Đặc biệt từ năm 2010 trở đi, lĩnh vực chế biến và xuất khẩu tôm sẽ phải đối mặt với không ít vấn đề như tìm kiếm và đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm VS
GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề nghiên cứu
Trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn, không thể không kể đến thủy sản, mặt hàng xuất khẩu truyền thống đã đem lại kim ngạch đáng kể cho đất nước (ước đạt 6,1 tỉ USD năm 2012) Với những ưu đãi của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội cùng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và các ban ngành có liên quan, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã không ngừng vươn lên luôn nằm trong top những ngành hàng mang lại giá trị xuất khẩu cao nhất với tỉ trọng trên dưới 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước Đứng đầu là mặt hàng tôm, luôn khẳng định được vị thế trong cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu kể cả trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, những thời cơ đã và đang nắm bắt được, xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn tồn tại nhiều bất cập và gặp phải không ít khó khăn, thách thức Đặc biệt từ năm 2010 trở đi, lĩnh vực chế biến và xuất khẩu tôm sẽ phải đối mặt với không ít vấn đề như tìm kiếm và đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), các rào cản kỹ thuật hiện đại của các tổ chức bảo vệ thiên nhiên và hệ sinh thái biển cũng như rào cản nhập khẩu từ các thị trường khó tính, những vụ kiện tụng pháp lý từ các đối tác… Không những phải đối mặt với thách thức từ thị trường, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu thủy sản còn phải chịu áp lực cạnh tranh từ một số lượng ngày càng tăng các đối thủ trực tiếp trong nước
Bên cạnh đó để DN có thể khôi phục lại sản xuất thì vấn đề quan trọng nhất hiện nay không phải là vốn mà là thị trường Hiện nay các DN vẫn đang tiếp tục tái cơ cấu lại hoạt động xuất khẩu, điều chỉnh lại thị trường DN đứng trước 2 yêu cầu đó là bên cạnh việc tập trung để khai thác tốt các thị trường truyền thống nhằm xoay nhanh dòng vốn và giải quyết vấn đề tồn kho, đồng thời phải phát triển thêm thị trường mới để giảm bớt áp lực cạnh tranh, giảm bớt rủi ro và định hướng phát triển lâu dài Là 1 trong 10 DN đã đóng gớp đáng kể vào kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, Công ty CP Dịch vụ và Chế biến Thủy sản Cà Mau - CASES cũng không tránh khỏi những khó khăn về nguồn nguyên liệu, về chi phí đầu vào do giá điện, giá xăng tăng và đặt biệt là đang bị các nước nhập khẩu thắt chặt các qui định kiểm tra chất lượng…
Dựa vào tình hình thực tiễn trên, đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu tôm củaCông ty CP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau - CASES” được thực hiện để nghiên cứu thực trạng xuất khẩu tôm của công ty từ đó xây dựng
2 các quan điểm, giải pháp nhằm giữ vững thị trường truyền thống và nâng cao hiệu quả xuất khẩu tôm của công ty.
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm tại Công ty CP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản – CASES giai đoạn từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tôm từ đó đề ra các giải pháp nhằm giữ vững thị trường truyền thống và nâng cao hiệu quả xuất khẩu tôm của công ty
Từ mục tiêu chung, mục tiêu nghiên cứu của đề tài sẽ được cụ thể hóa thành 3 mục tiêu cụ thể như sau:
- Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu tôm của Công ty CP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau – CASES trong khoảng thời gian từ năm
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu tôm của công ty CP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau-CASES trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
- Đề ra một số giải pháp nhằm giữ vững thị trường truyền thống, nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty.
Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi về không gian Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu tôm tại Công ty CP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau – CASES tỉnh Cà Mau
1.3.2 Phạm vi về thời gian
- Số liệu sử dụng trong phân tích được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013
- Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 15/8/2013 đến ngày 18/11/2013
Giới hạn nghiên cứu: Do lĩnh vực hoạt động của công ty là tương đối rộng nên đề tài chỉ tập trung vào lĩnh vực hoạt động xuất khẩu tôm của công ty
3 Đối tượng khảo sát: Khảo sát và phân tích môi trường bên trong và bên ngoài công ty có liên quan đến hoạt động xuất khẩu thủy sản cùng với một số thị trường xuất khẩu truyền thống của công ty như EU, Hàn Quốc, Australia…
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Đề tài chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các bản báo cáo của Công ty CP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau - CASES (bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo hoạt động xuất khẩu của công ty…) Bên cạnh đó số liệu thứ cấp còn được thu thập qua nhiều nguồn như: niên giám thống kê, sách, báo và từ mạng Internet…
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu Ứng với từng mục tiêu, đề tài sẽ sử dụng phương pháp sau để phân tích số liệu, đưa ra nhận xét đánh giá, từ đó tổng hợp rút ra kết quả:
- Đối với mục ti êu 1 : Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu tôm của Công ty CP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau – CASES trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 Đề tài sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối của các chỉ tiêu kinh tế để làm rõ tình hình biến động, thấy được sự chênh lệch cũng như tốc độ phát triển của các chỉ tiêu, từ đó nhận định và đánh giá những thành tựu đạt được cũng như hạn chế đối với hoạt động xuất khẩu tôm của công ty
Khái ni ệm các phương pháp phân tích:
* Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kì phân tích và chỉ tiêu cơ sở (Võ Thị Thanh Lộc, 2010)
(2.1) Trong đó: ΔF: Trị số chênh lệch giữa hai kì (số tuyệt đối)
F 1 : Trị số chỉ tiêu kì phân tích
F 0 : Trị số chỉ tiêu kì gốc
* Phương pháp so sánh số tương đối: là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kì phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyêt đối so với chỉ tiêu gốc nói lên tốc độ tăng trưởng (Võ Thị Thanh Lộc, 2010)
%ΔF: là % gia tăng của các chỉ tiêu kì phân tích (số tương đối) Đồng thời kết hợp với: Phương pháp đồ thị và biểu đồ để so sánh, đối chiếu, phân tích và nhận xét
- Đối với mục ti êu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu tôm của Công ty CP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau - CASES Đề tài sẽ dựa vào việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa của công ty trong giai đoạn hiện nay để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố hiệu quả xuất khẩu tôm của công ty
- Đối với mụ c tiêu 3: Đề ra một số giải pháp nhằm giữ vững thị trường truyền thống, nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty Để giải quyết mục tiêu này, đề tài sẽ dựa vào việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu tôm của công ty và kết quả đạt được từ các mục tiêu trên đồng thời kết hợp với kiến thức đã học trong suốt 4 năm đại học cũng như những kiến thức tiếp thu được trong suốt khoảng thời gian thực tập tại Công ty CP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau để đề xuất các giải pháp nhằm giữ vững thị trường truyền thống, nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ DỊCH VỤ THỦY SẢN CÀ MAU - CASES
Tổng quan về công ty
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau, tiền thân là công ty Khai thác và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau, là DN Nhà Nước được thành lập ngày 2/5/1996 của tỉnh Minh Hải, nay là tỉnh Cà Mau
Ngày 1/6/2006 UBND tỉnh Cà Mau ra quyết định số 307/QĐ-UB chuyển đổi công ty Khai thác và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau thành công ty Cổ phần Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau, đến ngày 10/10/2006 công ty chính thức hoạt động
* Thông tin về công ty Cases
- Tên chính thức công ty: Công ty Cổ phần Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau
- Tên giao dịch quốc tế: Camau Seafood Processing and Service Joint – Stock Corporation
- Trụ sở chính: Số 4, đường Nguyễn Công Trứ, phường 8, Thành phố
Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Việt Nam
- Email: cases@vnn.vn sales@cases.com.vn minhquang@cases.com.vn
- Website: http://www.cases.com.vn/
Công ty có 3 xí nghiệp:
- Xí nghiệp 1: Xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh Cảng cá (DL113), nằm trong khuôn viên Cảng cá Cà Mau, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
- Xí nghiệp 2: Xí nghiệp chế biến và dịch vụ thủy sản Sông Đốc (DL295), nằm ngay cửa biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau
- Xí nghiệp 3: Xí nghiệp chế biến thủy sản Tắc Cậu Kiên Giang (DL51), nằm tại khu công nghiệp Cảng cá Tắc Cậu Kiên Giang, tỉnh Kiên Giang
Qua mười bảy năm hoạt động, trải qua biết bao khó khăn thử thách, công ty ngày càng vững mạnh và khẳng định vị thế của mình trên thương trường Nhằm mục đích phát triển kinh doanh và đa dạng hóa sản xuất, công ty đã đầu tư vào nhà xưởng, dây chuyền cấp đông IQF cùng với trang thiết bị chế biến hiện đại, tự động hóa sản xuất Nhờ vào vị trí địa lý lý tưởng, là trung tâm của khu vực sản xuất tôm và thủy sản lớn nhất cả nước, công ty đã cung cấp nhiều mặt hàng với chất lượng tốt nhất đến khắp nơi trên thế giới Các quy trình quản lý chất lượng theo GMP, SSOP, HACCP, ISO, BRC, SS,… đã được áp dụng tại các nhà máy của công ty Từ đó, tạo được khả năng chế biến những sản phẩm đạt chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh, độ tươi cũng như hương vị tự nhiên của thủy sản
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty Cổ phần Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau là đơn vị kinh tế quốc doanh ngành nghề sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu
Xuất khẩu: chuyên cung cấp rất nhiều loại sản phẩm thủy sản đông lạnh chất lượng cao, chủ yếu là: tôm sú, tôm thẻ, tôm chì, cá, mực, chả cá Surimi… Đặc biệt, công ty Cases còn chế biến và cung cấp bột cá sấy công nghiệp dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản, gia súc gia cầm Cases luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng về chất lượng, số lượng sản phẩm
Thị trường tiêu thụ: chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Châu Úc, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,… và thị trường nội địa đang được mở rộng
Nhập khẩu: các máy móc, thiết bị: máy cấp đông, thiết bị ngưng tụ hơi, phụ gia dùng trong chế biến thực phẩm hiện đại hóa công nghiệp sản xuất.
