Giới thiệu về sản phẩm và qui trình công nghệ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (Trang 37)

3.3.1 Đặc điểm về sản phẩm

Do trong giai đoạn gần đây thị trường xuất khẩu tôm gặp nhiều bất ổn và theo yêu cầu của khách hàng nên nguồn nguyên liệu tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm sắc, tôm chì biển của công ty giai đoạn này được sản xuất chủ yếu là các sản phẩm tôm tươi và tôm hấp với các loại như:

HOSO (Head Shell On): Tôm nguyên con đông lạnh (Nhật, Hàn Quốc,

thị trường khác).

HLSO (Headless Shell On): Tôm vặt đầu đông lạnh (Mỹ, Canada, thị trường khác).

PDTO (Raw Peeled Deveined Tail On): Tôm bóc vỏ chừa đuôi rút gân

26

CPDTO (Cooked Peeled Deveined Tail On): Tôm bóc vỏ chừa đuôi rút gân luộc đông lạnh (EU, Hàn Quốc, thị trường khác).

RPD (Raw Peeled Deveined): Tôm thịt đông lạnh (Tất cả các thị

trường).

CPD (Cooked Peeled Deveined): Tôm thịt luộc đông lạnh (Tất cả các thị trường).

Các sản phẩm tôm đông lạnh của công ty có thời gian bảo quản và sử dụng từ 6 – 12 tháng. Đóng gói trong các hình thức: block, IQF, semi-block hay theo yêu cầu khách hàng. Công suất trung bình khoảng: 4.000 - 5000 tấn tôm/năm. Nhiệt độ bảo quản là: -180C.

Nhìn chung các sản phẩm của công ty ngày càng đáp ứng được nhu cầu thị trường. Sản phẩm đa dạng có thể đáp ứng được các phân khúc thị trường mà công ty đang nhắm tới đó là các hệ thống siêu thị, cửa hàng lớn tại các thị trường xuất khẩu của công ty. Hơn nữa, công ty còn sản xuất theo yêu cầu của khách hàng, thể hiện sự linh hoạt trong vấn đề sản xuất sản phẩm không nhất thiết là những sản phẩm nhất định. Nhờ vậy, mà trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế ngày càng khó khăn nhu cầu người tiêu dùng đang có sự thay đổi mà sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty vẫn tăng lên đáng kể.

3.3.2 Qui trình sản xuất và cơ sở vật chất, kỹ thuật

Sản phẩm của công ty là thủy sản đông lạnh các loại. Để sản xuất ra một sản phẩm xuất khẩu công ty có nhiều qui trình chế biến, sau đây là qui trình sản xuất BT/HOSO block.

Hình 3.2 là sơ đồ tóm tắt quy trình chế biến tôm sú HOSO đông block xuất khẩu của công ty, để hoàn thành 1 sản phẩm công ty CASES sử dụng qui trình công nghệ khép kín từ khâu thu mua nguyên liệu, sơ chế, chế biến, cấp đông đến đóng gói thành phẩm xuất xưởng. Mỗi qui trình chế biến của công ty Cases đều đảm bảo theo tiêu chuẩn của GMP, SSOP, HACCP, ISO, BRC, SS,… đã được kiểm tra định kỳ và chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, vì đây là hàng xuất khẩu nên người mua, tức khách hàng nước ngoài, vẫn là người quyết định cuối cùng về qui cách chế biến mặt hàng và do vậy có nơi, có lúc một số tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ thay đổi.

Hiện nay, cơ sở vật chất, kỹ thuật của Cases bao gồm nhà cửa kiến trúc, máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm, hầu hết là các máy móc được công ty nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, đảm bảo theo tiêu chuẩn HACCP như kho lạnh 4.000 – 5.000 tấn, hồ xử lí nước thải, văn phòng công ty, hội trường ăn, phân xưởng sản xuất, dây chuyền sản xuất, máy phân cỡ, hệ

27

Nguồn: Phòng kế hoạch nghiệp vụ công ty Cases

Hình 3.2 Sơ đồ tóm tắt qui trình chế biến tôm sú HOSO Block thống lạnh cho kho lạnh, đường dây trung áp 3 pha, trạm biến áp,… Với cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hiện đại, công ty có thể tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao với giá thành tương đối thấp, đảm bảo tính năng và công xuất trong quá trình sản xuất lâu dài. Đây cũng là một trong những nhân tố đã góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của công ty trong thời gian qua.

