Phần lớn các chủ hộ là những người trực tiếp chính tham gia nuôi cá trong gia đình. Người nuôi có số tuổi trung bình là khoảng 48 tuổi. Vì những chủ hộ chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nên những người có độ tuổi càng cao cũng thể hiện kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp cao. Về trình độ học vấn, số năm đi học trung bình của chủ hộ là khoảng 7 năm. Khi trình độ học vấn cao sẽ giúp cho người nuôi dễ dàng tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật hơn, song thực tế người nuôi còn gặp không ít khó khăn trong vấn đề này. Bên cạnh đó, đa số hộ đều có kinh nghiệm nuôi cá lâu năm, trung bình là gần 5 năm, nên việc kết hợp kinh nghiệm sẵn có và áp dụng quy trình kỹ thuật đúng sẽ góp phần mang lại hiệu quả cho nông hộ.
Bảng 4.2 Độ tuổi, trình độ học vấn và kinh nghiệm của lao động trong nông hộ
Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Tuổi của chủ hộ trực tiếp nuôi Năm 29 70 48,02
Trình độ học vấn Lớp 3 15 7,54
Kinh nghiệm Năm 1 8 4,78
Số năm kinh nghiệm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi cá rô của nông hộ. Khi có được bề dày về kinh nghiệm thì người nuôi cũng linh hoạt và khéo léo hơn trong quá trình nuôi và chăm sóc cá, hạn chế những thiệt hại do cá bệnh và những mức chi phí khác. Đa số người nuôi cá có kinh nghiệm nuôi tương đối lâu năm, tập trung ở khoảng từ 3 – 5 năm chiếm 44% và trên 5 năm chiếm 36% tổng số hộ.
44% 20% 36% Từ 1 - 3 năm Trên 3 - 5 năm Trên 5 năm
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, tháng 9/2013
Hình 4.2 Số năm kinh nghiệm nuôi cá của chủ hộ
4.1.3 Nguyên nhân nông hộ chọn nuôi cá rô thâm canh trong ao đất
Qua khảo sát thực tế cho thấy có nhiều nguyên nhân để hộ chọn hình thức nuôi cá rô thâm canh trong ao đất, trong đó lý do cá rô là loài dễ nuôi được 73 hộ chọn (chiếm 73%), là nguyên nhân được nhiều người chọn nhất. Bảng 4.3 Nguyên nhân nông hộ chọn nuôi cá rô thâm canh trong ao đất
Nguyên nhân Số hộ Tỷ lệ
(%)
Dễ nuôi 73 73
Nhà có đất để nuôi 61 61
Theo phong trào nuôi của địa phương 55 55
Vùng nuôi thích hợp 69 69
Có giá trị kinh tế cao 20 20
Nguyên nhân khác 16 16
Cá rô phát triển và sinh trưởng tốt cũng nhờ vào điều kiện tự nhiên của địa phương thích hợp với đặc tính của cá, làm cá lớn nhanh, ít bị dịch bệnh, nên đây cũng là lý do được 69 người chọn ( chiếm 69%). Bên cạnh đó, có 61 hộ (chiếm 61%) chọn vì nhà có đất nên đào ao nuôi cá và 55 hộ (chiếm 55%) nuôi theo phong trào của địa phương. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như cá có giá trị kinh tế, theo nhu cầu thị trường,… nhưng chiếm tỷ lệ không đáng kể.
4.1.4 Tài chính của nông hộ
Về nguồn vốn đầu tư thì nông hộ sử dụng vốn tự có là 36 hộ (36%), phần lớn hộ đều vay thêm vốn ở thị trường chính thức cùng với vốn tự có để nuôi cá là 53 hộ (53%). Nông hộ vay ở thị trường chính thức là những ngân hàng như Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội,… cùng với mức lãi suất ưu đãi đã giúp cho nhiều nông dân nuôi cá giải quyết được nhu cầu về vốn. 53% 36% 11% Tự có Tự có và vay từ thị trường chính thức Tự có và vay từ thị trường phi chính thức
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, tháng 9/2013
Hình 4.3 Nguồn tài chính của nông hộ
Bên cạnh đó, có 11 hộ ( chiếm 11%) ngoài vốn tự có, họ còn vay ở thị trường phi chính thức như: vay người quen, hội, nhóm, câu lạc bộ, chơi hụi, các đại lý, cửa hàng thức ăn thủy sản,…. Nông hộ vay ở thị trường phi chính thức do phải cần vốn để sản xuất ngay mà thị trường chính thức tuy có lợi thế về lãi suất cho vay thấp nhưng phải mất nhiều thời gian cho quy trình làm thủ tục vay. Người nuôi cá rô vay vốn chủ yếu để mua thức ăn cho cá, vì đây là chi phí quan trọng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng chi phí của cả quá trình nuôi. Nhưng do tình hình các đại lý bán thức ăn chăn nuôi không có đủ khả năng để bao thức ăn cho tất cả các hộ, nên họ rất hạn chế việc bao thức
ăn cho nông hộ cho đến lúc thu hoạch, mà bắt buộc người nuôi phải thanh toán bằng tiền mặt ngay khi mua thức ăn cho cá.
