đơn vị tính: m2 Diện tích nuôi càng lớn, người nuôi có xu hướng thả nhiều giống, làm tăng sản lượng, góp phần nâng cao năng suất (Huỳnh Thị Thùy Trang, 2010)
N, B, X: Lần lượt là lượng chất đạm, lượng chất béo, lượng chất xơ trong thức ăn cho cá/vụ Đơn vị tính: kg/m2 Chất đạm, béo và xơ đều là những chất dinh dưỡng cần thiết trong thức ăn cho cá, có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng và làm tăng trọng lượng của cá, nên việc tăng lượng các chất này sẽ góp phần nâng cao sản lượng, làm tăng năng suất (Nguyễn Văn Bình, 2013) T: Chi phí thuốc, hóa chất/vụ Đơn vị tính: nghìn đồng/m2 Chi phí thuốc, hóa chất được sử dụng nhiều khi cá mắc bệnh nhiều, sản lượng cá hao hụt, làm cho năng suất bị giảm (Trần Xuân Điếu, 2009)
TD: Trình độ học vấn của người nuôi Đơn vị tính: lớp Trình độ học vấn cao là điều kiện thuận lợi cho người nuôi có thể dễ dàng tiếp thu và áp dụng các kỹ thuật mới trong quá trình nuôi Việc nông hộ áp dụng được kỹ thuật tốt
sẽ góp phần nâng cao năng suất đạt được (Trần Thị Ngọc Trúc, 2011)
TH: Là biến giả chỉ việc tham gia tập huấn Biến này có giá trị là 1 nếu nông dân có tham gia các lớp tập huấn và 0 nếu không tham gia Khi tham gia các lớp tập huấn, người nuôi được cung cấp thông tin, quy định cần thiết giúp ích cho nông hộ trong quá trình nuôi cá rô và còn được hướng dẫn nhiều hơn
về mặt kỹ thuật, giúp cho hộ nâng cao năng suất (Trần Xuân Điếu, 2009) Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả các biến số trong
mô hình và sử dụng Phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để ước lượng các thông số của mô hình
Từ những thuận lợi và khó khăn mà nông hộ gặp phải trong quá trình nuôi, kết hợp với ý kiến của các chuyên gia và kiến thức của bản thân, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cho nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất ở địa bàn nghiên cứu
Trang 31CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NUÔI CÁ RÔ THÂM CANH
TRONG AO ĐẤT Ở TỈNH HẬU GIANG 3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG
3.1.1 Vị trí địa lý
Thực hiện Nghị quyết 22/2003/QH.11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội khoá 11 nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 1-1-2004 của Chính phủ, tỉnh Cần Thơ được chia tách làm hai đơn vị hành chính: thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang (Cổng thông tin tỉnh Hậu Giang, 2010)
Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, 2010
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm Đồng bằng Sông Cửu Long; Bắc giáp thành phố Cần Thơ; Nam giáp tỉnh Sóc Trăng; Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long; Tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu Lãnh thổ của tỉnh nằm trong tọa độ: từ 9030'35'' đến 10019'17'' Bắc và từ 105014'03'' đến 106017'57'' kinh Đông Thị xã Vị Thanh - tỉnh lỵ của tỉnh - cách thành phố Cần Thơ khoảng 60 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía Tây Nam (Cổng thông tin tỉnh Hậu Giang, 2013)
Trang 323.1.2 Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1 Địa hình
Hậu Giang là tỉnh nằm ở phần cuối Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 2 m so với mực nước biển Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây Khu vực ven sông Hậu cao nhất, trung bình khoảng 1 - 1,5 m, độ cao thấp dần về phía Tây Phần lớn lãnh thổ nằm kẹp giữa kênh Xáng Xà No và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp là vùng thấp trũng, độ cao trung bình chỉ khoảng 0,2 - 0,5 m so với mực nước biển (Cổng thông tin tỉnh Hậu Giang, 2013)
Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch nhân tạo Việc đào kênh vừa tăng cường khả năng thoát nước và lưu thông, vừa tạo ra các vùng có địa hình cao tương đối hàng mét Sự chênh lệch về độ cao giữa các nơi trong tỉnh tuy không lớn lắm nhưng đã tạo ra sự tương phản rõ rệt Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tự nhiên và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (Cổng thông tin tỉnh Hậu Giang, 2013)
3.1.2.2 Khí hậu
Hậu Giang có khí hậu cận xích đạo gió mùa Tính chất cận xích đạo được thể hiện ở những đặc điểm về quang và nhiệt Số giờ nắng trong năm nhiều, trung bình 2.300 - 2.500 giờ Tổng lượng bức xạ trung bình khoảng 1.500 kcal/cm2/năm Nhiệt độ trung bình cao, khoảng 26,7 - 270C, tổng nhiệt hằng năm là 9.8000C Biên độ nhiệt trong năm thấp, tháng 4 nóng nhất với khoảng 28,60C, tháng 1 lạnh nhất với khoảng 25,50C Biên độ nhiệt giữa ngày
và đêm dao động lớn, khoảng 70C, mùa khô chênh lệch cao hơn, mùa mưa chênh lệch ít hơn (Cổng thông tin tỉnh Hậu Giang, 2013)
Tính chất mùa thể hiện rõ nét ở chế độ gió và chế độ ẩm Trong năm, Hậu Giang chịu ảnh hưởng của hai mùa gió: mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa khoảng 1.800 mm/năm, tập trung cao nhất từ tháng 9 đến tháng 10 Lượng mưa phân bố không đều theo lãnh thổ, khu vực phía Tây có
số ngày mưa nhiều hơn, lượng mưa lớn hơn và mùa khô không gay gắt như khu vực phía Đông (Cổng thông tin tỉnh Hậu Giang, 2013)
Trang 33Bảng 3.1 Nhiệt độ trung bình, lượng mưa và độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm (2010-2012)
Độ
ẩm (%)
Nhiệt
độ (Độ C)
Lượng mưa (mm)
Độ
ẩm (%)
Nhiệt
độ (Độ C)
Lượng mưa (mm)
Độ
ẩm (%)
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012- Cục thống kê tỉnh Hậu Giang
Độ ẩm trung bình trong năm phân hóa theo mùa rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11% Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%), độ ẩm trung bình trong năm là
khoảng 81% - 82% (Cổng thông tin tỉnh Hậu Giang, 2013)
3.1.2.3 Thủy văn
Hậu Giang là tỉnh có một hệ thống kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km Các con kênh lớn là: kênh Đông Lợi, kênh Sóc Trăng, kênh Mỹ Thuận, kênh Xáng Xà No, kinh Xáng, kênh Lô Đá, kênh Xáng Nàng Mau, kênh Xáng Bún Tàu, kênh Cái Côn Sông Hậu chảy ở phía Đông Bắc tỉnh với chiều dài khoảng 14 - 15 km, qua địa bàn huyện Châu Thành Sông có nhiều nhánh tự nhiên chảy vào tỉnh Phía Tây Nam của tỉnh có các con sông như: sông Cái Lớn, sông Ba, sông Nước Đục, sông Nước Trong không chỉ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, mà còn là đường giao thông quan trọng đi khắp nơi trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực (Cổng thông tin tỉnh Hậu Giang, 2013)
Trang 34Bảng 3.2 Mực nước bình quân hàng tháng qua các năm (2010-2012)
Đơn vị: cm Trạm Phụng Hiệp
( Sông Cái Côn)
Trạm Vị Thanh ( Sông Xà No) Tháng
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012- Cục thống kê tỉnh Hậu Giang
Phần lớn lãnh thổ Hậu Giang trong năm đều có thời kỳ ngập nước, bắt đầu từ tháng 7 và kéo dài khoảng 2 - 3 tháng Độ sâu và thời gian ngập nước tùy thuộc vào lượng nước mưa; độ cao tương đối, vị trí so với các dòng sông, kênh rạch Hiện tượng ngập úng thường được bắt đầu do mưa, sau đó tăng cường do lũ sông Hậu Các vùng cao ven sông Hậu và những vùng phía Tây trong lưu vực sông Cái Lớn thoát nước tốt nên ít bị ngập hoặc thời gian ngập ngắn Vùng đất thấp có khả năng thoát nước kém nên thời gian ngập lụt dài hơn Tùy theo mức độ ngập, có thể chia lãnh thổ Hậu Giang thành các vùng:
- Vùng ngập dưới 30 cm gồm phần lớn huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, vùng Đồng Gò huyện Phụng Hiệp, phần lớn huyện Long Mỹ
- Vùng ngập từ 30 - 60 cm gồm khu vực phía Nam huyện Châu Thành, phần lớn huyện Vị Thủy