Bộ máy quản lí và tình hình nhân sự
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm thực hiện mục đích và nội dung hoạt động của công ty
Tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư mở rộng, đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp chi phí, tự cân đối trong kinh doanh xuất nhập khẩu, làm tròn nghĩa vụ ngân sách Nhà Nước và thực hiện chỉ tiêu xuất khẩu ngày càng cao
Tuân thủ pháp luật của Nhà Nước về quản lí kinh tế tài chính, quản lí xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại
Nghiên cứu khả năng sản xuất nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế để cải tiến, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng các mặt hàng do công ty sản xuất kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ
Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của công ty nhằm phát triển sản xuất kinh doanh có lãi
Thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết trong hợp đồng ngoại thương và các hợp đồng kinh tế có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của công ty
Ngoài ra, công ty còn có nhiệm vụ tạo công ăn việc làm cho gần hai ngàn lao động trong vùng, ổn định trật tự xã hội, quản lí tài sản, làm tốt công tác phân phối lao động, đảm bảo công bằng xã hội
3.2 BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TÌNH HÌNH NHÂN SỰ
3.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Công ty đã thành lập hơn 17 năm với đội ngũ cán bộ lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm trong kinh doanh và đội ngũ cán bộ quản lý điều hành đều là những người có trình độ cao, có khả năng tiếp thu và thực hiện các công việc nhanh chóng đảm bảo hoạt động của công ty luôn trôi chảy trên tinh thần xây dựng bộ máy tổ chức gọn nhẹ Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty được thể hiện qua hình 3.1
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức
- Xây dựng các mục tiêu và cam kết chất lượng nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
- Phê chuẩn quyết toán và duyệt tổng quyết toán của công ty
Nguồn: Phòng nhân sự Công ty CASES
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty CASES
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Giám Đốc Lãnh đạo chung
Phó Tổng Giám Đốc Tài chính – Định mức SX
Phó Tổng Giám Đốc Kinh doanh – Thu mua NL
Phó Tổng Giám Đốc Điều hành SX – QL chất lượng
Phòng tổ chức hành chánh
Phòng quản lý chất lượng (QM)
Ban xây dựng cơ bản
Phòng kế toán tài vụ
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cho Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh
- Duyệt kế hoạch, báo cáo gửi cấp trên, các phương án, đầu tư sản xuất, thương mại, hợp tác liên doanh, liên kết và các tài liệu, thủ tục của hệ thống chất lượng
- Đề ra chính sách chất lượng, chính sách môi trường phổ biến đến các cấp trong công ty, bảo đảm luôn duy trì và thực hiện
- Quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất, kinh doanh và các chủ trương lớn của công ty
- Quyết định việc hợp tác đầu tư, liên doanh kinh tế của công ty
- Quyết định các vấn đề về tổ chức, bộ máy điều hành nhằm đạt hiệu quả cao
- Quyết định phân chia lợi nhuận, phân phối lợi nhuận vào các quỹ của công ty
- Quyết định về việc chuyển nhượng, mua bán, cầm cố, trao đổi, thanh lý các loại tài sản của công ty theo luật định
- Quyết định về việc thành lập mới, sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp, sản xuất kinh doanh thuộc nguồn vốn đầu tư của công ty
- Quyết định bổ nhiệm, bãi miễn trưởng, phó phòng của công ty và các chức danh lãnh đạo của các đơn vị trực thuộc công ty
- Quyết định về kế hoạch đào tạo cán bộ, cử cán bộ của công ty đi nước ngoài
3.2.2.2 Phó T ổng Giám Đốc phụ trách kinh doanh
- Phó Tổng Giám Đốc kinh doanh có trách nhiệm nghiên cứu thị trường, giá cả trong và ngoài nước, đề ra chính sách tiếp thị, tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh thường kỳ cho Tổng Giám Đốc
- Có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các Giám Đốc đơn vị trực thuộc và phòng nhiệp vụ về các lĩnh vực chuyên môn mình phụ trách và là người quyết định cuối cùng các biện pháp chuyên môn đó
- Có trách nhiệm đàm phán, thỏa thuận với khách hàng trong giao dịch Nghiên cứu tình hình thị trường để chỉ đạo sản xuất kinh doanh
- Được quyền ký tất cả các văn bản, hợp đồng kinh tế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khi được Tổng Giám Đốc ủy quyền
- Tổ chức và chủ trì các cuộc họp xem xét của lãnh đạo khi được Tổng Giám Đốc ủy quyền
3.2.2.3 Phó T ổng Giám đốc phụ trách sản xuất – ch ất lượng
- Phó Tổng Giám Đốc sản xuất có trách nhiệm nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, đề xuất các quy trình công nghệ mới, nghiên cứu giá cả thị trường, tham mưu cho Giám đốc trong điều hành sản xuất và chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả sản xuất ở các xí nghiệp trực tiếp với Giám đốc
- Có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra các xí nghiệp trong các mặt thiết kế kỹ thuật, quy trình công nghệ, lựa chọn chủng loại hàng hóa trong sản xuất các sản phẩm của công ty, đáp ứng theo yêu cầu các hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký kết với khách hàng
- Phó Tổng Giám Đốc sản xuất được Tổng Giám Đốc phân công điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất của các xí nghiệp Tiếp nhận khách hàng đại lý, thu hút nguồn nguyên liệu, đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty
- Được Tổng Giám Đốc ủy quyền chỉ đạo và triển khai kế hoạch sản xuất của công ty và kế hoạch chất lượng ở các xí nghiệp Tổng hợp tình hình và kết quả sản xuất, báo cáo định kỳ cho Giám Đốc
3.2.2.4 Phó T ổng Giám Đốc tài chính định mức sản xuất
- Phó Tổng Giám Đốc tài chính định mức sản xuất được Giám Đốc phân công trách nhiệm phân phối, điều hòa kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các đơn vị trực thuộc và kiểm tra thiết kế, kỹ thuật quy trình công nghệ của các mặt hàng, sản phẩm phù hợp theo hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký kết với khách hàng, sổ sách kế toán và các chứng từ kế toán
Giới thiệu về sản phẩm và qui trình công nghệ
3.3.1 Đặc điểm về sản phẩm
Do trong giai đoạn gần đây thị trường xuất khẩu tôm gặp nhiều bất ổn và theo yêu cầu của khách hàng nên nguồn nguyên liệu tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm sắc, tôm chì biển của công ty giai đoạn này được sản xuất chủ yếu là các sản phẩm tôm tươi và tôm hấp với các loại như:
HOSO (Head Shell On): Tôm nguyên con đông lạnh (Nhật, Hàn Quốc, thị trường khác)
HLSO (Headless Shell On): Tôm vặt đầu đông lạnh (Mỹ, Canada, thị trường khác)
PDTO (Raw Peeled Deveined Tail On): Tôm bóc vỏ chừa đuôi rút gân đông lạnh (Mỹ, Canada, EU, Hàn Quốc, thị trường khác)
CPDTO (Cooked Peeled Deveined Tail On): Tôm bóc vỏ chừa đuôi rút gân luộc đông lạnh (EU, Hàn Quốc, thị trường khác)
