Khái quát về tình hình xuất khẩu tôm của việt nam giai đoạn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (Trang 47 - 50)

GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Tôm là một trong những mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của thủy sản Việt Nam, là nguồn thu ngoại tệ vô cùng to lớn cho đất nước. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh, thời tiết khắc nghiệt và suy thoái kinh tế cùng với hàng rào kỹ thuật ngày càng cao của các nước nhập khẩu đã tác động không ít đến tình hình nuôi tôm của nước ta.

Nhìn chung, diện tích nuôi tôm của nước ta tăng nhẹ qua 3 năm. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam luôn đạt mức trên 2 tỷ USD và chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản nói chung của Việt Nam. Năm 2011, được xem là năm xuất khẩu tôm kỷ lục của Việt Nam trong suốt thời gian qua, đạt 2,39 tỷ USD tăng 19,5% về giá trị và 9% về sản lượng so với năm 2010. Mặc dù năm 2011, ngành xuất khẩu tôm gặp phải khó khăn do khan hiếm nguồn cung nguyên liệu. Theo thống kê, ĐBSCL có trên 50.000 ha tôm chết, trong đó tỉnh Bạc Liêu hơn 12.000 ha, Sóc Trăng hơn 19.000 ha... Mặc dù nguồn nguyên liệu tôm sú thiếu nghiêm trọng do dịch bệnh nhưng lại được bù đắp bằng nguồn tôm thẻ chân trắng và một phần đáng kể nguồn tôm nhập khẩu từ các nước, nên xuất khẩu tôm vẫn duy trì tăng trưởng. Trong đó, yếu tố tác động không nhỏ là do lũ lụt hoành hành ở các nước châu Á, nhất là Thái Lan, ảnh hưởng trầm trọng đến sản xuất thủy sản, khiến cho sản lượng tôm bị hao hụt, đẩy giá lên cao. Cũng chính vì vậy mà sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu tăng cao khiến cho DN cũng như người nuôi tôm phấn khởi.

So với năm 2011, xuất khẩu tôm năm 2012 chỉ đạt mức 2,2 tỷ USD, giảm 6,6% và sản lượng tôm thu được cũng giảm chỉ còn 476.424 tấn, giảm 3,88%. Nguyên nhân là do thời tiết, môi trường diễn biến phức tạp, dịch bệnh lây lan trên diện rộng đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất làm cho xuất khẩu tôm tiếp tục phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu, các DN sản xuất phải nhập khẩu một lượng lớn tôm nguyên liệu từ Thái Lan. Các chi phí đầu vào và nguyên liệu tăng làm chi phí sản xuất cũng tăng theo khiến giá thành sản phẩm tôm của Việt Nam khó cạnh tranh với các nước khác. Ngoài ra, cũng trong năm này, Ấn Độ do gặp phải rào cản Ethoxyquin của Nhật Bản nên đã cố đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Mỹ, một trong ba thị trường lớn của tôm Việt Nam. Áp lực cạnh tranh tăng tại thị trường này là không tránh khỏi.

36

Bảng 4.1: Diện tích, sản lượng và KNXK tôm của Việt Nam giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6T năm 2012/2013 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Diện tích (ha) 644.310 656.425 657.524 612.381 581.468 12.115 1,88 1.099 0,17 (30.913) (5,05) Sản lượng (tấn) 454.716 495.657 476.424 125.250 100.526 40.941 9,00 (19.233) (3,88) (24.724) (19,74) KNXK (Tỷ USD) 2,00 2,39 2,20 1,01 1,10 0,39 19,5 (0,19) (7,95) 0,09 8,6

37

Thêm vào đó là các rào cản về chất lượng từ Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là một trong những nguyên nhân cho sự giảm sút này.

