Về tiêu thụ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất ở tỉnh hậu giang (Trang 87)

Hộ nuôi nên chú ý đến thời điểm thả giống và thu hoạch thích hợp, tránh tình trạng thu hoạch đồng loạt làm tăng nguồn cung cá rô quá mức gây ảnh hưởng đến giá cả, người nuôi không bán được giá cao.

Ngoài ra, người nuôi cũng cần phải cập nhật thông tin từ nhiều nguồn, để biết được tình hình giá cả thị trường để có thể thỏa thuận được mức giá hợp lý với người mua.

Ngoài thị trường tiêu thụ trong nước, những người nuôi cá rô nên liên kết hợp tác với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản để không chỉ tập trung khai thác thị trường nội địa, mà còn mở rộng xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới, giúp hộ nuôi mở rộng thị trường tiêu thụ.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Tỉnh Hậu Giang có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt hiện tại cũng như về lâu dài và hình thức nuôi cá rô thâm canh là một trong những loại hình đang được chú trọng của tỉnh. Vùng nuôi cá rô của tỉnh Hậu Giang tập trung chủ yếu ở những huyện như huyện Long Mỹ, huyện Vị Thủy, huyện Phụng Hiệp và thành phố Vị Thanh. Trong giai đoạn (2010 – 6 tháng/2013),diện tích và sản lượng cá rô nuôi thâm canh của tỉnh đã giảm đáng kể. Tính đến hết tháng 6/2013, diện tích nuôi còn 94,8 ha, sản lượng cá thu hoạch là 2.043 tấn, tuy nhiên năng suất đạt được lại tăng dần, cho thấy kỹ thuật nuôi của nông hộ ngày càng được nâng cao. Vì giá cá rô trên thị trường luôn có nhiều biến động, có lúc giảm mạnh (giai đoạn 2011 - 2012), gây thiệt hại cho nhiều hộ nuôi dẫn đến họ phải treo ao, một số chuyển sang nuôi loài thủy sản khác, hoặc chuyển sang hình thức canh tác khác, khiến cho diện tích nuôi cá rô giảm mạnh.

Qua cuộc khảo sát thực tế 100 hộ nuôi cá rô thâm canh, cho thấy có đến 81% người có kinh nghiệm nuôi cá rô từ 3 – 5 năm. Bên cạnh đó, có đến 67% hộ nuôi tham gia các lớp tập huấn của các cơ quan quản lý nên về kỹ thuật nuôi phần lớn là họ đều nắm vững. Diện tích nuôi cá rô tập trung trong khoảng từ từ 500 – 2000 m2 (chiếm 71% hộ nuôi), mật độ thả giống dao động từ 65 – 85 con/m2 (chiếm 60% hộ). Chi phí đầu tư bình quân của nông hộ là 221,33 nghìn đồng/m2, trong đó chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất (74,62% tổng chi phí). Giá thành trung bình của 1 kg cá rô thương phẩm là 25,15 nghìn đồng/kg và giá bán cá trung bình tại hộ là 27,14 nghìn đồng/kg. Mặc dù, giá bán cao hơn giá thành không nhiều nhưng vẫn tạo ra lợi nhuận và thu nhập bình quân cho nông hộ lần lượt là 17,50 nghìn đồng/m2, 38,06 nghìn đồng/m2. Về hiệu quả tài chính, tỷ số lợi nhuận trên chi phí trung bình là 0,08 lần, tỷ số này tuy không cao nhưng cũng cho thấy được nhìn chung hộ nuôi vẫn có lãi và với mỗi ngày công nuôi cá rô thì trung bình người nuôi nhận được thu nhập là 378,33 nghìn đồng/ngày công. Kết quả ước lượng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá rô nuôi của nông hộ cho thấy, kinh nghiệm của người nuôi, mật độ thả giống, lượng chất đạm, lượng chất béo trong thức ăn ảnh hưởng cùng chiều với năng suất. Những yếu tố như diện tích nuôi và chi phí thuốc, hóa chất lại ảnh hưởng ngược chiều với năng suất. Ngoài ra, việc người nuôi có tham gia tập huấn cũng góp phần làm tăng năng suất cá rô nuôi của nông hộ.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1 Đối với nhà nước

Cần có chính sách can thiệp khi cần thiết để giảm bớt những ảnh hưởng bất lợi của thị trường, nhằm bảo hộ cho nông dân không phải gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ như quy định mức giá sàn khi bán cá rô thương phẩm để người dân có thể an tâm nuôi trồng.

