Nguy cơ từ sự phát triển của các sản phẩm thay thế ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của công ty. Do đó, Cases luôn không ngừng tìm hiểu, nhận biết được các mặt hàng thay thế tiềm ẩn để có những chiến lược, biện pháp cạnh tranh kịp thời. Hiện tại, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Cases chủ yếu là tôm thẻ chân trắng và tôm sú đông lạnh. Mặc dù công ty không ngừng đa dạng hóa các mặt hàng, nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới, nhưng sản phẩm từ tôm hiện nay đang có nguy cơ bị thay thế bởi các sản phẩm xuất khẩu khác từ của các DN trong nước như: cá ngừ, cá điêu hồng, cá hồi, cá tra, cá basa, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể,… Đây là các sản phẩm đang rất được ưa chuộng tại các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông,… Tuy nhiên, sau sự kiện cá tra bị WWF đưa vào danh sách đỏ cũng đồng nghĩa với việc WWF khuyên người tiêu dùng tại các nước EU nên chọn
70
lựa một thủy sản khác để thay thế. Điều này càng làm tăng lợi thế của tôm xuất khẩu, dù hiện nay WWF đã tạm thời xóa bỏ cá tra khỏi danh sách trên. Bên cạnh đó, sản phẩm tôm Việt Nam còn gặp phải các rủi ro bị cạnh tranh bởi các sản phẩm khác từ các nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Tây Ban Nha, với các sản phẩm thay thế chất lượng cao như: bạch tuộc, cá ngừ, mực nang, mực ống, cua ghẹ…
Trong những năm gần đây, xuất khẩu các mặt hàng trên đang có xu hướng phát triển với sản lượng và kim ngạch ngày càng tăng, thị trường được mở rộng. Những rào cản cũng như tiêu chuẩn chất lượng và VSATTP áp dụng đối với các mặt hàng này ít hơn so với tôm. Đây sẽ là một trở ngại lớn trong tương lai đối với những DN xuất khẩu tôm nếu như không có chiến lược, biện pháp cụ thể cho việc đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, không chỉ riêng công ty Cases.