Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá rô nuôi thâm canh trong

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất ở tỉnh hậu giang (Trang 80)

RÔ NUÔI THÂM CANH TRONG AO ĐẤT CỦA NÔNG HỘ

Bảng 4.17 thể hiện kết quả thống kê mô tả của các biến số trong các mô hình hàm sản xuất, giá trị của các biến số trong mô hình nhìn chung không biến động nhiều giữa các hộ nuôi trong cùng một vụ.

Bảng 4.17: Thống kê mô tả các biến số trong mô hình hàm năng suất

Biến số Số quan sát Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn

LnKN 100 1,52 0,00 2,08 0,31 LnSV 100 0,69 0,00 1,10 0,28 LnMD 100 4,27 3,81 4,61 0,17 LnDT 100 7,41 6,21 9,21 0,61 LnN 100 1,61 -0,69 2,98 0,59 LnB 100 -0,26 -0,76 1,03 0,33 LnX 100 -0,39 -1,27 0,85 0,34 LnT 100 2,33 1,18 2,97 0,43 LnTD 100 1,96 1,10 2,71 0,36 TH 100 0,67 0,00 1,00 0,47

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, tháng 9/2013

Bảng 4.18 trình bày kết quả ước lượng mô hình năng suất cá rô nuôi thâm canh trong ao đất của nông hộ bằng phương pháp OLS, cho thấy được hệ số R2 (R - squared) bằng 93,9%, nghĩa là các biến độc lập trong mô hình giải thích được 93,9% sự biến động của năng suất cá rô nuôi. Bên cạnh đó, căn cứ vào Prob > F = 0,000 là rất nhỏ, nên ta có thể bác bỏ giả thuyết H0: mô hình không có ý nghĩa, tức là có cơ sở kết luận rằng mô hình có ý nghĩa ở mức 1%.

Bảng 4.18 Kết quả ước lượng bằng phương pháp OLS hàm sản xuất Cobb – Douglas cho mô hình nuôi cá rô thâm canh tại tỉnh Hậu Giang

Ký hiệu

biến Tên biến Hệ số

Sai số chuẩn

LnKN Số năm kinh nghiệm của người nuôi cá (năm) 0,102*** 0,033

LnSV Số vụ nuôi bình quân/năm (vụ) -0,012ns 0,029

LnMD Mật độ thả giống bình quân/vụ (con/m2) 0,216*** 0,070

LnDT Diện tích nuôi cá rô của nông hộ (m2) -0,065*** 0,020

LnN Lượng chất đạm (kg/m2) 0,050*** 0,017 LnB Lượng chất béo (kg/m2) 0,409*** 0,036 LnX Lượng chất xơ (kg/m2) -0,020ns 0,024

LnT Chi phí thuốc, hóa chất/vụ (nghìn đồng/ m2) -0,065*** 0,024

LnTD Trình độ học vấn của người nuôi (lớp) 0,023ns 0,018

TH Tập huấn (1= có tập huấn, 0= khác) 0,059*** 0,022

Hằng số 1,652*** 0,338

Số quan sát 100 R2 93,9% Prop > F 0,0000

Chú thích: *** mức ý nghĩa là 1%, ** mức ý nghĩa là 5%, * mức ý nghĩa 10%, ns là không có ý nghĩa

Giải thích kết quả

Kết quả ước lượng mô hình hồi quy cho thấy, các biến như số vụ nuôi bình quân/năm, lượng chất xơ trong thức ăn được sử dụng cho cá và trình độ học vấn của người nuôi là không có ý nghĩa trong mô hình. Các biến còn lại đều có ý nghĩa tác động đến năng suất với các mức ý nghĩa khác nhau và được giải thích như sau:

* Số năm kinh nghiệm của người nuôi cá

Yếu tố số năm kinh nghiệm của người nuôi cá có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho biết khi số năm kinh nghiệm tăng 1% thì năng suất tăng lên 0,102%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Yếu tố này quan hệ cùng chiều với năng suất vì khi người nuôi có kinh nghiệm dày dặn, họ sẽ biết cách xử lý linh hoạt trước những thay đổi của ao nuôi khi cá có dấu hiệu mắc bệnh, biết cách

sử dụng đầu vào hợp lý, là điều kiện tốt để nâng cao kỹ thuật nuôi, làm tăng sản lượng thu hoạch và góp phần làm tăng năng suất.

* Mật độ thả giống bình quân/vụ

Yếu tố mật độ thả giống bình quân trên một vụ có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho biết khi mật độ thả giống bình quân trên một vụ tăng 1% thì năng suất tăng 0,216%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Mật độ thả giống quan hệ cùng chiều với năng suất vì khi thả giống với mật độ dày, cùng điều kiện ao nuôi được chăm sóc tốt, cá không bị hao hụt, sản lượng cá rô thương phẩm thu hoạch cao, góp phần làm tăng năng suất cá.

