Giống là đầu vào quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và nuôi cá rô nói riêng, khi chọn được cá giống tốt sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng của cá sau này. Trong tổng số 100 hộ, có đến 76 hộ nuôi (76%) có thể tự sản xuất cá rô giống và 34 hộ (34%) mua giống từ người quen, nơi mà người nuôi chọn mua thường là những hộ trang trại sản xuất giống có uy tín, chất lượng tốt.
Bảng 4.5 Nguồn cung cấp giống cho nông hộ
Nguồn cung cấp Số hộ Tỷ trọng
(%)
Tự sản xuất 76 76
Mua giống từ người quen 34 34
Mật độ thả nuôi trung bình của những hộ được phỏng vấn khoảng 72 con/m2, với những hộ thả dày có thể đến 100 con/m2. Cỡ cá giống trung bình khoảng 77 con/kg. Cỡ cá giống cũng ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch vì nếu cá giống có trọng lượng lớn sẽ góp phần rút ngắn thời gian nuôi lại, hoặc tạo sản lượng cao hơn so với hộ thả nuôi cá giống có trọng lượng nhỏ hơn nếu được nuôi trong điều kiện và thời gian. Cỡ cá thu hoạch trung bình của các nông hộ khoảng 7 – 8 con/kg, thường thì tùy theo trọng lượng cá lúc thu hoạch mà nông hộ sẽ có những mức giá bán khác nhau.
Bảng 4.6 Mật độ thả nuôi, cỡ cá giống và cá thu hoạch của nông hộ
Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Mật độ thả nuôi Con/m2 45 100 72,24
Cỡ cá giống Con/kg 57 89 77,79
Cỡ cá thu hoạch Con/kg 5 10 7,6
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, tháng 9/2013
Giá bán cá lúc thu hoạch tại hộ nuôi thay đổi theo số lượng cá trên một kilôgam, nếu tăng số lượng cá lên thêm 1 – 2 con/kg thì giá cả sẽ giảm xuống khoảng 1.000 – 2.000 đồng/kg. Song, hầu hết nông hộ không để cho cá quá lớn mới bán mà nuôi đến khoảng 7 – 8 con/kg là bán được vì để lâu thì chi phí thức ăn sẽ tăng lên nhưng tốc độ lớn của cá có thể không nhanh như trước đó, hoặc hộ chỉ nuôi cá kéo dài để đợi cho giá cả ổn định hơn mới thu hoạch.
Phần lớn, nông hộ thả nuôi ở mật độ 65 – 85 con/m2, cụ thể có 23 hộ (23%) thả ở mật độ 65 – 75 con/m2 và 37 hộ (37%) thả nuôi ở mật độ 75 -85 con/m2. Theo ý kiến của chuyên gia, thì mật độ thích hợp để thả nuôi lúc lọc cá giống khoảng 50 – 60 con/m2, hộ cũng có thể thả mật độ 80 – 100 con/m2 nếu đảm bảo khả năng chăm sóc. Tuy nhiên, phần lớn các chủ hộ thả nuôi nhiều hơn con số này, việc này cũng có thể giúp hộ đạt được sản lượng cao nhưng người nuôi cần đảm bảo chăm sóc tốt cho ao cá để tránh trường hợp cá bị bệnh và lây lan nhanh chóng do mật nuôi quá dày, làm tăng chi phí thuốc, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sản lượng cá thu hoạch, làm giảm năng suất cá đạt được. Qua khảo sát thực tế, cho thấy số hộ thả nuôi khoảng 55 – 65 con/m2 chỉ có 22 hộ (22%) và khoảng 9 hộ (9%) nuôi ở mật độ 45 – 55 con/m2. Bên cạnh đó, có 8 hộ (8%) thả 85 – 95 con/m2 và 1 hộ (1%) thả trên 95 con/m2.
8% 1% 9% 22% 23% 37% Từ 45 - 55 con/m2 Trên 55 - 65 con/m2 Trên 65 - 75 con/m2 Trên 75 - 85 con/m2 Trên 85 - 95 con/m2 Trên 95 con/m2
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, tháng 9/2013
Hình 4.5 Mật độ thả nuôi cá rô thâm canh trong ao đất của nông hộ Mật độ thả giống là rất quan trọng trong nuôi cá vì nếu thả mật độ quá thưa sẽ không thu được sản lượng cao tương ứng với diện tích đang có, nhưng nếu thả quá dày thì cá có khả năng dễ mắc bệnh và chi phí thuốc cũng sẽ tăng lên nên hiệu quả cũng không cao. Do đó, người nuôi cần chọn mật độ nuôi nuôi vừa phải và phù hợp với khả năng tài chính và nhân lực, để có thể mang lại hiệu quả cao nhất ứng với diện tích nuôi đang có của nông hộ.