Các ảnh hưởng từ thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (Trang 74 - 77)

Thị trường tiêu thụ chủ yếu các mặt hàng thủy sản của Cases hiện nay là các nhà phân phối, nhà nhập khẩu thủy sản lớn tại EU, châu Mỹ và châu Á. Nhu cầu tiêu thụ cao với những đơn hàng số lượng lớn (30 - 40 container/tháng), họ có khả năng chi phối mạnh thủy sản ở nhiều nước. Do phải xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu, phân phối trung gian nên sản phẩm của công ty khi qua các thị trường phải mang nhãn hiệu của các nhà phân phối, vì thế mà thương hiệu Cases chưa được nhiều người biết đến. Mặt khác, sản phẩm chính của công ty là tôm đông lạnh, có khá nhiều DN cùng ngành sản xuất nên dễ dàng bị các nhà nhập khẩu gây sức ép về giá, yêu cầu giảm giá hoặc đòi những ưu đãi, cung cấp thêm nhiều dịch vụ hậu mãi; lợi thế thuộc về phía các nhà nhập khẩu khi họ nắm bắt được đầy đủ thông tin về thị trường. Chính vì vậy, công ty cần phải chú trọng tìm kiếm các đối tác mới trong xuất khẩu, tìm cách đưa sản phẩm vào các hệ thống siêu thị lớn ở các thị trường, không lệ thuộc nhiều vào những nhà phân phối trước đây. Đặc biệt cần quan tâm nhiều đến các nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng phân phối tiêu dùng… nơi tiêu thụ cuối cùng của các sản phẩm thủy sản, nhằm gia tăng thị phần của công ty.

62

Theo VASEP, tình hình xuất khẩu thủy sản sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới do nhiều thị trường (Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Ai Cập...) áp dụng các rào cản kỹ thuật, hạn chế nhập khẩu, sức mua giảm do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu; gây khó khăn cho việc xuất khẩu của các DN nước ta. Do đó việc mở rộng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới là vấn đề cần thiết cho các DN Việt Nam nói chung và công ty Cases nói riêng. Và ngay sau đây đề tài sẽ phân tích một vài yếu tố từ thị trường tiêu thụ tác động đến tình hình xuất khẩu của công ty trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013:

* Các tiêu chuẩn VSATTP

Về các yêu cầu của thị trường nhập khẩu, mức tối thiểu cần đáp ứng để được cho phép xuất khẩu vào thị trường EU, Hoa Kỳ, Australia, Liên bang Nga… là cần phải đảm bảo an toàn thực phẩm, cụ thể: đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định bắt buộc áp dụng (quản lý quá trình theo HACCP, GMP, SSOP, GAP); được cơ quan thẩm quyền Việt Nam kiểm tra, giám sát; được cơ quan thẩm quyền các nước nhập khẩu công nhận cho phép xuất khẩu; sản phẩm được kiểm tra, chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn, Quy chuẩn, Quy định về chất lượng, VSATTP; là các chương trình giám sát quốc gia, các Phòng kiểm nghiệm đạt yêu cầu quốc tế ISO 17025. Theo đó, thực hiện chuyển đổi phương thức kiểm soát VSATTP thủy sản của các nước: quản lý theo nguyên lý kiểm soát quá trình “từ ao nuôi đến bàn ăn”, bắt buộc các cơ sở sản xuất – kinh doanh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm theo HACCP, GMP, SSOP; yêu cầu thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm; đưa ra hệ thống luật lệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn về VSATTP ngày càng khắt khe dựa trên đánh giá an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo mức bảo vệ phù hợp; thống nhất đầu mối và tăng cường năng lực cho cơ quan thẩm quyền, đây là một áp lực lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Cases nói riêng. Bên cạnh đó nó cũng tạo ra động lực để công ty ngày càng hoàn thiện sản phẩm, đổi mới công nghệ.

* Rào cản thương mại

Một yếu tố tác động không nhỏ tới sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu tôm của công ty Cases cũng như xuất khẩu mặt hàng tôm chính là các rào cản thương mại, kỹ thuật mà các nước nhập khẩu đưa ra. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khó khăn lớn nhất cho xuất khẩu thủy sản từ năm 2010, chủ yếu vẫn là xu hướng bảo hộ thương mại, hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm để bảo hộ sản xuất trong nước. Minh chứng là trong năm 2010, phía Nhật Bản quyết định tiến hành kiểm soát

63

100% các lô hàng tôm nhập khẩu đối với chỉ tiêu Trifluralin (một chất có trong thuốc diệt cỏ được dùng xử lý nước và diệt ký sinh trùng gây bệnh cho tôm) từ ngày 21/10/2010. Đến năm 2011, Nhật Bản lại tiến hành kiểm soát 100% dư lượng Enrofloxacin đối với các lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam từ ngày 09/06/2011 (Enrofloxacin là chất kháng sinh kháng vi khuẩn được sử dụng để kiểm soát môi trường và phòng trị bệnh cho tôm dễ gây ra bệnh khiếm thị). Sau đó, ngày 18/05/2012 Nhật Bản lại đột ngột quyết đinh kiểm tra Ethoxyquin với 30% lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là chất chống oxy hóa được sử dụng khá phổ biến để bảo quản thực phẩm (táo, ớt, các loại trái cây, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, v.v.).

