Hoạt động thu mua nguyên liệu của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (Trang 50 - 52)

Là một trong những mặt hàng chủ lực của công ty do đó nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, giữ uy tính với khách hàng Cases luôn thu mua nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, kiểm tra dư lượng kháng sinh trước khi mua và đáp ứng được yêu cầu vệ sinh thực phẩm.

Nguồn: Báo cáo hoạt động thu mua nguyên liệu của công ty 2010 – 6T/2013

Hình 4.1 Sản lượng nguyên liệu thu mua của công ty giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Năm 2011, công ty thu mua được 7.464 tấn tôm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, tăng 2.407 tấn so với năm 2010. Sang năm 2012, Công ty thu mua được 9.734 tấn tôm nguyên liệu, tăng 2.270 tấn so với năm 2011. Sở dĩ sản lượng tôm nguyên liệu thu mua tăng lên đáng kể như vậy nguyên nhân là do nguồn cung tôm giảm tại một số nước như Thái Lan, Malaysia nên công ty nhận được nhiều đơn hàng hơn đặc biệt là mặt hàng tôm thẻ chân trắng, trong tổng số sản lượng tôm công ty thu mua hàng năm tôm thẻ chân trắng nguyên liệu chiếm khoảng 70% vào năm 2011 và 2012 do nhu cầu thế giới đối với mặt hàng tôm này ngày càng tăng. Công ty cũng liên kết chặt chẽ và tính toán mức

39

nguyên liệu cần trong khoảng thời gian gần nhất với các thương lái và hộ nông dân để đảm bảo nguồn cung tôm luôn đủ để đáp ứng đơn hàng của công ty. Cũng chính trong khoảng thời gian này, tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho giá tôm sú liên tục rớt giá. Do giá giảm mạnh, các hộ nuôi đã bỏ trống khoảng 30% diện tích, cộng thêm tình trạng tôm chết sớm càng khiến sản lượng tôm sú sụt giảm. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xuất khẩu của công ty do không đủ nguyên liệu chế biến để cung cấp cho một số thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản,… làm mất một số đơn hàng vào đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng là mặt hàng đã giúp cho xuất khẩu tôm của công ty vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Công ty mua tôm nguyên liệu từ 3 nguồn đó là mua trực tiếp từ ao nuôi có đầu tư, mua trực tiếp từ hộ nông dân (không đầu tư) và thu mua từ đại lý. Tất cả các lô nguyên liệu thu mua vào nhà máy điều được truy xuất đến tận ao nuôi và mỗi nguồn cung cấp đều có mã truy xuất bao gồm ao nuôi, người nuôi, vùng nuôi và phía sau là mã của nguồn cung cấp theo đúng qui định về truy xuất nguồn gốc của HACCP.

Hệ thống truy xuất nguồn gốc nguyên liệu tại công ty:

Mua trực tiếp từ nông dân đầu tư (mã số: HA): truy xuất đến ao nuôi.

Mua trực tiếp từ nông dân ngoài đầu tư (mã số: HC): truy xuất đến tận ao nuôi.

Mua từ đại lý thu mua (mã số: SC): truy xuất đến tận vùng nuôi.

Vùng thu mua nguyên liệu của công ty chủ yếu là Cà Mau, chiếm 80%, còn lại 20% thu mua từ Bạc Liêu và Sóc Trăng (chủ yếu từ Bạc Liệu).

Công ty thu mua nguyên liệu chủ yếu qua ba nguồn cung cấp chính:

* Nguyên liệu thu mua từ các ao nuôi đầu tư: đạt khoảng 375 ha, chiếm khoảng 20% tổng sản lượng cung cấp hằng năm. Công ty ký Hợp đồng hỗ trợ về tài chính, thức ăn hoặc các hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Đổi lại người nông dân có trách nhiệm cung cấp nhật ký nuôi cho công ty khi có yêu cầu và cam kết không sử dụng bất kỳ hóa chất hoặc kháng sinh cấm theo quy định của Bộ thủy sản trong suốt quá trình nuôi và đảm bảo các yêu cầu vệ sinh theo quy định của công ty trong quá trình bảo quản và vận chuyển sau khi thu hoạch. Trước khi thu hoạch, công ty sẽ tiến hành lấy mẫu để kiểm tra các chất kháng sinh cấm trong vòng 5 – 7 ngày.

* Nguyên liệu thu mua từ đại lý: chỉ chiếm khoảng 70% tổng sản lượng thu mua. Các đại lý cung cấp này đều được công ty đánh giá lựa chọn và đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Các đại lý sẽ đem nguyên liệu

40

đến tận cảng của công ty. Định kỳ hàng tháng, công ty sẽ xuống tận cơ sở thu mua của từng đại lý cung cấp để đánh giá điều kiện vệ sinh và bảo quản trong quá trình thu mua.

* Nguyên liệu thu mua trực tiếp từ nông dân (không đầu tư): cung cấp khoảng 10% tổng sản lượng thu mua hàng năm. Trước khi thu hoạch, nông dân sẽ liên hệ với công ty và khi đó nhân viên Phòng thu mua nguyên liệu sẽ đến khảo sát và ký Hợp đồng thu mua nguyên liệu. Người nuôi có trách nhiệm cung cấp nhật ký nuôi, loại thức ăn và hóa chất sử dụng cho công ty khi có yêu cầu kiểm tra và cam kết không sử dụng bất kỳ các chất kháng sinh cấm nào theo quy định của Bộ thủy sản trong suốt quá trình nuôi. Trước khi thu hoạch 3 – 5 ngày, công ty sẽ tiến hành lấy mẫu để kiểm tra kháng sinh .

Đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ nông dân (đầu tư và không đầu tư): Công ty sẽ lấy mẫu kiểm kháng sinh trước 7 ngày thu hoạch. Còn đối với nguyên liệu mua từ đại lý: Công ty sẽ lấy mẫu kiểm kháng sinh tại nhà máy. Ngoài lấy mẫu kiểm kháng sinh, mỗi lô nguyên liệu vào nhà máy đều được kiểm cảm quan (mùi vị, tạp chất), vi sinh.

Với việc đã áp dụng thành công hệ thống truy xuất nguyên liệu đến tận ao nuôi, Cases là một trong những công ty đi tiên phong trong việc quản lý được nguồn nguyên liệu tươi sạch và an toàn. Chính vì vậy mà sản phẩm của công ty được khách hàng đánh giá cao và luôn là sự lựa chọn hàng đầu nhờ vào chất lượng tốt, an toàn và ổn định. Tuy nhiên, trước tình trạng dịch bệnh, giá tôm nguyên liệu giảm mạnh nhiều hộ nông dân phải bỏ ao nuôi chuyển sang kinh doanh ngành nghề khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, nên nguồn nguyên liệu thu mua chính của công ty là từ các đại lí (chiếm khoảng 70%) do đó, khó có thể kiểm soát được nguồn gốc và chất lượng sản phẩm nhất là trong giai đoạn dịch bệnh trên tôm diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay, nếu kiểm soát không chặt chẽ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tính của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (Trang 50 - 52)