Phân tích lợi nhuận

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (Trang 43 - 44)

Lợi nhuận của công ty chủ yếu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, các nguồn lợi nhuận khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ, nên không ảnh hưởng nhiều đến tình hình lợi nhuận chung. Với cơ cấu lợi nhuận như vậy đã gây ra một áp lực lên hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ hay hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty. Mặc dù tổng doanh thu của công ty tăng đều qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012 nhưng lợi nhuận của công ty lại có xu hướng giảm do chi phí tăng dần qua các năm với tốc độ gia tăng cao hơn mức tăng doanh thu.

Bảng 3.3: Lợi nhuận của công ty CASES giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT : Triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Lợi nhuận từ HĐKD 41.629 33.481 29.279 (8.148) (19,57) (4.2020 (12,55) Lợi nhuận khác (3.499) (180) 2.847 3.319 94,86 3.027 1.681,67

Lợi nhuận sau

thuế 33.149 31.511 30.135 (1.638) (4,94) (1.38) (4,37)

32

Qua bảng số liệu, ta thấy giai đoạn 2010 – 2012 lợi nhuận của công ty liên tục giảm. Nguyên nhân của hiện trạng lợi nhuận công ty liên tục giảm là do tốc độ tăng doanh thu tương đối nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí. Chi phí năm 2011 của công ty là 1.619.231 triệu đồng, tăng 41,61% so với năm 2010. Trong khi đó, mức tăng doanh thu năm 2011 so với năm 2010 chỉ có 2,24%. Năm 2012, chi phí của công ty tăng lên 1.840.855 triệu đồng, tăng 13,69% so với năm 2011, cao hơn mức tăng doanh thu năm 2012 so với năm 2011 (12,84%). Nguyên nhân là do các khoản chi phí đồng loạt gia tăng như đã đề cập ở trên, vì thế, mặc dù doanh thu vẫn tăng so với năm 2010, công ty vẫn có lợi nhuận, không bị lỗ. Thiết nghĩ, công ty cần xem xét và kiểm soát lại toàn bộ quá trình hoạt động trong năm 2011, đặc biệt là các khoản chi phí khác trong năm này, xem xét kỹ các trường hợp phát sinh chi phí và đề ra biện pháp hạn chế những chi phí thật sự không cần thiết, nhằm cắt giảm chi phí để đảm bảo hoạt động có hiệu quả tốt như năm 2010 đã đạt được.

Mặc dù, lợi nhuận của công ty đều giảm qua các năm nhưng so với những khó khăn liên tiếp trong những năm qua mà các DN xuất khẩu thủy sản nói riêng và các DN trong nước nói chung phải đón nhận, thì kết quả này được xem là khả quan vì công ty vẫn có thể trụ được và có lợi nhuận trong bối cảnh chung là cộng đồng DN liên tiếp thua lỗ, phá sản do những biến động của thị trường trong và ngoài nước.

Nhìn chung, tình hình sử dụng chi phí của công ty trong những năm qua tăng lên đáng kể nên mặc dù doanh thu có tăng song lợi nhuận lại giảm. Do đó, trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty ở thị trường trong nước cũng như trên trường quốc tế thì công ty nên cẩn trọng xem xét và có những giải pháp thiết thực nhằm giảm bớt các chi phí phát sinh không đáng, đặc biệt là các chi phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm với giá thành rẻ hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh, đem lại lợi nhuận cao hơn và góp phần phát triển công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)