Tuy nhiên, ngoài việc nuôi cá rô thì nông hộ còn làm nhiều hoạt động khác để tạo ra nguồn thu nhập thêm như có 64 hộ (64%) chăn nuôi gia súc, gia cầm như nuôi heo, bò, gà, vịt. Bên cạnh đó, có 23 hộ (23%) trồng lúa và 21 hộ (21%) trồng rau màu, nhưng hầu hết các ruộng lúa và vườn rau màu đều cách xa nhà của người nuôi. Một số hộ thì thực hiện kinh doanh, mua bán như bán tạp hóa, bán rau quả, bán xăng dầu nhỏ lẻ, quán nước, thức ăn chăn nuôi chiếm 31 hộ (31%) và 19 chủ hộ (19%) làm việc trong các cơ quan.
Bảng 4.4 Những hoạt động có thu nhập của nông hộ
Nguyên nhân Số hộ Tỷ lệ
(%)
Trồng lúa 23 23
Trồng hoa màu 21 21
Chăn nuôi gia súc, gia cầm 64 64
Kinh doanh, mua bán 31 31
Tiền lương, tiền công 19 19
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, tháng 9/2013
Ngoài nuôi cá rô, chủ hộ còn làm thêm nhiều việc khác để tạo thêm thu nhập giúp tăng thêm vốn cho gia đình, nhưng cũng cần chú ý đến vấn đề quản lý ao nuôi, hạn chế việc chăm sóc không tốt làm ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch, có thể là giảm năng suất cá rô của hộ.
4.2 TÌNH HÌNH NUÔI CÁ RÔ THÂM CANH TRONG AO ĐẤT CỦA
CÁC HỘ ĐIỀU TRA
4.2.1 Diện tích nuôi cá rô thâm canh của nông hộ
Về diện tích nuôi cá rô thâm canh, có đến 71 hộ (chiếm 71%) có diện tích nuôi từ 500 – 2000 m2. Số hộ có diện tích nuôi trên 2000 – 3500 m2 là 16 hộ (16%), có 5% hộ nuôi có diện tích trên 3500 – 5000 m2, 3% hộ nuôi có diện tích trên 5000 – 6500 m2 và 5% hộ nuôi có diện tích trên 6500 m2.
71% 5% 3% 5% 16% Từ 500 - 2000 m2 Trên 2000 - 3500 m2 Trên 3500 - 5000 m2 Trên 5000 - 6500 m2 Trên 6500 m2
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, tháng 9/2013
Hình 4.4 Tổng diện tích nuôi cá rô thâm canh của nông hộ
Thông thường, số ao nuôi cá rô của mỗi hộ dao động từ 1 – 3 ao, nhưng chủ yếu là 1 ao. Độ sâu của ao nuôi thường dao động trong khoảng 1,5 – 2,5m. Tuy diện tích ao tùy thuộc vào khả năng đầu tư của người nuôi, song với những hộ có diện tích nuôi nhiều nên chú ý đến nguồn lao động tham gia cần đảm bảo có thể chăm sóc tốt cho ao cá. Bên cạnh đó, nông hộ còn phải chú trọng đến cả nguồn lực tài chính để có thể đầu tư tốt nhất, hạn chế việc tuy nuôi với quy mô lớn nhưng lại đầu tư không hợp lý làm giảm năng suất đạt được, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi.
4.2.2 Mật độ thả giống
Giống là đầu vào quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và nuôi cá rô nói riêng, khi chọn được cá giống tốt sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng của cá sau này. Trong tổng số 100 hộ, có đến 76 hộ nuôi (76%) có thể tự sản xuất cá rô giống và 34 hộ (34%) mua giống từ người quen, nơi mà người nuôi chọn mua thường là những hộ trang trại sản xuất giống có uy tín, chất lượng tốt.
