Thông tin kỹ thuật nuôi

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất ở tỉnh hậu giang (Trang 61)

Nguồn cung cấp thông tin kỹ thuật cho nông hộ chủ yếu là tập huấn của kỹ sư cơ quan chuyên ngành (chiếm 67%) và cán bộ khuyến nông (chiếm 64%), trong đó các cán bộ xã/huyện sẽ chuyển giao kỹ thuật tiếp các cán bộ cơ quan chuyên ngành của tỉnh khi tổ chức tập huấn. Việc tham gia câu lạc bộ, hợp tác xã cũng tạo lợi thế cho người nuôi (chiếm 58%), vì đây là nơi các nông dân có thể chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ nhau nhiều hơn.

Bên cạnh đó, những người cung cấp thức ăn (chiếm 31%) và thuốc (chiếm 32%) cũng có hướng dẫn người nuôi cách sử dụng thức ăn và thuốc cho cá, để cá có thể sinh trưởng tốt. Những người nuôi có điều kiện thì còn tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm thông qua các phương tiện truyền thông như báo đài, tivi, internet,...tuy đây chỉ chiếm tỷ lệ thấp (23%). Nông hộ được tiếp cận kỹ thuật từ nhiều nguồn là cơ hội tốt để có thể nâng cao hiệu quả nuôi và theo kịp nhu cầu của thị trường.

Bảng 4.7 Nguồn cung cấp thông tin kỹ thuật cho nông hộ

Nguồn cung cấp Số hộ Tỷ lệ

(%)

Cán bộ khuyến nông 64 64

Phương tiện truyền thông 23 23

Tập huấn của kỹ sư cơ quan chuyên ngành 67 67

Tham gia câu lạc bộ, hợp tác xã 58 58

Người cung cấp thức ăn 31 31 Người cung cấp thuốc 32 32

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, tháng 9/2013

Theo số liệu từ điều tra thực tế cho thấy, có 67 hộ (chiếm 67%) tham gia tập huấn của cơ quan chuyên ngành và 33 hộ (chiếm 33%) không tham gia tập huấn. Sở dĩ các hộ không tham gia các buổi tập huấn là do họ không có thời gian để tham gia, một phần vì nơi tổ chức xa chỗ ở của họ, điều kiện đi lại còn khó khăn.

Tuy hoạt động nuôi cá dựa vào kinh nghiệm nhiều, nhưng việc tham gia tập huấn có tác dụng rất lớn cho nông hộ trong quá trình nuôi cá. Cán bộ tập huấn không chỉ hướng dẫn nông hộ kỹ thuật nuôi mà còn cung cấp thông tin cho người nuôi biết những thay đổi trong quy định về chất lượng cá rô thương phẩm và những kỹ thuật mới, giúp hộ nâng cao hiệu quả nuôi. Bên cạnh đó, với tỷ lệ 67% người nuôi tham gia tập huấn trong tổng số hộ phỏng vấn, cũng cho thấy được những cán bộ xã, huyện và các cơ quan chuyên ngành tỉnh rất chú trọng quan tâm đến loại hình nuôi cá rô thâm canh này.

Bảng 4.8 Thống kê các hộ tham gia tập huấn kỹ thuật

Khoản mục Số hộ Tỷ trọng

(%)

Có tham gia tập huấn 67 67

Không tham gia tập huấn 33 33

Tổng 100 100

Với điều kiện hệ thống sông ngòi chằn chịt, trong đó có nhiều sông lớn như sông Nước Đục, sông Cái Lớn, sông Nước Trong,... và nhiều kênh, rạch như Kênh Xáng Xà No, Rạch Nước Đục, Kênh Xáng Cái Côn, Kênh Xáng,… đã tạo ra nhiều thuận lợi cho người dân Hậu Giang phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.