- Vùng ngập từ 60 cm trở lên gồm xã Trường Long Tây của huyện Châu Thành A và phần lớn huyện Phụng Hiệp
Trang 35- Vùng không bị ngập hoặc thời gian ngập không đáng kể gồm phần lớn thị xã Vị Thanh, một phần huyện Vị Thủy, do nằm ở lưu vực sông Cái Lớn nên có khả năng thoát nước tốt
Hậu Giang là tỉnh nằm ở hạ nguồn sông Hậu, chịu tác động mạnh của thủy triều Vào mùa mưa, biên độ triều thấp, khoảng 0,5 m Vào mùa khô, biên
độ thủy triều có thể lên tới vài mét Người ta có thể lợi dụng điều này để xây dựng hệ thống tưới tiêu tự chảy, nhưng đồng thời phải luôn cảnh giác đề phòng nước mặn xâm nhập vào đồng ruộng Vùng Tây Nam của tỉnh nằm trong lưu vực sông Cái Lớn nên chịu ảnh hưởng mạnh bởi chế độ triều của vịnh Thái Lan Nước mặn có thể theo sông Cái Lớn gây ra hiện tượng nhiễm mặn nặng tại khu vực Vị Thanh, Vị Thủy, Long Mỹ; khu vực ven các sông Nước Trong, Cái Tư, Ngan Dừa, Cái Côn; thậm chí nước mặn còn lấn vào cả
kênh Quản Lộ (Cổng thông tin tỉnh Hậu Giang, 2013)
3.1.2.4 Tài nguyên thiên nhiên
a) Đất đai
Hậu Giang nằm trong vùng trũng của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long Xét về lý tính, đây là vùng đất còn mềm yếu, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, chia thành hai tầng rõ rệt: tầng trên là sét pha thịt có độ dẻo cao, tầng dưới là sét dẻo với độ sâu vài chục mét Do đó, khả năng chịu lực rất kém Xét về hoá tính, đất Hậu Giang có tỷ lệ mùn cao, nhất là trong các tầng đất than bùn và phèn Do diện tích đất phèn, mặn nhiều nên độc tố trong đất cao, nhất là SO42 - vượt quá sức chịu đựng của cây trồng, nên cần phải thau chua rửa mặn trước khi canh tác (Cổng thông tin tỉnh Hậu Giang, 2013)
b) Sinh vật
- Thực vật: Theo Tổng cục Thống kê, tại thời điểm 01-01-2008, toàn tỉnh
Hậu Giang có khoảng 5.100 ha diện tích đất lâm nghiệp Trong đó, tổng diện tích rừng là 2.500 ha, chủ yếu là rừng trồng tập trung ở một số lâm trường trong tỉnh, đạt tỷ lệ che phủ 1,2% Thảm thực vật tự nhiên trên cạn khá nghèo nàn về chủng loại, ít cá thể thân gỗ có kích thước lớn Thực vật chủ yếu là những loại tản mát trong tự nhiên (Cổng thông tin tỉnh Hậu Giang, 2013)
- Động vật: Động vật tự nhiên của Hậu Giang không giàu như các tỉnh
lân cận Ngoài vật nuôi, động vật có giá trị kinh tế chủ yếu là các loài thủy sinh có nguồn gốc ở sông và nội đồng Động vật sống ở sông quan trọng nhất
có cá, tôm, tép Vào mùa lũ, những vùng ngập nước trong tỉnh trở thành túi tôm cá lớn từ sông Hậu tràn vào Động vật nội đồng gồm rất nhiều loài từ cá đến bò sát, lưỡng cư Chúng tập trung trong đồng ruộng, kênh rạch, đặc biệt là
Trang 36c) Khoáng sản
Hậu Giang là một vùng đồng bằng trẻ, khoáng sản tương đối hạn chế: chỉ
có đất sét, cát xây dựng, than bùn (Cổng thông tin tỉnh Hậu Giang, 2013)
- Đất sét có chất lượng tốt có thể sản xuất gạch ngói và phân bố tập trung
ở vùng ven sông Hậu, thuộc huyện Châu Thành với trữ lượng hàng triệu tấn (Cổng thông tin tỉnh Hậu Giang, 2013)
- Cát tập trung trong lòng sông Hậu thuộc khu vực Cái Lân, huyện Châu Thành có thể khai thác cung cấp cho xây dựng (Cổng thông tin tỉnh Hậu Giang, 2013)
- Than bùn có trữ lượng hàng triệu tấn, nằm ở độ sâu 0,5 - 1 m ở một số vùng thuộc Vị Thanh, Vị Thủy, Long Mỹ, Phụng Hiệp nhưng ít có giá trị về kinh tế (Cổng thông tin tỉnh Hậu Giang, 2013)
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.3.1 Điều kiện kinh tế
cả các mặt hàng nông sản đang hết sức bấp bênh, nông dân phải bán đất để trả
nợ, vướng vào tình trạng thiếu vốn dẫn đến việc bán đất nông nghiệp (An Lạc, 2013) Tuy nhiên, diện tích đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản nhìn chung cả tỉnh không có sự thay đổi