Bước vào năm 2013, người dân đã chủ động phòng chống các tác hại do thời tiết gây ra và tiến hành vụ nuôi mới nhưng với tiến độ chậm hơn do họ còn lo ngại dịch bệnh tôm sẽ bùng phát, thêm vào đó tình trạng thiếu vốn trầm trọng đã làm người nuôi thu hẹp sản xuất. Cụ thể là diện tích tôm chỉ đạt 581.468 ha và sản lượng là 100.526 tấn. Tuy vậy, xuất khẩu tôm Việt Nam vừa dẫn đầu về giá trị xuất khẩu, đạt 1,1 tỷ USD, vừa có mức tăng trưởng giá trị mạnh nhất trong cơ cấu hàng thủy sản, với mức 8,6%. Kim ngạch xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm tăng mạnh so với các năm trước một phần là do thiếu nguồn cung từ Thái Lan – nước sản xuất tôm lớn nhất trên thế giới nên hiện nay tại hầu hết các thị trường lớn, sản lượng nhập khẩu không tăng nhưng lại tăng giá liên tục. Thêm vào đó, suy thoái kinh tế đã khiến tôm thẻ chân trắng đắt khách hơn trong những tháng đầu năm cũng chính vì vậy mà tỷ lệ xuất khẩu tôm thẻ chân trắng nước ta ngày càng tăng cao chiếm khoảng 41,3%. Chính vì vậy, mà cơ cấu tôm nuôi cũng đang có sự thay đổi rõ rệt, diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng lên đáng kể nhưng tôm sú lại giảm. Trong năm 2012 theo báo cáo từ Hiệp hội thủy sản Việt Nam (Vasep), tôm thẻ chân trắng chiếm 94,1% diện tích và 62,7% sản lượng tôm nuôi trong cả nước; tôm sú chiếm 5,9% diện tích, sản lượng chiếm 27,3%. Sở dĩ có tình trạng trên là do tôm thẻ chân trắng có giá đầu tư thấp, mùa vụ nuôi ngắn, có khả năng thích ứng tốt trong điều kiện nuôi rộng muối, cho năng suất cao, và đặc biệt kích cỡ và giá tôm phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thế giới hiện nay…

Tóm lại, dù diện tích nuôi tôm của nước ta khá lớn nhưng sản lượng tôm sản xuất ra vẫn không đủ cung ứng cho các DN chế biến xuất khẩu. Nguyên nhân là do kĩ thuật nuôi tôm của chúng ta còn khá yếu so với các nước trong khu vực; giá thức ăn, vật tư đầu vào liên tục tăng cao khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn về vốn, thêm vào đó dịch bệnh xảy ra trên diện tích lớn làm chết hàng loạt tôm giống tại nhiều địa phương nuôi trồng. Do đó, việc làm thế nào để đảm bảo nguồn nguyên liệu cung ứng cho sản xuất, xuất khẩu là vấn đề đang được nhà nước và các DN trong nước quan tâm nhất hiện nay. Bên cạnh đó, ngành tôm Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức như đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, trong khi đó tôm xuất khẩu của nước ta lại không thể cạnh trạnh về giá với các nước cung cấp khác như Thái Lan, In-đô-nê-xi-a hay Ấn Độ do giá thành sản xuất quá cao và tỷ lệ thành công trong nuôi tôm thấp, chỉ đạt 30% - 40%. Theo báo cáo ngành tôm Việt Nam năm 2012 từ Vasep thì “trên thị trường Nhật Bản, giá trung bình tôm nguyên liệu đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam đạt 11,2 USD/kg trong khi giá trung bình nhập khẩu từ

38

Ấn Độ là 8,6 USD/kg, thấp hơn 2,6 USD/kg”. Không những vậy, đầu năm 2013, nhiều nước đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu tôm tươi của Việt Nam do lo sợ việc lây nhiễm dịch bệnh tôm chết sớm (hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính), gây ảnh hưởng tới ngành nuôi tôm của họ. Do đó, để định hướng phát triển lâu dài, cũng như nâng cao sản lượng tôm thu hoạch và chất lượng tôm nuôi thì cần có sự chung tay giữa nhà nước, nông dân và DN góp phần nâng cao lợi thế sản xuất và xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)