Bảng 4.5 Nguồn cung cấp giống cho nông hộ
Nguồn cung cấp Số hộ Tỷ trọng
(%)
Tự sản xuất 76 76
Mua giống từ người quen 34 34
Mật độ thả nuôi trung bình của những hộ được phỏng vấn khoảng 72 con/m2, với những hộ thả dày có thể đến 100 con/m2. Cỡ cá giống trung bình khoảng 77 con/kg. Cỡ cá giống cũng ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch vì nếu cá giống có trọng lượng lớn sẽ góp phần rút ngắn thời gian nuôi lại, hoặc tạo sản lượng cao hơn so với hộ thả nuôi cá giống có trọng lượng nhỏ hơn nếu được nuôi trong điều kiện và thời gian. Cỡ cá thu hoạch trung bình của các nông hộ khoảng 7 – 8 con/kg, thường thì tùy theo trọng lượng cá lúc thu hoạch mà nông hộ sẽ có những mức giá bán khác nhau.
Bảng 4.6 Mật độ thả nuôi, cỡ cá giống và cá thu hoạch của nông hộ
Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Mật độ thả nuôi Con/m2 45 100 72,24
Cỡ cá giống Con/kg 57 89 77,79
Cỡ cá thu hoạch Con/kg 5 10 7,6
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, tháng 9/2013
Giá bán cá lúc thu hoạch tại hộ nuôi thay đổi theo số lượng cá trên một kilôgam, nếu tăng số lượng cá lên thêm 1 – 2 con/kg thì giá cả sẽ giảm xuống khoảng 1.000 – 2.000 đồng/kg. Song, hầu hết nông hộ không để cho cá quá lớn mới bán mà nuôi đến khoảng 7 – 8 con/kg là bán được vì để lâu thì chi phí thức ăn sẽ tăng lên nhưng tốc độ lớn của cá có thể không nhanh như trước đó, hoặc hộ chỉ nuôi cá kéo dài để đợi cho giá cả ổn định hơn mới thu hoạch.
Phần lớn, nông hộ thả nuôi ở mật độ 65 – 85 con/m2, cụ thể có 23 hộ (23%) thả ở mật độ 65 – 75 con/m2 và 37 hộ (37%) thả nuôi ở mật độ 75 -85 con/m2. Theo ý kiến của chuyên gia, thì mật độ thích hợp để thả nuôi lúc lọc cá giống khoảng 50 – 60 con/m2, hộ cũng có thể thả mật độ 80 – 100 con/m2 nếu đảm bảo khả năng chăm sóc. Tuy nhiên, phần lớn các chủ hộ thả nuôi nhiều hơn con số này, việc này cũng có thể giúp hộ đạt được sản lượng cao nhưng người nuôi cần đảm bảo chăm sóc tốt cho ao cá để tránh trường hợp cá bị bệnh và lây lan nhanh chóng do mật nuôi quá dày, làm tăng chi phí thuốc, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sản lượng cá thu hoạch, làm giảm năng suất cá đạt được. Qua khảo sát thực tế, cho thấy số hộ thả nuôi khoảng 55 – 65 con/m2 chỉ có 22 hộ (22%) và khoảng 9 hộ (9%) nuôi ở mật độ 45 – 55 con/m2. Bên cạnh đó, có 8 hộ (8%) thả 85 – 95 con/m2 và 1 hộ (1%) thả trên 95 con/m2.
8% 1% 9% 22% 23% 37% Từ 45 - 55 con/m2 Trên 55 - 65 con/m2 Trên 65 - 75 con/m2 Trên 75 - 85 con/m2 Trên 85 - 95 con/m2 Trên 95 con/m2
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, tháng 9/2013
Hình 4.5 Mật độ thả nuôi cá rô thâm canh trong ao đất của nông hộ Mật độ thả giống là rất quan trọng trong nuôi cá vì nếu thả mật độ quá thưa sẽ không thu được sản lượng cao tương ứng với diện tích đang có, nhưng nếu thả quá dày thì cá có khả năng dễ mắc bệnh và chi phí thuốc cũng sẽ tăng lên nên hiệu quả cũng không cao. Do đó, người nuôi cần chọn mật độ nuôi nuôi vừa phải và phù hợp với khả năng tài chính và nhân lực, để có thể mang lại hiệu quả cao nhất ứng với diện tích nuôi đang có của nông hộ.
4.2.3 Thông tin kỹ thuật nuôi
Nguồn cung cấp thông tin kỹ thuật cho nông hộ chủ yếu là tập huấn của kỹ sư cơ quan chuyên ngành (chiếm 67%) và cán bộ khuyến nông (chiếm 64%), trong đó các cán bộ xã/huyện sẽ chuyển giao kỹ thuật tiếp các cán bộ cơ quan chuyên ngành của tỉnh khi tổ chức tập huấn. Việc tham gia câu lạc bộ, hợp tác xã cũng tạo lợi thế cho người nuôi (chiếm 58%), vì đây là nơi các nông dân có thể chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ nhau nhiều hơn.