RPD (Raw Peeled Deveined): Tôm thịt đông lạnh (Tất cả các thị trường)
CPD (Cooked Peeled Deveined): Tôm thịt luộc đông lạnh (Tất cả các thị trường)
Các sản phẩm tôm đông lạnh của công ty có thời gian bảo quản và sử dụng từ 6 – 12 tháng Đóng gói trong các hình thức: block, IQF, semi-block hay theo yêu cầu khách hàng Công suất trung bình khoảng: 4.000 - 5000 tấn tôm/năm Nhiệt độ bảo quản là: -18 0 C
Nhìn chung các sản phẩm của công ty ngày càng đáp ứng được nhu cầu thị trường Sản phẩm đa dạng có thể đáp ứng được các phân khúc thị trường mà công ty đang nhắm tới đó là các hệ thống siêu thị, cửa hàng lớn tại các thị trường xuất khẩu của công ty Hơn nữa, công ty còn sản xuất theo yêu cầu của khách hàng, thể hiện sự linh hoạt trong vấn đề sản xuất sản phẩm không nhất thiết là những sản phẩm nhất định Nhờ vậy, mà trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế ngày càng khó khăn nhu cầu người tiêu dùng đang có sự thay đổi mà sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty vẫn tăng lên đáng kể
3.3.2 Qui trình sản xuất và cơ sở vật chất, kỹ thuật
Sản phẩm của công ty là thủy sản đông lạnh các loại Để sản xuất ra một sản phẩm xuất khẩu công ty có nhiều qui trình chế biến, sau đây là qui trình sản xuất BT/HOSO block
Hình 3.2 là sơ đồ tóm tắt quy trình chế biến tôm sú HOSO đông block xuất khẩu của công ty, để hoàn thành 1 sản phẩm công ty CASES sử dụng qui trình công nghệ khép kín từ khâu thu mua nguyên liệu, sơ chế, chế biến, cấp đông đến đóng gói thành phẩm xuất xưởng Mỗi qui trình chế biến của công ty Cases đều đảm bảo theo tiêu chuẩn của GMP, SSOP, HACCP, ISO, BRC, SS,… đã được kiểm tra định kỳ và chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng Tuy nhiên, vì đây là hàng xuất khẩu nên người mua, tức khách hàng nước ngoài, vẫn là người quyết định cuối cùng về qui cách chế biến mặt hàng và do vậy có nơi, có lúc một số tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ thay đổi
Hiện nay, cơ sở vật chất, kỹ thuật của Cases bao gồm nhà cửa kiến trúc, máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm, hầu hết là các máy móc được công ty nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, đảm bảo theo tiêu chuẩn HACCP như kho lạnh 4.000 – 5.000 tấn, hồ xử lí nước thải, văn phòng công ty, hội trường ăn, phân xưởng sản xuất, dây chuyền sản xuất, máy phân cỡ, hệ
Nguồn: Phòng kế hoạch nghiệp vụ công ty Cases
Hình 3.2 Sơ đồ tóm tắt qui trình chế biến tôm sú HOSO Block thống lạnh cho kho lạnh, đường dây trung áp 3 pha, trạm biến áp,… Với cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hiện đại, công ty có thể tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao với giá thành tương đối thấp, đảm bảo tính năng và công xuất trong quá trình sản xuất lâu dài Đây cũng là một trong những nhân tố đã góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của công ty trong thời gian qua.
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là việc phân tích 3 khoản mục: doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty trong kỳ phân tích để thấy được sự
Bảng 3.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CASES giai đoạn 2010 – 2012 ĐVT: triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ công ty Cases
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)
1 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.067.455 1.515.392 1.726.559 447.937 41,96 211.167 13,93
2 Các khoản giảm trừ DT 42.389 12.451 8.855 (29.938) (70,63) (3.596) (28,88)
6 DT hoạt động tài chính 14.887 19.865 1.948 4.978 33,44 (17.917) (90,19)
10 Lợi nhuận thuần từ hđkd 41.629 33.481 29.279 (8.148) (19,57) (4.202) (12,55)
14 Tổng lợi nhuận KT trước thuế 38.131 33.301 32.126 (4.83) (12,67) (1.175) (3,53)
15 Thuế thu nhập DN hiện hành 4.982 1.79 1.991 (3.192) (64,07) 201 11,23
16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 33.149 31.511 30.135 (5.939) (17,92) (1.376) (4.37)
29 biến động của từng khoản mục qua từng năm, xác định nguyên nhân của sự biến động, từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả hoạt động của công ty
Nhìn vào số liệu bảng 3.2 ta thấy qua ba năm, doanh thu của công ty luôn tăng, mặc dù có những biến động đáng kể do ảnh hưởng của tình hình kinh tế chung cũng như những chính sách bảo hộ của thị trường nước nhập khẩu Doanh thu tăng là do công ty đã phần nào khắc phục được những khó khăn trong nền kinh tế về vấn đề nguyên liệu, thị trường, chất lượng sản phẩm, tăng tỉ trọng các mặt hàng có giá trị gia tăng, không ngừng mở rộng thị trường, sản phẩm xuất khẩu ngày càng đa dạng Tuy nhiên, bên cạnh sự gia tăng của doanh thu thì các khoản chi phí mà công ty phải bỏ ra cũng không ít, nhất là trong giai đoạn thị trường đầy biến động như hiện nay làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của công ty
Tổng doanh thu của công ty được hình thành từ ba nguồn: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác
Trong sự gia tăng doanh thu của công ty giai đoạn 2010 – 2012 thì doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là chủ yếu Đặc biệt, năm
2011, DT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh 41,96% so với năm
2010, tương đương tăng 447.937 triệu đồng Do hoạt động xuất khẩu của công ty không ngừng được đẩy mạnh, trong thời gian qua công ty không ngừng tham gia hội chợ Vietfish được tổ chức hàng năm tại Trung tâm Triển lãm và hội chợ Sài Gòn để giới thiệu các sản phẩm của công ty như các mặt hàng tôm, chả cá surimi, mực; tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại như: ngày hội ẩm thực Việt Nam được tổ chức tại các quốc gia như: Nhật, Mỹ; Hội chợ thủy sản quốc tế được tổ chức tại Boston (Mỹ); tìm kiếm khách hàng mới, không ngừng mở rộng thị trường Trong năm 2011, công ty đã mở rộng thêm
2 thị trường mới đó là Trung Đông và Ai Cập, tăng tỷ trọng các mặt hàng có giá trị và ngày càng đáp ứng được nhu cầu khách hàng đặc biệt là mặt hàng surimi rất được khách hàng Nhật ưa chuộng, và là công ty xuất khẩu surimi đứng đầu Cà Mau Tuy nhiên, giai đoạn 2010 – 2012 công ty luôn phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu do có trường hợp hàng bán bị trả lại vì không đáp ứng yêu cầu khách hàng về bao bì sản phẩm, công ty phải nhận hàng về và gia công làm lại bao bì Các khoản giảm trừ doanh thu có xu hướng giảm trong 3 năm, năm 2011 là 12.451 triệu đồng giảm 70,63% so với năm 2010 là 42.389 triệu đồng (tương đương giảm 29.938 triệu đồng); đến năm 2012 con số này tiếp tục giảm 28,88% còn 8.855 triệu đồng (tương đương giảm 3.596 triệu đồng) Tuy đây là tín hiệu đáng mừng nhưng về lâu dài việc này sẽ ảnh
30 hưởng không nhỏ đến tổng doanh thu cũng như uy tín của công ty Do vậy, công ty cần xem xét và có biện pháp khắc phục
Bên cạnh đó, doanh thu từ hoạt động tài chính có sự biến động mạnh qua