Qua đây ta thấy, Nhật Bản đã áp dụng rào cản phi thuế quan rất chặt đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một rào cản lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước và Cases cũng không ngoại lệ, khi mà trình độ công nghệ cũng như ứng dụng khoa học tiên tiến còn non yếu như Việt Nam hiện nay thì việc xâm nhập vào thị trường Nhật là một khó khăn đối với Cases. Không dừng lại ở đó, xuất khẩu tôm sang thị trường Hàn Quốc, một trong những thị trường lớn của Việt Nam ở Châu Á sẽ phải đối mặt với việc kiểm tra hàm lượng Ethoxyquin trong tôm nhập khẩu đến hết năm 2013 theo thông tin từ Hiệp hội Thủy sản Việt Nam. Đồng thời, Hàn Quốc cũng sẽ thực hiện kiểm tra tăng cường chỉ tiêu axit Nalidixic trong các lô hàng tôm Việt Nam từ ngày 22/7 – 31/12/2013 với tần suất kiểm tra là 3% và chỉ tiêu kiểm tra dư lượng cho phép <= 0,03mg/kg. Tuy nhiên, tình hình sẽ khả quan hơn khi Mỹ chính thức bãi bỏ thuế chống bán phá giá và giảm thuế chống trợ cấp đối với tôm Việt Nam vào tháng 9 vừa qua, đây là một dấu hiệu tích cực nhất là trong giai đoạn thị trường đang gặp khó khăn như hiện nay. Đây cũng là một trong những lợi thế để công ty Cases có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

* Tỷ giá hối đoái

Đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế, nó cho phép chúng ta so sánh giá cả của các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trên các nước khác nhau. Khi đồng tiền của một nước mất giá, người nước ngoài nhận ra rằng, giá hàng xuất khẩu của nước này rẻ đi, và người dân trong nước nhận thấy hàng nhập từ nước ngoài đắt lên. Đồng thời sự lên giá có hiệu quả ngược lại: người nước ngoài sẽ phải trả nhiều hơn cho sản phẩm của nước này và người dân trong nước phải trả ít hơn cho hàng hóa của nước ngoài. Do đó việc tăng, giảm của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là sự thay đổi tỷ giá từ thị trường các nước nhập khẩu. Các giao dịch của công ty Cases với các doanh nghiệp nước ngoài thì đồng USD là đồng tiền giao dịch

64

chính. Trong năm 2012, tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND với USD luôn được giữ ổn định ở mức 20.828 VND. Mức tỷ giá của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước cũng được cố định ở mức 20.850 VND mua vào, 21.036 VND bán ra suốt thời gian qua. Tỷ giá USD/VND của các ngân hàng thương mại trong năm 2012 tương đối ổn định, trong phạm vi +/-1% theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Trong thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, nên đồng EUR mất giá so với đồng USD. Trong khi đó, phía Cases lại giao dịch với đối tác tại khu vực EU bằng đồng USD, nên khi đồng Euro giảm giá so với đồng USD, thì đơn giá trên mặt hàng xuất khẩu của công ty sau khi được quy đổi từ USD sang Euro sẽ tăng. Điều này sẽ làm cho các nhà nhập khẩu tại EU e ngại khi ký kết hợp đồng với công ty. Trường hợp tương tự cũng xảy ra tại Nhật bản khi chính phủ Nhật Bản hạ giá đồng yên so với đồng USD vào năm 2013. Theo báo cáo từ Vasep, có thời điểm, tỷ giá yên/USD đạt trên 103 yên/USD. Sự mất giá đồng yên khiến giá các mặt hàng thiết yếu tại Nhật tăng mạnh, đặc biệt là thị trường tôm cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Tiêu thụ tôm giảm, hoạt động nhập khẩu và kinh doanh tôm ở Nhật Bản trở nên khó khăn.

Ngoài ra tỷ giá hối đoái còn ảnh hưởng đến giá trị hợp đồng thanh toán xuất khẩu, có trường hợp hợp đồng ký kết xác định tỷ giá này nhưng đến khi thanh toán thì tỷ giá lại thay đổi có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của DN.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (Trang 74 - 77)