Chính sách chính trị, pháp luật

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (Trang 77 - 78)

Việt Nam là một trong những nước có hệ thống chính trị ổn định so với thế giới, song song đó, Nhà nước luôn có những chính sách ưu đãi, kêu gọi đầu tư từ nước ngoài, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, tạo môi trường thông thoáng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại ĐBSCL, Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đến vùng đất tiềm năng này. Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, ĐBSCL được xem là một vùng kinh tế chiến lược đối với sự phát triển của đất nước. Việc kêu gọi, khuyến khích đầu tư làm cho nhiều doanh nghiệp được thành lập và nhập ngành, sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú.

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được cải thiện, khi mức thuế được giảm xuống còn 25%, trước đây là 28%. Điều này cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thêm lợi nhuận, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

Để khắc phục những tồn tại yếu kém của ngành thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy

65

sản và nghề muối đã xây dựng đề án “Chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản”. Mục tiêu quan trọng của đề án là nâng tỷ lệ bình quân chế biến một số loại nông lâm thủy sản chủ yếu lên trên 70% vào năm 2020, nâng cao chất lượng, giá trị chế biến theo hướng đẩy mạnh chế biến tinh, chế biến sâu, giảm tỷ lệ chế biến sơ chế, thủ công. Trong chính sách mới, phát triển chế biến nông lâm thủy sản phải gắn với vùng nguyên liệu và thị trường, đặc biệt với vùng nguyên liệu tập trung có chất lượng. Theo đề án, các tổ chức, cá nhân có dự án xây dựng vùng nguyên liệu chế biến theo đúng quy hoạch, có thẩm quyền phê duyệt, sẽ được mua lại quyền sử dụng đất của nông dân để sản xuất nguyên liệu tập trung, đồng thời khuyến khích nông dân mua lại cổ phần tại các doanh nghiệp bằng giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất và hưởng lợi.

Tóm lại, đối với nước ta thì ngành thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn nên có được nhiều chế độ, chính sách ưu đãi. Mặc dù vẫn còn những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến doanh nghiệp: các quy định, thủ tục hành chính - nhất là trong lĩnh vực hải quan - cản trở hoạt động của doanh nghiệp; hiệu quả thi hành và sự ổn định của hệ thống pháp lý. Bên cạnh đó, việc kiểm soát VSATTP ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như nhiều quy định về thủ tục kiểm tra và chứng nhận vẫn còn chồng chéo, chưa rõ ràng, thiếu cán bộ và nhân viên kỹ thuật có trình độ cao đạt chuẩn quốc tế, máy móc trang thiết bị phục vụ cho việc kiểm tra ở một số đơn vị vẫn còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Chính phủ nước ta đã từng bước khắc phục và thực hiện các giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu như đã nêu, đã tháo gỡ được những khó khăn để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu cho ngành thủy sản, đặc biệt là ngành sản xuất và xuất khẩu tôm. Đó là một trong những đòn bẩy kinh tế giúp cho công ty Cases có thể tận dụng để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)