3 năm Năm 2011 tăng 33,44% so với năm 2010 nâng giá trị lên 19.865 triệu đồng Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do năm 2011 tiền thu từ phát hành cổ phiếu cũng như góp vốn liên doanh của công ty đạt hiệu quả Đến năm 2012 con số này bắt đầu giảm mạnh còn 1.948 triệu đồng (tương đương 90,19%) Nguyên nhân là do tình hình nguồn vốn lưu động để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh còn bị thiếu hụt, biến động tỷ giá nên hoạt động bán ngoại tệ xuất khẩu cũng giảm hơn trước… Mặc dù vậy, sự ảnh hưởng của nguồn thu này và thu nhập khác trong tổng doanh thu là không đáng kể, vì 2 nguồn thu này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu của công ty
Chi phí là một trong những chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Chi phí của công ty Cases được tạo thành từ năm nguồn chi phí: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN và chi phí khác
Chi phí trong và ngoài sản xuất giai đoạn 2010 – 2012 đã có sự biến động đáng kể qua các năm Qua bảng số liệu trên cho thấy, giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng đều tăng trong giai đoạn từ 2010 đến hết năm 2012 Chi phí tăng là do: Ảnh hưởng bởi lạm phát làm cho các loại chi phí đều tăng cao hơn vào năm 2011, cùng với sự tăng trưởng sản lượng và doanh thu thì các loại chi phí của công ty cũng tăng mạnh Nguyên nhân tăng chi phí cũng là điều hiển nhiên khi công ty ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh Nhất là đầu năm 2010, đánh dấu một năm rất thành công khi công ty tiến hành đầu tư cho việc nghiên cứu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, mở rộng thị trường Đến năm 2011, thừa kế những thành tựu năm 2010, công ty đầu tư thêm vốn, gia tăng sản xuất, mở rộng nhiều kênh phân phối, cùng với sự gia tăng của giá nguyên liệu đầu vào, làm tổng chi phí gia tăng Dù kết quả kinh doanh rất khả quan song công ty cũng phải đối mặt với không ít khó khăn khi nguồn nguyên liệu đầu vào thiếu hụt cộng với áp lực cạnh tranh từ đối thủ trong và ngoài nước làm cho giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng vọt lên rất nhiều với tỷ lệ tăng lần lượt là 41,36%; 13,38% và 63,52%; do mở rộng thị trường, nên công ty phải chi nhiều khoản cho công tác bán hàng như chi phí cho nhân viên tăng gần gấp đôi, chi phí dịch vụ mua ngoài, và các khoản chi phí bằng tiền có liên quan khác cũng tăng khá nhiều
Năm 2012, chí phí tăng là do sự gia tăng giá vốn hàng bán của công ty đạt 1.717.703 triệu đồng, tăng 14,29% so với năm 2011 Giá vốn hàng bán của công ty được hình thành từ các yếu tố đầu vào như: nguyên vật liệu cung cấp cho quá trình sản xuất sản phẩm, tiền lương, phụ cấp, BHXH, BHYT, và một số chi phí khác Nên sự biến động của các yếu tố này sẽ làm biến đổi đến giá vốn hàng bán, từ đó ảnh hưởng đến tổng chi phí của DN Nguyên nhân của sự tăng giá vốn hàng bán là do các loại chi phí khác tăng như: chi phí đóng gói, vận chuyển, chi phí chào hàng, điện, nước, nhân công, quảng cáo sản phẩm từ hoạt động mở rộng xuất khẩu sang thị trường mới, sự thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu, do ảnh hưởng xấu của thời tiết dẫn đến giá tôm nguyên liệu tăng. Bên cạnh sự gia tăng của giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng cũng tăng lên đáng kể Nguyên nhân là năm 2012, công ty đầu tư vào việc quảng bá sản phẩm và tổ chức các chương trình tiếp thị sản phẩm ra thị trường mới Do tình hình kinh doanh khó khăn, công ty đã chủ động cắt giảm một phần chi phí quản lý DN, chi phí tài chính và các loại chi phí khác tiết kiệm được khoản chi 5.671 triệu đồng so với năm 2011 Tóm lại, sự biến động của chi phí là khó lường, nếu biết cách quản lý tốt các chi phí này thì kết quả kinh doanh đạt được là rất tốt, ngược lại các chi phí này ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận chung của công ty
Lợi nhuận của công ty chủ yếu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, các nguồn lợi nhuận khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ, nên không ảnh hưởng nhiều đến tình hình lợi nhuận chung Với cơ cấu lợi nhuận như vậy đã gây ra một áp lực lên hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ hay hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty Mặc dù tổng doanh thu của công ty tăng đều qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012 nhưng lợi nhuận của công ty lại có xu hướng giảm do chi phí tăng dần qua các năm với tốc độ gia tăng cao hơn mức tăng doanh thu
Bảng 3.3: Lợi nhuận của công ty CASES giai đoạn 2010 – 2012 ĐVT : Triệu đồng
Tương đối (%) Lợi nhuận từ
HĐKD 41.629 33.481 29.279 (8.148) (19,57) (4.2020 (12,55) Lợi nhuận khác (3.499) (180) 2.847 3.319 94,86 3.027 1.681,67 Lợi nhuận sau thuế 33.149 31.511 30.135 (1.638) (4,94) (1.38) (4,37)
Nguồn : Báo cáo tài chính của Công ty CASES năm 2010, 2011, 2012
Qua bảng số liệu, ta thấy giai đoạn 2010 – 2012 lợi nhuận của công ty liên tục giảm Nguyên nhân của hiện trạng lợi nhuận công ty liên tục giảm là do tốc độ tăng doanh thu tương đối nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí Chi phí năm 2011 của công ty là 1.619.231 triệu đồng, tăng 41,61% so với năm 2010 Trong khi đó, mức tăng doanh thu năm 2011 so với năm 2010 chỉ có 2,24% Năm 2012, chi phí của công ty tăng lên 1.840.855 triệu đồng, tăng 13,69% so với năm 2011, cao hơn mức tăng doanh thu năm 2012 so với năm 2011 (12,84%) Nguyên nhân là do các khoản chi phí đồng loạt gia tăng như đã đề cập ở trên, vì thế, mặc dù doanh thu vẫn tăng so với năm 2010, công ty vẫn có lợi nhuận, không bị lỗ Thiết nghĩ, công ty cần xem xét và kiểm soát lại toàn bộ quá trình hoạt động trong năm 2011, đặc biệt là các khoản chi phí khác trong năm này, xem xét kỹ các trường hợp phát sinh chi phí và đề ra biện pháp hạn chế những chi phí thật sự không cần thiết, nhằm cắt giảm chi phí để đảm bảo hoạt động có hiệu quả tốt như năm 2010 đã đạt được
Mặc dù, lợi nhuận của công ty đều giảm qua các năm nhưng so với những khó khăn liên tiếp trong những năm qua mà các DN xuất khẩu thủy sản nói riêng và các DN trong nước nói chung phải đón nhận, thì kết quả này được xem là khả quan vì công ty vẫn có thể trụ được và có lợi nhuận trong bối cảnh chung là cộng đồng DN liên tiếp thua lỗ, phá sản do những biến động của thị trường trong và ngoài nước
Nhìn chung, tình hình sử dụng chi phí của công ty trong những năm qua tăng lên đáng kể nên mặc dù doanh thu có tăng song lợi nhuận lại giảm Do đó, trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty ở thị trường trong nước cũng như trên trường quốc tế thì công ty nên cẩn trọng xem xét và có những giải pháp thiết thực nhằm giảm bớt các chi phí phát sinh không đáng, đặc biệt là các chi phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm với giá thành rẻ hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh, đem lại lợi nhuận cao hơn và góp phần phát triển công ty.
Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong giai đoạn hiện nay
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có kỹ thuật sản xuất nhiều năm kinh nghiệm
Sự đoàn kết, nhất trí của đội ngũ cán bộ: Công ty luôn có sự đoàn kết nhất trí giữa Ban Giám đốc, công nhân viên toàn Công ty và công nhân viên đều được sắp xếp làm việc ổn định, thu nhập tăng nên gắn bó với nghề, có ý thức trách nhiệm và kinh nghiệm trong công việc
Có hệ thống quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm được cơ quan chất lượng của Mỹ (FDA) và thanh tra chất lượng Châu Âu (EU) đánh giá đạt tiêu chuẩn tốt, sản phẩm sản xuất rất đa dạng
Công ty có đội ngũ nhân sự có trình độ cao, thu thập thông tin và xử lý thông tin chính xác và kịp thời; từ đó, làm cho hoạt động toàn công ty luôn được hài hòa vời nhau, từ khâu thu mua, quyết định công nghệ chế biến đến chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì của sản phẩm,… đều đạt được tiêu chuẩn cao, đủ chất lượng để công ty có thể xuất khẩu sản phẩm sang các nước khác
Tăng cường quản lý, kiểm tra, giảm đáng kể chi phí nguyên, nhiên vật liệu, điện năng… hạ giá thành sản phẩm, ngày càng nâng cao được sức cạnh tranh trên thương trường
Về công tác tổ chức, cán bộ công nhân viên được phân giao nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể, từ đó mọi công việc được triển khai, thực hiện kịp thời, có hiệu quả Các phòng ban, xí nghiệp phát huy được vai trò tham mưu cho Ban giám đốc công ty
Trang thiết bị được trang bị cho cán bộ công nhân viên theo hướng tin học hóa, công nghiệp hóa, chuyên sâu, nâng cao hiệu quả, tăng năng suất lao động, đời sống cán bộ công nhân viên được nâng lên, người lao động được hưởng đầy đủ mọi chế độ chính sách theo qui định nhà nước, từ đó cán bộ công nhân viên yên tâm gắn bó với công ty
Sự biến động ở các thị trường lớn làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN
Nguồn vốn vay tương đối lớn nên chi phí lãi vay cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận
Sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong và ngoài nước: Hiện nay, trên thị trường sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các DN, thể hiện ở các chính sách như giảm giá bán, khuyến mãi,… Những chính sách này đã làm cho khâu tiêu thụ sản phẩm của công ty gặp không ít những khó khăn so với các công ty khác cùng trong ngành Bên cạnh đó, trên thế giới có những nước xuất khẩu thủy sản rất mạnh như Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Trung Quốc và trở thành những đối thử cạnh tranh gay gắt đối với mặt hàng thủy sản nước ta nói chung và công ty CASES nói riêng
Công ty gặp không ít khó khăn trong việc thu tôm mua nguyên liệu, nuôi tôm sản lượng không nhiều so với các năm trước đây, đối với nuôi tôm công nghiệp người nuôi hiệu quả thấp Tôm nguyên liệu hiện nay bị chích tạp chất,
34 nhiễm vi sinh, kháng sinh, dẫn đến làm ảnh hưởng trong quá trình sản xuất chế biến cũng như chất lượng sản phẩm… Các ngành chức năng đã dùng nhiều biện pháp nhưng vẫn chưa ngăn chặn kịp thời
Càng hội nhập kinh tế thế thì các rào cản thương mại ngày càng được dựng lên gây khó khăn cho các nước xuất khẩu, họ tăng cường kiểm tra kháng sinh, vi sinh Nếu sản phẩm bị nhiễm thì sẽ bị trả về để kiểm tra gây rủi ro, thiệt hại lớn cho các DN xuất khẩu.
Mục tiêu xuất khẩu của công ty năm 2013
Công ty tiếp tục khai thác thế mạnh sẵn có của công ty khai thác và dịch vụ thủy sản Cà Mau để đưa công ty CP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau đi vào hoạt động ngày càng hiệu quả
Trong năm 2013, Công ty sẽ tiếp tục thường xuyên gắn bó với nhiều DN trong và ngoài tỉnh để quan hệ mua bán làm sao phải đạt được kết quả của kế hoạch đã đề ra năm 2013 về sản lượng tiêu thụ là 85.000 tấn
Công ty CASES tiếp tục duy trì và thực hiện các biện pháp quản lý tăng năng suất, giảm định mức trong quá trình chế biến, thực hành tiết kiệm tối đa các khoản như: vật tư, bao bì, hóa chất, điện nước, nguyên liệu để giảm giá thành sản phẩm cho công ty
Tiếp tục duy trì và ổn định sản xuất, cải tạo và nâng cấp nhà xưởng để đáp ứng kịp thời cho sản xuất trong thời gian tới Đẩy mạnh sản xuất hàng giá trị gia tăng, tăng tỉ trọng hàng giá trị gia tăng trong cơ cấu hàng xuất khẩu, chọn lọc lại những mặt hàng chiến lược có giá trị cao để đẩy mạnh sản xuất Trong đó mặt hàng chiến lược của công ty là chả cá được tập trung đẩy mạnh sản xuất dưới nhiều dạng như chả cá viên, chả cá giả càng cua,…
Củng cố lại thị trường truyền thống và tiếp tục nghiên cứu tìm kiếm phát triển thêm thị trường mới
Sắp xếp gọn lại bộ máy đáp ứng đúng cho nhu cầu sản xuất, phân công trách nhiệm công việc rõ ràng từ Ban giám đốc công ty đến phòng ban, xí nghiệp
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TÔM VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TÔM CỦA
CÔNG TY CASES GIAI ĐOẠN 2010- 6/2013
Khái quát về tình hình xuất khẩu tôm của việt nam giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
Tôm là một trong những mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của thủy sản Việt Nam, là nguồn thu ngoại tệ vô cùng to lớn cho đất nước Tuy nhiên trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh, thời tiết khắc nghiệt và suy thoái kinh tế cùng với hàng rào kỹ thuật ngày càng cao của các nước nhập khẩu đã tác động không ít đến tình hình nuôi tôm của nước ta
Nhìn chung, diện tích nuôi tôm của nước ta tăng nhẹ qua 3 năm Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam luôn đạt mức trên 2 tỷ USD và chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản nói chung của Việt Nam Năm 2011, được xem là năm xuất khẩu tôm kỷ lục của Việt Nam trong suốt thời gian qua, đạt 2,39 tỷ USD tăng 19,5% về giá trị và 9% về sản lượng so với năm 2010 Mặc dù năm 2011, ngành xuất khẩu tôm gặp phải khó khăn do khan hiếm nguồn cung nguyên liệu Theo thống kê, ĐBSCL có trên 50.000 ha tôm chết, trong đó tỉnh Bạc Liêu hơn 12.000 ha, Sóc Trăng hơn 19.000 ha Mặc dù nguồn nguyên liệu tôm sú thiếu nghiêm trọng do dịch bệnh nhưng lại được bù đắp bằng nguồn tôm thẻ chân trắng và một phần đáng kể nguồn tôm nhập khẩu từ các nước, nên xuất khẩu tôm vẫn duy trì tăng trưởng Trong đó, yếu tố tác động không nhỏ là do lũ lụt hoành hành ở các nước châu Á, nhất là Thái Lan, ảnh hưởng trầm trọng đến sản xuất thủy sản, khiến cho sản lượng tôm bị hao hụt, đẩy giá lên cao Cũng chính vì vậy mà sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu tăng cao khiến cho DN cũng như người nuôi tôm phấn khởi
So với năm 2011, xuất khẩu tôm năm 2012 chỉ đạt mức 2,2 tỷ USD, giảm 6,6% và sản lượng tôm thu được cũng giảm chỉ còn 476.424 tấn, giảm 3,88% Nguyên nhân là do thời tiết, môi trường diễn biến phức tạp, dịch bệnh lây lan trên diện rộng đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất làm cho xuất khẩu tôm tiếp tục phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu, các DN sản xuất phải nhập khẩu một lượng lớn tôm nguyên liệu từ Thái Lan Các chi phí đầu vào và nguyên liệu tăng làm chi phí sản xuất cũng tăng theo khiến giá thành sản phẩm tôm của Việt Nam khó cạnh tranh với các nước khác Ngoài ra, cũng trong năm này, Ấn Độ do gặp phải rào cản Ethoxyquin của Nhật Bản nên đã cố đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Mỹ, một trong ba thị trường lớn của tôm Việt Nam Áp lực cạnh tranh tăng tại thị trường này là không tránh khỏi