Nên liên kết chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản để tìm đầu ra cho cá rô thương phẩm và tạo điều kiện để cá rô được tiêu thụ ở thị trường các nước khác trên thế giới.

Thực hiện hỗ trợ cung cấp cho hộ nuôi về các loại yếu tố đầu vào chủ yếu như thức ăn công nghiệp cho cá.

5.2.2 Đối với cơ quan nhà nước các cấp của tỉnh

Nên có những chính sách khuyến khích, ưu đãi người nuôi cá song song với việc liên kết với các tỉnh, các địa phương, để chia sẻ kinh nghiệm, tổ chức nghiên cứu khoa học về con cá rô Hậu Giang.

Chú trọng công tác quy hoạch vùng nuôi cá rô thâm canh của tỉnh, cải tạo kênh mương nội đồng nhằm phục vụ công tác nuôi trồng thủy sản tốt hơn, tổ chức xúc tiến thương mại, du lịch, mở rộng thị trường tiêu thụ cho cá rô thương phẩm.

Hình thành thêm nhiều hợp tác xã nông nghiệp và khuyến khích các hộ tham gia vào để có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với tiến bộ khoa học công nghệ mới, đảm bảo đầu ra cho cá rô thương phẩm, thuận lợi cho việc áp dụng mô hình chuỗi sản phẩm nông nghiệp.

Cần quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân hiểu rõ lợi ích và tầm quan trọng bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản, tác hại của dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

Các đơn vị cấp tỉnh nên thường xuyên cử các kỹ sư nông nghiệp xuống để giám sát quy trình nuôi cá của các hộ và chuyển giao những kỹ thuật mới và giúp họ thực hiện đúng quy trình.

Hướng dẫn cho các hộ nuôi cá rô kiểm soát chặt chẽ các yếu tố đầu vào trong quá trình nuôi và hướng dẫn về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm.

5.2.3 Đối với ngân hàng

Cần có các chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất để các hộ có thể có tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn, hỗ trợ nông dân có đủ vốn để tiếp tục thực hiện canh tác.

Cần hạn chế những thủ tục trong quá trình cho vay, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí khác cho nông dân.

5.2.4 Đối với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản nên có kế hoạch hỗ trợ cho hộ nuôi cá trong vấn đề thanh toán khi mua thức ăn thủy sản.

Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản nên quan tâm đến mặt hàng cá rô thương phẩm, xây dựng mở rộng hơn mối quan hệ hợp tác giữa nông dân và doanh nghiệp như thông qua các hợp đồng bao tiêu sản phẩm, điều này không chỉ vì ổn định đầu ra và giá bán cho hộ, mà còn nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trên toàn quốc và các nước khác trên thế giới.

5.2.5 Đối với nông dân

Hộ nông dân cần tích cực và tham gia đầy đủ các buổi tập huấn kỹ thuật chứ không nên tham gia theo phong trào, thường xuyên trao đổi thông tin và học hỏi kinh nghiệm.

Nông hộ nên tham gia vào các câu lạc bộ hoặc hợp tác xã để có thể chia sẽ và học hỏi những kinh nghiệm lẫn nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất và cùng nhau giải quyết vấn đề đầu ra cho cá rô thương phẩm.