Tuy nhiên, người nuôi thường không tính mật độ thả giống mà chỉ thả theo kinh nghiệm của mình nên khi tính lại lượng giống trên đơn vị diện tích thì có những hộ có mật độ thả chưa tối ưu. Theo ý kiến của chuyên gia, với cỡ cá giống 70 - 100 con/kg thì mật độ thích hợp là 50 – 60 con/m2, nhưng nếu đảm bảo được khả năng chăm sóc tốt người nuôi vẫn có thể thả giống ở mật độ 80 – 100 con/m2. Thực tế, vì đa số người nuôi được phỏng vấn đều có kinh

nghiệm lâu năm (từ 3 – 5 năm, chiếm 80% tổng số hộ) nên họ thường không

thả giống cao hơn mức khuyến cáo vì sợ cá dễ bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến sản lượng, nên kết quả ước lượng cho thấy khi mật độ tăng sẽ làm tăng năng suất. Song, người nuôi cũng phải chú ý tính quy luật năng suất biên giảm dần của yếu tố này, không nên thả cá với mật độ quá dày vì nó có thể làm môi trường ao nước dễ bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và lây lan nhanh, có thể gây thiệt hại nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, sản lượng cá bị hao hụt, làm giảm năng suất cá thu hoạch.

* Diện tích nuôi cá rô của nông hộ

Yếu tố diện tích nuôi cá rô có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho biết khi diện tích tăng 1% thì năng suất giảm 0,065%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Qua kết quả ước lượng cho thấy, diện tích nuôi cá rô có quan hệ nghịch chiều với năng suất cá. Điều này có thể được giải thích bởi nhiều lý do, trong đó chủ yếu là vì nguồn nhân lực và nguồn tài chính của nông hộ là có hạn, nên khi nuôi với diện tích lớn hộ không đảm bảo có thể nâng mức sản lượng cao tương ứng với diện tích đang có, làm cho năng suất cá đạt được không bằng những hộ nuôi với diện tích nhỏ hơn.

Cụ thể, khi xét đến nguồn nhân lực thì phần lớn những người nuôi chính là lao động gia đình tham gia trong suốt vụ nuôi và số lao động này chỉ dao động trong khoảng từ 1 – 3 người, có đến 87% hộ là từ 1 – 2 người nuôi. Ngoài hoạt động nuôi cá rô, những người này còn tham gia những hoạt động

kinh doanh mua bán,...nên nếu nuôi với diện tích lớn thì việc chăm sóc cho ao cá cũng có thể sẽ không đảm bảo tốt như những hộ có quy mô nhỏ hơn. Trong nuôi cá rô, vấn đề chăm sóc tốt cho ao nuôi sẽ hạn chế được nhiều hao hụt, đây là yếu tố quan trọng sẽ ảnh hưởng đến sản lượng cá khi thu hoạch. Bên cạnh đó, khi hộ nuôi với diện tích nhiều thì nhu cầu vốn để đầu tư cũng cao nhưng vấn đề để có số vốn đầu tư lớn đối với người nuôi là một trong những khó khăn. Với nhiều khoản chi phí khác nhau trong vụ, dễ dẫn đến việc người nuôi bị thiếu vốn hoặc đầu tư chưa thật sự cân đối với diện tích đang có, dẫn đến việc sản lượng thu hoạch có thể cao nhưng so với diện tích nuôi thì mức năng suất đạt được lại thấp so với hộ có diện tích nuôi nhỏ hơn.

Vì vậy, vấn đề đặt ra là không phải những hộ nuôi lớn phải thu hẹp diện tích lại, mà là những hộ nuôi với diện tích lớn hoặc muốn mở rộng quy mô nuôi lên thì cần đảm bảo được nguồn nhân lực và tài chính, nhằm mục đích khai thác tốt điều kiện diện tích đang có. Từ đó, nông hộ có thể nâng cao được mức sản lượng tương ứng với diện tích, tránh việc làm giảm năng suất do đầu tư không hợp lý.