Từ kết quả khảo sát, có 100% các hộ nuôi cá rô đều có cống cấp và thoát nước. Vì điều kiện môi trường đất và nước ở địa phương chứa phèn nhiều nên việc cải tạo ao và xử lý nước cấp vào ao là rất cần thiết để làm nước sạch và hạ độ phèn. Số hộ sử dụng hóa chất để cải tạo ao trước khi bắt đầu vụ nuôi chiếm 100% tổng số hộ điều tra. Hóa chất được dùng để cải tạo ao chủ yếu là vôi bột (CaO). Nhìn chung, đối với ao nuôi cá thì vôi có rất nhiều tác dụng, vừa là chất phòng trừ địch hại, dịch bệnh vừa cải thiện môi trường. Tuy dùng vôi có tác dụng cao, nhưng vôi phải có chất lượng tốt không bị pha tạp chất (đất, cát) và phải được bảo quản cẩn thận. (Nguyễn Thị Thúy, 2013)

Sau khi cải tạo ao, người nuôi tiến hành bơm nước vào ao, nếu nước sau khi bơm vào không được sạch thì người nuôi sẽ thực hiện xử lý nước bằng những chất như chlorine, thuốc tím,..., nếu thấy nước cấp vào đã sạch thì người nuôi cũng không xử lý. Tuy nhiên, phần lớn nông hộ không xử lí nước thải ra, một số nhỏ hộ chiếm tỷ lệ không đáng kể dùng hóa chất là vôi bột để xử lý nước thải ra ngoài, điều này gây ô nhiễm môi trường vùng nuôi.

Thức ăn cho cá là đầu vào quan trọng quyết định phần lớn sản lượng thu hoạch được và chi phí cho thức ăn cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí sản xuất. Lượng thức ăn cho cá cần nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng là mật độ thả nuôi. Khi người nuôi thả giống từ 45 - 55 con/m2 thì lượng thức ăn trung bình được sử dụng là 8,73 kg/m2. Nếu mật độ tăng lên thì lượng thức ăn cũng tăng, mật độ thả nuôi dày nhất của 100 hộ được điều tra là trên 85 – 100 con/m2, lượng thức ăn cho cá bình quân là 16,6 kg/m2. Tuy nhiên, mật độ thả giống được nhiều người thực hiện nhất (37 hộ) là trên 75 – 85 con/m2, lượng thức ăn bình quân tương ứng được sử dụng là 14,13 kg/m2.

Việc thức ăn bị thiếu sẽ làm chậm quá trình lớn lên của cá, nhưng khi cho ăn quá nhiều thì cơ thể cá không những không thể hấp thu tốt hết các chất dinh dưỡng mà còn có thể gây ô nhiễm môi trường nước bởi lượng thức ăn dư thừa. Bên cạnh đó, lượng thức thức tiêu tốn nhiều còn làm tăng chi phí thức ăn nhưng lại không mang đến hiệu quả như mong đợi cho nông hộ. Vì vậy, người nuôi cần cho cá ăn đầy đủ và hợp lý để không chỉ giúp cá tăng trưởng tốt mà còn tiết kiệm chi phí và hạn chế được cá bệnh.

8,73 10,15 12,31 14,13 16,60 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 Kg/m2

Từ 45 - 55 Trên 55 - 65 Trên 65 - 75 Trên 75 - 85 Trên 85 Con/m2

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, tháng 9/2013

Hình 4.6 Lượng thức ăn sử dụng nuôi cá rô của nông hộ

Trong thức ăn cho cá có nhiều chất dinh dưỡng khác nhau nhưng quan trọng nhất là chất đạm. Nếu thức ăn không cung cấp đủ nhu cầu protein cho cá sẽ dẫn đến cá chậm lớn, hoặc ngừng tăng trưởng, thậm chí có thể giảm trọng lượng. Mặt khác, nếu lượng protein trong thức ăn vượt quá nhu cầu thì chỉ một phần được sử dụng để tạo protein mới, phần còn lại sẽ được chuyển sang dạng năng lượng, điều này sẽ làm tăng giá thành thức ăn không cần thiết. Bên cạnh đó, trong thức ăn cho cá còn có chất béo, chất xơ và một số chất khác như tro, canxi, nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại nhãn hiệu thức ăn cho cá như CP, Tongwei, Cá Vàng, Master, Cargill, Tomboy,....;nhưng theo khảo sát thực tế thì phần lớn người nuôi sử dụng thức ăn hiệu CP (60%), Tongwei (30%) và các nhãn hiệu còn lại (10%); với hàm lượng đạm thường từ 27 - 42%, nhưng hàm lượng chất đạm từ 30 – 42% được nhiều hộ nuôi sử dụng nhất. Trong quá trình cho ăn có một số hộ còn bổ sung thêm vitamin nhằm tăng sức đề kháng cho cá. Số lần cho cá ăn dao động trong khoảng từ 1 – 2 lần/ngày, nhưng tùy theo mật độ thả nuôi của mỗi hộ và giai đoạn tăng trưởng của cá mà người nuôi cần có sự lựa chọn thức ăn và cách thức cho cá ăn phù hợp.