Bảng 3.3 Diện tích sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang
Đơn vị: ha
Trang 37Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ Tỉnh có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc Phân theo ngành kinh tế thì ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng giá trị cao nhất, trong đó có nhiều loại cây như cây lương thực, cây chất bột có củ, cây thực phẩm, cây ăn quả,… Song, cây lương thực là chiếm tỷ trọng giá trị cao nhất và giá trị cũng tăng dần qua 3 năm, từ 4.748.079 triệu đồng (năm 2010) tăng thêm 1.690.019 triệu đồng, làm giá trị cho ngành trồng trọt năm 2012 lên 6.438.098 triệu đồng Loại cây quan trọng thứ hai là cây công nghiệp và kế đến là cây ăn quả Đặc sản về cây ăn trái của Hậu Giang cũng được nhiều người ưa chuộng như: khóm Cầu Đúc, bưởi Phú Hữu, quýt đường Long Trị Nhìn chung qua 3 năm (2010-2012) giá trị các loại cây đều tăng và đây là một dấu hiệu tích cực cho ngành trồng trọt của tỉnh.
Bảng 3.4 Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế của tỉnh Hậu Giang
không qua giết thịt 146.805 192.583 210.480
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012- Cục thống kê tỉnh Hậu Giang
Về lĩnh vực chăn nuôi, thì giá trị của ngành chăn nuôi có giảm nhẹ trong năm 2012, trong đó, chăn nuôi gia súc chiếm tỷ trọng cao nhất và giá trị của nuôi gia súc đang có xu hướng giảm, cụ thể năm 2011 chăn nuôi gia súc đạt giá trị là 1.134.826 triệu đồng nhưng đến năm 2012 còn 1.082.920 triệu đồng,
Trang 38giảm 51.906 triệu đồng, nó đã góp phần kéo giá trị của ngành chăn nuôi giảm theo Giá trị chăn nuôi gia súc giảm trong năm 2012, một phần nguyên nhân là
do giá heo hơi giảm mạnh, trong khi đó sức tiêu thụ của thị trường lại giảm và thịt heo lại là mặt hàng thực phẩm chủ lực trên thị trường (Văn Công, 2012) Bên cạnh đó, dịch vụ nông nghiệp chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong nông nghiệp, nó gồm có những dịch vụ như dịch vụ sấy nhãn, sấy trái vải, nuôi bò sữa công nghệ tự động khép kín…, đó là những dịch vụ áp dụng những máy móc, kỹ thuật hiện đại vào trong quy trình sản xuất nông nghiệp, nhưng nhìn chung giá trị của ngành dịch vụ nông nghiệp năm 2012 (254.709 triệu đồng) đã giảm 55.403 triệu đồng so với năm 2011 (310.112 triệu đồng), một phần là do nông dân sản xuất chưa có lời nhiều nên còn ngại áp dụng những kỹ thuật tiến bộ, lo làm tăng giá thành của sản phẩm (Bích Nga, 2012)
b) Công nghiệp
Về công nghiệp, phân theo ngành kinh tế thì giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp chế biến là chiếm tỷ trọng cao nhất, kế là ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước Song nhìn chung, giá trị
cả 2 ngành đều tăng qua 3 năm (2010-2012), cụ thể giá trị ngành công nghiệp chế biến năm 2010 là 7.827.197 triệu đồng, đến năm 2011 là 11.483.878 triệu đồng, tăng 3.656.681 triệu đồng Đến năm 2012, giá trị này lên đến 15.496.741 triệu đồng, tăng 4.012.863 triệu đồng so với năm 2011 Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước chiếm tỷ trọng giá trị nhỏ so với công nghiệp khai thác, song giá trị vẫn tăng dần từ năm 2010 là 31.433 triệu đồng, tăng 24.393 triệu đồng đưa con số này lên 55.826 triệu đồng trong năm 2012
Bảng 3.5 Giá trị sản suất công nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành công nghiệp
Đơn vị: Triệu đồng
3 Công nghiệp sản xuất và phân
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012- Cục thống kê tỉnh Hậu Giang
Theo Báo cáo chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và một số nhiệm vụ tháng 8/2013, về công nghiệp thì giá trị sản xuất công nghiệp tháng 7 ước thực hiện được 451 tỷ đồng tăng 15% so