Bảng 4.1: Diện tích, sản lượng và KNXK tôm của Việt Nam giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Hiệp hội Thủy Sản Việt Nam và Tạp chí Thương mại Thủy Sản
Thêm vào đó là các rào cản về chất lượng từ Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là một trong những nguyên nhân cho sự giảm sút này
Bước vào năm 2013, người dân đã chủ động phòng chống các tác hại do thời tiết gây ra và tiến hành vụ nuôi mới nhưng với tiến độ chậm hơn do họ còn lo ngại dịch bệnh tôm sẽ bùng phát, thêm vào đó tình trạng thiếu vốn trầm trọng đã làm người nuôi thu hẹp sản xuất Cụ thể là diện tích tôm chỉ đạt 581.468 ha và sản lượng là 100.526 tấn Tuy vậy, xuất khẩu tôm Việt Nam vừa dẫn đầu về giá trị xuất khẩu, đạt 1,1 tỷ USD, vừa có mức tăng trưởng giá trị mạnh nhất trong cơ cấu hàng thủy sản, với mức 8,6% Kim ngạch xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm tăng mạnh so với các năm trước một phần là do thiếu nguồn cung từ Thái Lan – nước sản xuất tôm lớn nhất trên thế giới nên hiện nay tại hầu hết các thị trường lớn, sản lượng nhập khẩu không tăng nhưng lại tăng giá liên tục Thêm vào đó, suy thoái kinh tế đã khiến tôm thẻ chân trắng đắt khách hơn trong những tháng đầu năm cũng chính vì vậy mà tỷ lệ xuất khẩu tôm thẻ chân trắng nước ta ngày càng tăng cao chiếm khoảng 41,3% Chính vì vậy, mà cơ cấu tôm nuôi cũng đang có sự thay đổi rõ rệt, diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng lên đáng kể nhưng tôm sú lại giảm Trong năm 2012 theo báo cáo từ Hiệp hội thủy sản Việt Nam (Vasep), tôm thẻ chân trắng chiếm 94,1% diện tích và 62,7% sản lượng tôm nuôi trong cả nước; tôm sú chiếm 5,9% diện tích, sản lượng chiếm 27,3% Sở dĩ có tình trạng trên là do tôm thẻ chân trắng có giá đầu tư thấp, mùa vụ nuôi ngắn, có khả năng thích ứng tốt trong điều kiện nuôi rộng muối, cho năng suất cao, và đặc biệt kích cỡ và giá tôm phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thế giới hiện nay…
Tóm lại, dù diện tích nuôi tôm của nước ta khá lớn nhưng sản lượng tôm sản xuất ra vẫn không đủ cung ứng cho các DN chế biến xuất khẩu Nguyên nhân là do kĩ thuật nuôi tôm của chúng ta còn khá yếu so với các nước trong khu vực; giá thức ăn, vật tư đầu vào liên tục tăng cao khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn về vốn, thêm vào đó dịch bệnh xảy ra trên diện tích lớn làm chết hàng loạt tôm giống tại nhiều địa phương nuôi trồng Do đó, việc làm thế nào để đảm bảo nguồn nguyên liệu cung ứng cho sản xuất, xuất khẩu là vấn đề đang được nhà nước và các DN trong nước quan tâm nhất hiện nay Bên cạnh đó, ngành tôm Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức như đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, trong khi đó tôm xuất khẩu của nước ta lại không thể cạnh trạnh về giá với các nước cung cấp khác như Thái Lan, In-đô-nê-xi-a hay Ấn Độ do giá thành sản xuất quá cao và tỷ lệ thành công trong nuôi tôm thấp, chỉ đạt 30% - 40% Theo báo cáo ngành tôm Việt Nam năm 2012 từ Vasep thì “trên thị trường Nhật Bản, giá trung bình tôm nguyên liệu đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam đạt 11,2 USD/kg trong khi giá trung bình nhập khẩu từ
38 Ấn Độ là 8,6 USD/kg, thấp hơn 2,6 USD/kg” Không những vậy, đầu năm
2013, nhiều nước đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu tôm tươi của Việt Nam do lo sợ việc lây nhiễm dịch bệnh tôm chết sớm (hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính), gây ảnh hưởng tới ngành nuôi tôm của họ Do đó, để định hướng phát triển lâu dài, cũng như nâng cao sản lượng tôm thu hoạch và chất lượng tôm nuôi thì cần có sự chung tay giữa nhà nước, nông dân và DN góp phần nâng cao lợi thế sản xuất và xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cases giai đoạn
4.2.1 Hoạt động thu mua nguyên liệu của công ty
Là một trong những mặt hàng chủ lực của công ty do đó nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, giữ uy tính với khách hàng Cases luôn thu mua nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, kiểm tra dư lượng kháng sinh trước khi mua và đáp ứng được yêu cầu vệ sinh thực phẩm
Nguồn: Báo cáo hoạt động thu mua nguyên liệu của công ty 2010 – 6T/2013
Hình 4.1 Sản lượng nguyên liệu thu mua của công ty giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
Năm 2011, công ty thu mua được 7.464 tấn tôm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, tăng 2.407 tấn so với năm 2010 Sang năm 2012, Công ty thu mua được 9.734 tấn tôm nguyên liệu, tăng 2.270 tấn so với năm 2011 Sở dĩ sản lượng tôm nguyên liệu thu mua tăng lên đáng kể như vậy nguyên nhân là do nguồn cung tôm giảm tại một số nước như Thái Lan, Malaysia nên công ty nhận được nhiều đơn hàng hơn đặc biệt là mặt hàng tôm thẻ chân trắng, trong tổng số sản lượng tôm công ty thu mua hàng năm tôm thẻ chân trắng nguyên liệu chiếm khoảng 70% vào năm 2011 và 2012 do nhu cầu thế giới đối với mặt hàng tôm này ngày càng tăng Công ty cũng liên kết chặt chẽ và tính toán mức
39 nguyên liệu cần trong khoảng thời gian gần nhất với các thương lái và hộ nông dân để đảm bảo nguồn cung tôm luôn đủ để đáp ứng đơn hàng của công ty Cũng chính trong khoảng thời gian này, tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho giá tôm sú liên tục rớt giá Do giá giảm mạnh, các hộ nuôi đã bỏ trống khoảng 30% diện tích, cộng thêm tình trạng tôm chết sớm càng khiến sản lượng tôm sú sụt giảm Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xuất khẩu của công ty do không đủ nguyên liệu chế biến để cung cấp cho một số thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản,… làm mất một số đơn hàng vào đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng là mặt hàng đã giúp cho xuất khẩu tôm của công ty vượt qua giai đoạn khó khăn này
Công ty mua tôm nguyên liệu từ 3 nguồn đó là mua trực tiếp từ ao nuôi có đầu tư, mua trực tiếp từ hộ nông dân (không đầu tư) và thu mua từ đại lý Tất cả các lô nguyên liệu thu mua vào nhà máy điều được truy xuất đến tận ao nuôi và mỗi nguồn cung cấp đều có mã truy xuất bao gồm ao nuôi, người nuôi, vùng nuôi và phía sau là mã của nguồn cung cấp theo đúng qui định về truy xuất nguồn gốc của HACCP
Hệ thống truy xuất nguồn gốc nguyên liệu tại công ty:
Mua trực tiếp từ nông dân đầu tư (mã số: HA): truy xuất đến ao nuôi
Mua trực tiếp từ nông dân ngoài đầu tư (mã số: HC): truy xuất đến tận ao nuôi
Mua từ đại lý thu mua (mã số: SC): truy xuất đến tận vùng nuôi
Vùng thu mua nguyên liệu của công ty chủ yếu là Cà Mau, chiếm 80%, còn lại 20% thu mua từ Bạc Liêu và Sóc Trăng (chủ yếu từ Bạc Liệu)
Công ty thu mua nguyên liệu chủ yếu qua ba nguồn cung cấp chính:
* Nguyên liệu thu mua từ các ao nuôi đầu tư: đạt khoảng 375 ha, chiếm khoảng 20% tổng sản lượng cung cấp hằng năm Công ty ký Hợp đồng hỗ trợ về tài chính, thức ăn hoặc các hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản Đổi lại người nông dân có trách nhiệm cung cấp nhật ký nuôi cho công ty khi có yêu cầu và cam kết không sử dụng bất kỳ hóa chất hoặc kháng sinh cấm theo quy định của Bộ thủy sản trong suốt quá trình nuôi và đảm bảo các yêu cầu vệ sinh theo quy định của công ty trong quá trình bảo quản và vận chuyển sau khi thu hoạch Trước khi thu hoạch, công ty sẽ tiến hành lấy mẫu để kiểm tra các chất kháng sinh cấm trong vòng 5 – 7 ngày