Việc phát hiện bệnh và điều trị cho cá nói chung, cá rô nuôi nói riêng thường khó khăn và tốn kém, do đó vấn đề phòng bệnh là cực kỳ quan trọng. Việc này có được thực hiện tốt hay không là một phần phụ thuộc vào sự chăm sóc và kinh nghiệm của người nuôi. Tuy nhiên, khi cá bệnh thì người nuôi cần có biện pháp điều trị kịp thời và tránh tình trạng lây nhiễm bệnh trong ao nuôi. Theo điều tra thực tế cho thấy, có 67 hộ (67%) sử dụng thuốc cho cá theo

hướng dẫn của kỹ sư cơ quan chuyên ngành, 62 hộ (62%) dùng theo kinh nghiệm của bản thân, 32 hộ (32%) dùng theo hướng dẫn của người bán thuốc và 22 hộ (22%) dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của người quen. Tuy có trên 60% hộ nuôi được sự hướng dẫn của kỹ sư cơ quan chuyên ngành về cách sử dụng thuốc trị bệnh và kháng sinh cho cá hợp lý nhưng người nuôi còn phải biết cách áp dụng vào hiện trạng của ao nuôi tại hộ để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

Bảng 4.9 Cách thức sử dụng thuốc cho cá của nông hộ

Cách sử dụng Số hộ Tỷ lệ

(%)

Theo kinh nghiệm của bản thân 62 62

Theo hướng dẫn của người bán thuốc 32 32 Theo hướng dẫn của người quen 22 22 Theo hướng dẫn của kỹ sư cơ quan chuyên ngành 67 67

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, tháng 9/2013

Một số bệnh thường gặp ở cá rô là bệnh ký sinh trùng (trùng bánh xe, bệnh đốm trắng, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do giun sán lá nội ký sinh), bệnh do nhiễm khuẩn (bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas, bệnh đốm đỏ, bệnh nhiễm trùng máu, bệnh nấm nhớt,...) (Trí Quang, 2010). Trong đó, bệnh xuất huyết là phổ biến và đáng lo ngại, cá có dấu hiệu toàn thân bị xuất huyết, hậu môn sưng lồi, bụng trương to, có dịch vàng hoặc hồng, đầu và mắt cá sưng và lồi ra. Cách trị là khử trùng nước và đáy ao bằng cách bón vôi (CaO) kết hợp với rải muối hột, đặc biệt là phải cho cá ăn kháng sinh bằng cách trộn kháng sinh vào thức ăn.

Bệnh đen thân,có thể gây chết rất nhiều ở cá rô, đây là hiện tượng bệnh khá nghiêm trọng xem như là một hội chứng, để chữa bệnh này thì ta phải có quy trình chữa bệnh cụ thể ở từng môi trường và giai đoạn phát triển của cá. Hiện chưa có nghiên cứu về loại bệnh này, khi bệnh xuất hiện chủ yếu người dân dùng kháng sinh Amoxicillin, Tetracycllin….

Bệnh nấm nhớt, do nấm thủy mi gây ra, còn gọi là bọ gòn hay nấm da, nấm mốc. Khi cá phát bệnh đang bơi trong nước, ta thấy trên thân cá có những đốm trắng giống như bông gòn và da cá tiết nhiều nhớt. Nguyên nhân gây bệnh là do tiết trời trở lạnh, môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho nấm thủy mi phát triển. Để trị bệnh này có thể dùng Formalin và trị liên tục 3-5 ngày. Bệnh nấm nhớt cũng là một trong những loại bệnh khiến người

nuôi lao đao, cá mắc bệnh này làm ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm và hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Hộ nuôi chủ yếu mua thuốc trị bệnh cho cá ở các cửa hàng thuốc thú y, một số ít hộ nuôi mua của người quen. Nhìn chung, vấn đề người nuôi sử dụng đúng thuốc, đúng cách, đúng thời điểm và đúng liều lượng là những yếu tố chủ yếu quyết định hiệu quả của việc trị bệnh cho cá.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất ở tỉnh hậu giang (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)