Trang 39tháng trước, tăng 10,2% so cùng kỳ; lũy kế 7 tháng thực hiện được 2.995 tỷ đồng, tăng 7,8% so cùng kỳ, đạt 51% so với KH (Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, 2013)
c) Thương mại – dịch vụ
Về giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ và khách sạn, nhà hàng phân theo thành phần kinh tế, qua bảng 3.6 cho thấy giá trị sản xuất của ngành thương mại chiếm tỷ trọng cao nhất và giá trị cũng tăng nhanh từ năm 2010 (1.629.949 triệu đồng), đến năm 2011 tăng thêm 1.252.139 triệu đồng so với năm 2010 và tiếp tục tăng thêm 864.626 triệu đồng trong năm 2012 Song, mức tăng này tương đối thấp với so với mức tăng ở năm 2011 Về ngành khách sạn, nhà hàng và dịch vụ cũng tăng mạnh qua 3 năm (2010-2012) Đây
là dấu hiệu tích cực cho sự phát triển cho ngành công nghiệp của tỉnh
Bảng 3.6 Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ và khách sạn, nhà hàng theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012- Cục thống kê tỉnh Hậu Giang
Theo Báo cáo chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và một số nhiệm vụ tháng 8/2013, thì tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tháng 7 ước thực hiện 2.172 tỷ đồng, giảm 1,2% so tháng trước, tăng 10,6% so cùng kỳ; lũy kế 7 tháng thực hiện được 14.938 tỷ đồng, tăng 8,3% so cùng kỳ, đạt 55,3% kế hoạch Nguyên nhân, giá một số mặt hàng tăng và giữ mức ổn định (gas, lương thực, phân bón ) ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng trong dân giảm Chỉ số giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 7 năm 2013 tăng 0,16% so tháng trước, tăng 2,56% so tháng 12 năm trước, tăng 8,11% so cùng kỳ, bình quân 7 tháng năm 2013 tăng 6,78% so với bình quân 7 tháng năm 2012 (Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, 2013)
3.1.3.2 Điều kiện văn hóa - xã hội
a) Hành chánh
Tỉnh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-1-2004 Khi mới chia tách, Hậu Giang có 6 đơn vị hành chính là thị xã Vị Thanh và các huyện: Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ và Vị Thuỷ Tỉnh lỵ đặt tại thị
Trang 40xã Vị Thanh Đến tháng 9/2005, thực hiện Nghị định số 98/2005/NĐ-CP của Chính phủ, huyện Phụng Hiệp được tách làm 2 đơn vị hành chính: huyện Phụng Hiệp và thị xã Tân Hiệp (nay là thị xã Ngã Bảy) Từ đó, tỉnh có 7 đơn
vị hành chính (2 thị xã và 5 huyện) (Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, 2010) Tính đến năm 2010, Hậu Giang hiện có 7 đơn vị hành chính, gồm 5 huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành, Châu Thành A, thị xã Ngã Bảy và thành phố Vị Thanh Trong 7 đơn vị hành chính gồm có 74 xã, phường, thị trấn (Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, 2010)
Bảng 3.7 Số đơn vị hành chính, diện tích của các huyện (thị xã/thành phố) thuộc tỉnh Hậu Giang năm 2012
Hậu Giang có mạng lưới sông rạch rất thuận lợi với trục giao thông thủy quan trọng là sông Hậu – 1 trong 2 nhánh sông lớn của sông Mê Kông, là trục đường chính vào cảng quốc tế Cái Cui, Cần Thơ Kinh xáng Xà No, kinh Quản lộ Phụng Hiệp là đường thủy quốc gia từ thành phố Hồ Chí Minh xuyên đồng bằng đổ ra biển Tây, nối các tỉnh ĐBSCL đi Campuchia, biển Đông và các nước Đông Nam Á Ngoài ra, trung ương và tỉnh đang tập trung đầu tư mới tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, tuyến lộ Nam sông Hậu nối cầu Cần Thơ đi các tỉnh ĐBSCL (Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, 2010)
c) Dân số và lao động
Số hộ, dân số trung bình và mật độ dân số của các huyện (thị xã/thành phố) thuộc tỉnh Hậu Giang năm 2012 được trình bày trong bảng 3.8, cho thấy dân số trung bình của Hậu Giang năm 2012 là 773.556 người, mật độ dân số