3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪNĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013 NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013

Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là việc phân tích 3 khoản mục: doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty trong kỳ phân tích để thấy được sự

Nguyên liệu Rửa lần 1 Phân cỡ, loại Rửa lần 2 Cân, xếp khuôn Cấp đông Tách khuôn, mạ băng Rà kim loại

Bao gói, bảo quản

28

Bảng 3.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CASES giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ công ty Cases

Chênh lệch

2011 so với 2010 2012 so với 2011

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tuyệt đối Tương

đối (%) Tuyệt đối

Tương đối (%) 1. DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.067.455 1.515.392 1.726.559 447.937 41,96 211.167 13,93 2. Các khoản giảm trừ DT 42.389 12.451 8.855 (29.938) (70,63) (3.596) (28,88) 3. DT thuần 1.063.216 1.502.941 1.717.703 439.725 41,36 214.762 14,29 4. Giá vốn hàng bán 960.171 1.376.983 1.567.245 416.812 43,41 190.262 13,82 5. Lợi nhuận gộp 103.046 125.959 150.459 22.913 22,24 24.5 19,45 6. DT hoạt động tài chính 14.887 19.865 1.948 4.978 33,44 (17.917) (90,19) 7. Chi phí tài chính 24.196 46.014 44.86 21.818 90,17 (1.154) (2,51) 8. CP bán hàng 37.652 42.691 55.224 5.039 13,38 12.533 29,36 9. CP quản lí DN 14.455 23.637 23.044 9.182 63,52 (593) (2,51)

10. Lợi nhuận thuần từ hđkd 41.629 33.481 29.279 (8.148) (19,57) (4.202) (12,55)

11. Thu nhập khác 415 3.768 2.871 (411.232) (99,09) (897) (23,81)

12. CP khác 3.914 3.948 24 34 0,87 (3.924) (99,34)

13. Lợi nhuận khác (3.499) (180) 2.847 3.319 94,86 3.027 1.681,67

14. Tổng lợi nhuận KT trước thuế 38.131 33.301 32.126 (4.83) (12,67) (1.175) (3,53) 15. Thuế thu nhập DN hiện hành 4.982 1.79 1.991 (3.192) (64,07) 201 11,23 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 33.149 31.511 30.135 (5.939) (17,92) (1.376) (4.37)

29

biến động của từng khoản mục qua từng năm, xác định nguyên nhân của sự biến động, từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả hoạt động của công ty.

Nhìn vào số liệu bảng 3.2 ta thấy qua ba năm, doanh thu của công ty luôn tăng, mặc dù có những biến động đáng kể do ảnh hưởng của tình hình kinh tế chung cũng như những chính sách bảo hộ của thị trường nước nhập khẩu. Doanh thu tăng là do công ty đã phần nào khắc phục được những khó khăn trong nền kinh tế về vấn đề nguyên liệu, thị trường, chất lượng sản phẩm, tăng tỉ trọng các mặt hàng có giá trị gia tăng, không ngừng mở rộng thị trường, sản phẩm xuất khẩu ngày càng đa dạng. Tuy nhiên, bên cạnh sự gia tăng của doanh thu thì các khoản chi phí mà công ty phải bỏ ra cũng không ít, nhất là trong giai đoạn thị trường đầy biến động như hiện nay làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của công ty.

3.4.1 Phân tích doanh thu

Tổng doanh thu của công ty được hình thành từ ba nguồn: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác.