* Lượng chất đạm

Chất đạm là thành phần quan trọng trong thức ăn của cá và cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong một bao thức ăn. Yếu tố lượng chất đạm có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho biết khi lượng chất đạm cho cá ăn tăng 1% thì năng suất cá tăng 0,05%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Yếu tố này quan hệ cùng chiều với năng suất, nghĩa là khi cá được cung cấp đầy đủ chất đạm thì quá trình tăng trưởng của cá sẽ tốt hơn, làm tăng sản lượng cá, góp phần nâng cao năng suất. Song, ta cũng cần chú ý đến quy luật năng suất biên giảm dần, vì tuy chất đạm rất cần thiết cho quá trình lớn lên của cá, nhưng nếu cho cá ăn quá nhiều cũng làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, cá không hấp thụ hết không những làm giá thành tăng không cần thiết mà lượng thức ăn dư có thể làm ô nhiễm môi trường ao nuôi. Vì vậy, người nuôi cần cân đối giữa số lượng cá trong ao và lượng thức ăn cho cá để vừa tiết kiệm chi phí vừa không làm cá bị thiếu thức ăn.

* Lượng chất béo

Chất béo cũng là thành phần quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng của cá nhưng nó chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với chất đạm. Yếu tố lượng chất béo có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho biết khi lượng chất béo trong thức ăn cho cá tăng 1% thì năng suất cá tăng 0,409%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Lượng chất béo quan hệ cùng chiều với năng suất, vì đây cũng là một chất dinh dưỡng cần thiết góp phần làm tăng trọng lượng của cá nên việc

cho cá ăn đầy đủ chất béo cũng sẽ làm tăng sản lượng, góp phần làm tăng năng suất cá. Tuy nhiên, vì quy luật năng suất biên giảm dần nên lượng chất béo cho cá cũng cần ở mức cân bằng, việc cung cấp quá nhiều chất béo sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng của cá, làm tăng giá thành không cần thiết.

* Chi phí thuốc, hóa chất/vụ

Yếu tố chi phí thuốc, hóa chất trên vụ có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho biết khi chi phí thuốc, hóa chất cho cá trên vụ tăng 1% thì năng suất cá giảm 0,065%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Chi phí thuốc, hóa chất quan hệ nghịch chiều với năng suất, điều này có thể được giải thích vì thuốc, hóa chất được phép sử dụng khi cá bệnh hoặc sức khỏe cá có dấu hiệu không tốt. Trường hợp cá có biểu hiện mắc bệnh, khả năng sinh trưởng của cá sẽ chậm lại, thậm chí cá có thể chết nếu không được chữa trị kịp thời, điều này sẽ làm sản lượng cá bị hao hụt. Song, mức độ tổn thất nhiều hay ít là còn tùy thuộc vào bệnh mà cá mắc và cách chăm sóc của người nuôi, nếu phát hiện và trị sớm thì thiệt hại không cao nhưng nếu phát hiện trễ thì có thể làm giảm năng suất cá đáng kể. Theo khuyến cáo của cơ quan chuyên ngành, thì hộ nuôi chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi xác định bệnh cá do vi khuẩn gây ra, không sử dụng kháng sinh phòng bệnh để tránh hiện tượng kháng thuốc, đây cũng là vấn đề mà hộ nuôi cần chú ý.

* Tập huấn

Yếu tố tập huấn có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho biết khi hộ nuôi cá rô có tham gia tập huấn sẽ làm năng suất tăng cao hơn so với hộ nuôi không tham gia các lớp tập huấn, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này được giải thích vì khi tham gia các lớp tập huấn được tổ chức bởi các cơ quan chuyên ngành, người nuôi sẽ được các kỹ sư hướng dẫn những kỹ thuật nuôi, cách xử lý khi cá mắc bệnh và những vấn đề phát sinh trong quá trình nuôi, hạn chế được nhiều thiệt hại cho nông hộ. Kết quả ước lượng cũng cho thấy, việc tổ chức các lớp tập huấn đã được người tham gia áp dụng tốt nên đã góp phần làm tăng năng suất cá thu hoạch.

Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng Kiểm định Breusch- Pagan qua phần mềm Stata cho thấy, Prob > chi2 = 0.1795 > =10%, nên ta chấp nhận giả thiết H0: Phương sai sai số là hằng số (hay phương sai sai số không đổi). Từ đó, ta có thể kết luận với mức ý nghĩa 10%, mô hình có phương sai sai số không đổi.

Kiểm định tự tương quan

Từ kết quả kiểm định tự tương quan bằng Kiểm định d của Durbin- watson qua phần mềm Stata thì Prob > chi2 = 0.1433 > =10%, nên ta chấp nhận giả thiết H0: Không có hiện tượng tự tương quan. Từ đó, ta có thể kết luận với mức ý nghĩa 10%, mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

Kiểm định đa cộng tuyến

Để kiểm định đa cộng tuyến, đề tài sử dụng lệnh cor qua phần mềm Stata, kết quả cho thấy được tương quan cặp giữa các biến giải thích không cao ( nhỏ hơn 0,8) nên mô hình không bị hiện tượng đa cộng tuyến.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất ở tỉnh hậu giang (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)