Những người nuôi cá rô nên chuyển dần hình thức và quy mô nuôi từ tự phát, nhỏ, lẻ sang tập trung và nuôi chuyên canh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Người nuôi cũng cần chăm sóc tốt cho cá và cả môi trường nước trong ao nuôi để có biện pháp can thiệp kịp thời khi cá có dấu hiệu bệnh, tránh làm giảm sản lượng thu hoạch, tăng chi phí thuốc, làm giảm lợi nhuận. Bên cạnh đó, người nuôi nên lập sổ ghi chép chi tiết, đặc biệt là sử dụng thức ăn, thuốc thú y.

Người nuôi cần sử dụng thuốc, hóa chất đúng mục đích và nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, không tùy tiện sử dụng thuốc, hóa chất trong quá trình nuôi trồng thủy sản nếu chưa được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn về tác dụng và quy trình sử dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. An Lạc, 2013. Nông dân ùn ùn bán đất nông nghiêp. Thanh niên online.

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130705/nong-dan-un-un-ban-dat-nong- nghiep.aspx. [Ngày truy cập: ngày 12 tháng 09 năm 2013].

2. Bích Nga, 2012. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là trung tâm dịch vụ nông nghiệp kỹ thuật cao. Báo mới. <http://www.baomoi.com/TPHCM-se-la-trung- tam-dich-vu-nong-nghiep-ky-thuat-cao/45/9542111.epi>. [Ngày truy cập: ngày 12 tháng 09 năm 2013].

3.Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, 2013. Hậu Giang, <http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%ADu_Giang>. [Ngày truy cập: ngày 25 tháng 08 năm 2013].

4. Chi cục thủy sản Hậu Giang, 2013. “Cá rô Hậu Giang” nhãn hiệu khẳng định thế mạnh thủy sản của tỉnh. Trang thông tin Sở nông nghiệp và phát triển

thông tin tỉnh Hậu Giang,

<http://sonongnghiep.haugiang.gov.vn/Default.aspx?tabid=115&NDID=480>. [Ngày truy cập: ngày 4 tháng 09 năm 2013].

5. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang, 2013. Hậu Giang xưa và nay, < http://www.haugiang.gov.vn/Portal/OtherNewsView.aspx?pageid=3348&Item ID=7318&mid=5984&pageindex=5&siteid=1>. [Ngày truy cập: ngày 12 tháng 09 năm 2013].

6. Cục thống kê tỉnh Hậu Giang, 2013. Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2012. Hậu Giang.

7. Dangcongsan.vn, 2013. Hậu Giang: đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Lạng sơn

online.http://baolangson.vn/tin-bai/Van-hoa-xa-hoi/hau-giang-day-manh-xuat- khau-lao-dong-/30-30-53548. [Ngày truy cập: ngày 18 tháng 09 năm 2013]. 8. Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt.

Trường Đại học Cần Thơ.

9. Huỳnh Thị Phương Thảo, 2011. Khảo sát hiện trạng sản xuất giống, ương và nuôi cá rô đầu vuông ở tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ.

10. Huỳnh Thị Thùy Trang, 2010. Phân tích hiệu quả tài chính các mô hình nuôi cá lóc ở Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Cần Thơ.

11. Lê Khương Ninh, 2008. Giáo trình Kinh tế học vi mô. Trường Đại học Cần Thơ.

12. Lê Tấn Nghiêm, 2012. Bài giảng Kinh tế lượng. Trường ĐH Cần Thơ. 13. Lê Xuân Sinh, 2005. Giáo trình Kinh tế thủy sản. Trường ĐH Cần Thơ. 14. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình kinh tế lượng. Trường Đại học Cần Thơ. 15. Mai Văn Nam, 2008. Nguyên lý thống kê kinh tế. Trường ĐH Cần Thơ. 16. Nguyễn Hữu Đặng, 2012. Bài giảng Kinh tế sản xuất. Trường Đại Học Cần Thơ.

17. Nguyễn Phú Sơn và cộng sự, 2009. Giáo trình kinh tế sản xuất, Trường Đại học Cần Thơ.

18. Nguyễn Thanh Phương và cộng sự, 2009. Giáo trình nuôi trồng thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.

19. Nguyễn Văn Bình, 2013. Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ trồng lúa

trong mô hình cánh đồng mẫu lớn. Luận văn đại học. Trường ĐH Cần Thơ. 20. Nguyễn Văn Dũng, 2011. Một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá rô đầu vuông thâm canh. Cổng thông tin Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

<http://www.agroviet.gov.vn/pages/news_detail.aspx?NewsId=16577>. [Ngày truy cập: ngày 4 tháng 09 năm 2013].