* Nguyên liệu thu mua từ đại lý: chỉ chiếm khoảng 70% tổng sản lượng thu mua Các đại lý cung cấp này đều được công ty đánh giá lựa chọn và đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm Các đại lý sẽ đem nguyên liệu
40 đến tận cảng của công ty Định kỳ hàng tháng, công ty sẽ xuống tận cơ sở thu mua của từng đại lý cung cấp để đánh giá điều kiện vệ sinh và bảo quản trong quá trình thu mua
* Nguyên liệu thu mua trực tiếp từ nông dân (không đầu tư): cung cấp khoảng 10% tổng sản lượng thu mua hàng năm Trước khi thu hoạch, nông dân sẽ liên hệ với công ty và khi đó nhân viên Phòng thu mua nguyên liệu sẽ đến khảo sát và ký Hợp đồng thu mua nguyên liệu Người nuôi có trách nhiệm cung cấp nhật ký nuôi, loại thức ăn và hóa chất sử dụng cho công ty khi có yêu cầu kiểm tra và cam kết không sử dụng bất kỳ các chất kháng sinh cấm nào theo quy định của Bộ thủy sản trong suốt quá trình nuôi Trước khi thu hoạch
3 – 5 ngày, công ty sẽ tiến hành lấy mẫu để kiểm tra kháng sinh Đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ nông dân (đầu tư và không đầu tư): Công ty sẽ lấy mẫu kiểm kháng sinh trước 7 ngày thu hoạch Còn đối với nguyên liệu mua từ đại lý: Công ty sẽ lấy mẫu kiểm kháng sinh tại nhà máy Ngoài lấy mẫu kiểm kháng sinh, mỗi lô nguyên liệu vào nhà máy đều được kiểm cảm quan (mùi vị, tạp chất), vi sinh
Với việc đã áp dụng thành công hệ thống truy xuất nguyên liệu đến tận ao nuôi, Cases là một trong những công ty đi tiên phong trong việc quản lý được nguồn nguyên liệu tươi sạch và an toàn Chính vì vậy mà sản phẩm của công ty được khách hàng đánh giá cao và luôn là sự lựa chọn hàng đầu nhờ vào chất lượng tốt, an toàn và ổn định Tuy nhiên, trước tình trạng dịch bệnh, giá tôm nguyên liệu giảm mạnh nhiều hộ nông dân phải bỏ ao nuôi chuyển sang kinh doanh ngành nghề khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, nên nguồn nguyên liệu thu mua chính của công ty là từ các đại lí (chiếm khoảng 70%) do đó, khó có thể kiểm soát được nguồn gốc và chất lượng sản phẩm nhất là trong giai đoạn dịch bệnh trên tôm diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay, nếu kiểm soát không chặt chẽ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tính của công ty
4.2.2 Tình hình xuất khẩu của công ty
4.2.2.1 Giá tr ị và s ản lượng xu ấ t kh ẩu
Trong những năm vừa qua, xuất khẩu tôm Việt Nam đã gặp không ít khó khăn nhưng vẫn đạt được những thành tựu đáng kể Là DN xuất khẩu tôm đứng 4 trong 10 DN xuất khẩu tôm của Việt Nam, công ty CASES đã không ngừng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, không ngừng cải tiến và nâng cao năng lực của mình, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của khu vực ĐBSCL nói riêng và của cả nước nói chung
Bảng 4.2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm của công ty CASES giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
Nguồn: Phòng kế hoạch – nghiệp vụ, công ty CASES
Qua số liệu bảng 4.2, ta thấy sản lượng và giá trị xuất khẩu của công ty đều tăng trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 Trong đó, giá trị xuất khẩu năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010 (73,1%) và mức tăng này khá là tương xứng với mức tăng sản lượng (47,3% so với năm 2010) Mặc dù 2011 là năm thiếu nguồn nguyên liệu, ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công khu vực
Châu Âu, nhu cầu chi tiêu thế giới thắt chặt lại nhưng sản lượng xuất khẩu của công ty vẫn không sụt giảm mà trái lại còn tăng thêm Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ hoạt động xuất khẩu của công ty ngày càng có hiệu quả và tôm cũng là mặt hàng tăng trưởng cao nhất trong cơ cấu măt hàng của công ty Có được điều này là do nguồn cung tôm trên thị trường thế giới khan hiếm, nên điều kiện xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của công ty Cases thuận lợi hơn bao giờ hết Đặc biệt là những tháng cuối năm, xuất khẩu thủy sản nói chung và mặt hàng tôm nói riêng của công ty đều gặp thuận lợi về thị trường lẫn giá cả
Sỡ dĩ có hiện trạng trên là do tình trạng lũ lụt xảy ra trên diện rộng ở các nước xuất khẩu tôm lớn trên thế giới đặc biệt là Thái Lan - nước chi phối nguồn cung tôm trên thế giới làm cung thiếu cầu, do đó đẩy giá tôm xuất khẩu lên cao
Năm 2012, tổng giá trị xuất khẩu của công ty là 57.606 nghìn USD, tăng
9.687 nghìn USD, tương đương tăng 20,2% so với năm 2011 Năm 2012 giá trị xuất khẩu tôm của công ty vẫn tăng ngay cả trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng trầm trọng phần nào nhờ công đóng góp của con tôm thẻ chân trắng Trong tình cảnh người tiêu dùng tôm thế giới thắt chặt chi tiêu, cần mua tôm giá rẻ, thì thay vì các nhà nhập khẩu nhập nhiều các sản phẩm tôm cao cấp, size lớn như trước đây thì họ lại chuyển sang các loại sản phẩm size nhỏ,
Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu tôm của công ty
4.3.1 Ảnh hưởng từ nền kinh tế
4.3.1.1 N ền kinh tế Việt Nam
Từ khi gia nhập WTO thì nền kinh tế nước ta càng có nhiều cơ hội để phát triển Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta cũng không tránh khỏi ảnh hưởng Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta ngày càng suy giảm chỉ đạt 5,03% với tỷ lệ lạm phát thấp Lạm phát nước ta giảm mạnh vào năm này chỉ còn 6,81% so với mức chỉ tiêu là 7%, mặc dù lạm phát thấp nhưng lo nhiều hơn mừng, bởi giá giảm không phải vì năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng mà do sức mua của người tiêu dùng suy kiệt Cầu trong nước giảm, ngoài nước thì vẫn chưa phục hồi đã gây ra áp lực lớn đối với công ty Cases Trong khi 2 năm trước đó, lạm phát tăng khá cao năm 2010, tỷ lệ lạm phát tăng lên 11,75% nguyên nhân là do sự phục hồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng hóa dịch vụ đều tăng cao, đồng thời giá của một số mặt hàng nhập khẩu của nước ta trên thị trường thế giới tăng lên do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu làm tăng chi phí sản xuất của nhiều doanh nhiệp Năm 2011, do tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao nhưng chất lượng thấp; tình trạng đầu tư công dàn trải và thiếu hiệu quả; tình trạng thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại diễn ra trong thời gian dài nên đã đẩy mức lạm phát lên tới 18,58% Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty Cases Chính vì lạm phát tăng cao đã làm cho chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tăng vọt, khiến lợi nhuận của công ty giảm qua các năm như đã đề cập ở trên
Tóm lại, từ việc phân tích tình hình lạm phát của Việt Nam cho thấy nền kinh tế Việt Nam hiện đang phải đối mặt với những thách thức khó khăn của suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát thấp hơn trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm gây ra áp lực cho các doanh nghiệp trong nước Hơn nữa, tình hình lạm phát chưa thể kiểm soát được và mang tính chu kì, cứ 3 năm 1 lần 2 năm tăng và 1 năm giảm mạnh như năm 2004 – 2007, trong khi kết quả kiểm soát lạm phát chỉ mang tính tạm thời, không ổn định và chưa vững chắc, nguyên nhân gây ra lạm phát chưa được giải quyết tận gốc Điều này sẽ là một mối đe dọa đối với công ty vì nó ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty Đặc biệt là khi lạm phát tăng cao sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất, hay nói cách khác nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu vào của công ty Do vậy, công ty cases nói riêng và các doanh nghiệp thủy sản nói chung phải có kế hoạch sản xuất, xuất khẩu linh hoạt nhất là trong giai đoạn kinh tế hiện nay