Trong sự gia tăng doanh thu của công ty giai đoạn 2010 – 2012 thì doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là chủ yếu. Đặc biệt, năm 2011, DT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh 41,96% so với năm 2010, tương đương tăng 447.937 triệu đồng. Do hoạt động xuất khẩu của công ty không ngừng được đẩy mạnh, trong thời gian qua công ty không ngừng tham gia hội chợ Vietfish được tổ chức hàng năm tại Trung tâm Triển lãm và hội chợ Sài Gòn để giới thiệu các sản phẩm của công ty như các mặt hàng tôm, chả cá surimi, mực; tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại như: ngày hội ẩm thực Việt Nam được tổ chức tại các quốc gia như: Nhật, Mỹ; Hội chợ thủy sản quốc tế được tổ chức tại Boston (Mỹ); tìm kiếm khách hàng mới, không ngừng mở rộng thị trường. Trong năm 2011, công ty đã mở rộng thêm 2 thị trường mới đó là Trung Đông và Ai Cập, tăng tỷ trọng các mặt hàng có giá trị và ngày càng đáp ứng được nhu cầu khách hàng đặc biệt là mặt hàng surimi rất được khách hàng Nhật ưa chuộng, và là công ty xuất khẩu surimi đứng đầu Cà Mau. Tuy nhiên, giai đoạn 2010 – 2012 công ty luôn phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu do có trường hợp hàng bán bị trả lại vì không đáp ứng yêu cầu khách hàng về bao bì sản phẩm, công ty phải nhận hàng về và gia công làm lại bao bì. Các khoản giảm trừ doanh thu có xu hướng giảm trong 3 năm, năm 2011 là 12.451 triệu đồng giảm 70,63% so với năm 2010 là 42.389 triệu đồng (tương đương giảm 29.938 triệu đồng); đến năm 2012 con số này tiếp tục giảm 28,88% còn 8.855 triệu đồng (tương đương giảm 3.596 triệu đồng). Tuy đây là tín hiệu đáng mừng nhưng về lâu dài việc này sẽ ảnh

30

hưởng không nhỏ đến tổng doanh thu cũng như uy tín của công ty. Do vậy, công ty cần xem xét và có biện pháp khắc phục.

Bên cạnh đó, doanh thu từ hoạt động tài chính có sự biến động mạnh qua 3 năm. Năm 2011 tăng 33,44% so với năm 2010 nâng giá trị lên 19.865 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do năm 2011 tiền thu từ phát hành cổ phiếu cũng như góp vốn liên doanh của công ty đạt hiệu quả. Đến năm 2012 con số này bắt đầu giảm mạnh còn 1.948 triệu đồng (tương đương 90,19%). Nguyên nhân là do tình hình nguồn vốn lưu động để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh còn bị thiếu hụt, biến động tỷ giá nên hoạt động bán ngoại tệ xuất khẩu cũng giảm hơn trước… Mặc dù vậy, sự ảnh hưởng của nguồn thu này và thu nhập khác trong tổng doanh thu là không đáng kể, vì 2 nguồn thu này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu của công ty.

3.4.2 Phân tích chi phí

Chi phí là một trong những chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Chi phí của công ty Cases được tạo thành từ năm nguồn chi phí: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN và chi phí khác.

Chi phí trong và ngoài sản xuất giai đoạn 2010 – 2012 đã có sự biến động đáng kể qua các năm. Qua bảng số liệu trên cho thấy, giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng đều tăng trong giai đoạn từ 2010 đến hết năm 2012. Chi phí tăng là do: Ảnh hưởng bởi lạm phát làm cho các loại chi phí đều tăng cao hơn vào năm 2011, cùng với sự tăng trưởng sản lượng và doanh thu thì các loại chi phí của công ty cũng tăng mạnh. Nguyên nhân tăng chi phí cũng là điều hiển nhiên khi công ty ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhất là đầu năm 2010, đánh dấu một năm rất thành công khi công ty tiến hành đầu tư cho việc nghiên cứu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, mở rộng thị trường. Đến năm 2011, thừa kế những thành tựu năm 2010, công ty đầu tư thêm vốn, gia tăng sản xuất, mở rộng nhiều kênh phân phối, cùng với sự gia tăng của giá nguyên liệu đầu vào, làm tổng chi phí gia tăng. Dù kết quả kinh doanh rất khả quan song công ty cũng phải đối mặt với không ít khó khăn khi nguồn nguyên liệu đầu vào thiếu hụt cộng với áp lực cạnh tranh từ đối thủ trong và ngoài nước làm cho giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng vọt lên rất nhiều với tỷ lệ tăng lần lượt là 41,36%; 13,38% và 63,52%; do mở rộng thị trường, nên công ty phải chi nhiều khoản cho công tác bán hàng như chi phí cho nhân viên tăng gần gấp đôi, chi phí dịch vụ mua ngoài, và các khoản chi phí bằng tiền có liên quan khác cũng tăng khá nhiều.