21. Phạm Lê Thông và cộng sự, 2011. So sánh hiệu quả kinh tế của vụ lúa hè thu và thu đông ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học. 18a 267-276. 22. Phạm Xuân Sinh, 2011. Thịt cá rô thơm ngon bổ dưỡng. Thuốc đông dược.

< http://thuocdongduoc.vn/tin-tuc-su-kien/mon-an-bai-thuoc/2291-thit-ca-ro- thom-ngon-bo-duong.html>. [Ngày truy cập: ngày 4 tháng 09 năm 2013]. 23. Quang Vũ, 2013. Hậu Giang phải rà soát cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Báo mới.<http://www.baomoi.com/Hau-Giang-phai-ra-soat-co-cau-san-xuat-nong- nghiep/144/11802839.epi>. [Ngày truy cập: ngày 12 tháng 09 năm 2013]. 24. Trần Thị Ngọc Trúc, 2011. Phân tích hiệu quả của mô hình nuôi cá tra ở

quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Trường ĐH Cần Thơ. 25. Trần Xuân Điếu, 2009. Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Cần Thơ.

26. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt

27. Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, 2013. Báo cáo Chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và một số nhiệm vụ tháng 8/2013, < www.haugiang.gov.vn/Portal/DocView.aspx?pageid=1>. [Ngày truy cập: ngày 13 tháng 09 năm 2013].

28. Văn Công, 2012. ĐBSCL: giá heo hơi tiếp tục giảm. Việt Linh. < http://www.vietlinhjsc.com/library/news/agriculture_livestock_news_show.as p?ID=4826>. [Ngày truy cập: ngày 12 tháng 09 năm 2013].

29. Võ Thị Thanh Lộc, 1998. Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh

PHỤ LỤC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả thống kê các chỉ tiêu bằng phần mềm Stata

. su nhankhau ldgiadinh tuoi trinhdo kinhnghiem matdo cagiong cathuhoach luongthucan sovu tgvu tongdientich giangaycong songaydt dientichth

Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max ---+--- nhankhau | 100 5 1.255292 3 8 ldgiadinh | 100 1.81 .6465917 1 3 tuoi | 100 48.02 10.70446 29 70 trinhdo | 100 7.54 2.768583 3 15 kinhnghiem | 100 4.775 1.245953 1 8 ---+--- matdo | 100 72.24 11.73368 45 100 cagiong | 100 77.79 5.199641 57 89 cathuhoach | 100 7.6 1.333333 5 10 luongthucan | 100 12.5716 3.416958 6 22.5 sovu | 100 2.065 .5205621 1 3 ---+--- tgvu | 100 4.975 .9303388 4 7 tongdientich | 100 2219 1992.293 500 10000 giangaycong | 100 127.83 13.6234 100 150 songaydt | 100 10.06 4.758448 2 24 dientichth | 100 2004 1507.551 500 10000

. su giong caitao thuoc laivay ldthue ldgiadinh khauhao nhienlieu thucan ns gb Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max

---+--- giong | 100 21.32763 3.76488 13.214 34 caitao | 100 .72402 .3600306 .083 1.871 thuoc | 100 11.19884 4.570598 3.25 19.5 laivay | 100 1.07346 1.498541 0 6.875 ldthue | 100 .39711 .2269106 .072 1.12 ---+--- ldgiadinh | 100 20.55531 8.095859 9.45 48 khauhao | 100 .09955 .0540477 .011 .334 nhienlieu | 100 .79082 .6326167 .09 4.633 thucan | 100 165.1623 44.92026 82.104 293.4 ns | 100 8.79958 2.075251 5 18 ---+---

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất ở tỉnh hậu giang (Trang 87)