4.3.1.2 Tình hình n ề n kinh t ế th ế gi ớ i
Tình hình nền kinh tế của các nước trên thế giới luôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình xuất nhập khẩu giữa các nước với nhau Nền kinh tế tăng trưởng, các nước tăng cường hoạt động giao thương lẫn nhau, trái lại nền kinh tế suy giảm, các nước sẽ hạn chế nhập khẩu hàng hóa Năm 2008 - 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra, từ lĩnh vực tài chính, cuộc khủng hoảng đã lan rộng tới toàn bộ nền kinh tế Sức mua giảm, đơn đặt hàng giảm, sản xuất công nghiệp đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp tăng… Hàng loạt nền kinh tế mạnh như Nhật Bản, Đức, Mỹ đều tăng trưởng âm, các nước này cũng hạn chế nhập khẩu hàng hóa của các nước khác Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, thì cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu lại xảy ra, bắt đầu từ Hy Lạp đến nay đã lan sang hầu hết các quốc gia trong khu vực EU, cuộc khủng hoảng này góp phần làm cho các nước trong khu vực này thực hiện cắt giảm chi tiêu, hạn chế nhập khẩu, người dân thực hiện tiết kiệm chi tiêu Sau đó, lan rộng sang các khu vực khác, người tiêu dùng bắt đầu thay đổi thói quen sử dụng hàng thủy sản Điều này làm cho thị trường nhập khẩu của công ty Cases bị thu hẹp lại, đặc biệt là thị trường EU, sản lượng và giá trị xuất khẩu của công ty sang thị trường này liên tục giảm trong những năm gần đây Tuy nhiên, nhờ thường xuyên nghiên cứu thị trường nên công ty đã duy trì được tốc độ tăng trưởng chung
4.3.2 Các ảnh hưởng từ thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ chủ yếu các mặt hàng thủy sản của Cases hiện nay là các nhà phân phối, nhà nhập khẩu thủy sản lớn tại EU, châu Mỹ và châu Á Nhu cầu tiêu thụ cao với những đơn hàng số lượng lớn (30 - 40 container/tháng), họ có khả năng chi phối mạnh thủy sản ở nhiều nước Do phải xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu, phân phối trung gian nên sản phẩm của công ty khi qua các thị trường phải mang nhãn hiệu của các nhà phân phối, vì thế mà thương hiệu Cases chưa được nhiều người biết đến Mặt khác, sản phẩm chính của công ty là tôm đông lạnh, có khá nhiều DN cùng ngành sản xuất nên dễ dàng bị các nhà nhập khẩu gây sức ép về giá, yêu cầu giảm giá hoặc đòi những ưu đãi, cung cấp thêm nhiều dịch vụ hậu mãi; lợi thế thuộc về phía các nhà nhập khẩu khi họ nắm bắt được đầy đủ thông tin về thị trường Chính vì vậy, công ty cần phải chú trọng tìm kiếm các đối tác mới trong xuất khẩu, tìm cách đưa sản phẩm vào các hệ thống siêu thị lớn ở các thị trường, không lệ thuộc nhiều vào những nhà phân phối trước đây Đặc biệt cần quan tâm nhiều đến các nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng phân phối tiêu dùng… nơi tiêu thụ cuối cùng của các sản phẩm thủy sản, nhằm gia tăng thị phần của công ty
Theo VASEP, tình hình xuất khẩu thủy sản sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới do nhiều thị trường (Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Ai Cập ) áp dụng các rào cản kỹ thuật, hạn chế nhập khẩu, sức mua giảm do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu; gây khó khăn cho việc xuất khẩu của các DN nước ta
Do đó việc mở rộng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới là vấn đề cần thiết cho các DN Việt Nam nói chung và công ty Cases nói riêng Và ngay sau đây đề tài sẽ phân tích một vài yếu tố từ thị trường tiêu thụ tác động đến tình hình xuất khẩu của công ty trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013:
Về các yêu cầu của thị trường nhập khẩu, mức tối thiểu cần đáp ứng để được cho phép xuất khẩu vào thị trường EU, Hoa Kỳ, Australia, Liên bang Nga… là cần phải đảm bảo an toàn thực phẩm, cụ thể: đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định bắt buộc áp dụng (quản lý quá trình theo HACCP, GMP, SSOP, GAP); được cơ quan thẩm quyền Việt Nam kiểm tra, giám sát; được cơ quan thẩm quyền các nước nhập khẩu công nhận cho phép xuất khẩu; sản phẩm được kiểm tra, chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn, Quy chuẩn, Quy định về chất lượng, VSATTP; là các chương trình giám sát quốc gia, các Phòng kiểm nghiệm đạt yêu cầu quốc tế ISO 17025 Theo đó, thực hiện chuyển đổi phương thức kiểm soát VSATTP thủy sản của các nước: quản lý theo nguyên lý kiểm soát quá trình “từ ao nuôi đến bàn ăn”, bắt buộc các cơ sở sản xuất – kinh doanh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm theo HACCP, GMP, SSOP; yêu cầu thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm; đưa ra hệ thống luật lệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn về VSATTP ngày càng khắt khe dựa trên đánh giá an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo mức bảo vệ phù hợp; thống nhất đầu mối và tăng cường năng lực cho cơ quan thẩm quyền, đây là một áp lực lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Cases nói riêng Bên cạnh đó nó cũng tạo ra động lực để công ty ngày càng hoàn thiện sản phẩm, đổi mới công nghệ
Một yếu tố tác động không nhỏ tới sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu tôm của công ty Cases cũng như xuất khẩu mặt hàng tôm chính là các rào cản thương mại, kỹ thuật mà các nước nhập khẩu đưa ra Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khó khăn lớn nhất cho xuất khẩu thủy sản từ năm 2010, chủ yếu vẫn là xu hướng bảo hộ thương mại, hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm để bảo hộ sản xuất trong nước Minh chứng là trong năm 2010, phía Nhật Bản quyết định tiến hành kiểm soát
100% các lô hàng tôm nhập khẩu đối với chỉ tiêu Trifluralin (một chất có trong thuốc diệt cỏ được dùng xử lý nước và diệt ký sinh trùng gây bệnh cho tôm) từ ngày 21/10/2010 Đến năm 2011, Nhật Bản lại tiến hành kiểm soát 100% dư lượng Enrofloxacin đối với các lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam từ ngày 09/06/2011 (Enrofloxacin là chất kháng sinh kháng vi khuẩn được sử dụng để kiểm soát môi trường và phòng trị bệnh cho tôm dễ gây ra bệnh khiếm thị) Sau đó, ngày 18/05/2012 Nhật Bản lại đột ngột quyết đinh kiểm tra Ethoxyquin với 30% lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam Đây là chất chống oxy hóa được sử dụng khá phổ biến để bảo quản thực phẩm (táo, ớt, các loại trái cây, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, v.v.)
Qua đây ta thấy, Nhật Bản đã áp dụng rào cản phi thuế quan rất chặt đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam Đây là một rào cản lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước và Cases cũng không ngoại lệ, khi mà trình độ công nghệ cũng như ứng dụng khoa học tiên tiến còn non yếu như Việt Nam hiện nay thì việc xâm nhập vào thị trường Nhật là một khó khăn đối với Cases Không dừng lại ở đó, xuất khẩu tôm sang thị trường Hàn Quốc, một trong những thị trường lớn của Việt Nam ở Châu Á sẽ phải đối mặt với việc kiểm tra hàm lượng Ethoxyquin trong tôm nhập khẩu đến hết năm 2013 theo thông tin từ Hiệp hội Thủy sản Việt Nam Đồng thời, Hàn Quốc cũng sẽ thực hiện kiểm tra tăng cường chỉ tiêu axit Nalidixic trong các lô hàng tôm Việt Nam từ ngày 22/7 – 31/12/2013 với tần suất kiểm tra là 3% và chỉ tiêu kiểm tra dư lượng cho phép