Bên cạnh đó, những người cung cấp thức ăn (chiếm 31%) và thuốc (chiếm 32%) cũng có hướng dẫn người nuôi cách sử dụng thức ăn và thuốc cho cá, để cá có thể sinh trưởng tốt. Những người nuôi có điều kiện thì còn tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm thông qua các phương tiện truyền thông như báo đài, tivi, internet,...tuy đây chỉ chiếm tỷ lệ thấp (23%). Nông hộ được tiếp cận kỹ thuật từ nhiều nguồn là cơ hội tốt để có thể nâng cao hiệu quả nuôi và theo kịp nhu cầu của thị trường.
Bảng 4.7 Nguồn cung cấp thông tin kỹ thuật cho nông hộ
Nguồn cung cấp Số hộ Tỷ lệ
(%)
Cán bộ khuyến nông 64 64
Phương tiện truyền thông 23 23
Tập huấn của kỹ sư cơ quan chuyên ngành 67 67
Tham gia câu lạc bộ, hợp tác xã 58 58
Người cung cấp thức ăn 31 31 Người cung cấp thuốc 32 32
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, tháng 9/2013
Theo số liệu từ điều tra thực tế cho thấy, có 67 hộ (chiếm 67%) tham gia tập huấn của cơ quan chuyên ngành và 33 hộ (chiếm 33%) không tham gia tập huấn. Sở dĩ các hộ không tham gia các buổi tập huấn là do họ không có thời gian để tham gia, một phần vì nơi tổ chức xa chỗ ở của họ, điều kiện đi lại còn khó khăn.
Tuy hoạt động nuôi cá dựa vào kinh nghiệm nhiều, nhưng việc tham gia tập huấn có tác dụng rất lớn cho nông hộ trong quá trình nuôi cá. Cán bộ tập huấn không chỉ hướng dẫn nông hộ kỹ thuật nuôi mà còn cung cấp thông tin cho người nuôi biết những thay đổi trong quy định về chất lượng cá rô thương phẩm và những kỹ thuật mới, giúp hộ nâng cao hiệu quả nuôi. Bên cạnh đó, với tỷ lệ 67% người nuôi tham gia tập huấn trong tổng số hộ phỏng vấn, cũng cho thấy được những cán bộ xã, huyện và các cơ quan chuyên ngành tỉnh rất chú trọng quan tâm đến loại hình nuôi cá rô thâm canh này.
Bảng 4.8 Thống kê các hộ tham gia tập huấn kỹ thuật
Khoản mục Số hộ Tỷ trọng
(%)
Có tham gia tập huấn 67 67
Không tham gia tập huấn 33 33
Tổng 100 100
Với điều kiện hệ thống sông ngòi chằn chịt, trong đó có nhiều sông lớn như sông Nước Đục, sông Cái Lớn, sông Nước Trong,... và nhiều kênh, rạch như Kênh Xáng Xà No, Rạch Nước Đục, Kênh Xáng Cái Côn, Kênh Xáng,… đã tạo ra nhiều thuận lợi cho người dân Hậu Giang phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.
Từ kết quả khảo sát, có 100% các hộ nuôi cá rô đều có cống cấp và thoát nước. Vì điều kiện môi trường đất và nước ở địa phương chứa phèn nhiều nên việc cải tạo ao và xử lý nước cấp vào ao là rất cần thiết để làm nước sạch và hạ độ phèn. Số hộ sử dụng hóa chất để cải tạo ao trước khi bắt đầu vụ nuôi chiếm 100% tổng số hộ điều tra. Hóa chất được dùng để cải tạo ao chủ yếu là vôi bột (CaO). Nhìn chung, đối với ao nuôi cá thì vôi có rất nhiều tác dụng, vừa là chất phòng trừ địch hại, dịch bệnh vừa cải thiện môi trường. Tuy dùng vôi có tác dụng cao, nhưng vôi phải có chất lượng tốt không bị pha tạp chất (đất, cát) và phải được bảo quản cẩn thận. (Nguyễn Thị Thúy, 2013)
Sau khi cải tạo ao, người nuôi tiến hành bơm nước vào ao, nếu nước sau khi bơm vào không được sạch thì người nuôi sẽ thực hiện xử lý nước bằng những chất như chlorine, thuốc tím,..., nếu thấy nước cấp vào đã sạch thì người nuôi cũng không xử lý. Tuy nhiên, phần lớn nông hộ không xử lí nước thải ra, một số nhỏ hộ chiếm tỷ lệ không đáng kể dùng hóa chất là vôi bột để xử lý nước thải ra ngoài, điều này gây ô nhiễm môi trường vùng nuôi.
Thức ăn cho cá là đầu vào quan trọng quyết định phần lớn sản lượng thu