31

Năm 2012, chí phí tăng là do sự gia tăng giá vốn hàng bán của công ty đạt 1.717.703 triệu đồng, tăng 14,29% so với năm 2011. Giá vốn hàng bán của công ty được hình thành từ các yếu tố đầu vào như: nguyên vật liệu cung cấp cho quá trình sản xuất sản phẩm, tiền lương, phụ cấp, BHXH, BHYT, và một số chi phí khác. Nên sự biến động của các yếu tố này sẽ làm biến đổi đến giá vốn hàng bán, từ đó ảnh hưởng đến tổng chi phí của DN. Nguyên nhân của sự tăng giá vốn hàng bán là do các loại chi phí khác tăng như: chi phí đóng gói, vận chuyển, chi phí chào hàng, điện, nước, nhân công, quảng cáo sản phẩm từ hoạt động mở rộng xuất khẩu sang thị trường mới, sự thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu, do ảnh hưởng xấu của thời tiết dẫn đến giá tôm nguyên liệu tăng.

Bên cạnh sự gia tăng của giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng cũng tăng lên đáng kể. Nguyên nhân là năm 2012, công ty đầu tư vào việc quảng bá sản phẩm và tổ chức các chương trình tiếp thị sản phẩm ra thị trường mới. Do tình hình kinh doanh khó khăn, công ty đã chủ động cắt giảm một phần chi phí quản lý DN, chi phí tài chính và các loại chi phí khác tiết kiệm được khoản chi 5.671 triệu đồng so với năm 2011. Tóm lại, sự biến động của chi phí là khó lường, nếu biết cách quản lý tốt các chi phí này thì kết quả kinh doanh đạt được là rất tốt, ngược lại các chi phí này ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận chung của công ty.

3.4.3 Phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận của công ty chủ yếu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, các nguồn lợi nhuận khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ, nên không ảnh hưởng nhiều đến tình hình lợi nhuận chung. Với cơ cấu lợi nhuận như vậy đã gây ra một áp lực lên hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ hay hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty. Mặc dù tổng doanh thu của công ty tăng đều qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012 nhưng lợi nhuận của công ty lại có xu hướng giảm do chi phí tăng dần qua các năm với tốc độ gia tăng cao hơn mức tăng doanh thu.

Bảng 3.3: Lợi nhuận của công ty CASES giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT : Triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Lợi nhuận từ HĐKD 41.629 33.481 29.279 (8.148) (19,57) (4.2020 (12,55) Lợi nhuận khác (3.499) (180) 2.847 3.319 94,86 3.027 1.681,67

Lợi nhuận sau

thuế 33.149 31.511 30.135 (1.638) (4,94) (1.38) (4,37)

32

Qua bảng số liệu, ta thấy giai đoạn 2010 – 2012 lợi nhuận của công ty liên tục giảm. Nguyên nhân của hiện trạng lợi nhuận công ty liên tục giảm là do tốc độ tăng doanh thu tương đối nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí. Chi phí năm 2011 của công ty là 1.619.231 triệu đồng, tăng 41,61% so với năm 2010. Trong khi đó, mức tăng doanh thu năm 2011 so với năm 2010 chỉ có 2,24%. Năm 2012, chi phí của công ty tăng lên 1.840.855 triệu đồng, tăng 13,69% so với năm 2011, cao hơn mức tăng doanh thu năm 2012 so với năm 2011 (12,84%). Nguyên nhân là do các khoản chi phí đồng loạt gia tăng như đã đề cập ở trên, vì thế, mặc dù doanh thu vẫn tăng so với năm 2010, công ty vẫn có lợi nhuận, không bị lỗ. Thiết nghĩ, công ty cần xem xét và kiểm soát lại toàn bộ quá trình hoạt động trong năm 2011, đặc biệt là các khoản chi phí khác trong năm này, xem xét kỹ các trường hợp phát sinh chi phí và đề ra biện pháp hạn chế những chi phí thật sự không cần thiết, nhằm cắt giảm chi phí để đảm bảo hoạt động có hiệu quả tốt như năm 2010 đã đạt được.

Mặc dù, lợi nhuận của công ty đều giảm qua các năm nhưng so với những khó khăn liên tiếp trong những năm qua mà các DN xuất khẩu thủy sản nói riêng và các DN trong nước nói chung phải đón nhận, thì kết quả này được xem là khả quan vì công ty vẫn có thể trụ được và có lợi nhuận trong bối cảnh chung là cộng đồng DN liên tiếp thua lỗ, phá sản do những biến động của thị trường trong và ngoài nước.

Nhìn chung, tình hình sử dụng chi phí của công ty trong những năm qua tăng lên đáng kể nên mặc dù doanh thu có tăng song lợi nhuận lại giảm. Do đó, trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh và khả năng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)